Iran khẳng định nắm trong tay bằng chứng vụ ám sát chuyên gia hạt nhân - Căn cứ quân sự Mỹ bị nã pháo tới tấp

Tình hình chiến sự Syria diễn biến ngày càng phức tạp với sự trỗi dậy mạnh mẽ của phiến quân IS, điều này buộc Nga phải có hành động cứng rắn hơn để bảo vệ đồng minh.

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 22:07:00 18/12/2020

    Iran bác đề xuất thỏa thuận hạt nhân mới

    Iran đã thẳng thừng từ chối đề xuất của lãnh đạo Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) về việc ký kết một thỏa thuận hạt nhân mới sau khi ông Joe Biden nhậm chức tổng thống Mỹ.

    "Việc đưa ra bất kỳ đánh giá nào về cách thức thực hiện các cam kết là hoàn toàn vượt quá thẩm quyền của IAEA và cơ quan này cần phải tránh điều đó", Kazem Gharibabadi, Đại sứ Iran tại IAEA ở Vienna viết trên Twitter hôm 17/12.

    Iran bác đề xuất thỏa thuận hạt nhân mới sau khi ông Biden nhậm chức

    Theo ông Gharibabadi, các cam kết của các bên ký kết thỏa thuận hạt nhân quốc tế JCPOA năm 2015 (Iran và nhóm P5+1 gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) "đã được soạn thảo một cách kỹ lưỡng" và mỗi bên biết phải làm gì để hiện thực hóa thỏa thuận.

    Đại sứ Iran khẳng định sẽ không có cuộc đàm phán lại nào về thỏa thuận. Trong trường hợp thỏa thuận được hồi sinh, ông Gharibabadi cho rằng không cần thiết phải có một văn bản mới về vai trò của IAEA vì "không cần thiết phải làm phức tạp thêm tình hình".

    IAEA giám sát việc Iran tuân thủ JCPOA. Hôm 17/12, lãnh đạo IAEA Rafael Grossi tuyên bố với hãng tin Reuters rằng, sau khi Tổng thống Donald Trump đơn phương rút Mỹ khỏi thỏa thuận và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt với Iran, quốc gia Hồi giáo bị cáo buộc đã vi phạm nhiều cam kết giới hạn các hoạt động hạt nhân.

    Ông Grossi kiến nghị các bên nên quay trở lại thời kỳ tháng 12/2015 hay một tháng trước khi các giới hạn trong thỏa thuận JCPOA chính thức có hiệu lực.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 21:12:00 18/12/2020

    Ngoại trưởng Pompeo: S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ đang khiến lực lượng Mỹ gặp nguy hiểm

    Trong một thông cáo báo chí vào hôm nay 18/12, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Mevlüt Çavuşolu một lần khẳng định hệ thống phòng không S-400 của Nga đang gây nguy hiểm cho quân nhân Mỹ.

    "Ngoại trưởng Pompeo đã giải thích với Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ rằng việc mua các hệ thống S-400 gây nguy hiểm cho quân đội Mỹ lẫn các công nghệ quân sự có liên quan", tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.

    Iran khẳng định nắm trong tay bằng chứng vụ ám sát chuyên gia hạt nhân - Căn cứ quân sự Mỹ bị nã pháo tới tấp - Ảnh 1.

    Hệ thống phòng không S-400. Ảnh: Middle East Institute.

    Tuyên bố nói thêm rằng việc Ankara mua các hệ thống S-400 giúp Nga có cơ hội tiếp cận các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ lẫn ngành công nghiệp quân sự của nước này.

    Trước đó, Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ và Giám đốc Ismail Demir, cũng như đối với ba quan chức khác ở Thổ Nhĩ Kỳ do việc Ankara mua hệ thống phòng không S-400 của Nga.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 20:48:00 18/12/2020

    Iran: Có nhiều bằng chứng cho thấy Israel đứng sau vụ ám sát Fakhrizadeh

    Đại sứ Iran tại Moscow, Kazem Jalali, trong cuộc họp báo hôm nay 18/12 cho biết có nhiều bằng cho thấy Israel đứng sau vụ ám sát Mohsen Fakhrizadeh, chuyên gia hạt nhân hàng đầu của Iran.

    " Chúng tôi tin rằng có rất nhiều bằng chứng cho thấy nhà nước Do Thái đứng sau cái chết của nhà khoa học vĩ đại của chúng tôi và điều này chỉ ra rằng kẻ thù của Iran đã thực hiện điều này trong tuyệt vọng", Đại sứ Jalali trả lời phỏng vấn Sputnik.

    Cũng theo Đại sứ Iran, Fakhrizadeh nằm trong danh sách ám sát của tình báo Israel và họ đã lên kế hoạch cho điều này trong nhiều năm.

    Theo ông Jalali, Iran có những bằng chứng thuyết phục cho thấy sự tham gia của Israel trong vụ ám sát Fakhrizadeh, đồng thời khẳng định Tehran sẽ cố gắng hết sức để ngăn chặn các cuộc tấn công tương tự trong tương lai.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 20:28:00 18/12/2020

    Căn cứ Mỹ ở Syria bị lực lượng bí ấn tấn công

    Theo Al-Masdar news, các tay súng không xác định rõ danh tính đã nã đạn pháo vào một tiền đồn của liên quân Mỹ ở mỏ dầu Al-Umar thuộc vùng nông thôn phía Đông Deir Ezzor, Syria vào hôm nay 18/12.

    Còn theo Đài quan sát Nhân quyền Syria, ngay sau vụ tấn công liên quân Mỹ lẫn lực lượng dân chủ Syria (SDF) đã tiến hành truy lùng các tay súng lẫn phương tiện thực hiện vụ tấn công trên. Hiện chưa rõ thương vong của phía Mỹ sau vụ nã pháo.

    Nga nổi cơn thịnh nộ, đòn sấm sét trút xuống đầu phiến quân - TT Putin có tuyên bố nóng về tên lửa siêu thanh, Mỹ lạnh gáy? - Ảnh 1.

    Vùng tô vàng là khu vực liên quân Mỹ và SDF kiểm soát ở Đông Deir Ezzor vốn vùng có nhiều mỏ dầu nhất ở Syria.

    Theo một số nguồn tin địa phương, các tay súng lạ mặt còn nã súng máy vào một chiếc bán tải làm nhiệm vụ bảo vệ mỏ dầu Al-Tanak ở Đông Bắc Deir Ezzor.

    Tháng 2 năm ngoái, Washington đã mở rộng căn cứ của họ tại các mỏ dầu Al-Umar, đây là một trong những căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở Syria và là căn cứ lớn nhất của liên quân ở Deir Ezzor.

    Được biết, Al-Umar là mỏ dầu lớn nhất ở Syria; nó đã bị Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) chiếm giữ vào năm 2017 và do Liên quân Mỹ vận hành kể từ khi họ tiến vào Deir Ezzor.

    Damascus cáo buộc Washington chiếm đóng bất hợp pháp mỏ dầu Al-Umar và  đánh cắp tài nguyên của người dân Syria.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 19:37:00 18/12/2020

    Thổ Nhĩ Kỳ di tản bảy trạm quan sát quân sự ở Tây Bắc Syria

    Theo Reuters, một nguồn tin Thổ Nhĩ Kỳ được đề nghị giấu tên ngày 18/12 cho biết, nước này đã tiến hành hoạt động di tản bảy trạm quan sát quân sự ở Tây Bắc Syria, rút các binh sỹ khỏi vùng lãnh thổ do Chính phủ Syria kiểm soát đến các khu vực do lực lượng chống đối và nổi dậy được Ankara hậu thuẫn nắm giữ.

    Nguồn tin cho biết đợt di tản cuối cùng đã hoàn tất vào tối 17/12 và các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ đang được tái triển khai trong vùng lãnh thổ do lực lượng được Ankara hậu thuẫn kiểm soát theo một thỏa thuận với Nga.

    Nguồn tin nói: "Đó không phải là hình thức rút hoặc giảm số lượng quân nhân. Đây chỉ là về sự thay đổi địa điểm."

    Lực lượng nổi dậy Syria cho biết Thổ Nhĩ Kỳ vẫn duy trì 10.000-15.000 quân nhân ở Tây Bắc Syria, cùng với các tay súng nổi dậy được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn và các lực lượng thánh chiến mà họ đã cam kết giải giáp và kiềm chế.

    Thổ Nhĩ Kỳ đã thiết lập hàng chục trạm quan sát quân sự trong khu vực này vào năm 2018 trong khuôn khổ thỏa thuận đạt được với Nga và Iran nhằm xoa dịu tình hình giao tranh giữa quân đội chính phủ Syria và lực lượng nổi dậy.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 19:22:00 18/12/2020

    Thực hư việc quân Nga "đẩy lui" lực lượng Azerbaijan ở bắc và nam Karabakh?

    Ít giờ trước, hãng tin BBC đã đăng tải bản đồ khu vực hoạt động "Bắc" và "Nam" của lực lượng gìn giữ hòa bình Nga ở Nagorno-Karabakh với một số bình luận như sau:

    "Bộ Quốc phòng Nga một lần nữa thay đổi bản đồ hoạt động của lực lượng gìn giữ hòa bình được triển khai ở khu vực Nagorno-Karabakh của Azerbaijan".


    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 16:44:00 18/12/2020

    Tính khống chế Bắc Cực, Nga triển khai tiêm kích hạng nặng tới Thái Bình Dương

    Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Nga, ông Sergei Avakyants cho biết các tiêm kích đánh chặn MiG-31 của Nga (NATO: Foxhound) đã được triển khai ở khu vực Chukotka, cực đông của Nga để kiểm soát không phận Bắc Cực.

    "Từ ngày 1/12, các nhóm máy bay MiG-31 của lực lượng hàng không hải quân của hạm đội đã đảm nhận nhiệm vụ chiến đấu ở Bắc Cực.

    Cơ sở hạ tầng liên quan đã được xây dựng tại sân bay Anadyr của (khu vực hành chính Chukotka) cho phép các lực lượng của chúng tôi thực hiện nhiệm vụ phòng không 24/24".

    Nga nổi cơn thịnh nộ, đòn sấm sét trút xuống đầu phiến quân - TT Putin có tuyên bố nóng về tên lửa siêu thanh, Mỹ lạnh gáy? - Ảnh 1.

      MiG-31 có thể kiểm soát một vùng trời rộng 900 km. Với trọng lượng cất cánh hơn 45 tấn, tiêm kích hạng nặng này là kết hợp giữa tốc độ, tầm xa và độ cao đã  biến nó thành nền tảng phóng tên lửa siêu thanh của Nga.

    Có thể hiểu đơn giản hơn rằng MiG-31 làm tăng tầm bắn và tốc độ của tên lửa. Máy bay tăng tốc đến tốc độ cụ thể, bay lên và phóng vũ khí.

    MiG-31  được trang bị các biến thể đời đầu của tên lửa siêu thanh Kinzhal có thể khởi động một cuộc tấn công từ bên ngoài bầu khí quyển ở độ cao 12.000-15.000 mét. Tên lửa sẽ bay ở ranh giới của tầng bình lưu để giảm sức cản của không khí.

    Nga nổi cơn thịnh nộ, đòn sấm sét trút xuống đầu phiến quân - TT Putin có tuyên bố nóng về tên lửa siêu thanh, Mỹ lạnh gáy? - Ảnh 2.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 16:12:00 18/12/2020

    Tại sao NATO phải "khiếp sợ" tên lửa S-400 của Nga?

    S-400 Triumf đã phải vượt qua một chu kỳ phát triển đầy khó khăn để trở thành một trong những hệ thống phòng thủ tên lửa hàng đầu thế giới và là sản phẩm xuất khẩu quan trọng của Nga.

    Năm 2017, S-400 được tờ The Economist mô tả là "một trong những hệ thống phòng không tốt nhất hiện nay". Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cũng xếp S-400 "là một trong những hệ thống phòng không tiên tiến nhất đến thời điểm hiện tại".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 15:47:00 18/12/2020

    Nga phát triển drone trực thăng để tiêu diệt các drone cỡ nhỏ

    Nga hiện đang phát triển một mẫu trực thăng không người lái để hỗ trợ các hệ thống vũ khí chống không, một phần trong nhiệm vụ chống UAV của họ.

    Dự án này, được đẩy nhanh ngay sau khi cuộc xung đột giữa Armenia và Azerbaijan bùng nổ, sẽ giúp lấp khoảng trống trong sức mạnh quân sự của Nga.

    Mẫu trực thăng không người lái (drone) mới sẽ "theo dõi các drone cỡ nhỏ và tốc độ cao của kẻ địch ở độ cao cực thấp", một nguồn tin quốc phòng tiết lộ với hãng thông tấn RIA của Nga trong tháng này.

    Nguồn tin trên cho hay mẫu drone trực thăng mới đã được phát triển từ tháng 11, thêm rằng các nỗ lực nghiên cứu và phát triển đã được đẩy nhanh để phản ứng trước "vai trò ngày càng lớn của các mẫu drone tấn công, được sử dụng trong các cuộc xung đột trong khu vực mới đây nhất".

    Nguồn tin này không nên chi tiết, nhưng nhiều loại drone do Thổ Nhĩ Kỳ chế tạo đã được sử dụng trong cuộc xung đột Azerbaijan-Armenia, và hỗ trợ lực lượng Azerbaijan phá tan hàng phòng thủ của Armenia.

    Theo nguồn tin, mẫu drone mới của Nga sẽ được phát triển dựa trên công nghệ sẵn có để đẩy nhanh tốc độ sản xuất. Nhưng chuyên gia phân tích quân sự kỳ cựu Mikhail Khodaryonok – vị cựu đại tá thuộc lực lượng phòng không Liên Xô – tỏ ý hoài nghi về việc sử dụng các drone trực thăng trong nhiệm vụ phòng không.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 14:57:00 18/12/2020

    Tổng thống Putin: Nga có vũ khí đánh bại tên lửa siêu thanh

    Thep TASS, trả lời các câu hỏi giới truyền thông trong cuộc họp báo trực tuyến thường niên (2020) vào ngày 17/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định nước này đã nắm trong tay hệ thống phòng không có thể đánh bại các cuộc tấn công bằng vũ khí siêu thanh từ các thế lực bên ngoài.

    Nga hiện đang nghiên cứu các hệ thống phòng không có khả năng chống vũ khí siêu thanh mà các nước khác vẫn chưa có, Tổng thống Putin nói với các phóng viên hôm thứ Năm.

    TT Putin có tuyên bố nóng về tên lửa siêu thanh, có kẻ lạnh gáy - Nga nổi cơn thịnh nộ, đòn sấm sét trút xuống đầu phiến quân - Ảnh 1.

    "Chúng tôi đang nghiên cứu một thứ 'thuốc giải' chống lại vũ khí siêu thanh sẽ được quân đội các cường quốc sử dụng trong tương lai. Tôi tự tin rằng nước Nga sẽ được điều đó và chúng tôi đang đi đúng hướng", Tổng thống Putin khẳng định.

    Theo Victor Murakhovsky, Tổng biên tập của tạp chí Kho vũ khí Tổ quốc, hệ thống phòng không tầm xa tiên tiến S-500 Prometey có thể là "thuốc giải" dành cho vũ khí siêu thanh được Tổng thống Putin nói đến.

    "Việc hiện đại hóa lá chắn tên lửa của Moscow có ý nghĩa rất lớn và người ta đang thực hiện điều này một cách nghiêm túc", ông Murakhovsky nói.

    Một chuyên gia quân sự khác của Nga là Ivan Konovalov cho biết, Moscow đang đi trước người Mỹ trong công nghệ chế tạo vũ khí siêu thanh. Tuy nhiên, họ đang cố gắng bắt kịp Nga trong thời gian ngắn nhất vì cần có một phương án phòng thủ thích trước các đòn tấn công của đối phương bằng thứ vũ khí này.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 13:51:00 18/12/2020

    Mỹ mất dấu hàng tỷ USD vũ khí viện trợ cho Afghanistan

    Sputnik dẫn một báo cáo của Cơ quan giám sát đặc biệt về chương trình tái thiết Afghanistan (SIGAR) mới đây cho biết, Lầu Năm Góc gần như mất dấu hoàn toàn với số trang thiết bị quân sự trị giá hàng tỷ USD mà Mỹ viện trợ cho Afghanistan và họ không có cách nào để lấy được số vũ khí này.

    SIGAR còn cho biết Bộ chỉ huy chuyển tiếp an ninh kết hợp-Afghanistan (CSTC-A) chỉ kiểm kê khoảng 40% số thiết bị mà họ nhậ được từ tháng 5/2019 đến tháng 4/2020.

    Nga nổi cơn thịnh nộ, đòn sấm sét trút xuống đầu phiến quân - Hàng tỷ USD vũ khí Mỹ viện trợ cho đồng minh bốc hơi - Ảnh 1.

    Phần lớn kho vũ khí của Quân đội Afghanistan đều do Mỹ viện trợ.

    Ngoài ra, SIGAR phát hiện ra CSTC-A đã không kiểm kê ít nhất 678 trong số 12.681 số thiết bị quân sự nằm trong diện phải được giám sát kể từ năm tài chính 2017.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 13:11:00 18/12/2020

    “Đầu não” quản lý kho vũ khí hạt nhân Mỹ bị tấn công

    Tờ Politico ngày 17/12 dẫn thông tin từ các quan chức cấp cao Mỹ cho biết, Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) và Cơ quan Quản lý An ninh Hạt nhân Quốc gia (NNSA), tổ chức đầu não quản lý kho vũ khí hạt nhân quốc gia của Mỹ đã bị tấn công mạng.

    NNSA là cơ quan mới nhất trong danh sách một loạt các tổ chức liên bang bị tin tặc tấn công thời gian gần đây.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 11:42:00 18/12/2020

    Thổ Nhĩ Kỳ đáp trả các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với thương vụ S-400

    Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu ngày 17/12 đã có những bình luận về các lệnh trừng phạt của Mỹ liên quan đến thương vụ S-400.

    "Quyết định của Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ do mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga là sai lầm về mặt chính trị và pháp lý, cho thấy rõ sự tấn công vào chủ quyền của đất nước chúng tôi. Các biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ không có hiệu lực. Mọi vấn đề không thể được giải quyết thông qua các biện pháp trừng phạt", Ngoại trưởng Cavusoglu nói trong một cuộc phỏng vấn trên Kênh 24 của Thổ Nhĩ Kỳ hôm 17/12.

    "Ankara sẽ không lùi bước và đang nghiên cứu các bước thực hiện để chống lại quyết định của Mỹ mà không gây ảnh hưởng tiêu cực", Ngoại trưởng Cavusoglu nhấn mạnh.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 11:01:00 18/12/2020

    Nigeria giải cứu hơn 300 học sinh bị phiến quân bắt cóc

    Thống đốc bang Katsina, Nigeria cho biết, hôm qua (17/12) lực lượng an ninh nước này đã giải cứu gần 350 học sinh bị bắt cóc tuần trước.

    Thống đốc bang Katsina, ông Aminu Bello Masari cho biết: 344 học sinh bị giam giữ trong rừng đã được giải thoát, nhưng không chắc chắn tất cả học sinh bị bắt cóc đã được tìm thấy. Những học sinh này sẽ được kiểm tra y tế trước khi trở về gia đình vào hôm nay (18/12).

    Phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Nigeria Muhammadu Buhari hoan nghênh việc các học sinh được thả và yêu cầu sự kiên nhẫn trong khi các cơ quan chức năng xử lý các vấn đề an ninh.

    Trước đó hôm 11/12, các tay súng xông vào trường trung học ở quận Kankara.

    Sau cuộc giao tranh ác liệt với lực lượng an ninh gần 400 học sinh đã mất tích. Nhóm thánh chiến Boko Haram hôm 15/12 đã tuyên bố đứng sau vụ tấn công này.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 10:23:00 18/12/2020

    Iran tin Mỹ sẽ trở lại thỏa thuận hạt nhân

    Trong một tuyên bố ngày 17/12, Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết ông "không nghi ngờ gì" việc chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ đưa nước Mỹ trở lại thỏa thuận hạt nhân (JCPOA) ký năm 2015.

    Trong tuyên bố trong lễ khánh thành gần 100 dự án cơ sở hạ tầng, ông Rouhani nói rằng "3 năm phản kháng của Iran sẽ buộc chính quyền sắp tới của Mỹ trở lại các cam kết, dỡ bỏ trừng phạt. Nhiệm vụ đầu tiên của chúng ta là tìm cách khiến các lệnh trừng phạt trở nên vô hiệu hoặc ít tác động".

    Giới chức Iran nhấn mạnh nước này sẵn sàng trở lại JCPOA với điều kiện có sự nhượng bộ và rằng Mỹ sẽ bồi thường cho Iran vì những thiệt hại kinh tế do các lệnh trừng phạt gây ra.

    Dưới thời Tổng thống Donald Trump, Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran với lý do Iran vi phạm các điều khoản của thỏa thuận và rằng thỏa thuận này không có lợi cho Mỹ. 

    Động thái này đi kèm với việc tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đã được dỡ bỏ theo thỏa thuận và là một trong số nhiều quyết định mà chính quyền Trump đưa ra khiến căng thẳng gia tăng với quốc gia Trung Đông này.

    Tổng thống đắc cử của Mỹ Joe Biden trước đây từng bày tỏ ông sẽ khôi phục đối thoại với Iran, và một trong những bước đầu tiên nhằm xoa dịu căng thẳng với Tehran là tái gia nhập thỏa thuận hạt nhân. Tuy nhiên hiện chưa rõ vấn đề này sẽ được thực hiện vào lúc nào./.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 10:01:00 18/12/2020

    Israel mời các nước Ả Rập tham gia hệ thống phòng thủ tên lửa chung

    Theo Ấn bản Trung Đông của The Arab Weekly, cùng với việc thử nghiệm thành công hệ thống phòng thủ tên lửa David's Sling, Israel đang để ngỏ khả năng mời các nước Ả Râp tham gia một hệ thống phòng thủ tên lửa chung trong tương lai

    Trả lời phỏng vấn The Arab Weekly, Moshe Patel, người đứng đầu Tổ chức phòng thủ tên lửa thuộc Bộ Quốc phòng Israel cho biết, Tel Aviv sẵn sàng hợp tác với các nước Ả Rập trong tương lai nhằm xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa chung ở Vịnh Ba Tư.

    Nga nổi cơn thịnh nộ, đòn sấm sét trút xuống đầu phiến quân - Armenia tìm thấy gần 1.000 thi thể binh sĩ mất tích - Ảnh 1.

    Hình ảnh vụ thử nghiệm hệt thống phòng thủ David's Sling của Israel hôm 15/12.

    Ông Patel còn cho biết, tất cả các quốc gia Ả Rập đều nhìn thấy mối đe dọa quân sự từ Iran và họ đều quan tâm tới một hệ thống phòng thủ tên lửa chung trong khu vực.

    Theo Moshe Patel, Israel đã sẵn sàng tạo ra một hệ thống như vậy, nhưng vẫn còn quá sớm để nói về một thảo thuận cụ thể nào, vì cũng cần phải tính đến thực tế là một số hệ thống đang được phát triển bằng công nghệ và tài chính của Mỹ.

    Một quan chức khác của Bộ Quốc phòng Israel nói thêm rằng một hệ thống phòng thủ tên lửa chung giữa các nước vùng Vịnh và Israel tạo ra lợi thế quân sự quan trọng, bao gồm khả năng trao đổi thông tin về các mối đe dọa.

    Quan chức Israel cho biết thêm, Israel đã đạt được "những bước tiến lớn trong việc tổ chức cấu trúc phòng thủ tên lửa nhiều lớp" - với các hệ thống Arrow, Iron Dome và David's Sling.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 08:51:00 18/12/2020

    IAEA: Cần thỏa thuận mới để giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran

    Ngày 17/12, Tổng Giám đốc của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi nhận định để hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran dưới thời Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden đòi hỏi phải đạt được thỏa thuận mới, trong đó đề ra cách thức tránh những hành động vi phạm.

    Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Reuters (Anh), ông Grossi cho rằng đã có quá nhiều sự vi phạm đối với thỏa thuận mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), do đó không thể đơn giản nói rằng "chúng ta bắt đầu lại từ đầu."

    Ông Grossi khẳng định để hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran đòi hỏi phải có một điều khoản, một thỏa thuận hay một số tài liệu phụ trợ trong đó quy định rõ những gì các bên phải thực hiện.

    Trước đó một ngày, đại diện các nước còn lại trong thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 (Trung Quốc, Pháp, Nga, Iran, Đức và Anh) đã thảo luận về các giải pháp nhằm "gia cố" cho JCPOA.

    Văn kiện này vốn đang chịu nhiều áp lực từ việc Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đến việc Tehran thông báo tiếp tục đình chỉ thực hiện cam kết cùng nhiều yếu tố không thuận lợi khác.

    Hồi tuần trước, Tổng thống Iran Hassan Rouhani khẳng định nước này sẵn sàng trở lại tuân thủ đầy đủ thỏa thuận hạt nhân JCPOA ngay sau khi các bên còn lại tôn trọng những cam kết của mình.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 08:28:00 18/12/2020

    Armenia rút quân khỏi Syunik giữa các cuộc biểu tình

    Theo South Front, ngày 17/12, Quân đội Armenia đã tìm thấy thêm 41 thi thể binh sĩ của nước này ở hai vùng Fizuli và Jabrayil. 

    Kể từ khi đình chiến cho tới nay, đã có gần 1.000 thi thể binh sĩ Armenia được tìm thấy trong các hoạt động tìm kiếm cứu nạn ở một số vùng chiến sự.

    Trong cùng ngày, Yerevan và Moscow đã đạt được thỏa thuận về việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình Nga đến Syunik khu vực nằm giữa biên giới Armenia-Azerbaijan.

    Đồng minh bị tấn công, máy bay Nga gầm thét giội mưa bom xuống Syria -  Biên giới Armenia-Azerbaijan ngày càng nóng - Ảnh 1.

    Bản đồ vùng kiểm soát các bên ở Nagorno-Karabakh sau khi diễn ra xung đột Nagorno-Karabakh lần 2.

    Tuy nhiên, quyết định này lại bị các cư dân địa phương và vùng lân cận Syunik phản đổi, đồng thời cáo buộc thỏa thuận hòa bình ba bên đang bị vi phạm. Đoàn biểu tình còn yêu cầu Yerevan có lời giải thích rõ cho vấn đề này.

    Phó Thủ tướng Armenia Tigran Avinyan sau đó đã lên tiếng trấn an dư luận tuy nhiên tình hình ở Syunik vẫn diễn biến phức tạp.

    Về phần mình Nga cũng đã bắt đầu triển khai các đơn vị gìn giữ hòa bình đầu tiên đến Syunik.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 08:10:00 18/12/2020

    Các bộ lạc Syria kêu gọi trục xuất lực lượng Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ xâm lược

    Theo Al-Masdar news, các cuộc biểu tình phản đối sự chiếm đóng hợp pháp của lực lượng nước ngoài ở Syria ngày càng diễn ra nhiều hơn thủ phủ Al-Hasakah.

    Được biết, các cuộc biểu tình này do một số bộ lạc Ả Rập địa phương ở Đông Bắc Syria dẫn đầu, bao gồm cả Al-Tayy, bộ lạc có tiếng nói nhất trong khu vực. 

    Trong một đoạn video do hãng tin Union News chia sẻ, có thể thấy hàng trăm người thuộc các bộ lạc Syria diễu hành qua vùng nông thôn Al-Qamishli, mang biểu ngữ ủng hộ Tổng thống Syria Bashar Al-Assad và phản đối sự chiếm đóng bất hợp pháp của Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.

    Trong vài tháng qua, căng thẳng giữa Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn và một số bộ lạc Ả Rập phía Đông sông Euphrates không ngừng gia tăng, khi người Kurd thâu tóm hết các nguồn tài nguyên trong khu vực. 

    Đỉnh điểm căng thăng là việc một số thủ lĩnh Ả Rập bị ám sát sau khi tuyên bố ủng hộ chính quyền Damascus, dẫn tới giao tranh giữa bộ lạc ở phía Đông Deir Ezzor và SDF trong suốt thời gian qua.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 07:55:00 17/12/2020

    Quân đội Syria bị tấn công, Nga không kích dữ dội Raqqa

    Theo South Front, cuối ngày 16/12 (theo giờ địa phương), tàn quân IS ở vùng nông thôn phía Nam Raqqa tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào Lực lượng Phòng vệ Quốc gia Syria (NDF) gây ra thương vong lớn cho quân chính phủ.

    Các nguồn tin địa phương cho biết, những kẻ khủng bố đã phục kích một chiếc xe buýt chở các binh sĩ NDF đang di chuyển trên đường Ithriyah, nối giữa Raqqa với Hama và Aleppo.

    Theo Đài quan sát Nhân quyền Syria, 3 binh sĩ NDF đã thiệt mạng và ít nhất 7 người khác bị thương trong vụ tấn công.

    Đồng minh bị tấn công, máy bay Nga gầm thét giội mưa bom xuống Syria - Ảnh 1.

    Trong điểm đỏ là vị trí đoàn xe của NDF bị phục kích hôm 16/12.

    Cũng theo nguồn tin trên, lợi dụng các căn cứ ngầm ở miền Trung Syria và vùng sa mạc Homs, tàn quân IS tổ chức các cuộc tập kích vào Quân đội Syria (SAA) hàng ngày.

    Trước tình hình trên, Không quân Nga đã mở một chiến dịch không kích mới ở miền Trung Syria kéo dài từ cuối tuần trước cho đến hiện tại. Ngày 17/12, máy bay Nga đã tiến hành một loạt cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu khủng bố ở Beir Twinan, vùng nông thôn phía Đông Homs.

    Được biết, phiến quân IS đang nỗ lực mở rộng ảnh hưởng của chúng ở miền Trung Syria. Đầu tuần này, những kẻ khủng bố đã đẩy lùi một cuộc tấn công của quân chính phủ vào nơi ẩn náu mới thành lập của chúng ở vùng nông thôn phía Đông Hama. Nhiều binh sĩ Syria đã thiệt mạng hoặc bị thương.

    Các hoạt động của IS ở miền Trung đã tăng lên trong năm nay. Theo các báo cáo gần đây, những kẻ khủng bố đang mua nguồn cung cấp, bao gồm cả vũ khí, từ các máy bay chiến đấu do Mỹ hậu thuẫn đóng tại khu vực Đông Nam al-Tanaf.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ

Nóng
Tâm điểm
Công ty Cổ phần VCCorp

© Copyright 2010 - 2023 – Công ty Cổ phần VCCorp

Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex,
Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
Email: btv@soha.vn
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân
Điện thoại: 024 7309 5555

Liên hệ quảng cáo:
Hotline: 0794.46.33.33 - 0961.98.43.88
Email: giaitrixahoi@admicro.vn
Hỗ trợ & CSKH:
Tầng 20, tòa nhà Center Building, Hapulico Complex,
số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Tel: (84 24) 7307 7979
Fax: (84 24) 7307 7980
Chính sách bảo mật

Chat với tư vấn viên