Cập nhật lúc

2 điều cần chú ý để F0 được theo dõi tại nhà tốt nhất. Ngày 15/12, có thêm 15.527 ca Covid-19

Bản tin dịch Covid-19 của Bộ Y tế ngày 15/12 cho biết có 15.527 ca mắc mới tại 61 tỉnh, thành phố.

2 điều cần chú ý để F0 được theo dõi tại nhà tốt nhất. Ngày 15/12, có thêm 15.527 ca Covid-19
28
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    TP HCM còn trên 37.000 người trên 18 tuổi chưa được tiêm vắc-xin

    Theo PGS Tăng Chí Thượng, sắp tới đây Bộ Y tế bổ sung tiêu chí xác định cấp độ dịch, trong tỷ tiêm mũi nhắc lại cũng được xem là một trong những tiêu chí phân loại cấp độ dịch. Vì vậy, nếu tiêm chậm thì sẽ thay đổi cấp độ dịch.

    "Hiện 19 quận, huyện này đã triển khai cập nhật danh sách nhóm nguy cơ và xét nghiệm thành 2 đợt, quận nào cập nhật xong sẽ làm ngay, không chờ đợi" - PGS Thượng nói.

    PGS Thượng cho biết theo số liệu của Tổng Cục thống kê, TP có 650.000 người trên 65 tuổi, đến nay khảo sát được 109.350 người, tuy nhiên, chi tiết dữ liệu từng người hiện mới chỉ được 54.509 người.

    Phân tích dữ liệu 54.509 người cho thấy có 4.545 người đã được tiêm 1 mũi (chiếm 8,3%), 46.932 người tiêm 2 mũi (chiếm 86,1%) và 3.032 người chưa tiêm (chiếm 5,6%).

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số F0 từ các KCN ở Tiền Giang tăng, hoạt động chống dịch tại cơ sở “quá tải”

    Gần đây, mỗi ngày trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có thêm từ 400-500 ca mắc Covid-19 mới; trong đó có nhiều F0 là các công nhân lao động tại các khu, cụm công nghiệp. Thực hiện chủ trương điều trị F0 và cách ly y tế F1 tại nhà nên đã gây áp lực lớn cho công tác phòng chống dịch bệnh đối với các xã, phường, thị trấn khi phát sinh nhiều ca dương tính.

    Bà Nguyễn Thị Hương, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 xã Tân Hội Đông cho biết, hầu hết các ca F0 phát hiện khi các công nhân tự khai báo đến trạm y tế hay UBND xã, riêng một số doanh nghiệp khi phát hiện ca dương tính không thông báo đến chính quyền địa phương nên địa phương bị động trong công tác xử lý các ca dương tính và truy vết các trường hợp F1.

    "Hiện tình trạng F0 từ các Khu công nghiệp gây áp lực cho cơ sở y tế rất nhiều. Chúng tôi phải phân công lực lượng đoàn thanh niên, cán bộ, công chức xã tham gia công tác truy vết. Anh em làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, xông xáo nhiệt tình, không sợ dịch bệnh. Khó khăn hiện nay là chế độ bồi dưỡng cho anh em truy vết chưa có, trước mắt anh em tự lo, trách nhiệm vẫn làm. Địa phương vận động xã hội hóa nguồn bên ngoài lo bữa cơm nước cho anh em để tiếp tục cống hiến hơn nữa"- bà Nguyễn Thị Hương cho biết.

    Theo VOV

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Giám đốc BV Đức Giang: 2 điều cần chú ý để F0 ở Hà Nội được theo dõi tại nhà tốt nhất

    TS.BS Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cho biết cơ sở y tế này đang điều trị cho 158 F0, có hơn 20 bệnh nhân nặng.Sở Y tế Hà Nội giao chỉ tiêu cho bệnh viện là 300 giường tầng 3. 

    Bệnh viện cũng đã chuẩn bị nhân lực tham gia điều trị với khoảng 300 người, trong đó hơn 100 y bác sĩ được đào tạo về hồi sức để hỗ trợ, điều trị cho bệnh nhân Covid-19 chuyển nặng ở tầng 3. 

    Bệnh viện Đa khoa Đức Giang là bệnh viện tầng 3, nhóm bệnh nhân nguy kịch và nặng chỉ chiếm 20% còn lại chỉ là bệnh nhân ở tầng 2.Nhiều F0 thể nhẹ, không có triệu chứng nên điều trị tại nhà. TS Thường cho biết hiện toàn ngành y tế thủ đô có khoảng 15 nghìn giường bệnh. Nếu số ca cứ tăng lên như thế này thì vài ngày nữa là không còn đủ giường. 

    Hiện nay, chúng ta phải triển khai phân loại, sàng lọc để có thể theo dõi tại nhà. TS Thường cho rằng nếu F0 nào cũng thu dung thì "bất bình đẳng" cho các bệnh nhân nặng khác.Lấy mẫu xét nghiệm cho người dân.

    Hiện số ca nhiễm trong cộng đồng quá cao, để tránh quá tải cho hệ thống y tế thì F0 theo dõi tại nhà là hợp lý vì có tới 80% F0 không triệu chứng, hoặc có triệu chứng nhẹ. 

    Đến nay số người trên 18 tuổi tiêm vắc xin đã phủ rất cao, riêng Hà Nội đã tiêm hai mũi trên 90% nên miễn dịch cộng đồng phủ mạnh. 

    Vắc-xin Covid-19 không mạnh như vắc xin sởi nhưng sau khi tiêm vắc-xin thì mức độ chuyển nặng và tử vong sẽ giảm rất nhiều.Sau tiêm vắc xin, bệnh nhân không triệu chứng, triệu chứng nhẹ chiếm tới 92%, bệnh nhân nặng  lúc trước chiếm 5% thì hiện tại chỉ có 1%. 

    Vắc-xin chính là điều kiện giúp chúng ta giảm số ca nặng và tử vong.Điều trị Covid-19 có rất nhiều yếu tố, dịch mới nổi, đại dịch chưa bao giờ xảy ra chắc chắn vẫn có những bỡ ngỡ nên phải tìm hiểu làm sao phát hiện bệnh nhân trở nặng sớm nhất để điều trị giúp giảm nguy cơ tử vong

    .Theo BS Thường, bệnh viện cũng chuẩn bị nguồn oxy với khoảng 20 khối oxy lỏng, 17.000m3 khí. Ngoài ra, máy thở, trang thiết bị kèm theo và thuốc men cũng được đảm bảo.Hiện nay nguy cơ thành F0 hiện hữu có thể xảy ra bất cứ lúc nào, các nước đã chấp nhận F0 tại cộng đồng từ lâu nên bây giờ việc chúng ta cho F0 theo dõi tại nhà cũng hoàn toàn hợp lý. 

    Khi F0 không triệu chứng, triệu chứng nhẹ theo dõi tại nhà cần chú ý hai điểm:   

    Thứ nhất, làm sao để F0 không lây lan cho người khác.

    Thứ hai, phát hiện được F0 chuyển nặng để chuyển họ tới cơ sở y tế. Nếu làm được điều này thì đây là giải pháp rất tốt trong thời gian tới.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca Hà Nội hôm nay là 1.357 ca Covid-19, có 611 ca cộng đồng

    Ngày 15/12, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, trong ngày, thành phố ghi nhận thêm 1.357 ca mắc Covid-19, trong đó, 611 ca cộng đồng.

    Đây là ngày có số ca mắc cao nhất từ đầu dịch Covid-19 ở Hà Nội và lần đầu tiên thành phố lập "đỉnh" trên 1.300 ca mắc trong 24h.

    Đồng thời, cũng là ngày có số ca ghi nhận cộng đồng cao nhất kể từ đầu dịch ở Hà Nội với con số hơn 600 ca cộng đồng trong 24h. 

    2 điều cần chú ý để F0 được theo dõi tại nhà tốt nhất.  - Ảnh 1.

    Biểu đồ số ca mắc của Hà Nội.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngày 15/12, có thêm 15.527 ca COVID-19

    Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. Hồ Chí Minh (1.270), Cà Mau (1.072), Bến Tre (1.035), Hà Nội (1.024), Tây Ninh (922), Đồng Tháp (732), Cần Thơ (720), Vĩnh Long (594), Khánh Hòa (593), Sóc Trăng (579), Bạc Liêu (505), Đồng Nai (464), Tiền Giang (411), Bình Dương (371), Trà Vinh (360), Kiên Giang (353), Hậu Giang (341), Thừa Thiên Huế (329), Bình Phước (316), Bắc Ninh (300), An Giang (294), Bình Thuận (266), Lâm Đồng (257), Bà Rịa - Vũng Tàu (238), Đà Nẵng (236), Bình Định (190), Gia Lai (164), Phú Yên (135), Thanh Hóa (129), Hải Phòng (116), Quảng Nam (115), Nghệ An (113), Hưng Yên (96), Long An (82), Thái Bình (62), Quảng Ngãi (60), Hà Giang (53), Hòa Bình (52), Ninh Thuận (51), Đắk Lắk (51), Lạng Sơn (50), Quảng Ninh (49), Đắk Nông (49), Phú Thọ (41), Hải Dương (41), Nam Định (36), Vĩnh Phúc (33), Thái Nguyên (33), Quảng Bình (26), Kon Tum (23), Sơn La (23), Bắc Giang (16), Tuyên Quang (12), Hà Nam (11), Hà Tĩnh (9), Lào Cai (7), Điện Biên (4), Quảng Trị (3), Yên Bái (3), Bắc Kạn (1), Lai Châu (1).

    - Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bình Phước (591), Bình Định (278), Hải Phòng (266).

    - Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bến Tre (462), TP. Hồ Chí Minh (279), Hà Nội (187).

    - Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 15.274 ca/ngày.

    Từ 17h30 ngày 14/12 đến 17h30 ngày 15/12 ghi nhận 283 ca tử vong tại:

    + Tại TP. Hồ Chí Minh (74) trong đó có 11 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Tây Ninh (4), Đồng Nai (3),Long An (2), Bình Dương (1), Phú Yên (1).

    + Tại các tỉnh, thành phố khác: An Giang (27), Bình Dương (25), Đồng Nai (22), Tiền Giang (18), Cần Thơ (23 ca trong 02 ngày), Vĩnh Long (15 ca trong 2 ngày), Long An (10), Sóc Trăng (9), Tây Ninh (9), Đồng Tháp (9), Bình Thuận (7), Kiên Giang (7), Bạc Liêu (5), Khánh Hòa (4), Bến Tre (3), Cà Mau (3), Hải Phòng (3), Trà Vinh (3), Bình Định (2), Bình Phước (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Hà Nội (1).

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    F0 đạt đỉnh, Bí thư Hà Nội: "Hiện tại, thành phố chưa có phương án phong tỏa diện rộng"

    Thông tin với báo chí sau Hội nghị Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội diễn ra sáng 15/12, Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, thắng bại trong cuộc chiến chống dịch hiện nay nằm ở y tế cơ sở.

    Ông nêu rõ, các địa phương phải quán xuyến toàn diện, bố trí đủ trạm y tế lưu động khi ca F0 tăng mạnh, không để dân gọi mà không thấy bác sĩ, cần điều trị mà không có thuốc.

    Theo Bí thư Hà Nội, số bệnh nhân Covid-19 mới phát sinh bình quân 1 tuần gần đây đã tăng lên hơn 750 ca/ngày so với khoảng 460 ca/ngày trong 1 tuần trước đó. Con số này được dự báo sẽ tiếp tục tăng.

    Ông Dũng yêu cầu từng quận, huyện, thị xã phải chỉ đạo đánh giá và xác định nhu cầu bố trí các trạm y tế lưu động theo số dân và từng cấp độ dịch.

    Ví dụ như phường Hoàng Liệt (Q.Hoàng Mai) với số dân lên tới 90.000 người mà chỉ có 1 trạm y tế phường, phải tính toán sẵn sàng bố trí thêm nhiều trạm y tế lưu động khi cần thiết.

    "Hiện tại, thành phố chưa có phương án phong tỏa diện rộng vì tình hình vẫn đang trong tầm kiểm soát, đặc biệt là khi mức độ tiêm phủ vắc xin phòng Covid-19 đủ 2 mũi đã khá cao.

    Các quận, huyện, thị xã sẽ thực hiện các biện pháp theo Nghị quyết 128 của Chính phủ bảo đảm linh hoạt theo diễn biến của dịch và từng địa bàn cụ thể", Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    F0 điều trị tại nhà: Nếu có 7 dấu hiệu sau cần báo ngay cho nhân viên y tế

    Các dấu hiệu cần báo ngay với nhân viên y tế

    Nếu có MỘT trong các dấu hiệu sau đây phải báo ngay với nhân viên y tế phụ trách theo dõi sức khỏe của gia đình để được xử trí và chuyển viện kịp thời:

    1) Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.

    2) Nhịp thở tăng:

    - Người lớn: nhịp thở ≥ 21 lần/phút

    - Trẻ từ 1 đến dưới 5 tuổi: Nhịp thở: ≥ 40 lần/phút,

    - Trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi: nhịp thở: ≥ 30 lần/phút

    (Lưu ý đếm nhịp thở ở trẻ em: đếm đủ trong 1 phút khi trẻ nằm yên không khóc).

    3) SpO2 ≤ 95% (nếu có thể đo). Khi phát hiện bất thường đo lại lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo. Tẩy sơn móng tay (nếu có) trước khi đo.

    4) Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút.

    5) Huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg (nếu có thể đo).

    6) Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.

    7) Thay đổi ý thức: Lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật.

    8) Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

    9) Không thể uống. Trẻ em bú kém/giảm, ăn kém, nôn.

    10) Trẻ có biểu hiện: Sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi đỏ, ngón tay chân sưng phù nổi ban đỏ, nốt hoặc mảng xuất huyết...

    11) Bất kỳ tình trạng nào mà bạn cảm thấy không ổn, lo lắng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Huế xem xét để F0 từ chối tiêm vắc xin tự chi trả tiền điều trị

    Thừa Thiên Huế hiện ghi nhận tổng cộng 7.410 ca F0 (cả số bệnh nhân nơi khác chuyển đến Bệnh viện Trung ương Huế điều trị). Hiện đang điều trị 2.928 ca; đã được điều trị khỏi: 4.410 và tử vong là 11 ca.

    Trong quá trình điều trị cho các F0, lực lượng y tế cho biết những trường hợp được tiêm đủ 2 mũi vắc xin thường có diễn biến bệnh nhẹ hơn so với những người chưa tiêm hoặc tiêm 1 mũi.

    Do vậy Thừa Thiên Huế tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành tiêm đủ liều cơ bản theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế. Đối với các F0 không có chống chỉ định tiêm phòng COVID-19 nhưng từ chối không tiêm vắc xin thì sẽ xem xét việc phải tự chi trả phí điều trị.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Gần 80% dân số từ 18 tuổi đã tiêm đủ liều vắc-xin Covid-19, địa phương nào tiêm nhanh nhất?

    Bộ Y tế cho biết đến nay Việt Nam đã tiếp nhận hơn 168,8 triệu liều vắc xin Covid-19. Đến chiều 15-12, cả nước đã tiêm trên 135,2 triệu liều các loại khác nhau.

    Hiện tỉ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vắc-xin Covid-19 là 96,8% và tỉ lệ tiêm đủ 2 liều là 79,8% dân số từ 18 tuổi trở lên. Theo khu vực, tỉ lệ này lần lượt ở miền Bắc là 93,8% và 73,2%; miền Trung là 93,6% và 78,6%; Tây Nguyên là 90,4% và 64,1%; miền Nam là 99,6% và 87,1%.

    Một công ty phát hiện 91 F0. Lớn tiếng nạt nộ là Ban chỉ đạo chống dịch quận nhưng ra tòa bật khóc - Ảnh 1.

    Việt Nam đã tiếp nhận hơn 168,8 triệu liều vắc-xin Covid-19 các loại

    Có 42/63 tỉnh, thành phố có tỉ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vắc-xin cho trên 90% dân số từ 18 tuổi trở lên, trong đó có 30 tỉnh đạt tỉ lệ trên 95% là Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Nghệ An, Tuyên Quang, Lào Cai, Điện Biện, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Nông, TP HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Lâm Đồng, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bình Dương, Bình Phước, Kiên Giang, Hậu Giang.

    Nguồn: Người lao động

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Quảng Ngãi phát hiện 91 F0 tại một công ty

    Sáng 15/12, ông Phạm Minh Đức - Phó Giám đốc Sở Y tế Quảng Ngãi - cho Dân Trí biết và thông tin thêm, ổ dịch tại công ty này được phát hiện trong ngày 14/12 với 90 F0 ghi nhận trong một ngày. Đến sáng nay 15/12, có thêm một trường hợp mắc Covid-19.

    Đa số F0 tại công ty TNHH DHG là người ngoại tỉnh, có lịch trình di chuyển, tiếp xúc với rất nhiều người. Nhận định đây là chùm ca bệnh rất phức tạp, chính quyền địa phương đã phối hợp với ngành chức năng tập trung khoanh vùng, xử lý triệt để nguồn lây, không để dịch bùng phát mạnh.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhiều phụ huynh tại Hạ Long bức xúc với yêu cầu mua kit test Covid-19

    Phản ánh đến Tuổi Trẻ Online, anh T. có con đang theo học tại Trường tiểu học Lý Thường Kiệt, phường Giếng Đáy, TP Hạ Long cho biết những ngày gần đây phụ huynh học sinh của lớp rất vất vả để nắm bắt các chỉ đạo phòng, chống dịch mà giáo viên chủ nhiệm thông báo.

    Cụ thể, ngày 14-12, giáo viên chủ nhiệm lại thông báo những học sinh không phải F1 sẽ trở lại trường học nhưng mỗi học sinh phải chuẩn bị ít nhất 2 bộ kit test nhanh COVID-19 nộp cho giáo viên chủ nhiệm để tầm soát định kỳ.

    Theo anh T., do nhiều trường cùng triển khai việc mua kit test cho học sinh nên phụ huynh rất vất vả để tìm mua kit test và giá thành cũng bị đội lên cao hơn so với bình thường.

    "Lúc trước một bộ kit test chỉ có giá chưa tới 50.000 đồng nhưng từ hôm 11-12 đến nay, giá bộ test lên tới 75.000 đồng/bộ, nhiều nơi cháy hàng nên không có để mua. Lo lắng nhất là trẻ nhỏ bị chọc ngoáy quá nhiều khiến các cháu khóc thét, hoảng sợ" - anh T. nêu.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vụ chờ 5 ngày chưa được đưa đi cách ly, gia đình 4 F0 ở HH Linh Đàm nói gì?

    Liên quan vụ việc gia đình ở HH Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội) chờ 5 ngày nhưng chưa được đưa đi cách ly, anh Đ. cho biết, cả gia đình đang tự cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà. Tính đến sáng 15/12, họ đều ổn định, không có triệu chứng gì bất thường.

    Anh Đ. kể, ngày 8/12, vợ anh có kết quả PCR khẳng định dương tính với SARS-CoV-2 sau khi xét nghiệm tại một phòng khám trên địa bàn. Gia đình đã thông báo cho trưởng tầng. Hôm sau, cả gia đình và cư dân cùng tầng được lấy mẫu xét nghiệm. Sau test nhanh, 3 thành viên còn lại trong gia đình cũng dương tính.

    Vợ chồng anh Đ. rất lo lắng cho 2 con nhỏ vì các cháu chưa được tiêm vaccine Covid-19. Rất may, sức khỏe 2 cháu hiện ổn định. 

    "Từ tối qua đến sáng nay, trạm y tế phường gọi điện hỏi thăm, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nước khử khuẩn cho gia đình. Phường cũng cử nhân viên y tế xuống nhà test lại cho gia đình xem tải lượng virus thế nào, trạm y tế cũng có hướng dẫn biện pháp phòng chống dịch, cho cách ly tại nhà. Hiện tại sức khoẻ ổn định nên gia đình chưa cần thiết đến cơ sở y tế cách ly điều trị", anh Đ. nói.

    Anh Đ. cho rằng, chính quyền địa phương phản ứng nhanh nhưng động thái sau đó lại chậm khiến tâm lý mọi người hoang mang sau đó dẫn đến bức xúc. Gia đình anh cũng đã được hướng dẫn cách xử lý rác thải y tế.

    "Qua sự việc này, gia đình tôi thông cảm với phường, cơ quan chức năng bởi nhân lực ít, khối lượng công việc nhiều. Tuy nhiên, khi phát hiện ca nhiễm trên địa bàn, chính quyền địa phương cần có động thái động viên hỏi thăm người bệnh, thông báo người dân xung quanh về biện pháp phòng chống dịch, hướng xử lý thế nào để người dân yên tâm", anh Đ. chia sẻ thêm. 

    Theo Doanh nghiệp & Tiếp thị

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Người dân quận có nhiều ca mắc Covid-19 nhất Hà Nội lơ là phòng chống dịch

    Sáng 15-12, ngày thứ 3 quận Đống Đa (Hà Nội) thực hiện các biện pháp hành chính tương ứng cấp độ 3 để phòng, chống dịch. Theo đó, hạn chế các hoạt động hội họp, sự kiện tập trung trên 20 người trong một phòng, không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện... và đặc biệt, cấm hoạt động kinh doanh buôn bán tại các chợ cóc, chợ tạm.

    Dù UBND quận Đống Đa đã ra thông báo cấm hoạt động chợ cóc, chợ tạm... song, nhiều các tiểu thương ở ngõ Văn Chương vẫn hoạt động mở bán Tại ngõ Văn Chương trong sáng 15-12, có rất nhiều điểm khu vực phong toả, nhưng người dân vẫn bán hàng tại khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao Covid-19 Ban chỉ đạo phòng chống dịch phường Văn Chương đã dựng nhiều biển thông báo đề nghị người dân thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp phòng chống dịch Covid-19

    Hà Nội: F0 bị bỏ rơi 5 ngày, phường nói làm gì còn chỗ thu dung. Diễn viên Kim Oanh mắc Covid-19 - Ảnh 1.

    Dù UBND quận Đống Đa đã ra thông báo cấm hoạt động chợ cóc, chợ tạm... song, nhiều các tiểu thương ở ngõ Văn Chương vẫn hoạt động mở bán

    Hà Nội: F0 bị bỏ rơi 5 ngày, phường nói làm gì còn chỗ thu dung. Diễn viên Kim Oanh mắc Covid-19 - Ảnh 2.

    Tại ngõ Văn Chương trong sáng 15-12, có rất nhiều điểm khu vực phong toả, nhưng người dân vẫn bán hàng tại khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao Covid-19

    Hà Nội: F0 bị bỏ rơi 5 ngày, phường nói làm gì còn chỗ thu dung. Diễn viên Kim Oanh mắc Covid-19 - Ảnh 3.

    Ban chỉ đạo phòng chống dịch phường Văn Chương đã dựng nhiều biển thông báo đề nghị người dân thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp phòng chống dịch Covid-19

    Theo Người lao động

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Những lưu ý khi điều trị F0 là trẻ em tại nhà

    Hà Nội: F0 bị bỏ rơi 5 ngày, phường nói làm gì còn chỗ thu dung. Diễn viên Kim Oanh mắc Covid-19 - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bình Định chăm sóc, điều trị Covid-19 tại nhà cho gần 2.000 ca F0

    Tính đến sáng 15/12, tỉnh Bình Định ghi nhận thêm 296 ca COVID-19 mới, nâng tổng số ca mắc ở địa phương này lên 8.344 ca. Hiện có 4.168 ca đã chữa khỏi, còn 4.144 ca đang điều trị. Đa số ca mắc có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng.

    Tỉnh Bình Định đã tăng cường chăm sóc, điều trị F0 tại nhà nhằm giảm tải cho các bệnh viện. Chú trọng tổ chức điều trị các bệnh nhân mắc COVID-19 chuyển nặng, có biến chứng để hạn chế mức thấp nhất số trường hợp tử vong. Nhờ tổ chức tốt công tác điều trị nên tỉ lệ bệnh nhân mắc COVID-19 tử vong ở Bình Định rất thấp.

    Ông Lê Quang Hùng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Định cho báo Lao Động biết, toàn tỉnh đã thành lập 54 trạm y tế lưu động, mỗi trạm quản lý, chăm sóc, điều trị từ 60 đến 80 F0 tại nhà. Hiện nay, số F0 chăm sóc, điều trị tại nhà khoảng gần 2.000 người.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội: Tin mới nhất việc dân HH Linh Đàm viết đơn cầu cứu khẩn cấp vì 4 F0 bị 'bỏ quên'

    Sáng 15/12, trao đổi với PV, lãnh đạo UBND phường Hoàng Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội) xác nhận, đã nắm được thông tin.

    Theo vị này, ngay trong tối 14/12, Trạm trưởng Trạm Y tế phường đã đến tận nhà có 4 F0 để hướng dẫn, nắm bắt tình hình.

    Đồng thời, hướng dẫn việc thu gom, xử lý rác thải theo đúng quy định và xử lý rác thải từ các ngày trước đó. Phía y tế cũng sẽ lấy mẫu lại cho 4 F0 này.

    Hà Nội: F0 bị bỏ rơi 5 ngày, phường nói làm gì còn chỗ thu dung. Diễn viên Kim Oanh mắc Covid-19 - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa

    Lãnh đạo UBND phường giải thích, với gia đình có 4 F0 này, trường hợp đầu tiên là người vợ có kết quả dương tính ngày 8/12.

    Sau đó, 3 người được xác định là F1 gồm chồng và 2 con. Ngày 9/12, trạm y tế phường đã lấy mẫu xét nghiệm đối với các trường hợp này và người liên quan gửi CDC Hà Nội xét nghiệm.

    Tuy nhiên, đến sáng nay, chưa có trả lời của CDC Hà Nội về kết quả của các trường hợp này.

    Về thông tin phản ánh, UBND phường vào ngày 8 và 11/12 đã ban hành quyết định cách ly tập trung, xác định 4 F0 này, trong đó, nêu họ đều có kết quả khẳng định dương tính, lãnh đạo phường cho hay, việc xét nghiệm có kết quả dương tính là do gia đình tự test nhanh còn với xét nghiệm PCR, phường đã lấy mẫu gửi đi nhưng chưa nhận được kết quả.

    Do chưa có kết quả PCR của CDC Hà Nội, do đó, chưa chuyển được các trường hợp này đi cách ly tập trung, điều trị.

    Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 15/12, ông Tạ Văn Hải, phó chủ tịch UBND phường Hoàng Liệt (Hoàng Mai) cho biết:"Chúng tôi đang xử lý theo hướng F1 sẽ cách ly tại nhà, F0 hôm trước có quyết định đi cách ly rồi nhưng trên TP làm gì còn chỗ thu dung. Vừa rồi cũng có chủ trương mới nên chúng tôi cũng sẽ cho F0 cách ly, điều trị tại nhà.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đề xuất người nhập cảnh tiêm đủ vaccine chỉ phải cách ly tại nhà 3 ngày

    Bộ Y tế vừa có dự thảo gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lấy ý kiến về việc áp dụng biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh qua đường hàng không.

    Trong dự thảo, Bộ Y tế yêu cầu tất cả những trường hợp trước khi nhập cảnh vào Việt Nam phải có kết quả xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 (trừ trẻ em dưới 2 tuổi).

    Đối với người nhập cảnh đã tiêm đủ liều vaccine hoặc khỏi bệnh COVID-19, Bộ Y tế đề xuất chỉ phải cách ly tại nhà, khách sạn, nơi lưu trú trong 3 ngày và làm xét nghiệm PCR vào ngày thứ 3. Nếu kết quả âm tính, từ ngày thứ 4 đến thứ 14, người nhập cảnh chỉ phải theo dõi sức khỏe thay vì phải cách ly tập trung 7 ngày sau đó như hiện nay. Thời gian thực hiện cách ly, những trường hợp này phải tự theo dõi sức khoẻ và không được ra khỏi nhà, không được tiếp xúc với người ở cùng nhà, cùng nơi lưu trú.

    Theo VTC News

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phó TGĐ xưng là 'ban chỉ đạo quận 7' náo loạn siêu thị ra tòa: 'Sai nhưng không có tội'

    Sáng 15/12, TAND quận 7, TP.HCM, mở phiên sơ thẩm xét xử ông Hồ Hữu Nhân (41 tuổi) về tội Chống người thi hành công vụ. Chủ tọa là thẩm phán Lê Thuần Phong.

    Zing News cho biết, bị cáo Hồ Hữu Nhân có mặt tại tòa từ 8h sáng nay để test nhanh Covid-19 trước khi vào phòng xử án.

    Ban đầu, ông Nhân bị cơ quan chức năng khởi tố về tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác. Sau đó, cơ quan điều tra đổi tội danh như trên.

    Đưa tin từ phiên tòa, báo Pháp luật TP.HCM dẫn lời bị cáo cho rằng cáo trạng đã nêu sai sự việc bởi trước khi có Chỉ thị 16 (là Chỉ thị 15) thì người dân vẫn được đi ra ngoài và ông đi siêu thị là không vi phạm quy định. Bị cáo nhận thấy hành vi lớn tiếng của mình là sai nhưng không phạm tội chống người thi hành công vụ.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nơi "chữa lành vết thương" cho các F0 khỏi bệnh: Khoảng 80% người bị trầm cảm, mất ngủ, rối loạn khứu giác

    Dù chỉ nhiễm Covid-19 và đã khỏi bệnh chỉ sau một tuần xuất hiện triệu chứng nhưng cô Đặng Thị Thu Thùy (50 tuổi, ngụ phường Bình Trưng Đông, TP. Thủ Đức) bị mất ngủ kéo dài, thậm chí nhói đau lồng ngực, khó thở khiến bản thân vô cùng lo lắng.

    Cư dân HH Linh Đàm viết đơn cầu cứu khẩn cấp. Người tình màn ảnh của Công Lý mắc Covid-19 - Ảnh 1.

    Cô Thùy đến Trung tâm Phục hồi chức năng vật lý trị liệu hậu Covid-19 khi mất ngủ kéo dài

    "Lúc đầu cô sợ lắm, thấy sao mà nó kỳ quá, cứ tức ngực, khó thở liên tục. Trong khi đó ngủ không được, dựa vào vách tường, đi lòng vòng đến 1-2h sáng vẫn thức hoài. Giờ thì đã đỡ nhiều rồi, cũng may được thằng con chở đến đây điều trị, chứ không chẳng biết tính sao", cô Thùy tâm sự.

    Theo cô Thùy, sau khi đến Trung tâm Phục hồi chức năng vật lý trị liệu hậu Covid-19, BV Lê Văn Thịnh, nhờ có sự hỗ trợ của các y bác sĩ, kỹ thuật viên, chuyên viên tâm lý, các triệu chứng khó thở, mất ngủ của cô đã hoàn toàn biến mất. "Cô mừng lắm, tâm lý cũng thoải mái, thấy khỏe hơn nhiều rồi, ở đây ai cũng dễ thương cả, cô tính điều trị hết tuần rồi quay trở lại đi làm, chứ nghỉ hoài không có được", cô Thùy cười vui vẻ.

    Cư dân HH Linh Đàm viết đơn cầu cứu khẩn cấp. Người tình màn ảnh của Công Lý mắc Covid-19 - Ảnh 2.
    Cư dân HH Linh Đàm viết đơn cầu cứu khẩn cấp. Người tình màn ảnh của Công Lý mắc Covid-19 - Ảnh 3.

    Niềm vui của người phụ nữ 50 tuổi khi sức khỏe được cải thiện rõ rệt, hít thở bình thường

    Theo Doanh nghiệp & Tiếp thị


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    "Người tình màn ảnh" của Công Lý mắc Covid-19, 1 mình trong nhà chiến đấu suốt 11 ngày

    Kim Oanh từng gây xôn xao với vai diễn Lan - cô gái bạc mệnh của phim Những cô gái trong thành phố. Trong bộ phim này, Lan có mối tình đẹp nhưng đầy day dứt với Lâm (NSND Công Lý thủ vai). Vai diễn xuất sắc tới mức dù phim đã lên sóng khá lâu nhưng công chúng vẫn nhớ tới Kim Oanh với danh xưng "người tình màn ảnh" của Công Lý.

    Năm 2021, nữ diễn viên xuất hiện trở lại với vai Yến - người phụ nữ khốn khổ phải bỏ con, bán mình để trả nợ cho gia đình ở phim Thương ngày nắng về.

    Cư dân HH Linh Đàm viết đơn cầu cứu khẩn cấp. Người tình màn ảnh của Công Lý mắc Covid-19 - Ảnh 1.

    Nữ diễn viên Kim Oanh.

    Mới đây nhất, nữ diễn viên bất ngờ tiết lộ việc cô đã dương tính với Covid-19. Theo đó, Kim Oanh cho biết cô phát hiện bản thân dương tính với Covid-19 từ đầu tháng 12/2021. Bản thân Kim Oanh đã rất bất ngờ và hoang mang khi nhận kết quả này: "Vâng! Tôi là bệnh nhân Covid. Cũng chả dám nói với ai, chả dám nghĩ một đứa sợ chết như mình lại bị".

    Mặc dù còn trẻ, sức khỏe khá tốt nhưng phải đến ngày thứ 11 điều trị, nữ diễn viên mới nhận được kết quả âm tính.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội có 540 F0 điều trị tại nhà, số ca Covid-19 nặng, nguy kịch tăng

    Về điều trị, hiện tại, TP có 9.463 trường hợp F0 đang được điều trị. Cụ thể, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương điều trị 82 F0, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội điều trị 175 F0. Ngoài ra, 29 bệnh viện của Hà Nội đang điều trị 1.984 trường hợp, 4 các cơ sở thu dung điều trị 3.882, các trạm y tế lưu động là 2.800 F0. Hiện, Hà Nội có 540 bệnh nhân cách ly, điều trị tại nhà.

    Theo Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Hà Nội đang có 2.781 F0 điều trị tại khu cách ly và 5.886 trường hợp điều trị tại bệnh viện. Trong số các F0 điều trị tại bệnh viện, số F0 nhẹ và không triệu chứng của Hà Nội là 4.734 trường hợp, 1.016 F0 tình trạng trung bình. TP cũng có 137 ca nặng, nguy kịch. Trong số 137 ca nặng và nguy kịch, có 117 F0 phải thở mask, gọng kính, 3 F0 thở máy không xâm lấn, 7 F0 thở máy xâm lấn và 10 trường hợp phải lọc máu.

    Lượng bệnh nhân tăng, số ca bệnh mức độ trung bình, nặng/nguy kịch, phải thở oxy, thở máy không xâm lấn hay có xâm lấn đều tăng so với trung bình các ngày trước. TP đã ghi nhận 60 ca tử vong do Covid-19. Tỷ lệ tử vong/số ca mắc là 0,3%.

    Theo Vietnamnet

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Những việc F0 cần làm sau khi xét nghiệm dương tính Covid-19

    Cư dân HH Linh Đàm viết đơn cầu cứu khẩn cấp. Người tình màn ảnh của Công Lý mắc Covid-19 - Ảnh 1.
    Cư dân HH Linh Đàm viết đơn cầu cứu khẩn cấp. Người tình màn ảnh của Công Lý mắc Covid-19 - Ảnh 2.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TP HCM xin rút ngắn thời gian cách ly y tế đối với F0: Bộ Y tế nói gì?

    Bộ Y tế đã ban hành công văn 10606/BYT-KCB về thí điểm rút ngắn thời gian cách ly tập trung. Theo đó, Sở Y tế TP,HCM căn cứ cấp độ dịch, khả năng đáp ứng để thực hiện thí điểm rút ngắn thời gian cách ly tập trung xuống còn 7 ngày đối với F0 không triệu chứng, đã tiêm 2 mũi vắc xin và có kết quả âm tính vào ngày thứ 7.

    Khi hết thời gian cách ly tập trung thì thực hiện theo sõi sức khỏe tại nhà theo hướng dẫn tại quyết định số 4689/QĐ-BYT ngày 06/10/2021 của Bộ Y tế.

    Theo đó, F0 không triệu chứng sau 7 ngày có kết quả âm tính sẽ về nhà tiếp tục theo dõi sức khỏe. Thông báo cho Y tế địa phương biết để phối hợp giám sát. F0 cần ở tại nhà và tự theo dõi hoặc cách ly y tế tại nhà trong vòng 7 ngày tiếp theo.

    Đo thân nhiệt 2 lần/ngày. Nếu thân nhiệt cao hơn 38độC ở hai lần đo liên tiếp hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe thì cần báo cho y tế địa phương để thăm khám và xử trí kịp thời. Tuân thủ thông điệp 5K. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người khác trong thời gian theo dõi tại nhà đặc biệt là người thuộc nhóm nguy cơ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phụ huynh phản ánh con mình bị tiêm cùng lúc 2 mũi vaccine Covid-19 ở Thừa Thiên Huế

    Một phụ huynh trú tại phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, ông Lê Quý Tính vừa gửi đơn đến cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế, kiến nghị giải quyết việc con gái anh bị tiêm cùng lúc 2 mũi vaccine phòng Covid-19, trong đợt tiêm cho lứa tuổi từ 12 - 17 tuổi vừa qua.

    Thầy Trần Huế, Hiệu trưởng Trường THCS Hà Thế Hạnh xác nhận: Ngay khi gia đình biết sự việc đã điện báo cho giáo viên chủ nhiệm và được hướng dẫn quay trở lại điểm tiêm của trường để có hướng xử lý. Sức khỏe cháu cũng ổn, ngày đầu có sốt nhẹ. Đến ngày 8/12, cháu đi học lại. Hiện cháu cũng đến trường kiểm tra xong học kì I.

    Về vấn đề này, ông Ngô Văn Vinh, Phó Giám đốc Trung tâm y tế thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: Theo báo cáo của y tá Trần Thị Tám là cán bộ trực tiếp tiêm cho em Huyền, khi đưa kim tiêm vào mới qua da, em Huyền né tránh nên mũi kim rời ra ngoài da gây chảy máu, phải tiêm lại lần 2 cùng với liều vaccine đó. Sau khi tiêm, em Huyền được theo dõi 30 phút và được cấp giấy chứng nhận không có biểu hiện bất thường.

    Theo VOV

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội: Gia đình 4 F0 tại HH Linh Đàm chờ 5 ngày nhưng chưa được đưa đi cách ly, cư dân viết đơn cầu cứu chính quyền

    Ngày 13/12, anh Vũ Đình Phong, 40 tuổi, trú tại tầng 16, chung cư HH3A Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội, đã đại diện cho cư dân sống cùng tầng, viết "đơn cầu cứu khẩn cấp" gửi lãnh đạo UBND phường.

    Cụ thể, trong đơn anh Phong cho biết, tối 8/12, một cư dân nữ sống cùng chồng và 2 con thông báo bản thân dương tính với SARS-CoV-2. Anh đã trình báo với tổ dân phố, Ban quản lý toà nhà và toàn bộ cư dân. 10h sáng 9/12 trạm y tế phường đến lấy mẫu xét nghiệm cho cả tầng, trừ các F0 ban đầu. 

    Ngày 11/12, F0 ban đầu báo cả nhà đều đã dương tính, tổng có 4 người. Hôm sau, tổ trưởng dân phố phát trang phục bảo hộ và yêu cầu gia đình F0 chuẩn bị đi cách ly. Tuy nhiên, anh Phong thông tin, đã 5 ngày trôi qua từ 1 F0 đã lây nhiễm thành 4 F0 (trong đó 2 trẻ nhỏ chưa tiêm vaccine) nhưng chính quyền cơ sở, y tế phường vẫn chưa có động thái cụ thể nào để đưa F0 đi thăm khám và cách ly.

    "Tình hình hiện tại khiến chúng tôi rất hoang mang và lo lắng. Chúng tôi không sợ vì người lớn đã được tiêm vaccine, tuy nhiên, nhiều trẻ nhỏ chưa được tiêm. Rác thải y tế không ai xử lý", anh Phong nói và cho biết trạm y tế phường đang đợi kết quả khẳng định từ CDC để xử lý.

    Gia đình 4 F0 ở HH Linh Đàm viết đơn cầu cứu. Phụ huynh tố con gái bị tiêm liên tiếp 2 mũi vắc xin - Ảnh 1.

    Đơn "cầu cứu khẩn cấp" của cư dân khi một gia đình 4 F0 chưa được đưa đi điều trị sau 5 ngày xét nghiệm

    Một lãnh đạo UBND phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội tối 14/12 cho biết đã nắm được sự việc và tiếp nhận thông tin phản ánh của cư dân. Hiện, chính quyền địa phương đang xin ý kiến chuyên môn, chờ kết quả xét nghiệm khẳng định của các trường hợp này, mới tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch thích hợp.

    Sau khi cư dân tự test nhanh dương tính với SARS-CoV-2, phường đã cử nhân viên y tế xuống lấy mẫu xét nghiệm PCR, khuyến cáo các biện pháp tự cách ly an toàn. Tuy nhiên, hiện nay, khắp thành phố số lượng mẫu cần xét nghiệm nhiều và "quá tải", nên việc trả kết quả bị chậm trễ.

    "Nếu như trước đây, số F0 ít, sau khi nhận thông tin, cơ quan y tế sẽ xét nghiệm và đưa đi điều trị, cách ly ngay. Tuy nhiên, hiện nay khi 'thích ứng an toàn với dịch', số ca bệnh tăng nhanh, nên việc chạy xét nghiệm bị quá tải", vị này cho biết.

    Theo Doanh nghiệp & Tiếp thị

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    366 học sinh là F0, hơn 4.000 học sinh khác phải cách ly

    Chiều 14/12, Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết, tính từ ngày 15/10 đến nay, tỉnh này ghi nhận tổng cộng 366 học sinh là F0 mắc Covid-19. Đến trưa 14/12, đã có 105 em học sinh được điều trị khỏi và ra viện. Hiện đang còn 261 em học sinh đang mắc Covid-19 phải điều trị tại các cơ sở y tế. Trong đó có 28 học sinh mầm non, 74 em học sinh tiểu học, 95 em học sinh THCS và 64 em học sinh THPT.

    Gia đình 4 F0 ở HH Linh Đàm viết đơn cầu cứu. Số ca mới liên tục lập đỉnh, Hà Nội vượt mốc 20.000 ca - Ảnh 1.

    Học sinh trên địa bàn huyện Con Cuông được lấy mẫu xét nghiệm diện rộng.

    Ngoài 366 học sinh là F0 thì tỉnh này cũng ghi nhận tổng cộng có 31 giáo viên, nhân viên các trường học nhiễm Covid-19. Hiện đã điều trị khỏi 12 người và 19 người đang được điều trị.

    Tính đến trưa 14/12, hiện đang có 4.354 học sinh thuộc diện F1 phải cách ly. Trong đó có 398 học sinh mầm non, 1.145 học sinh tiểu học, 1423 học sinh THCS và 1386 học sinh THPT. Tổng số giáo viên thuộc diện F1 đang phải cách ly là 827 người.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tối 14/12: Hà Nội có 900 ca COVID-19, tổng số ca mắc vượt 20.000

    Tối 14/12, Sở Y tế Hà Nội thông tin, từ 18h ngày 13/12 đến 18h ngày 14/12, TP ghi nhận 900 ca COVID-19, trong đó 315 ca cộng đồng, 447 ca tại khu cách ly, 138 ca tại khu phong tỏa.

    900 ca bệnh trên ghi nhận tại 212 xã, phường, thị trấn thuộc 26/30 quận, huyện: Đống Đa (176); Hoàng Mai (121); Đông Anh (73); Tây Hồ (54); Thanh Trì (54); Gia Lâm (45); Bắc Từ Liêm (43); Thường Tín (43); Chương Mỹ (38); Hoàn Kiếm (37); Thanh Xuân (35); Nam Từ Liêm (25); Mê Linh (22); Sóc Sơn (21); Hoài Đức (20); Quốc Oai (19); Cầu Giấy (15); Thanh Oai (13); Đan Phượng (10); Ba Đình (8); Long Biên (8); Hai Bà Trưng (6); Thạch Thất (6); Phú Xuyên (4); Ứng Hòa (3); Hà Đông (1).

    Từ ngày 27-4 đến nay, Hà Nội có tổng 20.110 ca COVID-19, trong đó 7.612 ca cộng đồng, 12.498 ca đã được cách ly.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngày 14/12: Có 15.220 ca Covid-19, Cà Mau có số mắc nhiều nhất cả nước

    - Tính từ 16h ngày 13/12 đến 16h ngày 14/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh ghi nhận 15.220 ca nhiễm mới, trong đó 17 ca nhập cảnh và 15.203 ca ghi nhận trong nước (giảm 146 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 9.351 ca trong cộng đồng).

    - Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Cà Mau (1.011), TP. Hồ Chí Minh (991), Tây Ninh (931), Bình Phước (907), Hà Nội (837), Đồng Tháp (734), Cần Thơ (692), Khánh Hòa (597), Vĩnh Long (596), Bến Tre (573), Bạc Liêu (475), Bình Định (468), Trà Vinh (465), Sóc Trăng (436), Tiền Giang (402), Thừa Thiên Huế (394), Hải Phòng (382), Bình Dương (352), Đồng Nai (336), An Giang (300), Kiên Giang (296), Hậu Giang (295), Bà Rịa - Vũng Tàu (258), Bắc Ninh (225), Bình Thuận (211), Lâm Đồng (193), Đắk Lắk (178), Đà Nẵng (177), Quảng Ngãi (150), Gia Lai (141), Thanh Hóa (121), Hưng Yên (96), Đắk Nông (83), Long An (80), Quảng Nam (80), Nghệ An (67), Phú Yên (64), Quảng Ninh (62), Hà Giang (55), Ninh Thuận (45), Thái Bình (45), Hải Dương (45), Nam Định (44), Quảng Trị (35), Thái Nguyên (34), Ninh Bình (32), Vĩnh Phúc (29), Phú Thọ (28), Lạng Sơn (25), Sơn La (23), Hà Tĩnh (14), Hà Nam (14), Hòa Bình (13), Cao Bằng (12), Kon Tum (12), Bắc Giang (11), Quảng Bình (9), Lào Cai (8 ), Điện Biên (8 ), Tuyên Quang (3), Yên Bái (2), Lai Châu (1).

    - Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bến Tre (-294), Hà Nội (-163), An Giang (-122).

    - Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Cà Mau (+218), Hải Phòng (+199), Bạc Liêu (+141).

    - Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 15.142 ca/ngày.

    Gia đình 4 F0 ở HH Linh Đàm viết đơn cầu cứu. Số ca mới liên tục lập đỉnh, Hà Nội vượt mốc 20.000 ca - Ảnh 2.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại