Cập nhật lúc

Hà Nội hôm nay có 1.000 ca. Quận đầu tiên hỏa tốc dừng ăn tại chỗ

Cả nước mới nhất có 15.377 ca, trong đó có 8.891 ca cộng đồng; Hà Nội đạt con số kỷ lục chưa từng có.

Hà Nội hôm nay có 1.000 ca. Quận đầu tiên hỏa tốc dừng ăn tại chỗ
31
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Toàn cảnh: Siết chặt các hoạt động, dịch vụ như thế nào tại quận trung tâm Hà Nội "nguy cơ cao"?

    NÓNG: Hà Nội 1.000 ca, lần đầu top 1 cả nước về số ca mới. Quận đầu tiên hỏa tốc dừng ăn tại chỗ - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đà Nẵng sẽ không xét nghiệm diện rộng tìm F0

    Ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho biết: "Sở Y tế Hà Nội đã đề nghị Bộ Y tế và Bộ đã đồng ý với đề xuất của Hà Nội, đó là dùng kết quả test nhanh để khẳng định người dương tính với SARS-CoV-2. Trong hướng dẫn đó có 3 trường hợp. Tôi đề nghị các đồng chí nghiên cứu việc này. Có nơi đã xin, Bộ Y tế đã đồng ý rồi thì chúng ta cứ áp dụng. Đây cũng là cách để huy động được nguồn lực người dân và tính chủ động của người dân. Chúng ta phải tin người dân".

    Ông Nguyễn Văn Quảng cũng đề nghị Sở Y tế, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và Các khu công nghiệp xem xét, xử phạt nghiêm Công ty Matrix, Khu Công nghiệp Hòa Khánh lơ là trong công tác phòng, chống dịch, trở thành ổ dịch lây lan cho các địa phương. Các địa phương tập trung bảo vệ những đối tượng có nguy cơ cao như bệnh viện, nhóm người già, bệnh nền. Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng thống nhất thay đổi quan điểm xét nghiệm, không nên xét nghiệm diện rộng. Bởi hiện nay, việc di chuyển của người dân diễn ra bình thường, việc xét nghiệm diện rộng bằng phương pháp PCR như hiện nay gây lãng phí nguồn lực mà không có hiệu quả. Ngành Y tế dùng kết quả test nhanh để khẳng định người nhiễm bệnh.

    Theo VOV

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhiều người chưa tiêm vắc xin Covid-19, tại sao TP.HCM vẫn báo cáo đạt 100%?

    Trong họp báo chiều 13/12,Chủ tịch UBND TP Thủ Đức khẳng định, 60% người tử vong vì Covid-19 của TP Thủ Đức chưa được tiêm vắc xin. Ông nói thêm, khi y tế cơ sở xuống tận nhà tiêm cho người dân, nhiều người sẵn sàng ký vào giấy từ chối tiêm chủng.

    Phóng viên đặt câu hỏi tại sao có sự chênh lệch giữa số liệu công bố và thực tế của các địa phương, vẫn còn người chưa tiêm chủng. Ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc HCDC cho rằng, TP có tình trạng di biến động dân cư phức tạp, người dân từ các địa phương khác vẫn đang về TP.HCM trong thời gian tới.

    Tỷ lệ tiêm chủng dựa trên mẫu số dân cư ở một mốc thời gian nhất định, trước dịch và sau dịch khác nhau, do đó tỷ lệ thống kê khác nhau.

    "Ngay cả bây giờ nếu 100% rồi nhưng vài ngày tới sẽ thay đổi khi người từ nơi khác đến, vẫn sẽ có những người chưa được tiêm vắc xin. Việc này hết sức bình thường với TP.HCM. Không có sự mâu thuẫn của các số liệu báo cáo", ông Tâm cho biết.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Một công ty giày phát hiện 33 công nhân mắc Covid-19

    Chiều 13-12, tin từ Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Thanh Hóa cho biết tính từ 16 giờ ngày 12-12 đến 16 giờ ngày 13-12, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 182 bệnh nhân mắc Covid-19 mới.

    Trong đó, có 38 bệnh nhân từ các địa phương khác trở về tỉnh và đang thực hiện cách ly; 144 bệnh nhân phát hiện trong cộng đồng.

    Theo báo cáo, các ổ dịch phức tạp ở Thanh Hóa tiếp tục ghi nhận các ca mắc Covid-19 tăng cao. Cụ thể, huyện Hậu Lộc 45 ca (xã Minh Lộc 15, Ngư Lộc 12, Hưng Lộc 7, Đa Lộc 4, Hải Lộc 3, Hòa Lộc 2, Liên Lộc 1 và Tuy Lộc 1); huyện Nông Cống 18 ca (xã Công Chính 1, Hoàng Giang 2, Minh khôi 1, Minh Nghĩa 1, Tân phúc 1, Tân Thọ 2, Tế Nông 1, Thăng Bình 2, thị trấn Nông Cống 4, Trung Chính 1, Tượng Sơn 1, Tượng Văn 1).

    Đáng chú ý, tại huyện Yên Định ghi nhận 34 ca mắc ngoài cộng đồng, trong đó có tới 33 ca được ghi nhận là công nhân làm việc tại Công ty giày Alenna (đóng tại xã Định Liên, huyện Yên Định).

    Theo Người lao động

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chủ nhà trọ hào phóng nhất Sài Gòn tái xuất, cầm cọc tiền 120 triệu phát không ngơi tay

    Chủ trọ Sài Gòn gây "bão" mạng xã hội vì miễn tiền nhà trong dịch Covid-19 còn tặng thêm tiền đã tiếp tục phát 120 triệu cho người thuê trong khu phố sáng 12/12.

    Sáng sớm 12/12, ông Lê Tuấn Giản (78 tuổi, thường gọi ông Tư) - một chủ trọ tốt bụng ở Sài Gòn đã tặng tiền cho người lao động trong khu trọ hẻm 147 đường Lê Đình Cẩn, P.Tân Tạo, Q.Bình Tân, TP.HCM.

    Theo báo Thanh Niên, ông Giản không phát tiền tự phát mà đã liên hệ với tổ trưởng của các khu phố, lập danh sách những người khó khăn và phát phiếu cho họ từ hôm trước, sáng nay người nhận chỉ cần mang phiếu đến khu trọ của ông để nhận tiền.

    "Sau đợt dịch Covid-19 này, người ta bắt đầu đi làm lại để trả nợ nần, kiếm sống nhưng mưu sinh cũng khó khăn lắm, vật giá thì tăng mà lương thì cũng vậy. Thương lắm mấy người lao động lúc này, phải chật vật mưu sinh", ông tâm sự với báo trên.

    NÓNG: Hà Nội 1.000 ca, lần đầu top 1 cả nước về số ca mới. Quận đầu tiên hỏa tốc dừng ăn tại chỗ - Ảnh 1.


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngày 13/12 Hà Nội lập 'kỷ lục' mới với gần 400 ca mắc Covid-19 cộng đồng

    Ngày 13/12, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, trong ngày, thành phố ghi nhận thêm 395 ca cộng đồng, 296 ca ở khu cách ly và 71 ca ở khu phong tỏa.

    So với ngày hôm qua, số ca phát hiện ngày hôm nay ở Hà Nội đã giảm nhiều, song vẫn ở mức rất cao. Tuy nhiên, số ca cộng đồng phát hiện ở Hà Nội ngày hôm nay, lần đầu tiên lập "kỷ lục" với mức gần 400 ca kể từ đầu dịch.

    Đây cũng là ngày thứ 2 liên tiếp, Hà Nội ghi nhận hơn 300 ca cộng đồng trong ngày.

    NÓNG: Hà Nội 1.000 ca, lần đầu top 1 cả nước về số ca mới. Quận đầu tiên hỏa tốc dừng ăn tại chỗ - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cả nước có 15.377 ca mới ngày 13/12, Hà Nội lần đầu có 1.000 ca

    - Tính từ 16h ngày 12/12 đến 16h ngày 13/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 15.377 ca nhiễm mới, trong đó 28 ca nhập cảnh và 15.349 ca ghi nhận trong nước (tăng 728 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố (có 8.891 ca trong cộng đồng). - Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (1.000), Bình Phước (998), Tây Ninh (919), TP. Hồ Chí Minh (915), Bến Tre (867), Cà Mau (793), Đồng Tháp (740), Cần Thơ (680), Khánh Hòa (594), Vĩnh Long (581), Trà Vinh (476), Sóc Trăng (466), An Giang (422), Bình Định (395), Bà Rịa - Vũng Tàu (371), Thừa Thiên Huế (346), Bạc Liêu (334), Đồng Nai (329), Kiên Giang (328), Tiền Giang (322), Hậu Giang (306), Bình Dương (304), Bình Thuận (268), Gia Lai (211), Đà Nẵng (205), Bắc Ninh (194), Hải Phòng (183), Thanh Hóa (182), Lâm Đồng (165), Nghệ An (145), Hưng Yên (134), Quảng Ngãi (122), Đắk Nông (103), Quảng Nam (103), Lạng Sơn (96), Hà Giang (81), Ninh Thuận (81), Long An (72), Vĩnh Phúc (58), Hải Dương (56), Thái Bình (54), Phú Yên (51), Quảng Ninh (49), Hòa Bình (40), Thái Nguyên (32), Nam Định (30), Quảng Bình (30), Hà Nam (20), Bắc Giang (17), Sơn La (16), Phú Thọ (15), Tuyên Quang (12), Lào Cai (9), Hà Tĩnh (8 ), Kon Tum (8 ), Quảng Trị (5), Yên Bái (4), Cao Bằng (2), Điện Biên (1), Lai Châu (1). 

    - Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (-315), TP. Hồ Chí Minh (-301), Đà Nẵng (-205). - Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Phước (+998), Gia Lai (+209), Bến Tre (+145). 

     - Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 14.946 ca/ngày.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TP.HCM đã tiêm hơn 11.000 mũi 3 và liều vaccine bổ sung

    Lãnh đạo HCDC cho Zing News biết tính đến ngày 13/12, toàn thành phố đã tiêm hơn 14,8 triệu liều vaccine phòng Covid-19 cho người dân.

    Trong đó, liều bổ sung được tiêm cho 4.448 người thuộc nhóm suy giảm miễn dịch và 7.370 mũi vaccine tăng cường (mũi 3) cho tuyến đầu chống dịch.

    Thông tin về tiến độ chiến dịch bảo vệ những người thuộc nhóm nguy cơ và số lượng F0 được phát hiện trong nhóm nguy cơ, HCDC cho biết các địa phương chưa hoàn thành việc lập danh sách người trên 65 tuổi, có bệnh nền.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Người dân test nhanh Covid-19 dương tính, không thông báo y tế ở địa phương

    Bộ Y tế vừa có văn bản khẩn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về công tác xét nghiệm SARS-CoV-2.

    Cụ thể theo công văn này Bộ Y tế có nêu nhằm chủ động ứng phó, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, bám sát chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác phòng chống dịch nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19 trong tình hình mới, hướng dẫn người dân tự xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên, duy trì đường dây nóng trên cơ sở hệ thống sẵn có để tiếp nhận, xử lý thông tin kết quả xét nghiệm từ người dân, tăng cường công tác truyền thông...

    Gần đây, thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng đã ghi nhận một số trường hợp di chuyển đến các bệnh viện sau khi tự xét nghiệm nhanh kháng nguyên cho kết quả dương tính nhưng không thông báo cho đơn vị y tế ở địa phương; việc này có thể dẫn đến tình trạng lây nhiễm trên diện rộng đặc biệt là tại các cơ sở y tế, ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch.

    Để tiếp tục tăng cường công tác phòng chống dịch Covid-19 đảm bảo an toàn, hiệu quả, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện rà soát, phối hợp tổ chức liên quan để thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, trên website của Sở Y tế số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận và xử lý thông tin kết quả tự xét nghiệm test nhanh kháng nguyên dương tính của cơ quan, đơn vị và người dân trên địa bàn;

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Công ty xem xét hỗ trợ chi phí xét nghiệm cho công nhân bị thu phí giá 'cắt cổ'

    Liên quan đến vụ công ty tại KCN VSIP 1, Bình Dương thu phí xét nghiệm COVID-19 với phương pháp RT-PCR cho công nhân với giá cao khiến công nhân bức xúc, đăng tải lên mạng xã hội.

    Sáng ngày 13/12, đoàn kiểm tra liên ngành gồm Ban Quản lý KCN VSIP; Công đoàn KCN VSIP, Công an VSIP và Công an TP.Thuận An (Bình Dương) đã có buổi làm việc với Công ty TNHH Uchiyama Việt Nam (KCN VSIP 1, TP.Thuận An, Bình Dương).

    Tại buổi làm việc, phía công ty thông tin, trong những trường hợp công nhân là F0 làm việc tại công ty sẽ được xác định nguồn lây nhiễm, nếu nguồn lây từ trong nhà máy thì sẽ được công ty hỗ trợ toàn bộ tiền test RT-PCR, còn nguồn lây từ bên ngoài nhà máy thì công nhân phải chịu chi phí test.

    Ca sĩ Quốc Linh tiêm đủ vắc xin trước khi mất vì Covid-19. Quận Hà Nội đầu tiên khẩn dừng ăn tại chỗ - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vì sao tỉ lệ tử vong do Covid-19 ở An Giang tăng?

    Ngày 13-12, bà Nguyễn Thị Hạnh - giám đốc Bệnh viện Đa khoa trung tâm tỉnh An Giang - cho Tuổi Trẻ biết đơn vị đang bị quá tải ở tầng 3 (điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng), do chỉ có 50 giường nhưng đang điều trị hơn 140 bệnh nhân.

    "Nguyên nhân tăng tầng 3 là do người bệnh nền đi khám bệnh thì phát hiện bị nhiễm Covid-19 nên đưa vào điều trị tầng 3 luôn. Đặc biệt, các bệnh nhân bị bệnh tiểu đường đã bị biến chứng mạch máu sẵn nên khi nhiễm COVID-19 kéo theo tăng đông máu dẫn đến tử vong rất nhanh. 

    Hiện tại tôi đã làm tờ trình xin ý kiến Sở Y tế mở rộng tầng 2 thêm 100 giường để đưa các bệnh nhân bị nhẹ xuống đó, giảm áp lực tầng 3. Lượng oxy hiện nay mua khó khăn cũng ảnh hưởng lớn đến việc điều trị bệnh Covid-19", bà Hạnh nói.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nóng: Một quận ở Hà Nội dừng bán hàng ăn tại chỗ

    Ngày 13/12, UBND quận Đống Đa (Hà Nội) vừa có văn bản hỏa tốc về việc điều chỉnh các biện pháp hành chính tương ứng cấp độ 3 để phòng, chống dịch Covid-19.

    Theo đó, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn quận trong tuần qua có nhiều diễn biến phức tạp, xuất hiện các khu vực dân cư có số ca mắc tăng nhanh tại các phường Khâm Thiêm, Trung Phụng, Quốc Tử Giám, Văn Miếu, Phương Liên, Khương Thượng, Thổ Quan.

    Để kịp thời triển khai các biện pháp an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, ngăn chặn dịch bệnh lây lan diện rộng trong cộng đồng, UBND quận Đống Đa yêu cầu từ 12h ngày 13/12, áp dụng các biện pháp hạn chế các hoạt động hội họp, sự kiện tập trung trên 20 người trong một phòng; không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện.

    Yêu cầu những người tham gia phải được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19, có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ, tuân thủ nghiêm ngặt 5K, cài đặt và quét mã QR.

    NÓNG: Hà Nội 1.000 ca, lần đầu top 1 cả nước về số ca mới. Quận đầu tiên hỏa tốc dừng ăn tại chỗ - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội đang có 438 F0 điều trị tại nhà, bệnh nhân nặng và nguy kịch đang tăng lên

    Sáng 13/12, theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, thống kê nhanh từ ngày 10/11 đến hết ngày 12/12, trên địa bàn thành phố đã ghi nhận 14.405 ca mắc (trung bình 232,32 ca/ngày), trong đó có 5.370 ca tại cộng đồng (chiếm 37,28%).

    Tính đến hết ngày 12/12, có 9.017 trường hợp F0 ở Hà Nội đang được điều trị, trong đó có 6.084 F0 được điều trị tại các bệnh viện, cơ sở thu dung điều trị; 2.495 bệnh nhân không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ điều trị tại các trạm y tế lưu động; 438 F0 điều trị tại nhà.

    Cụ thể, 2 bệnh viện của trung ương là Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2 và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội điều trị 257 bệnh nhân. 28 bệnh viện của Hà Nội điều trị cho 1.963 bệnh nhân.

    Cơ sở thu dung điều trị thành phố tiếp nhận điều trị cho 3.864 người, trong đó cơ sở ký túc xá Phenikaa (540 người), cơ sở điều trị Đền Lừ III (844 người), cơ sở điều trị Thượng Thanh (718 người), cơ sở điều trị Pháp Vân - Tứ Hiệp (1.762 người).

    Theo thống kê về tình hình điều trị Covid-19 của Bộ Y tế cập nhật đến tối 12/12, đại đa số các bệnh nhân Covid-19 ở Hà Nội không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, với số lượng F0 ở Hà Nội tăng trong 1 tuần gần đây, số bệnh nhân mức độ trung bình, nặng/nguy kịch cũng đang tăng lên.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phát hiện ca mắc Covid-19 về từ Hà Nội, gần 4.000 học sinh Lai Châu tạm thời nghỉ học

    Ông Tống Thanh Sơn, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Tè cho biết, qua rà soát, có 14 trường học ở huyện có người liên quan đến F0 mới ghi nhận này; trong đó có gần 4.000 học sinh ở 9 đơn vị trường tại các xã Ka Lăng, Bum Tở và thị trấn Mường Tè tạm thời phải nghỉ học.

    Các đơn vị trường cũng đã truy vết được gần 630 trường hợp F1, F2 là cán bộ, giáo viên, người lao động và học sinh.

    Hiện nay Phòng đã chỉ đạo các đơn vị có các F1, F2 tạm thời cho học sinh nghỉ học để chờ kết quả xét nghiệm chính thức của các trường hợp F1. Trong thời gian nghỉ học, đối với các đơn vị trường ở thị trấn thì sẽ tiếp tục giao bài cho các cháu để ôn tập. Còn đối với các đơn vị trường không có các F liên quan đến yếu tố dịch tễ thì vẫn hoạt động bình thường, đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch", ông Sơn cho biết.

    Ca sĩ Ngô Quốc Linh tiêm đủ vắc xin trước khi mất vì Covid-19. Mánh khoé lạ trốn cách ly tập trung - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Quảng Ngãi có 25 học sinh là F0, nhiều trường chuyển sang dạy trực tuyến

    Sáng 13/12, Sở Y tế Quảng Ngãi thông tin, tỉnh vừa ghi nhận thêm 97 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 47 ca cộng đồng.

    Đây là số ca được ghi nhận cao nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh, có 12 trường hợp là học sinh của Trường Tiểu học Nghĩa Thọ (xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa).

    Tính đến sáng 13/12, ổ dịch COVID-19 tại Trường Tiểu học Nghĩa Thọ có tổng cộng 26 ca, gồm 25 học sinh  và 1 giáo viên.

    Trước tình hình đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tư Nghĩa Nguyễn Đăng Vinh đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện thông báo cho hiệu trưởng các cơ sở gồm Trường Tiểu học Nghĩa Thọ, Trường Tiểu học Nghĩa Lâm, Trường Tiểu học Nghĩa Sơn và Trường Trung học Cơ sở Nghĩa Lâm dừng dạy trực tiếp để chuyển sang dạy học trực tuyến từ hôm nay.

    Theo báo Tin tức

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TP Cà Mau kêu gọi dân tự test Covid-19 với tần suất 3 lần/tuần

    Thành phố Cà Mau kêu gọi toàn dân thành phố hưởng ứng "chiến dịch xét nghiệm sàng lọc, sớm đẩy lùi COVID-19". Cách làm là mỗi hộ tự thực hiện test nhanh tại nhà cho tất cả thành viên trong gia đình và báo kết quả đến tổ COVID cộng đồng địa phương mình. Cứ 3 ngày tự test 1 lần. Các ngày test cụ thể là 13, 16, 19 tháng 12-2021.

    Người dân tự mua bộ test và tự thực hiện, với hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn báo chính quyền sẽ được hỗ trợ chi phí này.

    Với hơn 120.000 dân, chi phí bình quân các mẫu test gộp thực tế đã triển khai khoảng 30.000 đồng/người/lần, chiến dịch này người dân TP Cà Mau sẽ tốn khoảng 10 tỉ đồng. Tuy nhiên, có thể chính quyền sẽ chịu một phần do chính sách hỗ trợ chi phí test cho hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn.

    Theo PLO

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đồng Nai đã có hơn 1.000 bệnh nhân tử vong do Covid-19

    Sáng 13-12, theo báo cáo nhanh của Trung tâm Chỉ huy điều hành phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Đồng Nai, trong tuần qua tỷ lệ ca mắc mới giảm hơn 29%, ca mắc cộng đồng giảm hơn 23%. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong tăng hơn 120%.

    Trong một tuần ngày qua, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 2.778 ca mắc mới, giảm 29,11% so với 7 ngày trước đó. Số ca mắc trong cộng đồng cũng giảm 23,33%. Thêm 139 bệnh nhân tử vong, tăng hơn 120% so với tuần trước. Tổng số bệnh nhân mắc COVID-19 tử vong tính đến hết ngày 12-12 là 1.005 ca.

    Theo PLO

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lần đầu tiên một quận trung tâm Hà Nội chuyển "nguy cơ cao", liệu có siết chặt hoạt động dịch vụ?

    Theo đánh giá cấp độ dịch của UBND TP. Hà Nội ngày 10/12, quận Đống Đa được xếp vào "vùng cam", tức nguy cơ cao, "dẫn đầu" số ca nhiễm với gần 2.200 ca kể từ đợt dịch thứ 4. Trong vòng 14 ngày gần đây, quận Đống Đa ghi nhận 1.336 F0 cộng đồng. Đây là lần đầu tiên một quận/huyện của Hà Nội được đánh giá nguy cơ cao.

    Quận này cũng chiếm 7 trên tổng số 13 phường, xã cấp độ 3 (Khâm Thiên, Trung Phụng, Quốc Tử Giám, Văn Miếu, Phương Liên, Khương Thượng, Thổ Quan).

    Trước đó, Hà Nội cho phép các quận, huyện, thị xã căn cứ cấp độ dịch tại xã, phường, thị trấn, có thể hạn chế hoặc dừng hoạt động các dịch vụ không thiết yếu (như các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, các hoạt động, sự kiện tập trung đông người...).

    Ca sĩ Ngô Quốc Linh tiêm đủ vắc xin trước khi mất vì Covid-19. Mánh khoé lạ trốn cách ly tập trung - Ảnh 1.

    Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, người dân thắc mắc liệu quận Đống Đa có siết chặt hoạt động?

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bình Định ghi nhận thêm 393 ca Covid-19, có 301 ca cộng đồng

    Sáng 13-12, Tiểu ban Tuyên truyền, Vận động phòng chống Covid-19 tỉnh Bình Định đã thông tin về tình hình dịch bệnh Covid-19 ở địa phương này.

    Ca sĩ Ngô Quốc Linh tiêm đủ vắc xin trước khi mất vì Covid-19. Mánh khoé lạ trốn cách ly tập trung - Ảnh 1.

    Thông tin về tình hình dịch bệnh Covid-19 ở Bình Định tính đến sáng 13-12

    Theo đó, tính đến sáng cùng ngày, Bình Định ghi nhận thêm 393 ca mới, nâng tổng số ca mắc ở địa phương này lên 7.716. Trong đó có 301 ca lây nhiễm trong cộng đồng.

    TP Quy Nhơn vẫn là địa phương của tỉnh Bình Định tiếp tục ghi nhận số trường hợp mắc Covid-19 cao nhất với 195 ca, tiếp theo là thị xã An Nhơn và huyện Phù Mỹ mỗi địa phương 62 ca, huyện Tuy Phước 35 ca, huyện Phù Cát 26 ca, huyện Tây Sơn 9 ca…

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nghệ An khống chế dịch Covid-19 ở huyện Con Cuông

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An cho biết, từ 18 giờ ngày 12/12 đến 6 giờ ngày 13/12, Nghệ An phát hiện 60 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.

    Trong đó có 4 trường hợp được ghi nhận trong cộng đồng, 1 trường hợp trong vùng phong tỏa, 43 trường hợp là F1, 11 trường hợp từ các tỉnh miền Nam trở về quê, 1 trường hợp từ Hà Nội trở về; 11 trường hợp có triệu chứng và 41 trường hợp không có triệu chứng bệnh.

    Tại Nghệ An, dịch Covid-19 đang tiếp tục diễn biến phức tạp với việc liên tục xuất hiện các trường hợp dương tính trong cộng đồng và trong khu vực phong tỏa. Ở một số địa phương của tỉnh dịch đã xâm nhập vào trường học, các bản làng miền núi, gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch.

    Huyện miền núi Con Cuông đang có dịch đang diễn biến phức tạp nhất hiện nay ở Nghệ An. Cán bộ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã trực tiếp có mặt tại địa phương để kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch.

    Theo báo Tin Tức

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ca sĩ Ngô Quốc Linh đã tiêm đủ liều vắc xin, bệnh vẫn trở nặng do bệnh nền

    Thông tin này được ca sĩ Long Nhật chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với VTC News. Long Nhật cho biết thêm, Quốc Linh không biết mình mắc Covid-19, sau khi đi hát về có sốt nhẹ và đau đầu, hai vợ chồng test nhanh cả 2 lần đều cho kết quả âm tính.

    Hai vợ chồng nhập viện 8 ngày trước, bệnh tình của Quốc Linh chuyển biến nặng do có bệnh lý nền về phổi dù đã tiêm đủ liều vắc xin.

    "Khi hai vợ chồng vô Bệnh viện Xuyên Á, vợ Quốc Linh cũng là F0 thì chữa được, mà Quốc Linh thì không qua khỏi. Cách đây mấy ngày tôi gọi điện thoại, vợ Quốc Linh nói hai vợ chồng khỏe rồi, nói tôi đi Hà Nội về thì chạy qua nấu đồ ăn. Trong bệnh viện, Linh luôn nhắn thương anh Nhật, nào ngờ em đi nhanh quá, Covid-19 diễn tiến quá nhanh", Long Nhật nói.

    Ca sĩ Ngô Quốc Linh tiêm đủ vắc xin trước khi mất vì Covid-19. Mánh khoé lạ trốn cách ly tập trung - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hải Dương thay cấp độ dịch, Hải Phòng thêm hàng trăm ca dương tính

    Theo thống kê của Sở Y tế Hải Dương, từ ngày 12/10 đến nay tỉnh này ghi nhận tổng số 1.264 ca mắc COVID-19. Trong đó, 131 trường hợp có yếu tố dịch tễ đi từ vùng có dịch về và 763 trường hợp là F1 của những ca bệnh này.

    Riêng ngày 12/12, tỉnh Hải Dương ghi nhận thêm 40 ca dương tính SARS-CoV-2, đa số là F1 của các ca bệnh ghi nhận trước đó. Huyện Tứ Kỳ ghi nhận thêm nhiều ca bệnh, liên quan các ổ dịch tại các doanh nghiệp như: Công ty GFT, Công ty giày da Đức Hiếu, Công ty Zhixing, Công ty K&A.

    Trong khi đó tại Hải Phòng, tính từ ngày 27/4 đến nay thành phố ghi nhận 2.535 ca COVID-19. Riêng ngày 12/12 ghi nhận 234 ca dương tính SARS-CoV-2. Trong đó, huyện Thủy Nguyên (60 ca), An Dương (42 ca), quận Lê Chân (23 ca), Ngô Quyền (21 ca) và 10 quận huyện khác đều ghi nhận thêm nhiều ca bệnh.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    [Infographic] Những giai đoạn của bệnh Covid-19 và dấu hiệu F0 trở nặng

    Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 và định hướng xử trí, cách ly, điều trị cho thấy có 10 dấu hiệu, biểu hiện F0 trở nặng và 3 giai đoạn của bệnh Covid-19.

    Gần 1.000 nhân viên y tế TP.HCM nghỉ việc, Thủ tướng chỉ đạo khẩn. F0 cộng đồng ở Hà Nội đạt đỉnh - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bộ Y tế cho phép Hà Nội sử dụng kết quả test nhanh để xác định F0

    Theo đó, có 3 trường hợp để xác định một người nhiễm SARS-CoV-2.

    Thứ nhất là người có xét nghiệm dương tính bằng RT-PCR.

    Thứ 2 là trường hợp bệnh nghi ngờ có kết quả test nhanh kháng nguyên dương tính. Test nhanh do Bộ Y tế cấp phép và do nhân viên y tế thực hiện hoặc người nghi nhiễm thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế.

    Thứ 3, là những người không có triệu chứng, có yếu tố dịch tễ hoặc tiếp xúc gần với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc Covid-19 trong khoảng 14 ngày và có kết quả test nhanh kháng nguyên dương tính với 2 loại test nhanh khác nhau (test nhanh do Bộ Y tế cấp phép và do nhân viên y tế thực hiện). Trong trường hợp chỉ có kết quả dương tính với một loại test nhanh thì cần phải có xét nghiệm RT-PCR để khẳng định.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Người đã tiêm mũi 1 vắc xin Pfizer hoặc AstraZeneca có thể tiêm mũi 2 là Moderna

    Hội đồng tư vấn chuyên môn về sử dụng vắc xin của Bộ Y tế đã họp và đưa ra khuyến cáo trong trường hợp bất khả kháng khi nguồn cung vắc xin phòng Covid-19 mũi 1 đã tiêm không còn sản xuất hoặc cung ứng không kịp thời để cung cấp cho mũi nhắc lại thì có thể sử dụng mũi nhắc lại bằng vắc xin khác, theo đó:

    - Nếu tiêm mũi 1 bằng vắc xin do Astrazeneca sản xuất thì có thể tiêm mũi 2 bằng vắc xin do Pfizer hoặc Moderna sản xuất;

    - Nếu mũi 1 tiêm vắc xin do Moderna sản xuất thì mũi 2 có thể tiêm vắc xin do Pfizer sản xuất và ngược lại.

    Trên cơ sở ý kiến của Hội đồng nêu trên, để sử dụng vắc xin hợp lý, an toàn và hiệu quả vắc xin do Moderna sản xuất, tiếp theo công văn số 6030/BYT-DP ngày 27/7/2021 và công văn số 7548/BYT-DP ngày 10/9/2021, Bộ Y tế hướng dẫn như sau:

    Những người đã tiêm mũi 1 vắc xin nào thì tốt nhất tiêm mũi 2 bằng vắc xin đó.

    Trong trường hợp nguồn vắc xin hạn chế, có thể phối hợp tiêm mũi 2 vắc xin do Moderna sản xuất cho người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin do Pfizer hoặc Astrazeneca sản xuất.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tung lực lượng truy bắt khẩn người phụ nữ trốn cách ly tập trung dù về từ Ả Rập Xê Út

    Gần 1.000 nhân viên y tế TP.HCM nghỉ việc, Thủ tướng chỉ đạo nóng. F0 cộng đồng ở Hà Nội đạt đỉnh - Ảnh 1.

    Lúc 15h40 ngày 11/12, Trường Quân sự Quân khu 5 (đóng tại phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ) tiếp nhận 51 công dân từ Ả Rập Xê Út nhập cảnh Đà Nẵng trên chuyến bay VN5088.

    Trong quá trình vào khu cách ly tập trung, nữ công dân Chamaléa Thị Thập (SN 1983, quê xã Phước Chính, huyện Bắc Ái, tỉnh Ninh Thuận) đã lợi dụng lúc đi vệ sinh để bỏ trốn.

    Chi tiết tại:

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Sản phụ cùng con trai tử vong ở viện, chồng tố 'bác sĩ tắc trách, mặc bệnh nhân đau đớn'

    Sau cái chết của vợ con, chồng nạn nhân là anh Y M.N. (SN 1980, buôn Wik, xã Ea Hồ, huyện Krông Năng) gửi đơn trình báo đến cơ quan chức năng và cho rằng, các bác sĩ ở Trung tâm y tế huyện này "tắc trách" khiến vợ con anh tử vong.

    PV Lao Động đã liên hệ với ông Trần Ngọc Anh - Giám Đốc Trung tâm y tế huyện Krông Năng thì được biết Thanh tra đơn vị đang vào cuộc xác minh vụ việc trên.

    Theo ông Anh thì nguyên nhân khiến chị M. được giữ lại viện theo dõi dù thai nhi ổn định vì tình hình dịch Covid-19 ở khu vực sản phụ sinh sống đang phức tạp.

    "Sự việc này xảy ra quá nhanh, các bác sĩ khó trở tay kịp. Ban giám đốc đã họp hội đồng và kết luận nguyên nhân sản phụ này tử vong là do bị thuyên tắc ối. Tuy nhiên, cần có thêm thời gian để cơ quan chức năng làm rõ vụ việc để báo cáo cấp trên", ông Anh nhấn mạnh với nguồn trên.

    Xem đầy đủ diễn biến vụ việc tại:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ca mắc mới ở Đà Nẵng tăng cao kỷ lục, hơn gấp đôi đỉnh dịch đợt 4

    Trong ngày 12/12, Đà Nẵng ghi nhận 442 ca mắc Covid-19 mới. Đây là số ca mắc mới ghi nhận trong ngày cao nhất từ trước đến nay tại thành phố này, nhiều hơn gấp đôi so với đỉnh dịch đợt 4.

    Hầu hết các ca mắc mới được ghi nhận trong ngày đều là F1 của các F0 là công nhân Công ty Matrix (đóng tại quận Liên Chiểu, Đà Nẵng).

    Công ty Matrix là đơn vị đã phát hiện ra cùng lúc hơn 100 ca mắc mới vào những ngày trước đó.

    Đánh giá nguyên nhân có số ca mắc lớn (hơn 200 ca tại Công ty Matrix), lãnh đạo quận Liên Chiểu cho rằng các phân xưởng là môi trường kín, sử dụng điều hòa chung trong xưởng, do vậy khi có ca bệnh thì rất dễ phát tán và lây lan mầm bệnh cho nhiều công nhân khác.

    Theo Tuổi Trẻ

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Gần 1.000 nhân viên y tế ở TP HCM nghỉ việc, Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế có giải pháp

    Văn phòng Chính phủ vừa có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng chống dịch Covid-19.

    Theo văn bản này, Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Y tế rút kinh nghiệm để chủ động chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan làm tốt hơn công tác truyền thông trong phòng chống dịch Covid-19.

    Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Y tế phải có giải pháp phù hợp để kịp thời khắc phục tình trạng không ít nhân viên y tế đang nghỉ việc, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM.

    Theo Người lao động

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số F0 cộng đồng ở Hà Nội cao nhất từ trước đến nay

    Trong số các trường hợp mắc mới có 357 ca cộng đồng, 472 ca trong khu cách ly và 66 ca trong khu phong toả.

    Số ca mắc mới phân bố tại 237 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện: Hoàng Mai (160), Đống Đa (102), Thanh Xuân (61), Gia Lâm (59), Bắc Từ Liêm (57), Thường Tín (50), Tây Hồ (47), Đông Anh (44), Sóc Sơn (34), Hoàn Kiếm (30), Hai Bà Trưng (29), Hà Đông (24), Hoài Đức (23), Phú Xuyên (21), Thanh Oai (18), Thạch Thất, Chương Mỹ (17), Ba Vì (13), Sơn Tây (12), Ba Đình, Mê Linh, Nam Từ Liêm (11), Quốc Oai, Long Biên (10), Đan Phượng (7), Phúc Thọ, Cầu Giấy (5), Mỹ Đức (4), Thanh Trì (2), Ứng Hòa (1).

    Cộng dồn số ca mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4 đến nay) là 18.448 ca.

    Gần 1.000 nhân viên y tế TP.HCM nghỉ việc, Thủ tướng chỉ đạo nóng. F0 cộng đồng ở Hà Nội đạt đỉnh - Ảnh 1.

    Biểu đồ ca mắc của Hà Nội từ ngày 10/11 đến 12/12.


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngày 12/12: Có 14.638 ca mắc Covid-19, Hà Nội tăng kỷ lục chưa từng có với 980 ca

    Tính từ 16h ngày 11/12 đến 16h ngày 12/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 14.638 ca nhiễm mới, trong đó 17 ca nhập cảnh và 14.621 ca ghi nhận trong nước (giảm 1.483 ca so với ngày trước đó) tại 58 tỉnh, thành phố (có 9.377 ca trong cộng đồng).

    - Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. H CM (1.216), Hà Nội (980), Tây Ninh (920), Đồng Tháp (745), Bến Tre (722), Cà Mau (675), Cần Thơ (669), Khánh Hòa (590), Vĩnh Long (584), Bạc Liêu (563), Sóc Trăng (524), Trà Vinh (475), Đà Nẵng (442), Kiên Giang (384), Bà Rịa - Vũng Tàu (381), Bình Dương (375), Tiền Giang (367), Đồng Nai (366), Thừa Thiên Huế (359), Hậu Giang (338), An Giang (319), Đắk Lắk (315), Bình Định (279), Bình Thuận (256), Lâm Đồng (194), Bắc Ninh (189), Hải Phòng (123), Thanh Hóa (109), Ninh Thuận (94), Hà Giang (92), Hưng Yên (92), Phú Yên (82), Long An (75), Đắk Nông (74), Quảng Nam (74), Nghệ An (63), Thái Nguyên (61), Thái Bình (45), Quảng Ngãi (44), Hải Dương (42), Quảng Trị (36), Quảng Bình (36), Nam Định (32), Vĩnh Phúc (32), Lạng Sơn (28), Quảng Ninh (25), Sơn La (21), Phú Thọ (20), Yên Bái (18), Hà Tĩnh (15), Hòa Bình (13), Cao Bằng (12), Tuyên Quang (10), Hà Nam (10), Bắc Giang (9), Điện Biên (4), Gia Lai (2), Lai Châu (1).

    - Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bình Phước (-1.164), Hồ Chí Minh (-225), Khánh Hòa (-204).

    - Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (+432), Đắk Lắk (+315), Đà Nẵng (+256).

    - Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 14.833 ca/ngày.

    Gần 1.000 nhân viên y tế TP.HCM nghỉ việc, Thủ tướng chỉ đạo nóng. F0 cộng đồng ở Hà Nội đạt đỉnh - Ảnh 1.

    Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam tính đến ngày 12/12

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại