Cập nhật lúc

Omicron: Nam Phi báo động về 1 điều chưa từng thấy - Nguy cơ thế giới "đứng yên" hơn 40 ngày vì TQ?

Tình hình thế giới ngày 4/12 tiếp tục có những diễn biến đáng chú ý.

Omicron: Nam Phi báo động về 1 điều chưa từng thấy - Nguy cơ thế giới "đứng yên" hơn 40 ngày vì TQ?
18
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Áp lực lạm phát của Việt Nam đang ở đâu khi so với Mỹ, Philippines hay Ấn Độ?

    Báo cáo HSBC nhấn mạnh, mặc dù chỉ số lạm phát toàn phần có gia tăng, nhưng trong nhiều năm qua, chỉ số này hiếm khi cao trở lại như thời điểm cuối năm 2019. Thực tế, có thể tính đến trong nhiều thập kỷ qua, hầu như chỉ số này chưa ghi nhận lập đỉnh ở bất kỳ khu vực nào.

    Quan trọng hơn nữa, lạm phát cơ bản hầu như không tác động đáng kể, chỉ tăng nhẹ dần đều, gần tương đương mức thấp nhất kể từ đầu những năm 2000.

    Omicron: Nam Phi báo động về 1 điều chưa từng thấy - Nguy cơ thế giới đứng yên hơn 40 ngày vì TQ? - Ảnh 1.

    Trong nhóm các nền kinh tế mà HSBC khảo sát, lạm phát của New Zealand đang ở mức cao nhất, theo sau là Philippines và Ấn Độ. Trước đó, ngân hàng trung ương New Zealand đã có động thái tăng lãi suất.

    Trong khi đó, lạm phát của Việt Nam đang ở mức tương đối thấp, nhất là khi so với các quốc gia trong khu vực. HSBC dự báo, lạm phát sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới. Tại Ấn Độ, lạm phát CPI toàn phần đã giảm trong phạm vi mục tiêu, nhưng hiệu ứng cơ sở và tăng trưởng khá lành mạnh có thể đẩy lạm phát tăng lại trong vài tháng tới.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngấm đòn trừng phạt từ phương Tây, Belarus tìm đến Nga và Trung Quốc

    Lần trừng phạt mới từ Mỹ, Liên minh châu Âu đã gây áp lực đáng kể cho chính phủ Belarus, nhằm buộc quốc gia này phải ngừng hành động đưa người di cư bất hợp pháp từ Trung Đông, châu Phi và Afghanistan tới châu Âu, trung chuyển qua lãnh thổ Belarus. Họ cho rằng, cuộc khủng hoảng di cư Belarus là bất thường, nhằm gây bất ổn cho các nước châu Âu; là quân bài chính trị để châu Âu gỡ bỏ trừng phạt liên quan đến các vấn đề nhân quyền và bầu cử.

    Theo chân Mỹ và EU, Anh và Canada cũng vừa mới áp đặt các biện pháp trừng phạt mới. Ngoại trưởng Canada cho biết, 24 cá nhân và 7 thực thể đã bị Canada trừng phạt liên quan đến khủng hoảng di cư.

    Mỹ đánh giá Việt Nam không thao túng tiền tệ; Nguy cơ thế giới đứng yên hơn 40 ngày vì Trung Quốc? - Ảnh 1.

    EU nhất trí tăng cường các biện pháp trừng phạt một số cá nhân và thực thể Belarus với cáo buộc liên quan cuộc khủng hoảng di cư. (Nguồn: AP)

    Nhiều cổ phiếu các công ty bị trừng phạt lần này đã bị tụt giảm đáng kể. Hãng hàng không quốc gia Belarus Belavia đã phải giảm gần một nửa đội bay của mình vì lệnh trừng phạt mới. Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko hôm qua thừa nhận, nền kinh tế đất nước đang chịu áp lực từ bên ngoài với quy mô và chiều sâu chưa từng có. Trong khi, Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố, các lệnh trừng phạt đang bóp nghẹt đất nước và ảnh hưởng xuất đến cuộc sống của người dân.

    Trong bối cảnh căng thẳng như vậy, sự kiện Tổng thống Belarus hôm qua ký một chỉ thị về phát triển quan hệ giữa Belarus và Trung Quốc đã được dư luận đặc biệt quan tâm. Văn kiện này nhằm củng cố quan hệ đối tác chiến lược giữa Minsk và Bắc Kinh cho giai đoạn 2021-2025, tập trung vào hợp tác chính trị, giữ gìn các giá trị hữu nghị và ủng hộ lẫn nhau, củng cố hợp tác thương mại, kinh tế, tài chính và đầu tư, thực hiện sáng kiến Vành đai và Con đường.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ đánh giá Việt Nam không thao túng tiền tệ

    Ngày 3/12 (theo giờ Washington), Bộ Tài chính Mỹ đã công bố báo cáo mới nhất về chính sách kinh tế vĩ mô và tiền tệ của các đối tác thương mại chủ chốt, trong đó kết luận Việt Nam không thao túng tiền tệ.

    TQ trừng phạt không báo trước, Litva choáng váng - Nguy cơ thế giới đứng yên hơn 40 ngày vì TQ? - Ảnh 1.

    Trụ sở Bộ Tài chính Mỹ ở thủ đô Washington D.C. Ảnh: treasury.gov

    Trong bản "Báo cáo Quốc hội về Chính sách hối đoái và kinh tế vĩ mô của các đối tác thương mại chủ chốt của Mỹ" được công bố trên trang chủ Bộ Tài chính Mỹ, cơ quan này đã đánh giá các chính sách của các đối tác thương mại lớn, chiếm hơn 80% kim ngạch hàng hóa thương mại và dịch vụ của Mỹ, trong bốn quí tính tới tháng 6/2021.

    Theo Đạo luật Thương mại và Cạnh tranh Omnibus năm 1988 (Đạo luật 1988), báo cáo kết luận rằng không có đối tác thương mại lớn nào thao túng tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ của mình với đồng USD của Mỹ nhằm mục đích ngăn cản việc điều chỉnh cán cân thanh toán hiệu quả hoặc nhằm giành lợi thế cạnh tranh không công bằng trong hoạt động thương mại quốc tế.

    Báo cáo kết luận Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) tiếp tục đáp ứng cả ba tiêu chí theo Đạo luật Xúc tiến và Tăng cường Thương mại năm 2015 (Đạo luật 2015) trong giai đoạn đánh giá, và thực tiễn tiền tệ của 12 nền kinh tế trong diện xem xét. Bộ Tài chính đã tiến hành phân tích tăng cường đối với các chính sách kinh tế vĩ mô và hối đoái của Việt Nam và Đài Loan.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Người dân Indonesia tháo chạy tán loạn khi núi lửa phun tro bụi dày đặc

    Người dân trên đảo Java, Indonesia đã phải tháo chạy khi một ngọn núi lửa đã phun dung nham kèm tro bụi lần thứ hai trong tháng.

    Các nhân chứng có mặt tại hiện trường cho biết lớp tro bụi dày đặc bốc lên từ ngọn núi lửa Semeru đã che kín ánh sáng mặt trời ở hai huyện tại Java. Chưa có thương vong nào được ghi nhận, công việc sơ tán được triển khai nhanh chóng. 

    Giới chức địa phương cho biết, một con đường và cầu ở thành phố Malang gần khu vực miệng núi lửa đã bị hư hại nghiêm trọng. Trong đợt phun trào lần thứ hai này, cường độ phun dung nham, tro bụi rất mạnh. Cơ quan chức năng cũng đã phát cảnh báo tới các hãng hàng không về lớp khói bụi có thể bay lên ở độ cao 1.500m.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Giới chuyên môn Đức, Áo bác bỏ 'thuyết âm mưu' liên quan việc tăng hạn sử dụng vaccine

    Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, nhiều trang tin của Áo và Đức dẫn lời nhà chức trách cho biết thời hạn sử dụng loại vaccine Comirnaty ngừa COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech tăng từ 6 tháng lên 9 tháng. Tuy nhiên, thông tin này đã bị một số người theo "thuyết âm mưu" nhìn nhận sai về bản chất vấn đề.

    Omicron: Nam Phi báo động về 1 điều chưa từng thấy - Nguy cơ thế giới đứng yên hơn 40 ngày vì TQ? - Ảnh 1.

    Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN

    Trang tin vienna.at của Áo ngày 3/12 cho biết công cụ kiểm chứng thông tin của hãng thông tấn Áo (APA-Factcheck) đã phát hiện một chủ đề đang lan truyền trên truyền thông xã hội về việc thời hạn sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech đã được gia hạn một cách "âm thầm và bí mật". Thông tin được lan truyền gắn với quy định tiêm chủng bắt buộc và lệnh phong tỏa mới ở Áo, hoặc so sánh với các vụ bê bối dán nhãn hạn sử dụng thực phẩm.

    Trên thực tế, truyền thông đã công khai đăng tải việc tăng thời hạn sử dụng vaccine này từ tháng 9 vừa qua. Cục An toàn y tế liên bang Áo (BASG) khẳng định việc tăng thời hạn sử dụng là quy trình thông thường đối với vaccine. Để giám sát độ an toàn của vaccine, việc thường xuyên đánh giá lại các yếu tố của sản phẩm là cần thiết. 

    Theo BASG, vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech đã có hàng chục thay đổi, và tất cả đều được Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) liệt kê một cách minh bạch. BASG đã ghi lại những thay đổi quan trọng nhất đối với vaccine của Pfizer/BioNTech trong năm nay. 

    Theo đó, vào tháng 9 vừa qua, thời hạn sử dụng vaccine Comirnaty ngừa COVID-19 đã được tăng từ 6 tháng lên 9 tháng với điều kiện vaccine được bảo quản ở nhiệt độ dưới -60 độ C. 

    Thay đổi này đã được BASG thông báo rõ từ ngày 20/9, không phải được thực hiện một cách "âm thầm và bí mật", cũng không phải mới được thực hiện tháng 11 vừa qua khi Chính phủ Áo thực hiện lệnh phong tỏa mới và tiêm chủng bắt buộc.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bỏ hàng trăm euro mua tay giả để tránh tiêm vaccine Covid-19

    Một người đàn ông ở Italy đã bỏ hàng trăm euro để mua tay giả và đeo vào nhằm tránh tiêm vaccine Covid-19 ở Biella, một thành phố thuộc vùng Piemonte.

    Người đàn ông 50 tuổi này vì muốn tránh tiêm vaccine nhưng vẫn muốn có thẻ xanh - chứng nhận đã tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 hoặc đã khỏi bệnh do mắc Covid - đã ký vào đơn đồng ý tiêm chủng và vén tay áo cho nhân viên y tế tiêm vaccine.

    Omicron: Nam Phi báo động về 1 điều chưa từng thấy - Nguy cơ thế giới đứng yên hơn 40 ngày vì TQ? - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa: Piero Tenagli

    Tuy nhiên, khi nhân viên y tế chạm vào phần tay giả, cô nhận ra điều gì đó bất thường nên đã yêu cầu người đàn ông này cởi áo sơ mi ra để kiểm tra và phát hiện ra đó là tay giả. Nhân viên y tế này cho biết, mặc dù chiếc tay giả được thiết kế rất tinh vi nhưng nó không giống lắm về màu sắc và cô không hề thấy ven trên cánh tay này.

    Người đàn ông trên vẫn cố gắng thuyết phục nhân viên y tế "nhắm mắt làm ngơ" và tiêm vaccine vào chiếc tay giả này nhưng nhân viên y tế không đồng ý. Người đàn ông này có thể đối mặt với những cáo buộc về tội lừa đảo.

    Vụ việc trên diễn ra giữa bối cảnh Italy đang thắt chặt các quy định với những người chưa tiêm vaccine Covid-19./

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tình báo Mỹ: Nga lên kế hoạch tấn công Ukraine với 175.000 quân, sớm nhất đầu năm sau

    Washington Post đưa tin, giữa bối cảnh căng thẳng Nga – Mỹ gia tăng trước nguy cơ Nga hành động quân sự với Ukraine, tình báo Mỹ tiết lộ, điện Kremlin đang lên kế hoạch tấn công trên các mặt trận sớm nhất là vào đầu năm sau với 175.000 binh lính.

    Một quan chức giấu tên trong chính quyền Tổng thống Biden cũng cho biết, kế hoạch trên sẽ bao gồm sự di chuyển ồ ạt của 100 tiểu đoàn chiến thuật cùng với xe bọc thép, pháo binh và các trang thiết bị.

    Theo tài liệu tình báo mà Washington Post có được, điện Kremlin đang huy động binh lính về phía biên giới với Ukraine trong khi yêu cầu Washington đảm bảo rằng Ukraine sẽ không gia nhập NATO, đồng thời đề nghị liên minh này phải hạn chế các hành động quân sự trong và xung quanh lãnh thổ Ukraine.

    Cuộc khủng hoảng hiện nay đã làm dấy lên mối lo ngại về một cuộc xung đột ở châu Âu và diễn ra trước thềm Thượng đỉnh trực tuyến có thể diễn ra vào tuần sau giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin.

    Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov đã bày tỏ lo ngại về các hoạt động tăng cường quân sự gần biên giới Nga và Ukraine. Ông Oleksii Reznikov cho biết, số lượng binh lính của Nga ở biên giới hiện ước tính khoảng 94.300 người.

    "Thời gian Nga sẵn sàng leo thang căng thẳng có thể là vào cuối tháng 1", ông Reznikov nhận định, song cho rằng đây chỉ là một kịch bản "có thể xảy ra nhưng không chắc chắn và nhiệm vụ của chúng tôi là ngăn chặn nguy cơ này".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nam Phi báo động: Biến thể Omicron khiến số ca mắc tăng "chưa từng thấy" ở trẻ dưới 5 tuổi

    Biến thể Omicron có khả năng lây nhiễm cao đang hoành hành ở Nam Phi đã khiến số trẻ em dưới 5 tuổi phải nhập viện tăng bất thường, cố vấn y tế hàng đầu cho chính phủ Nam Phi nhận định.

    Sự gia tăng đáng báo động này có thể đặt cuộc chiến chống Covid-19 toàn cầu vào một giai đoạn mới giữa bối cảnh biến thể Omicron đang lây lan ra nhiều quốc gia trên thế giới. Các nhà khoa học Nam Phi cũng cho biết, biến thể mới đang lan nhanh hơn bất kỳ biến thể nào trước đó.

    Nam Phi báo động về điều chưa từng thấy do Omicron - Nguy cơ thế giới đứng yên hơn 40 ngày vì TQ? - Ảnh 1.

    Trong một cuộc họp báo trực tuyến, cố vấn chính phủ Nam Phi Waasila Jassat đã nói về tình hình tại tỉnh Gauteng – nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến thể mới.

    "Rõ ràng, tại Gauteng, sự gia tăng hàng tuần về số ca mắc và số ca nhập viện cao hơn so với trước đó. Chúng tôi đã chứng kiến sự tăng mạnh số ca nhập viện ở mọi nhóm tuổi nhưng đặc biệt đáng chú ý là những trẻ dưới 5 tuổi".

    Chuyên gia này cũng cho biết: "Tỷ lệ này ở những người dưới 5 tuổi hiện cao thứ hai, chỉ sau những người trên 60 tuổi. Xu hướng đang diễn ra hiện nay, rất khác với những gì chúng tôi từng chứng kiến trước đó, đó là sự gia tăng đặc biệt trong số ca nhập viện ở những trẻ dưới 5 tuổi".

    "Chúng ta thường chứng kiến trẻ em không bị tác động nặng bởi dịch Covid-19 trước đây và không có nhiều ca nhập viện. Tuy nhiên, trong làn sóng thứ ba, số bệnh nhân nhập viện là trẻ em dưới 5 tuổi và thanh thiếu niên đã gia tăng. Vào lúc bắt đầu của làn sóng dịch lần thứ tư, chúng tôi đã chứng kiến sự tăng mạnh ở tất cả lứa tuổi, đặc biệt ở trẻ dưới 5 tuổi".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hé lộ mức lương của các thủ lĩnh Taliban

    Cổng thông tin Afghanistan 8am.af dẫn các tài liệu cho biết, Thủ tướng Afghanistan Mullah Mohammad Hasan Akhund sẽ nhận mức lương 198.250 Afghani (2.000 USD) một tháng.

    Mỗi Phó Thủ tướng sẽ nhận được 183.000 Afghani (1.900 USD), Chánh án Tòa án Tối cao - 167.750 Afghani (1.750 USD), các bộ trưởng - 137.250 Afghani (1.430 USD) một tháng.

    Người đứng đầu Cơ quan tình báo - 137.250 Afghani (1.430 USD), người đứng đầu Cơ quan quản lý chính phủ - 122.000 Afghani (1.270 USD) một tháng.

    TQ trừng phạt không báo trước, Litva choáng váng - Nguy cơ thế giới đứng yên hơn 40 ngày vì TQ? - Ảnh 1.

    Mới đây, Taliban nhắc lại cam kết không cho phép bất kỳ cá nhân nào sử dụng lãnh thổ Afghanistan để đe dọa một quốc gia khác. (Ảnh: RIA)

    Trong khi đó, các thống đốc sẽ nhận được 91.500 Afghani (953 USD), thị trưởng Kabul - 106.750 Afghani (1.100 USD), và người đứng đầu Viện Hàn lâm Khoa học - 76.250 Afghani (792,6 USD) một tháng.

    Ngoài ra, tiền lương của viên chức sẽ được tính bằng công thức: tiền lương nhân hệ số thích hợp.

    Mức lương tối thiểu trong chính phủ là 5.000 Afghani (52 USD)/tháng, và mức lương tối thiểu trong cả nước là 3.000 Afghani (31,2 USD)/tháng.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng thống Biden: Mỹ sẽ khiến Nga “rất khó” để động binh với Ukraine

    Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 3/12 cam kết sẽ khiến cho Tổng thống Nga Vladimir Putin "rất khó" thực hiện hành động quân sự với Ukraine, đồng thời tiết lộ chính quyền Mỹ đang đưa ra những sáng kiến mới nhằm ngăn chặn điều mà Washington cho là sự "gây hấn từ Moscow".

    Tổng thống Biden đưa ra cảnh báo với Nga nhằm phản ứng trước mối lo ngại gia tăng về việc quân đội Nga tăng cường lực lượng gần biên giới với Ukraine và những tuyên bố ngày càng cứng rắn từ phía Moscow.

    "Những điều tôi đang làm là phối hợp những sáng kiến hợp lý và toàn diện nhất nhằm khiến cho Tổng thống Putin rất khó thúc đẩy và tiến hành những điều mà chúng ta lo ngại ông ấy sẽ làm", ông Biden nhận định với báo giới.

    TQ trừng phạt không báo trước, Litva choáng váng - Nguy cơ thế giới đứng yên hơn 40 ngày vì TQ? - Ảnh 1.

    Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: Getty

    Hiện có những tín hiệu cho thấy Nhà Trắng và điện Kremlin đang sắp xếp cuộc họp Thượng đỉnh vào tuần sau giữa Tổng thống Bien và Tổng thống Putin. Cố vấn các vấn đề đối ngoại của Tổng thống Putin, Yuri Ushakov nhận định với báo giới ngày 3/12 rằng kế hoạch cho cuộc họp này sẽ được sắp xếp trong những ngày tới, đồng thời cho biết thời gian cụ thể sẽ được thông báo sau khi hai bên nhất trí với nhau.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Những thói quen làm giảm khả năng miễn dịch ở người đã tiêm vaccine ngừa COVID-19

    Hút thuốc lá và uống rượu có thể làm giảm khả năng miễn dịch sau tiêm vaccine ngừa COVID-19. Kết luận này được các nhà khoa học Nhật Bản đưa ra sau khi tiến hành nghiên cứu mối liên hệ giữa việc hút thuốc, uống rượu và lượng kháng thể ở những người đã tiêm vaccine.

    Theo đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu nhằm xác định mối liên hệ giữa việc hút thuốc và uống rượu với lượng kháng thể IgG (Immunoglobulin G) chống lại các protein đột biến của virus SARS-CoV-2 ở những người đã tiêm hai mũi vaccine của hãng Pfizer/BioNTech.

    Trong nghiên cứu thực hiện từ năm 2020, các nhà khoa học đã tiến hành một loạt phân tích huyết thanh đối với 5.718 nhân viên tại 6 trung tâm nghiên cứu y tế quốc gia của Nhật Bản, trong đó 5.013 người đã tiêm hai mũi vaccine của Pfizer/BioNTech. Những người tham gia được chia thành 5 nhóm, gồm nhóm không bao giờ hút thuốc, nhóm đã từng hút thuốc, nhóm chỉ sử dụng các loại thuốc lá không đốt bằng nhiệt - HNB, nhóm chỉ hút thuốc lá thông thường và nhóm hút cả hai loại trên.

    Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đánh giá mức tiêu thụ rượu trung bình mỗi ngày và chia các tình nguyện viên thành 5 nhóm, gồm nhóm không uống rượu, nhóm không thường xuyên uống rượu (từ 1-3 ngày/tháng), nhóm uống 1 cốc masu/ngày (cốc uống rượu sake của Nhật Bản - tương đương 180ml), nhóm uống 1 - 1,9 cốc masu/ngày và nhóm uống 2 cốc masu/ngày. Độ tuổi trung bình của những người tham gia nghiên cứu là 41 tuổi, trong đó 72% là phụ nữ. Thời điểm thu thập mẫu máu cách mũi tiêm vaccine thứ hai trung bình 64 ngày.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng thống Mỹ Biden ký dự luật tránh cho chính phủ liên bang phải đóng cửa

    Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 3/12 đã ký một dự luật ngân sách ngắn hạn nhằm tránh cho chính phủ liên bang phải đóng cửa.

    Dự luật này cung cấp ngân sách tạm thời cho các hoạt động của chính phủ liên bang cho tới ngày 18/12 và điều này có nghĩa các nghị sỹ Mỹ sẽ tiếp tục phải cân nhắc một dự luật phân bổ ngân sách khác vào đầu năm sau.

    TQ trừng phạt không báo trước, Litva choáng váng - Nguy cơ thế giới đứng yên hơn 40 ngày vì TQ? - Ảnh 1.

    (Ảnh minh họa: Reuters)

    Dự luật này trước đó đã được lưỡng viện quốc hội thông qua mặc dù đã vấp phải sự phản đối với các nghị sỹ Cộng hòa, những người muốn sử dụng dự luật này để gây sức ép đối với Tổng thống nhằm bãi bỏ quy định bắt buộc tiêm phòng Covid-19 ở các doanh nghiệp tư nhân có ít nhất 100 nhân viên.

    Bế tắc này đã được giải quyết khi lãnh đạo đa số tại Thượng viện Charles Shumer đồng ý tổ chức bỏ phiếu đối với một dự luật sửa đổi nhằm không cấp ngân sách cho quy định vaccine của Tổng thống Biden. Ngay cả khi dự luật này vượt qua cửa Thượng viện thì cũng khó có thể được Hạ viện thông qua khi đảng Dân chủ đang chiếm đa số, chưa kể văn bản này sau đó có thể bị Tổng thống Biden phủ quyết./.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thế giới có nguy cơ "đứng yên" hơn 40 ngày vì quyết định của Trung Quốc?

    Do các quy định kiểm dịch nghiêm ngặt đối với thuỷ thủ đoàn, các nhà khai thác tàu trung chuyển tại các cảng ở miền nam Trung Quốc đã quyết định tạm ngừng dịch vụ ít nhất sáu tuần trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2022. Giới vận tải biển cho rằng đây là một quyết định có khả năng làm gia tăng tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đang căng thẳng.

    Các đại gia vận tải biển toàn cầu như Ocean Network Express, Hapag-Lloyd và Evergreen đều đã thông báo với khách hàng rằng họ tạm thời ngừng nhận các đơn hàng cho hàng hóa đi đến các cảng nhỏ ở đồng bằng sông Châu Giang và tỉnh Phúc Kiến với nguyên nhân nêu trên.

    "Việc tạm ngừng này là do yêu cầu cách ly Covid-19 đối với thủy thủ đoàn đi lại giữa miền nam Trung Quốc và Hồng Kông sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2022" trích thông báo của tập đoàn Hapag-Lloyd.

    "Điều này sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến hàng hóa di chuyển trực tiếp đến hoặc đi từ các cảng biển nước sâu lớn, nhưng có thể phát sinh một loạt vấn đề đi kèm. Ví dụ như, lượng hàng hóa vận chuyển từ các cảng nhỏ hơn có thể tăng lên sớm hơn thông thường".

    TQ trừng phạt không báo trước, Litva choáng váng - Nguy cơ thế giới đứng yên hơn 40 ngày vì TQ? - Ảnh 2.

    Cảng Yantian tại Thâm Quyến là một trong những cảng biển nhộn nhịp nhất trên thế giới.

    Ông Akhil Nair, Phó chủ tịch quản lý hãng vận tải toàn cầu và chiến lược đường biển tại Seko Logistics, cho biết quyết định tạm dừng đặt hàng của các công ty vận tải biển có vẻ nhằm tránh việc hàng hóa nhập khẩu dồn ứ tại các cảng lớn hơn tại quốc gia đông dân nhất thế giới.

    "Tôi nghĩ rằng họ không muốn lượng hàng hoá từ nước ngoài ùn ứ trong dịp Tết Nguyên đán khi số hàng này tập trung tại các cảng trung chuyển", ông Nair nói, "Với tình trạng ngày càng ít chỗ trống tại cảng vì bị tắc nghẽn, tôi cho đây là biện pháp thận trọng."

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đối đầu với Trung Quốc: Litva "cầu cứu" EU

    Trung Quốc trừng phạt không báo trước, Litva choáng váng - COVID-19: Đức công bố số liệu cực sốc - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa

    Căng thẳng giữa Litva và Trung Quốc đã leo thang sau khi truyền thông địa phương đưa tin rằng hàng hóa từ một số công ty của nước này bị cấm vào các cảng của Trung Quốc.

    Ngoại trưởng Litva Gabrielius Landsbergis gọi động thái của Trung Quốc là "lệnh trừng phạt không báo trước" và cho biết Litva sẽ nhờ Ủy ban châu Âu giúp đỡ giải quyết vấn đề. 

    Ông Landsbergis nói: "Việc một thành viên EU chịu trừng phạt - dù chỉ là một phần - là điều chưa từng có tiền lệ".

    Truyền thông Litva đưa tin rằng một số hàng hóa lâm nghiệp và đồ nội thất của nước này đang bị giữ lại tại các cảng sau khi Litva bị xóa khỏi hệ thống khai báo hải quan điện tử của Trung Quốc từ ngày 1/12. Litva chưa nhận được bất kỳ bình luận chính thức nào về vấn đề này từ Trung Quốc.

    Ủy ban châu Âu cho biết họ đang liên hệ với Litva và phái đoàn của EU tại Bắc Kinh để xác minh thông tin.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bộ trưởng Y tế Đức: Số người đang nhiễm COVID-19 chiếm đến hơn 1% dân số

    Bộ trưởng Y tế Đức mới đây cho biết số người đang nhiễm COVID-19 chiếm đến hơn 1% dân số nước này, đồng thời kêu gọi người dân nhanh chóng tiêm phòng vaccine COVID-19 nếu họ chưa làm điều đó.

    Theo đó, Viện Robert Koch ước tính có khoảng 925.800 người ở Đức hiện đang nhiễm COVID-19. Đức hiện đang đứng thứ 4 thế giới về số ca mắc COVID-19 chưa khỏi bệnh, sau Mỹ, Anh và Nga.

    Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn cho biết: "Nếu tất cả người trưởng thành ở Đức đều được tiêm chủng, đất nước sẽ không rơi vào tình huống khó khăn này."

    Tuyên bố trên được ông Spahn đưa ra vào một ngày sau khi các nhà lãnh đạo liên bang và tiểu bang công bố những hạn chế mới cứng rắn đối với những người chưa tiêm vaccine - khiến những người này không được đến nhiều địa điểm công cộng như các cửa hàng, nhà hàng...

    Chính phủ Đức cũng có kế hoạch đệ trình lên Quốc hội quy định tiêm vaccine bắt buộc đối với người dân nước này./.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lào khánh thành đường sắt cao tốc đầu tiên

    Theo VOV, chiều 3/12, tại thủ đô Vientiane, Lào, diễn ra Lễ khánh thành tuyến đường sắt cao tốc Lào - Trung đầu tiên của nước này. Đây là dự án có ý nghĩa lịch sử, là niềm tự hào, ước mơ của nhân dân các dân tộc Lào.

    Tuyến đường sắt cao tốc nối thủ đô Vientiane của Lào tới biên giới Trung Quốc chính thức đi vào hoạt động sau 5 năm triển khai, tuyến đường sắt có tổng chiều dài hơn 400km với tổng vốn đầu tư gần 6 tỷ USD, được xây dựng theo cơ chế hợp tác công tư (PPP); xây dựng, vận hành và chuyển giao (BOT) và cơ chế hợp tác giữa chính phủ với chính phủ (G to G).

    Theo mô hình đầu tư này, chính phủ Lào và Trung Quốc đã nhất trí thành lập công ty liên doanh giữa hai nước với tỷ lệ 30-70%. Phát biểu tại lễ khánh thành bằng hình thức trực truyến, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thoongloun Sisoulith nhấn mạnh.

    Đây là bước đột phá trong lĩnh vực giao thông vận tải của đất nước Lào. Việc đưa đường sắt vào khai thác có ý nghĩa lịch sử, mang tính chiến lược, hiện thực hóa giấc mơ biến Lào từ một nước không có biển thành một quốc gia kết nối ở khu vực, đặc biệt kết nối Lào với các quốc gia láng giềng theo hành lang kinh tế Bắc - Nam; Đông - Tây. Đây là tiền đề quan trọng giúp Lào ra khỏi nhóm các quốc gia kém phát triển, trở thành nước đang phát triển.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO khuyến cáo châu Á - Thái Bình Dương về làn sóng Covid-19 mới do biến thể Omicron

    Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế thế giới Takeshi Kasai hôm nay (3/12) cảnh báo, các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương phải chuẩn bị cho một làn sóng dịch Covid-19 mới do biến thể Omicron và cần tiếp tục duy trì cảnh giác.

    Phát biểu tại buổi họp báo ông Takeshi Kasai cho biết, biến thể phát hiện đầu tiên tại khu vực phía Nam châu Phi vào tháng trước và được WHO đưa vào danh sách biến thể đáng lo ngại. Hiện các nhà khoa học đang tiếp tục thu thập tin tức để xác định cơ chế lây nhiễm, mức độ nghiêm trọng do biến thể gây ra.

    Theo ông Kasai, biến thể Omicron đã xuất hiện tại hơn 20 nước và bắt đầu lan rộng đến châu Á trong tuần này, với các trường hợp thông báo tại Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia và Ấn Độ. Chính phủ nhiều nước cũng đã ngay lập tức đưa ra các biện pháp thắt chặt hoạt động đi lại.

     - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa: Getty

    Ông Kasai nhấn mạnh: "Covid-19 đã lan ra toàn thế giới và chúng ta không nên bất ngờ khi số ca sẽ tăng nhiều hơn trong thời gian tới. Nếu tình trạng lây nhiễm tiếp tục, virus sẽ lại biến đổi như sự xuất hiện của Omicron gần đây, nhắc nhở chúng ta cần phải cảnh giác. Kiểm soát biên giới có thể trì hoãn virus xâm nhập, nhưng các nước cần phải chuẩn bị cho các ca mắc mới gia tăng".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga thông báo đã định được thời điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tuyến Nga - Mỹ

    Ngày 3/12, Điện Kremlin thông báo Nga và Mỹ đã dự định được thời gian tổ chức hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Vladimir Putin và Tổng thống Joe Biden tới đây bằng hình thức trực tuyến. Tuy nhiên, Moskva đang đợi phía Washington thông qua lần cuối.

     - Ảnh 1.

    Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải). Ảnh: NY Post/TTXVN

    Hiện chưa rõ thời điểm diễn ra hội nghị thượng đỉnh sắp tới giữa hai nhà lãnh đạo Nga - Mỹ.

    Theo giới phân tích, tại hội nghị sắp tới, hai bên có thể trao đổi các vấn đề cùng quan tâm cũng như một số vấn đề gây căng thẳng quan hệ song phương, trong đó có Ukraine.

    Thời gian gần đây, giới chức Nga và Mỹ đã có hàng loạt cuộc tiếp xúc cấp cao, trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước được đánh giá đang ở mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh do căng thẳng liên quan một số vấn đề như an ninh mạng, Syria và Ukraine.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại