*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Tính đến sáng nay (13/7), nhiều nước châu Á tiếp tục bị dịch Covid-19 hoành hành, trong đó Indonesia đang trở thành ổ dịch nghiêm trọng nhất.
Dù các nghiên cứu về mũi tiêm vaccine Covid-19 thứ ba đang được tiến hành, các chuyên gia cho rằng vaccine vẫn hoạt động tốt, ngay cả trong việc chống lại biến thể Delta, và việc tiêm nhắc lại ở thời điểm hiện tại là không cần thiết.
Thông tin về việc tiêm mũi vaccine Covid-19 thứ ba đang nhận được nhiều sự quan tâm, tuy nhiên, có thể sẽ mất một khoảng thời gian nữa người dân Mỹ mới có thể được tiêm liều tăng cường này.
Nhà sản xuất Pfizer-BioNTech bất ngờ thông báo rằng, họ có kế hoạch xin cấp phép cho mũi tiêm nhắc lại ở Mỹ. Điều này đã làm dấy lên lo ngại trong công chúng về hiệu quả của vaccine Covid-19 đối với biến thể Delta dễ lây lan.
Pfizer cho biết họ dự kiến sẽ xin cấp phép mũi tiêm nhắc lại trong những tuần tới do khả năng chống lại virus SARS-CoV-2 của vaccine sẽ mất dần từ 6-12 tháng sau khi tiêm chủng đầy đủ với phác đồ 2 liều vaccine hiện tại.
Một người phụ nữ tiêm vaccine Pfizer ở Israel. Ảnh: AFP
Một số chuyên gia vaccine hàng đầu thế giới cho rằng, kế hoạch tiêm mũi nhắc lại của Pfizer là quá vội vàng. Họ lưu ý rằng tất cả các bằng chứng đều cho thấy vaccine Pfizer, Moderna và Johnson & Johnson vẫn có hiệu quả mạnh mẽ trong việc chống lại SARS-CoV-2.
Trong một tuyên bố chung, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã phản đối thông báo của Pfizer, lưu ý rằng các quan chức y tế công cộng sẽ đưa ra quyết định về việc tiêm nhắc lại, chứ không phải các công ty dược phẩm tư nhân.
"Những người Mỹ đã tiêm chủng đầy đủ không cần tiêm nhắc lại vào thời điểm này. Chúng tôi sẽ chuẩn bị cho các liều tăng cường chỉ khi khoa học chứng minh rằng chúng cần thiết", tuyên bố cho biết.
Mặc dù vậy, công chúng liên tục tìm kiếm thông tin về mũi tiêm nhắc lại trong bối cảnh lo ngại về sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta và nguy cơ lây nhiễm đột phá ở những người đã tiêm chủng. Bộ Y tế Israel hôm 5/7 cho biết, họ sẽ bắt đầu cung cấp liều vaccine Pfizer thứ ba cho người trưởng thành bị suy giảm hệ miễn dịch, bao gồm cả bệnh nhân ung thư và cấy ghép nội tạng. Đây là bước đầu tiên của Israel trong kế hoạch hướng tới việc tiêm vaccine tăng cường cho những đối tượng dễ bị tổn thương nhất.
Tại sao Pfizer tính tiêm tăng cường mũi thứ 3?
Tất cả các công ty sản xuất vaccine đã nghiên cứu các mũi tiêm nhắc lại trong nhiều tháng, đề phòng trường hợp cần thiết trong tương lai. Tuy nhiên, thông báo mũi tiêm nhắc lại sẵn sàng để xin phê duyệt của Pfizer đã gây bất ngờ.
Trong một thông cáo báo chí, Pfizer-BioNTech trích dẫn dữ liệu gần đây từ Bộ Y tế Israel thông báo rằng dù vaccine có hiệu quả khoảng 93% trong việc ngăn ngừa bệnh nghiêm trọng và nhập viện do Covid-19, nhưng chỉ có hiệu quả khoảng 64% trong việc ngăn chặn lây nhiễm đột phá hoặc lây nhiễm ở người đã tiêm chủng đầy đủ, có hoặc không có triệu chứng. Con số này giảm so với khoảng 95% vào tháng 5, trước khi biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao lưu hành ở nhiều nơi.
Các nghiên cứu khác từ Anh, Scotland và Canada cho thấy, vaccine Pfizer vẫn có hiệu quả khoảng 80-88% chống lại biến thể Delta.
Pfizer cho biết, việc tiêm nhắc lại sau khi tiêm liều vaccine thứ hai 6 tháng sẽ tăng gấp 5-10 lần hiệu lực của kháng thể chống lại chủng SARS-CoV-2 phiên bản gốc và biến thể Beta được phát hiện lần đầu tiên ở Nam Phi. Họ tin rằng vaccine tăng cường sẽ hoạt động tương tự đối với biến thể Delta.
"Dựa trên dữ liệu có sẵn cho đến nay, chúng tôi tin rằng có thể cần tiêm liều vaccine thứ ba trong vòng 6-12 tháng sau khi tiêm chủng đầy đủ", Pfizer cho biết.
Quan điểm của chuyên gia sức khỏe cộng đồng về việc tiêm nhắc lại
Một số chuyên gia sức khỏe công cộng đã chỉ trích thông báo của Pfizer. Giám đốc khoa học của Pfizer đã gặp các nhà khoa học hàng đầu của Mỹ để thảo luận về nghiên cứu. Sau cuộc gặp, các quan chức cho biết cần thêm dữ liệu cần thiết để xác định liệu có cần phải tiêm vaccine tăng cường hay không.
"Pfizer không quyết định khi nào chúng ta cần tiêm liều tăng cường, FDA, CDC và các cơ quan quản lý khác sẽ làm điều đó. Dữ liệu cần được công bố công khai và minh bạch", Tiến sĩ Carlos del Rio, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Y khoa Emory (Mỹ), cho biết.
Ông del Rio lưu ý rằng dữ liệu từ Israel cho thấy, vaccine vẫn có hiệu quả cao trong việc bảo vệ con người khỏi mắc bệnh nghiêm trọng. "Thay vì nghiên cứu về mũi tiêm nhắc lại, nên tập trung vào việc tiêm chủng cho những người chưa được tiêm vaccine", Tiến sĩ Carlos del Rio nói.
"Nếu bạn đã tiêm vaccine, bạn không cần để tâm nhiều tới liều tăng cường. Những người cần lo lắng là những người chưa được tiêm chủng. Việc tiêm mũi tăng cường là để có nhiều người hơn được tiêm vaccine. Càng nhiều người được tiêm chủng, khả năng lây truyền virus càng thấp", ông del Rio nói.
Giáo sư Paul A. Offit tại Đại học Pennsylvania và là thành viên ban cố vấn vaccine của FDA, cho biết, mặc dù điều quan trọng là phải nghiên cứu tính an toàn và hiệu quả của liều tăng cường để chuẩn bị cho trường hợp cần thiết, những bằng chứng hiện tại cho thấy vaccine vẫn có hiệu quả chống lại Delta và các biến thể khác.
Biến thể Delta hiện chiếm hơn 1/2 số ca lây nhiễm SARS-CoV-2 ở Mỹ. Đây thực thực sự là mối đe dọa đối với những người chưa tiêm chủng. Mặc dù vaccine Pfizer và những loại vaccine khác đang được sử dụng ở Mỹ giảm hiệu quả một chút trước biến thể Delta, nhưng chúng vẫn cung cấp khả năng bảo vệ đáng kể khỏi mắc bệnh nghiêm trọng hoặc nhập viện do Covid-19.
Moderna cho biết, các nghiên cứu sử dụng mẫu máu của những người đã tiêm chủng cho thấy vaccine vẫn có hiệu quả cao đối với biến thể Delta, chỉ "giảm nhẹ" ở các kháng thể chống lại virus trong các mẫu. Johnson & Johnson đã đưa ra 2 nghiên cứu cho thấy vaccine của họ vẫn có hiệu quả chống lại biến thể Delta dù hiệu quả giảm một chút.
Ai sẽ được tiêm liều vaccine thứ ba?
Do nhiều nơi trên thế giới vẫn có tỷ lệ tiêm chủng rất thấp và nguồn cung cấp vaccine còn hạn chế, hầu hết các chuyên gia y tế công cộng cho rằng việc tiêm liều bổ sung cho những người đã được tiêm chủng đầy đủ ở những nước giàu có là điều chưa thực sự cần thiết.
Tại Mỹ, gần 50% dân số đã được tiêm chủng đầy đủ. Nhưng ở Ấn Độ, chỉ khoảng 5% dân số đã tiêm chủng đầy đủ. Tại phần lớn khu vực châu Phi, chưa tới 1% người dân được tiêm vaccine. Mối lo ngại hiện tại là vẫn còn nhiều nơi trên thế giới chưa được tiêm chủng và sự xuất hiện của các biến thể mới.
"Cuộc sống của người Mỹ tiếp tục bị đe dọa nếu có những đợt bùng phát lớn ở những nơi khác với sự xuất hiện của nhiều biến thể hơn", Tiến sĩ Ashish K. Jha, trưởng khoa Y tế Công cộng thuộc Đại học Brown, cho biết.
Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phản đối kế hoạch của Pfizer nhằm xin cấp phép cho các mũi tiêm nhắc lại. "Ưu tiên bây giờ là tiêm chủng cho những người chưa được tiêm bất kỳ liều vaccine nào", ông Ghebreyesus nói.
Một số quốc gia đã và đang tiêm các liều vaccine tăng cường cho những người bị suy giảm hệ miễn dịch, bao gồm cả những người đã trải qua điều trị ung thư hoặc đã cấy ghép nội tạng. Kể từ tháng 4, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở Pháp đã thường xuyên tiêm mũi thứ ba của loại vaccine 2 liều cho những người có hệ miễn dịch kém. Israel cũng thông báo sẽ tiêm liều vaccine thứ ba cho những người trưởng thành dễ bị tổn thương.
Bên cạnh đó, Moderna đang chuẩn bị thử nghiệm tiêm liều thứ ba cho 120 người ghép tạng và Pfizer đang lên kế hoạch nghiên cứu 180 người lớn và 180 trẻ em có hệ miễn dịch kém.
Theo NY Times, ước tính có khoảng 5% dân số được cho là bị suy giảm hệ miễn dịch do tình trạng sức khỏe hoặc do điều trị bằng thuốc. Mặc dù sẽ mất vài tháng trước khi mũi tiêm nhắc lại được khuyến nghị cho người dân, nhưng nếu có, các quan chức y tế liên bang có thể sẽ cung cấp vaccine bổ sung cho những người dễ bị tổn thương với hệ thống miễn dịch kém.
Tiến sĩ Jha cho biết, cộng đồng y tế đang chờ hướng dẫn từ CDC và FDA về việc có nên tiêm liều nhắc lại cho những người bị suy giảm hệ miễn dịch và không nhận được sự bảo vệ sau khi tiêm chủng đầy đủ hay không. "Có một số dữ liệu cho thấy liều vaccine thứ ba sẽ giúp ích cho những đối tượng này. Các chuyên gia đang chờ khuyến nghị của CDC", ông Jha nói./.
Bấm link để đọc bài viết gốc: https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/lieu-vaccine-covid-19-thu-ba-co-can-thiet-trong-cuoc-chien-chong-bien-the-delta-873625.vov
Theo đài Sputnik (Nga), trái với suy nghĩ thông thường ngại sinh con ở thời điểm khủng hoảng, tỉ lệ trẻ sơ sinh ra đời ở Na Uy đã tăng lên đáng kể. Theo đó, chỉ trong nửa đầu năm nay, đã có thêm 1.157 đứa trẻ ra đời, tăng 4,4 % so với cùng kỳ năm ngoài.
Từ tháng 1 đến tháng 6, Na Uy đã ghi nhận tổng số 27.471 ca sinh trên cả nước, tính cả những bà mẹ sinh con lần đầu và những người đã từng sinh con trước đó.
Ở một số khu vực, mức tăng thậm chí còn đáng kể hơn. Chẳng hạn như hạt Sogn og Fjordane có tỉ lệ sinh đứng đầu danh sách, với mức tăng 37%, theo sau là Nordland, với mức tăng 20%.
Sự gia tăng này khiến các nhà nhân khẩu học tại Cơ quan Thống kê Na Uy (SSB) vô cùng bối rối, vì rõ ràng điều này đi ngược lại xu hướng sinh trì hoãn sinh con, hoặc không có con, trong thời kỳ khủng hoảng.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://baotintuc.vn/chuyen-la...
Anh, Mỹ, Canada, Singapore và Israel là những nước có tỷ lệ tiêm chủng vượt trội so với phần còn lại của thế giới. Song, do sự bùng phát của biến thể Delta, các quốc gia này vẫn đặt ra lộ trình 'sống chung với lũ'.
Chính phủ Anh mới đây đã thông báo dỡ bỏ lệnh hạn chế vào ngày 19/7, tuy nhiên quyết định này đã vấp phải sự phản đối của hơn 120 học giả vì họ cho rằng đây là bước đi quá mạo hiểm. Thủ tướng Boris Johnson hôm qua cho biết: "Chúng tôi sẽ cho phép người dân tự quyết định."
Tại Mỹ, các nhà hoạch định chính sách liên bang chủ yếu tập trung vào việc đưa ra hướng dẫn phòng dịch, thay vì áp đặt quy định bắt buộc. Hầu hết, quyết định về cách thức phòng dịch thường do các cơ quan và doanh nghiệp địa phương đưa ra. Do đó, mức độ hiệu quả tại các khu vực của Mỹ đang là không đồng đều.
Ở Canada, tính đến ngày 4/7, khoảng 69% dân số nước này đã tiêm ít nhất 1 liều vaccine, trong khi đó 36% người đã được tiêm đầy đủ. Vào ngày 1/7, phía tây Alberta đã dỡ bỏ gần như toàn bộ quy định hạn chế, trong đó có yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang khi ở không gian trong nhà.
Trong khi đó, những khu vực khác lại thận trọng hơn. Ở Ontario – tỉnh đông dân nhất Canada, khách hàng phải dùng bữa ở ngoài trời khi đến nhà hàng, không được phép vào trong nhà cho đến cuối tháng này. Ngoài ra, người dân vẫn phải đeo khẩu trang ở các sự kiện công cộng ngoài trời và hoạt động kinh doanh trong nhà.
Tại Singapore, giới chức đang lên kế hoạch ứng phó với Covid-19 như một dạng bệnh thông thường và cho biết quá trình chuyển đổi này sẽ diễn ra dần dần trong nhiều tháng. Hiện tại, số ca nhiễm ở quốc gia này đã giảm chỉ còn 1 con số.
Chính phủ nước này cho biết, họ đang hướng đến mục tiêu tiêm chủng đầy đủ cho 1 nửa trong số 5,7 triệu người vào cuối tháng 7 và 2/3 người dân vào ngày 9/8. Những cột mốc quan trọng này sẽ mở ra các chính sách mới, cho phép nhiều hoạt động xã hội và kinh tế hơn được diễn ra.
Israel vẫn đang tích cực ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Sau cuộc họp hôm thứ Tư tuần trước của các bộ trưởng cấp cao và quan chức y tế, chính phủ nước này cho biết quyết định của họ sẽ dựa theo số lượng các trường hợp nghiêm trọng.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://soha.vn/ty-le-tiem-vac...
Thái Lan vừa phê duyệt phương án cho bệnh nhân mắc COVID-19 triệu chứng nhẹ được tự cách ly và sử dụng các công cụ tự xét nghiệm tại nhà, trong bối cảnh hệ thống y tế đang đối mặt với đợt bùng phát chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
Theo hãng tin Reuters, cho đến nay, Thái Lan chủ yếu sử dụng biện pháp xét nghiệm RT-PCR nhưng tình trạng người dân xếp hàng dài chờ đợi tại cơ sở xét nghiệm ở Bangkok đã khiến giới chức y tế phải suy nghĩ lại về các biện pháp theo dõi lây nhiễm.
Thông báo được đăng trên tờ Royal Gazette hôm 13/7 cho hay bộ dụng cụ xét nghiệm kháng nguyên nhanh, mặc dù kém chính xác hơn RT-PCR, sẽ lên kệ tại các cửa hàng vào tuần tới. Một quan chức Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm cho biết đang nỗ lực để giữ mức giá của bộ dụng cụ tự xét nghiệm trên khoảng 100 baht (tương đương 70.000 đồng).
Cùng ngày, các nhà chức trách cũng cho phép bệnh nhân COVID-19 không có triệu chứng hoặc ở thể nhẹ được cách ly tại gia đình và cộng đồng, do gặp phải tình trạng quá tải sau nhiều ngày ghi nhận số ca mắc mới xấp xỉ 9.000 ca.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte ngày 12/7 đã thừa nhận chính phủ sai lầm khi vội nới lỏng các biện pháp ngừa COVID-19 hồi cuối tháng 6 trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 vẫn gia tăng.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte thừa nhận chính phủ sai lầm khi vội nới lỏng các biện pháp ngừa COVID-19. Ảnh: AFP
"Chúng tôi đã sai khi đánh giá tình hình… và xin lỗi vì điều đó. Những gì mà chúng tôi nghĩ có thể thực hiện cuối cùng đều không có kết quả tốt đẹp", tờ Politico dẫn lời phát biểu của nhà lãnh đạo Hà Làn trước các phóng viên.
Thủ tướng Rutte cũng xin lỗi về "cuộc họp báo tồi tệ" vào ngày 9/7, khi đó ông và Bộ trưởng Y tế Hà Lan Hugo de Jonge phủ nhận những lời chỉ trích rằng chính phủ đã nới lỏng các biện pháp hạn chế quá sớm.
Thủ tướng Rutte cho rằng do quá mải suy nghĩ về các biện pháp phòng dịch mới nên ông và Bộ trưởng Hugo đã không chuẩn bị tốt cho cuộc họp báo.
Cuối tuần qua, Hà Lan đã tái áp dụng một số biện pháp ngăn chặn sự gia tăng đột biến của các ca mắc COVID-19 trong hai tuần trở lại đây. Ngày 10/7, một lần nữa các câu lạc bộ đêm bắt buộc phải đóng cửa, trong khi các quán rượu và nhà hàng chỉ có thể mở cửa theo quy định giới hạn về sức chứa và sắp xếp chỗ ngồi đảm bảo giãn cách xã hội.
Cùng ngày, Hà Lan đã ghi nhận số ca mắc COVID-19 mới cao nhất trong 24 giờ kể từ tháng 12 năm ngoái. Số ca mắc trong ngày đã lên tới con số 10.000 ca, trong khi chỉ vài tuần trước, con số này chỉ gần 1.000. Phần lớn các ca mắc mới bị nhiễm biến thể Delta.
Tờ Pravda (Nga) dẫn các nguồn tin cho hay, theo nghiên cứu mới nhất, vắc xin ngừa COVID-19 của Nga là Sputnik V đã chứng minh được hiệu quả chống lại tất cả các biến chủng COVID-19 mới được biết đến.
Vắc xin Sputnik V là vắc xin COVID-19 đầu tiên được đăng ký trên thế giới và đã được phê duyệt ở 67 quốc gia kể từ khi được giới thiệu vào tháng 8 năm ngoái.
Loại vaccine này đã được nghiên cứu rộng rãi và kết quả mới nhất được công bố trên tạp chí khoa học Vaccines cho thấy thuốc có "hiệu lực mạnh" trong việc vô hiệu hóa một số biến thể của COVID-19, bao gồm cả biến thể Delta có khả năng lây truyền cao.
Dựa trên dữ liệu từ Mexico, Argentina, Serbia, Bahrain, Hungary và các quốc gia khác, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng Sputnik V có tác dụng vô hiệu hóa lần lượt:
- Biến thể Alpha - lần đầu tiên được xác định ở Vương quốc Anh
- Biến thể Beta - lần đầu tiên được xác định ở Nam Phi
- Biến thể Gamma - lần đầu tiên được xác định ở Brazil
- Biến thể Delta - lần đầu tiên được xác định ở Ấn Độ
- Các biến thể đặc hữu của COVID-19 ở Nga.
Bài báo cho hay: "Hiệu quả của Sputnik chống lại các biến thể Beta và Delta thấp hơn so với các chủng khác, nhưng vẫn cao hơn so với các vắc-xin khác".
"Không giống như các loại vắc xin do Pfizer và Moderna sản xuất, tiêm mRNA vào cơ thể người để huấn luyện các tế bào tạo ra kháng thể, Sputnik V sử dụng virus adenovirus ở người, một dạng virus corona bất hoạt. Phương pháp tiêm chủng này đã được thử nghiệm rộng rãi hơn một nửa thế kỷ qua, còn gần đây hơn 250 thử nghiệm lâm sàng về các loại vắc xin này đã được thực hiện," Viện Gamalei cho hay.
AstraZeneca sử dụng adenovirus có nguồn gốc từ tinh tinh, trong khi Johnson & Johnson sử dụng adenovirus ở người. Sputnik V vẫn chưa được Tổ chức Y tế Thế giới hoặc các cơ quan quản lý của EU chấp thuận mặc dù ngày càng có nhiều bằng chứng về tính an toàn và hiệu quả của nó.
Tạp chí y khoa uy tín của Anh The Lancet vào tháng 2 đã kết luận rằng vắc-xin do Nga sản xuất là an toàn và hiệu quả, trong khi dữ liệu thực tế được tổng hợp vào tuần trước bởi một tạp chí học thuật khác, Nature, "cho thấy nó an toàn và hiệu quả."
Trước đó, một bài viết từ Moscow Times cho biết đối với biến thể Delta, khả năng vô hiệu virus của Sputnik V bị giảm 3.1 lần, trong khi với biến thể Beta là 2.8 lần và Gamma là 2.5 lần.
Theo kết quả của một nghiên cứu chung giữa khoa Y trường Đại học Thammasat và Trung tâm Công nghệ Sinh học và Kỹ thuật di truyền quốc gia, mức độ kháng thể ở những người được tiêm chủng đầy đủ bằng vaccine Sinovac đã giảm 50% sau 40 ngày.
Phát hiện được tiến sỹ Anan Jongkaewwattana, Giám đốc nhóm nhiên cứu công bố. Kết quả nghiên cứu đối với 500 người, là những người được tiêm 2 liều vaccine ngừa Covid-19 của Sinovac chỉ ra rằng mức độ kháng thể mà loại vaccine này tạo ra giảm 50% cứ sau 40 ngày. Ông cho biết thêm, mức độ kháng thể ở những người được tiêm mũi thứ hai sau 60 ngày trung bình thấp hơn so với những người tiêm gần hơn.
Kháng thể do vaccine ngừa Covid-19 của Sinovac giảm một nửa sau 40 ngày. Ảnh: Reuters
Cũng theo ông Anan, hiệu quả của vaccine Sinovac theo nghiên cứu trong vòng 60 ngày sinh ra kháng thể từ 60%-70% . Tuy nhiên, con số này giảm xuống chỉ còn 50% đối với những người tiêm mũi thứ hai sau mũi thứ nhất hơn 60 ngày. Nghiên cứu không chỉ ra hiệu quả của vaccine Sinovac đối với các biến chủng Alpha và Delta dễ lây lan.
Theo kết quả nghiên cứu, mức độ miễn dịch có thể giảm ở người lớn tuổi. Những người trên 40 tuổi có mức độ sinh kháng thể thấp hơn so với những người trẻ. Trong khi đó, theo Ủy ban Y tế của Thượng viện Thái Lan, việc tiêm chủng tại nước này đã giúp hạn chế tỷ lệ nhiễm bệnh và tử vong ở các nhân viên y tế dù vẫn có trường hợp ngoại lệ.
Trong tổng số 700.000 nhân viên y tế được tiêm chủng đầy đủ, chỉ có 707 người mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 0,1%. Trong khi đó, 21.000 người chưa được tiêm chủng đầy đủ có tới 173 người mắc bệnh, tỷ lệ cao gấp 8 lần. Tỷ lệ tử vong ở nhóm tiêm chủng là 0,28% trong khi nhóm không được tiêm chủng là 2,89%./.
Bài viết được dẫn nguồn từ:
Ít nhất 44 người đã thiệt mạng và hơn 67 người khác bị thương trong vụ hoả hoạn nghi do nổ bình oxy tại một bệnh viện ở thành phố Nassiriya, miền nam Iraq.
Theo báo giới địa phương, đám cháy bùng phát tối thứ Hai, 12/7, tại khu vực cách ly bệnh nhân COVID-19 của bệnh viện al-Hussain ở thành phố Nassiriya.
"Đám cháy dữ dội đã khiến nhiều bệnh nhân mắc kẹt. Lực lượng cứu hộ đã phải vật lộn để tiếp cận họ", một nhân viên y tế nói với Reuters.
Ít nhất 44 người được xác định đã thiệt mạng và hơn 67 người khác bị thương. Cơ quan chức năng cho biết số người chết có thể sẽ tăng lên do nhiều bệnh nhân vẫn đang mất tích. Trong số những người thiệt mạng có hai nhân viên y tế.
Đám cháy hiện đã được kiểm soát, và hoạt động tìm kiếm cứu nạn vẫn đang được tiến hành.
"Lực lượng cứu hộ đã đưa nhiều thi thể cháy đen ra khỏi bệnh viện, trong khi nhiều bệnh nhân ho dữ dội vì hít phải khói", một phóng viên tại hiện trường cho biết.
Ảnh: CNN
Ảnh: Twitter |
Nguyên nhân ban đầu của vụ cháy được xác định là do nổ bình oxy trong khu điều trị bệnh nhân COVID-19.
Bài viết được dẫn nguồn từ:
Những ngày gần đây, tỷ lệ tử vong do Covid-19 hàng ngày ở Indonesia là cao nhất thế giới, vượt qua Ấn Độ và Brazil.
Xếp hàng vào bệnh viện rồi lại xếp hàng để được chôn cất
Số người tử vong do Covid-19 tại Indonesia tăng vọt khiến lực lượng xử lý thi thể cũng bị "quá tải". Các nạn nhân Covid-19 không chỉ ở trong các phòng điều trị của bệnh viện, mà còn trong các phòng chờ cấp cứu và cả tại các nhà riêng.
Lực lượng chôn cất nạn nhân Covid-19. Nguồn: Kompas
Ông Wirawan, tình nguyện viên đội xử lý thi thể Covid-19 ở Jakarta không ít lần gặp các trường hợp tử vong trong khi cách ly tại nhà, trong đó có những trường hợp không xác định được thời điểm tử vong của nạn nhân.
Những tháng trước, đội của ông Wirawan thường nhận được yêu cầu xử lý 2-3 thi thể mỗi ngày. Nhưng bây giờ nhóm này có thể lập một danh sách lên đến 24 thi thể trong một ngày. Số người tử vong tăng cao trong khi lực lượng xử lí có hạn khiến nhiều nạn nhân cũng phải "xếp hàng" vài ngày mới tới lượt truy điệu và làm các thủ tục an táng. Ám ảnh hơn là các thành viên đội phải chia nhau rà soát các bệnh viện nơi xử lí thi thể nạn nhân Covid-19 trước khi chôn cất nhưng cũng không còn chỗ.
Tương tự như vậy, tại thành phố Yogyakarta vào đầu tháng 7, hàng chục thi thể Covid-19 xếp hàng dài trong phòng pháp y bệnh viện Đa khoa trung ương Dr Sardjito để chờ đến lượt được xử lý, trong khi vẫn còn những thi thể khác đang xếp hàng trong phòng cấp cứu. Lực lượng đặc nhiệm Covid-19 ở Yogyakarta đã phải thành lập đội "lưu thông thi hài" để xử lý các nạn nhân Covid-19.
Gia đình các nạn nhân đọc kinh cho người thân đã mất. Nguồn: Media Indonesia
Sau khi thi thể được xử lý, các nạn nhân lại phải xếp hàng thêm một lần nữa để được chôn cất. Ông Feby Komaladewi ở thành phố Cimahi, Tây Java cho biết gia đình ông đã phải xếp hàng hơn 12 giờ đồng hồ mới đến lượt chôn cất cho thân nhân do số lượng nhân viên hạn chế. Trong khi đó, phong tục tập quán của người dân Indonesia, nhất là người đạo Hồi, việc chôn cất phải được thực hiện càng sớm càng tốt trong vòng 24 giờ.
Giờ đây nạn nhân Covid-19 ở Indonesia vào bệnh viện đã khó mà ngay cả đường "xuống mồ" cũng khó khăn hơn.
Bài viết được dẫn nguồn từ:
Các quan chức Campuchia đã nhất trí cho phép chăm sóc và điều trị tại nhà đối với các bệnh nhân COVID-19 không có triệu chứng, hoặc triệu chứng nhẹ. Điều trị tại nhà là trên cơ sở tự nguyện, không ép buộc.
Phó đô trưởng Keut Chhe của thủ đô Phnom Penh (giữa), Quốc vụ khanh Bộ Y tế Campuchia Ngov Kang (trái) và giám đốc Ngy Mean Heng của Sở Y tế Phnom Penh - Ảnh: KHMER TIMES
Theo báo Khmer Times, quyết định này được công bố tại một cuộc họp báo ngày 12-7.
Các quan chức đã nhất trí cho phép chăm sóc và điều trị tại nhà đối với các bệnh nhân COVID-19 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Trẻ em mắc COVID-19 cũng được điều trị tại nhà.
"Những người được phép điều trị tại nhà cần trong tình trạng tốt. Nếu nhà quá nhỏ hoặc đông, họ sẽ không được phép điều trị tại nhà vì họ có thể lây bệnh cho hàng xóm".
Quốc vụ khanh Bộ Y tế Campuchia Ngov Kang đồng thời lưu ý "điều trị tại nhà là trên cơ sở tự nguyện", không ép buộc.
Ông Ngov Kang nói rằng Bộ Y tế Campuchia và chính quyền Phnom Penh sẽ chỉ cho phép bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng nhẹ điều trị tại nhà sau khi họ đã kiểm tra sức khỏe và điều kiện sống của các bệnh nhân.
Bài viết được dẫn nguồn từ:
Chiều ngày 12-7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã điện đàm với Thủ tướng Nhà nước Israel Naftali Bennett.
Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ ấn tượng với thành công của Israel trong việc triển khai chiến dịch tiêm chủng, sự chủ động tìm kiếm nguồn cung vaccine bên ngoài và triển khai nghiên cứu phát triển vaccine trong nước, qua đó tạo điều kiện để Israel từng bước mở cửa và phục hồi kinh tế.
Trong bối cảnh biến chủng mới khiến tình hình dịch Covid-19 ngày càng phức tạp, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn hai bên phối hợp chặt chẽ trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Hai bên sớm kết nối, cùng hợp tác nghiên cứu, phát triển vaccine cũng như các giải pháp điều trị khác; đặc biệt ưu tiên hỗ trợ Việt Nam tiếp cận các nguồn vaccine và thuốc điều trị Covid-19 nhanh nhất thông qua tất cả các hình thức hợp tác có thể, nhất là việc Israel tạo điều kiện chuyển nhượng lại số vaccine mà Israel đã ký với AstraZeneca và Moderna.
Mời độc giả theo dõi thông tin đầy đủ tại đây:
Cụ thể, các trường hợp này được ghi nhận tại một công trường xây dựng lớn ở thủ đô Bangkok, tâm điểm của làn sóng COVID-19 thứ 3 ở quốc gia Đông Nam Á này.
Trong cuộc họp báo ngày 12/7, Cục trưởng Cục Khoa học y tế Supakit Sirilak thông báo các xét nghiệm tại công trường xây dựng nói trên cho thấy 7 công nhân cùng lúc bị nhiễm hai biến thể Alpha được phát hiện đầu tiên ở Anh và biến thể Delta được phát hiện đầu tiên ở Ấn Độ. Hiện những công nhân này vẫn khỏe mạnh và không có bất kỳ triệu chứng nào đáng lo ngại.
Việc đồng thời bị nhiễm hai biến thể không có nghĩa là các triệu chứng của bệnh nhân nghiêm trọng hơn so với những người mắc một biến thể đơn lẻ. Tuy nhiên, ngày càng nhiều trường hợp nhiễm cùng lúc các biến thể khác nhau có thể dẫn đến nguy cơ xuất hiện một biến thể mới vốn là điều mà giới chức y tế luôn lo ngại.
Đọc toàn bộ bài viết tại link dưới:
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ sẽ gắn cảnh báo đối với vaccine Johnson & Johnson của Mỹ về nguy cơ phát triển hội chứng thần kinh hiếm gặp Guillain-Barré, New York Times đưa tin.
Mặc dù các nhà quản lý cho rằng nguy cơ gặp phải hội chứng này là rất thấp nhưng có vẻ tỉ lệ này cao gấp 3-5 lần ở những người tiêm vaccine Johnson & Johnson.
Giới chức liên bang Mỹ đã xác định được khoảng 100 trường hợp nghi mắc hội chứng Guillain-Barré ở những người tiêm Johnson & Johnson thông qua hệ thống giám sát liên bang. Đây được coi là báo cáo sơ bộ. Hầu hết những người mắc hội chứng này đều bình phục.
Trong thông cáo được CDC đăng tải mới đây, các ca Guillain-Barré nhìn chung được ghi nhận trong 2 tuần sau khi tiêm chủng và chủ yếu xảy ra đối với nam giới, nhiều người từ 50 tuổi trở lên.
Theo cơ sở dữ liệu, các triệu chứng Guillain-Barré phát triển trong khoảng 3 tuần sau tiêm. Hội chứng này nhiều khả năng cần can thiệp về y tế. FDA cho biết, hội chứng xảy ra khi hệ miễn dịch làm tổn thương tới các tế bào thần kinh, gây yếu cơ và liệt.
Dù vậy FDA kết luận rằng lợi ích của vaccine này cao hơn rất nhiều so với nguy cơ và khả năng mắc phải rất thấp nhưng vẫn dự định đưa cảnh báo vào thông tin khuyến cáo về vaccine cho các nhà cung cấp và người dùng.
WHO ngày 12/7 khuyến cáo không nên sử dụng kết hợp các loại vaccine phòng Covid-19 từ các nhà sản xuất khác nhau, cho rằng đây là một xu hướng nguy hiểm khi có ít dữ liệu về tác động đối với sức khỏe.
Phát biểu họp báo trực tuyến, nhà khoa học hàng đầu của Tổ chức Y tế Thế giới, bà Soumya Swaminathan nêu rõ:
"Đây là một xu hướng khá nguy hiểm. Chúng ta hiện không có dữ liệu, không có bằng chứng liên quan tới việc sử dụng kết hợp các loại vaccine. Các nghiên cứu vẫn đang diễn ra và chúng ta cần đợi các kết quả nghiên cứu. Đây có lẽ là cách làm đúng đắn nhất vào lúc này."
Cũng tại cuộc họp báo, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus đã kêu gọi các quốc gia giàu có không nên đặt mua thêm vaccine phòng Covid-19, để tiêm nhắc lại cho người dân vốn đã được tiêm chủng đầy đủ, trong bối cảnh những nước khác vẫn chưa nhận được vaccine./.
Mời độc giả xem bài viết gốc tại đây
Một vụ cháy nghiêm trọng đã xảy ra tối 12/7 (giờ địa phương) tại bệnh viện Imam Hussein, thành phố Nasiriyah, tỉnh Dhi Qar, Iraq. Đây là cơ sở chuyên điều trị cho các bệnh nhân mắc Covid-19.
Ít nhất 50 người đã thiệt mạng trong thảm kịch này. Cảnh sát tại hiện trường hé lộ, báo cáo sơ bộ nhận định vụ hỏa hoạn nhiều khả năng bắt nguồn từ sự cố nổ bình ôxy bên trong khu điều trị bệnh nhân Covid.
Một nhân viên y tế nói với Reuters rằng đám cháy xảy ra dữ dội làm nhiều bệnh nhân mắc kẹt bên trong khu điều trị Covid, trong khi lực lượng cứu hộ gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận để giải cứu.
Lửa bốc cháy dữ dội tại bệnh viện Imam Al-Hussein Hospital của Iraq (Ảnh: INA)
Đây là vụ hỏa hoạn nghiêm trọng thứ hai trong năm 2021 tại các bệnh viện của Iraq. Một sự cố tương tự hồi tháng 4 xảy ra ở bệnh viện Al-Khattab tại thủ đô Baghdad làm 82 người tử vong và 110 người bị thương, nguyên nhân cũng do nổ bình ôxy. Bộ trưởng Y tế Iraq khi đó là ông Hassan al-Tamimi đã phải từ chức.
Iraq đến nay đã ghi nhận tổng cộng 1.44 triệu ca nhiễm Covid-19, gồm 17.592 trường hợp tử vong. Mới chỉ khoảng 1.8% dân số đất nước, tương đương khoảng 700 nghìn người, được tiêm chủng ít nhất 1 mũi vaccine.
Nhà phát triển vaccine Sputnik V của Nga nêu trong nghiên cứu đánh giá ngày 12/7 rằng loại vaccine này cho hiệu quả miễn dịch yếu hơn đối với một số biến thể mới của virus corona SARS-Cov-2 như biến thể Delta.
Các nhà phát triển Sputnik V đã sử dụng mẫu máu từ những người đã tiêm chủng loại vaccine này để nghiên cứu hoạt động trung hòa virus của các kháng thể khi xuất hiện những chủng virus mới.
Theo Moscow Times, các nhà khoa học phát hiện hiệu quả vô hiệu hóa virus của Sputnik V giảm đi đáng kể trước ba biến thể được WHO xác định là Delta (xác định lần đầu tại Ấn Độ), Beta (Nam Phi) và Gamma (Brazil).
Theo báo cáo mới, đối với biến thể Delta, khả năng vô hiệu virus của Sputnik V bị giảm 3.1 lần, trong khi với biến thể Beta là 2.8 lần và Gamma là 2.5 lần.
Nghiên cứu trên được xuất bản ngày 12/7 bởi Viện Xuất bản Kỹ thuật số Đa ngành (MDPI), có trụ sở ở Thụy Sĩ.
Theo số liệu chính thức đến tháng 6 năm 2021, tổng số trẻ em ở Indonesia bị nhiễm Covid-19 là khoảng 250.000 trẻ em - chiếm 12,6% tổng số trường hợp mắc bệnh. Trong suốt đại dịch, 676 trẻ em đã chết vì COVID-19 - chiếm khoảng 1,2% tổng số ca tử vong.
Điều đáng báo động là 50% trẻ em tử vong dưới 5 tuổi.
Tiến sĩ Aman Pulungan, chủ tịch Hiệp hội Nhi khoa Indonesia cho biết: "Để trẻ em mắc Covid là sự thất bại của chúng tôi".
Tiến sĩ Pulungan nói với ABC rằng 11.872 trẻ em ở Indonesia đã bị nhiễm COVID-19 trong một tuần.
Mời độc giả đọc tin chi tiết tại đây
Thủ đô Tokyo của Nhật Bản đã được áp đặt tình trạng khẩn cấp lần thứ 4 từ ngày 12/7 nhằm ngăn chặn dịch Covid-19 tái bùng phát. Các biện pháp hạn chế được kéo dài đến ngày 22/8.
Tình trạng khẩn cấp được ban hành trong bối cảnh Olympic Tokyo - sự kiện được cả thế giới mong đợi và đã bị trì hoãn một năm - sẽ chính thức khai mạc. Ban tổ chức hồi tuần trước thông báo các địa điểm thi đấu sẽ không đón khán giả vào xem, trong khi người dân được khuyến cáo theo dõi Olympic qua truyền hình và hạn chế di chuyển. Tình trạng khẩn cấp cũng được gia hạn đến 22/8 ở các tỉnh Okinawa, Chiba, Saitama, Kanagawa và thành phố Osaka, sau khi hết hạn hôm 11/7.
Tại các địa phương áp tình trạng khẩn cấp, những cơ sở dịch vụ ăn uống bị cấm phục vụ đồ uống có cồn và được yêu cầu đóng cửa trước 20h.
Hàn Quốc ngày 12/7 ghi nhận ngày thứ 6 liên tiếp có số ca nhiễm mới Covid-19 tăng hơn 1.000 người/ngày, bất chấp số lượng xét nghiệm được thực hiện ít hơn trong dịp cuối tuần.
Thủ đô Seoul đã trở thành tâm điểm cho sự gia tăng đột biến các mắc mới và đang được đặt dưới các biện pháp giãn cách xã hội cứng rắn nhất.
Trong số 1.100 ca Covid-19 mới ngày 12/7 có đến 1.063 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca mắc tại Hàn Quốc lên 169.146 bệnh nhân.
Hàn Quốc đã lập kỷ lục về số ca nhiễm cao nhất trong một ngày vào hôm 10/7 với 1.378 ca mới. Tổng số ca tử vong là 2.044 người, chiếm 1.21% tổng số ca bệnh.
Trong tuần qua, số ca nhiễm bình quân ngày của Hàn Quốc đã tăng lên con số 992, cao hơn 51.5% so với tuần trước đó.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In ngày 12/7 đã công khai xin lỗi người dân khi nhà chức trách buộc phải áp đặt các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm khắc nhất.
Ông Moon cam kết huy động mọi nguồn lực có thể để dập tắt làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 4 tại Hàn Quốc sớm nhất.
"Tôi rất lấy làm tiếc khi phải yêu cầu người dân một lần nữa chống chọi với tình huống này lâu hơn một chút," ông Moon nói trong phiên họp tại Nhà Xanh, nhấn mạnh Hàn Quốc đang đối mặt với "cuộc khủng hoảng lớn nhất" kể từ khi virus corona tấn công nước này vào năm ngoái.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In phát biểu tại Nhà Xanh ngày 12/7, trong phiên họp khẩn cấp về tình hình Covid-19 (Ảnh: Yonhap)
Thủ tướng Campuchia Hun Sen ngày 12/7 ra lệnh cho giới chức nước này kiểm soát chặt chẽ tình trạng lây lan dịch Covid-19 ở khu vực biên giới - đặc biệt là biên giới với Thái Lan.
Campuchia ngày 12/7 thông báo số ca mắc Covid-19 tiếp tục tăng cao với 911 trường hợp mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 61.870 - gấp hơn 123 lần so với ngày 22/2 năm nay khi nước này mới chỉ có 500 ca bệnh.
Quốc vụ khanh kiêm người phát ngôn Bộ Y tế Campuchia Or Vandine và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nêu "quan ngại sâu sắc" rằng Campuchia có thể chạm đến "ranh giới đỏ".
Tổng số ca tử vong do Covid-19 ở Campuchia đến 12/7 đã là 925 người. Số ca tử vong được mô tả là "bùng nổ" trong hai tuần gần đây nhất với 30% tổng số người chết ghi nhận trong giai đoạn này.
Các nhà quan sát cảnh báo Phnom Penh phải có hành động quyết đoán nếu không muốn số ca nhiễm tiếp tục tăng mạnh mất kiểm soát.
Đặc biệt, giới chức Campuchia lưu ý có 319 bệnh nhân nhập cảnh trong ngày 12, làm dấy lên lo ngại về các biến thể Alpha và Delta có thể lây lan.
Philippines đang là nước đứng thứ hai ở Đông Nam Á, sau Indonesia, về số ca nhiễm Covid-19. Số ca mắc mới ghi nhận ngày 12/7 là 5.204 ca, nâng tổng số lên 1.478.061 ca nhiễm.
Bộ Y tế Philippines ngày 12/7 báo cáo thêm 100 ca tử vong, nâng số người chết vì Covid-19 lên 26.015.
Malaysia ngày 12/7 cũng xác định thêm 102 bệnh nhân Covid-19 tử vong và 8.574 ca mắc mới. Tình hình tại quốc gia này được cho là vẫn hết sức đáng lo ngại khi là một điểm nóng về Covid-19 tại khu vực, với làn sóng lây nhiễm mới tiếp tục kéo dài và chưa có tín hiệu hạ nhiệt.
Malaysia đã chứng kiến dịch bệnh lây lan nghiêm trọng do xu hướng số ca nhiễm mới tăng nhanh hàng ngày duy trì vài tuần qua. Chính phủ nước này đã ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc từ hơn 1 tuần qua.
Nhân viên y tế tiêm vaccine Sinovac của Trung Quốc cho một nhà sư ở Thái Lan, ngày 18/5/2021 (Ảnh: AP)
Thái Lan và Myanmar cũng là các nước cho thấy diễn biến dịch Covid-19 tiếp tục nghiêm trọng.
Thái Lan báo cáo thêm 8.656 ca mắc mới trong ngày 12/7, cao thứ hai ở Đông Nam Á sau Indonesia, và thêm 80 người tử vong.
Đáng chú ý, số ca mắc mới ở Thái Lan tăng vọt do biến thể Alpha và Delta lây lan. Giới chức này đã áp đặt các biện pháp nghiêm ngặt nhất kể từ hơn 1 năm qua tại thủ đô Bangkok và các địa phương lân cận. 145 chốt kiểm dịch được lập nên tại 10 tỉnh có rủi ro lây lan virus cao, trong đó có 88 chốt tại Bangkok nhằm kiểm soát các hoạt động di chuyển không thiết yếu của người dân.
Bangkok cũng áp đặt lệnh giới nghiêm từ 21h hàng ngày đến 4h sáng hôm sau.
Myanmar ghi nhận 5.014 ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ và 89 bệnh nhân tử vong, nâng tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này lên hơn 197 nghìn người.
Trong 24 giờ qua, có 7 nước thành viên ghi nhận các ca tử vong mới do Covid-19, gồm Indonesia, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Myanmar, Campuchia và Việt Nam.
Đông Nam Á đang trở thành một trong những khu vực bị dịch bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, trong đó Indonesia đang trở thành "ổ dịch" nghiêm trọng nhất khi tình hình lây lan virus corona SARS-Cov-2 tiếp tục diễn biến xấu.
Cả số ca mắc mới Covid-19 và số ca tử vong ở Indonesia đang quay đầu tăng vọt. Tính đến ngày 12/7, đất nước "vạn đảo" ghi nhận thêm 40.427 ca nhiễm mới - mức cao nhất kể từ đầu dịch - và 891 ca tử vong - nhiều hơn tất cả các nước ASEAN khác cộng lại và vượt qua cả tâm dịch Ấn Độ, nơi bắt nguồn của biến thể virus Delta đang khiến nhiều nước khốn đốn.
Tổng số ca mắc Covid-19 của Indonesia đã vượt qua 2.567.000 trường hợp, trong khi số bệnh nhân tử vong vượt 67.300 người.
Indonesia đang phải tạo thêm các khu an táng để chôn thi thể người tử vong do Covid-19 (Ảnh: AFP)