*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h30 ngày 16/10 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 240.961.318 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.907.345 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi là 218.201.080 người.
Cả ba loại vaccine COVID-19 của Pfizer, Moderna và Johnson & Johnson (J&J) đều có dấu hiệu miễn dịch mạnh mẽ 8 tháng sau tiêm chủng đủ liều mà chưa cần tiêm nhắc lại.
ABC News đưa tin, kết quả nghiên cứu được công bố ngày 15.10 trên tạp chí Y học New England. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích các dấu hiệu miễn dịch có trong máu của những người đã tiêm chủng vaccine COVID-19 của Pfizer, Moderna và J&J.
Dựa trên bằng chứng thu được trong thực tế, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy các dấu hiệu tế bào cho thấy cả 3 loại vaccine trên đều tạo ra hiệu quả bảo vệ lâu dài và mạnh mẽ khỏi tình trạng bệnh nặng.
Các phân tích cũng chỉ ra sự khác biệt về cách sản sinh kháng thể kháng thể của mỗi loại vaccine. Pfizer và Moderna ban đầu sinh ra lượng kháng thể tăng đột biến và sau đó giảm đi nhanh chóng. Trong khi đó, kháng thể J&J khởi đầu ở mức thấp hơn nhưng lại ổn định hơn theo thời gian.
Đồng tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Dan Barouch, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Virus và Vaccine tại Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess, cho biết: "Đến tháng thứ 8, có thể so sánh được phản ứng kháng thể của 3 loại vaccine''.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Khảo sát dư luận gần đây của Đại học Suan Dusit Rajabhat cho thấy nhiều người Thái Lan phản đối mở cửa lại biên giới vì họ sợ du khách sẽ mang theo virus vào nước mình và do chưa nhiều người dân được tiêm vaccine COVID-19.
Khách du lịch thăm quan một ngôi chùa ở Chiang Mai, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ The Nation, trong số 1.392 người được hỏi ý kiến về kế hoạch mở cửa lại đất nước cho du khách nước ngoài đã tiêm đầy đủ vaccine từ ngày 1/11 tới, phần lớn người trả lời (59,86%) cho biết họ phản đối kế hoạch, còn 60,1% cho biết giờ chưa phải lúc mở cửa lại biên giới.
Theo những người được khảo sát, Thái Lan nên mở cửa với du khách nước ngoài nếu trên 70% dân số Thái Lan đã được tiêm chủng, đợt bùng phát hiện nay được kiểm soát và các cơ sở y tế công cộng sẵn sàng đối phó với các biến thể mới.
Mặc dù thủ đô Bangkok đã tiêm đầy đủ cho hơn 65% người dân, nhưng trên toàn quốc, mới có 35% dân số Thái Lan được tiêm vaccine đầy đủ.
Khảo sát cũng cho thấy đa số chủ doanh nghiệp và nhân viên muốn Thái Lan mở cửa trở lại, mặc dù nhóm nhân viên cũng lo ngại về các ca mắc mới.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ngày 16/10, Argentina hôm qua đã bắt đầu chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 3-11 tuổi.
Kế hoạch tiêm vaccine cho trẻ em này đã được Cơ quan Quản lý dược phẩm, lương thực và công nghệ y tế Argentina cấp phép triển khai vào đầu tháng 10.
Bộ trưởng Bộ Y tế Argentina Carla Vizzotii cho biết, chương trình tiêm chủng cho trẻ em được triển khai đồng thời tại tất cả các địa phương trên cả nước. Đây sẽ là cơ sở để Argentina hướng tới mục tiêu hoàn tất phác đồ tiêm vaccine cho người dân trước cuối năm nay.
Để thực hiện kế hoạch này, Chính phủ Argentina đã phân phối cho các địa phương tại nước này hơn 2 triệu liều vaccine COVID-19 của Sinopharm, loại đã được cấp phép sử dụng cho trẻ em trong độ tuổi trên. Ngoài ra, Argentina vẫn còn trong kho dự trữ 9 triệu liều vaccine loại này để sử dụng cho trẻ em.
Cùng với đó, Chính phủ Argentina cũng phân phối 1,6 triệu liều vaccine của Pfizer để tiếp tục chương trình tiêm chủng cho trẻ vị thành niên từ 12 tuổi trở lên.
Argentina đã ghi nhận tổng cộng hơn 5,2 triệu người mắc COVID-19. (Ảnh: Chaleston Gazette)
Trẻ em từ 3-11 tuổi là nhóm duy nhất chưa bắt đầu quá trình tiêm chủng tại quốc gia Nam Mỹ này. Phát biểu tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Carla Vizzotti cho biết, để có thể cấp phép sử dụng vaccine của Sinopharm cho nhóm tuổi trên, Cơ quan Quản lý dược phẩm, lương thực và công nghệ y tế Argentina đã xem xét và đánh giá kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và 2 đối với trẻ em tại Trung Quốc và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), cũng như tham khảo kinh nghiệm của Chile trong việc triển khai tiêm chủng cho trẻ em tại nước này.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Vào ngày 22/10 tới, khi một số lệnh giãn cách được dỡ bỏ, thành phố 5 triệu dân này của Australia sẽ trải qua tổng cộng 262 ngày, tương đương với 9 tháng, trong 6 đợt giãn cách, phong tỏa nghiêm ngặt.
Các phương tiện truyền thông của Australia cho biết, Melbourne là thành phố đóng cửa vì dịch bệnh lâu nhất thế giới, vượt quá 234 ngày của Buenos Aires, Argentina.
Trong khi số ca nhiễm COVID-19 mới vẫn tăng ở bang Victoria có thủ phủ là Melbourne, giới chức bang Victoria cho biết, vào tuần sau, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ của bang sẽ đạt 70%. Điều này cho phép các biện pháp hạn chế có thể được nới lỏng.
Melbourne là thành phố đóng cửa vì dịch lâu nhất thế giới với 262 ngày phong tỏa nghiêm ngặt. (Ảnh: AP)
"Hôm nay là một ngày tuyệt vời. Hôm nay là một ngày mà người dân Victoria có thể tự hào về những gì họ đã đạt được", Thủ hiến bang Victoria, Daniel Andrews, cho biết sau khi công bố việc dỡ bỏ hạn chế.
Các dịch vụ nhà hàng, khách sạn sẽ được mở lại, nhưng sẽ bị giới hạn chặt chẽ số lượng người đến. Lệnh giới nghiêm ban đêm cũng sẽ được dỡ bỏ. Dự kiến, đến cuối tháng 10, khi tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi ở bang Victoria đạt mức 80%, sẽ có thêm các hạn chế được nới lỏng, dự kiến đạt được chậm nhất vào ngày 5/11.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Trong các loại vaccine COVID-19 đang được tiêm hiện nay, chỉ có vaccine Pfizer đã được phê duyệt để tiêm cho các đối tượng từ 12 đến 17 tuổi. Nhiều nước hiện đang chỉ dùng vaccine COVID-19 của Pfizer cho trẻ em.
Chia sẻ về loại vaccine COVID-19 sẽ được tiêm cho trẻ em Việt Nam từ 12-17 tuổi trong tháng 10 này, trao đổi với Lao Động, TS.BS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Phó Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, vaccine Pfizer liều tiêm cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi sẽ tương đương như của người lớn. Với nhóm dưới 12 tuổi hiện đang được hoàn thiện hồ sơ, dự kiến sẽ thấp hơn so với liều tiêm cho người lớn.
Theo TS Phạm Quang Thái, trong số các loại vaccine COVID-19 đang được tiêm hiện nay, chỉ có vaccine Pfizer đã được phê duyệt để tiêm cho người từ 12 đến 17 tuổi. Nhiều nước hiện đang chỉ dùng vaccine Pfizer cho trẻ em.
Về việc triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em, Bộ Y tế cho hay Việt Nam sẽ mở rộng đối tượng tiêm cho trẻ từ 12- 17 tuổi theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp (tiêm trước cho lứa tuổi từ 16-17 tuổi và hạ dần độ tuổi) theo tiến độ cung ứng vaccine và tình hình dịch tại địa phương.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ngày 17/10, Bộ Y tế Lào cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 296 ca mắc mới và 2 ca tử vong vì dịch COVID-19. Như vậy, tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào hiện là 32.029 ca, trong đó có 40 ca tử vong.
Người dân đeo khẩu trang phòng, chống dịch COVID-19 tại Viêng Chăn, Lào. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trong số các ca mắc mới có tới 283 ca cộng đồng tại 10 tỉnh, thành; còn lại là các ca nhập cảnh được cách ly ngay. Thủ đô Viêng Chăn quay lại đứng đầu cả nước về số ca lây nhiễm cộng đồng khi ghi nhận 105 trường hợp trong một ngày. Như vậy, số ca mắc COVID-19 mới tại Lào có chiều hướng giảm so với những ngày trước đó. Đáng chú ý, hai trường hợp tử vong mới tại nước này đều có bệnh lý nền và chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Bộ Y tế Lào cho biết, tuy số ca mắc mới tại Lào có giảm nhưng vẫn ở mức cao nên hiện nước này đang cố gắng đảm bảo cung cấp đầy đủ dịch vụ chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19, đồng thời vận động các địa phương tổ chức đội y tế khẩn cấp để ứng phó với diễn biến dịch bệnh. Ngoài ra, trước sự gia tăng ca nhiễm mới, nhiều tỉnh của Lào như Luang Prabang, Khammuan... đã ra lệnh kéo dài thời gian phong tỏa để ngăn chặn nguy cơ bùng phát trên diện rộng.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Sau khi tập trung tiêm phòng Covid-19 cho nhóm đối tượng là người trưởng thành, thiếu niên, hiện nhiều nước đang nghiên cứu hoặc đã triển khai tiêm phòng cho trẻ nhỏ từ dưới 11 tuổi.
Cùng với tiêm phòng và các biện pháp bảo vệ, dịch Covid-19 đã có chiều hướng giảm ở nhiều nơi và nhiều nước tự tin với chiến lược sống chung với dịch bệnh.
Trẻ em cũng có nguy cơ mắc bệnh nặng và thực tế tại Mỹ, hơn 540 trẻ em đã chết vì Covid-19. Các chuyên gia y tế tin rằng, việc tiêm phòng cho trẻ em là cần thiết để bảo vệ chính các em và giảm sự lây lan sang những người trưởng thành dễ bị tổn thương. Hôm qua, Philippines đã bắt đầu tiêm cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi, trong chiến dịch nâng độ bao phủ tiêm chủng trước sự tấn công của biến thể Delta. Không chỉ ở lứa tuổi 12-17, Argentina đã tiêm phòng cho trẻ từ 3 đến 11 tuổi.
Các cuộc thăm dò cho thấy khoảng 1/3 các bậc cha mẹ có con trong độ tuổi trên 12 ở Mỹ ủng hộ việc đưa con mình đi tiêm chủng. Gần 77% trẻ trên 12 tuổi ở Mỹ đã được chủng ngừa. Chính quyền các bang ở Mỹ đang nhắm đến 28 triệu trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 11 và giới chức y tế đang tính toán liều lượng tiêm an toàn cho trẻ nhỏ.
Khi đối tượng tiêm phòng ngày càng mở rộng, nhiều nước từ Singapore tới Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc Australia, Mỹ, Israel đồng loạt mở cửa và tự tin với chiến lược sống chung với Covid. Israel là quốc gia thành công hơn cả khi quán triệt 3 điểm là tiêm mũi tăng cường cho người trên 12 tuổi, đeo khẩu trang và áp dụng thẻ xanh (còn gọi là hộ chiếu vaccine).
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Nhà kính trồng rau của trang trại gia đình ông Koh Jin-taek ở Ansong, Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap
Hiện ông Koh Jin-taek đang quản lý 44 nhà kính trồng rau, có tấm phủ bằng nhựa vinyl, mỗi tháng cung cấp gần 10 tấn rau cho các công ty thực phẩm, với doanh thu hằng năm lên tới 800 triệu won (680.000 USD). Hoạt động sản xuất, kinh doanh của ông chủ trang trại này khá tươi sáng cho đến khi COVID-19 xuất hiện, tấn công Hàn Quốc vào năm 2020, đẩy người đàn ông 53 tuổi này rơi vào cảnh bấp bênh, không biết liệu có thể duy trì hoạt động kinh doanh của mình trong tương lai.
Ông Koh Jin-taek chia sẻ để có thể hòa vốn và dư ra một khoản tiết kiệm, trang trại của ông cần phải bán được ít nhất 9 tấn rau mỗi tháng, song doanh số bán hàng trong tháng 9 chỉ là 4,8 tấn. Một trong những nguyên nhân chính là thiếu lao động.
Đại dịch COVID-19 đã khiến số lượng lao động nhập cư ở Hàn Quốc giảm mạnh, qua đó khiến tiền lương của lao động nhập cư tăng. Trước đây, ông Koh Jin-taek thuê 9 lao động, nhưng COVID-19 đã khiến số nhân công làm việc cho trang trại của ông giảm xuống còn 5 người. Đáng ngại hơn, 4 người đã đột ngột xin nghỉ việc để làm chỗ khác có mức lương cao hơn.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Dữ liệu của CDC Mỹ cho thấy nước này vứt bỏ ít nhất 15 triệu vaccine Covid-19 trong vòng 6 tháng, giữa lúc nhiều quốc gia vẫn thiếu nguồn cung.
Bang Louisiana đã bỏ 224.000 liều vaccine, tăng gấp ba lần kể từ cuối tháng 7, dù bang này đang trải qua làn sóng dịch bệnh thứ tư. Một số liều vaccine nằm trong các lọ đã mở và chưa dùng hết, nhưng có ít nhất 20.000 liều nằm trong lọ nguyên vẹn vẫn bị loại bỏ do quá hạn sử dụng, theo dữ liệu thống kê từ tháng 3-9 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC).
Hàng nghìn liều vaccine cũng bị bỏ phí mỗi ngày ở bang Wisconsin. Tại Alabama và Tennessse, số vaccine bị vứt bỏ lần lượt là 65.000 và gần 200.000.
CDC cho biết vaccine bị vứt bỏ chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong chiến dịch tiêm chủng, lấy ví dụ bang Louisiana đã tiêm khoảng 4,4 triệu liều vaccine cho người dân.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Từ chỗ phải ban bố tình trạng khẩn cấp, tình hình dịch COVID-19 ở Nhật đã cải thiện nhanh vượt ngoài mong đợi. Vắc xin và ý thức người dân có thể đóng vai trò chính.
Những tuần gần đây, dịch COVID-19 ở Nhật giảm nhiệt một cách nhanh chóng, nhanh đến mức một ủy ban chuyên gia của Bộ Y tế Nhật chưa kịp hiểu tại sao điều này xảy ra.
Theo báo Japan Times, trong suốt đợt bùng phát thứ 5, ca nhiễm theo ngày ở Nhật đạt mức kỷ lục 25.866 vào ngày 20-8, nhưng sau đó giảm dần và xuống dưới mức 1.000 ca vào ngày 3-10.
Ca nhiễm mỗi ngày ở thành phố Tokyo 14 triệu dân đạt đỉnh 5.773 vào ngày 13-8, rồi giảm xuống dưới 100 vào ngày 4-10, và hiện dao động xung quanh con số 50-60, tương đương tháng 6-2020.
Tính đến ngày 13-9, khoảng một nửa dân số Nhật đã tiêm ngừa COVID đầy đủ. Từ đó đến nay tỉ lệ đã tăng lên 66,1%, bên cạnh 74,7% dân số đã tiêm ít nhất 1 mũi.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Chi phí xét nghiệm PCR tại Ấn Độ giảm từ 70 USD xuống 7 USD, sau khi nước này tự sản xuất dụng cụ và sinh phẩm xét nghiệm.
Trong làn sóng Covid-19 đầu tiên hồi mùa xuân năm ngoái, Sanchi Jawa và Harish Jawa, người cha 59 tuổi của cô, nhận thấy họ có triệu chứng nhiễm virus. Vì vậy, cha con Jawa quyết định tự cách ly và xét nghiệm, nhưng điều này không dễ thực hiện vào thời điểm đó.
Hai cha con phải gọi điện nhiều lần đến một số phòng thí nghiệm tư nhân ở thủ đô New Delhi để được xét nghiệm PCR, phương pháp được cho là chính xác nhất trong phát hiện ca mắc Covid-19. Tuy nhiên, chi phí mỗi lần xét nghiệm lên tới gần 70 USD.
Sanchi, nhân viên tiếp thị 29 tuổi và cha cô, một doanh nhân thành đạt, đủ khả năng chi trả phí xét nghiệm. Tuy nhiên, mức giá này quá đắt đỏ đối với đa số người dân Ấn Độ, quốc gia có thu nhập bình quân đầu người là 160 USD mỗi tháng, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới. "Những người bình thường cũng nên được tiếp cận với xét nghiệm PCR", Sanchi nêu ý kiến.
Để giải quyết vấn đề này, chính phủ Ấn Độ, dưới sự tài trợ từ Quỹ Rockefeller, đã nhanh chóng giao nhiệm vụ tìm cách tự sản xuất dụng cụ xét nghiệm nCoV trong nước cho Trung tâm Nền tảng Tế bào và Phân tử (C-CAMP), trung tâm đổi mới sinh học tiên tiến nhất đất nước.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Cuba đang đánh giá khả năng thử nghiệm lâm sàng vaccine Covid-19 cho trẻ dưới hai tuổi sau kết quả tích cực từ chương trình tiêm chủng diện rộng.
Eduardo Martinez, chủ tịch Tập đoàn dược phẩm sinh học quốc gia Cuba (BioCubaFarma), hồi giữa tuần cho biết giới chức đang xem xét thực hiện thử nghiệm lâm sàng ở trẻ em dưới hai tuổi với vaccine Covid-19 do nước này tự sản xuất, do mức độ an toàn cao đã được chứng minh trong các thử nghiệm trước đó cũng như chiến dịch tiêm chủng toàn quốc.
Hãng thông tấn nhà nước Prensa Latina cho hay Cuba là nước đầu tiên trên thế giới tiêm chủng cho trẻ em từ 2-18 tuổi với vaccine hai liều Soberana 02 và một liều Soberana Plus do Viện Vaccine Finlay phát triển, với mức độ hiệu quả 91,2%. Kết quả nghiên cứu tiêm vaccine cho trẻ em sẽ sớm được chuyển cho Trung tâm Kiểm soát Dược phẩm và Trang thiết bị y tế Nhà nước (CECMED) để đánh giá.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Cho tới nay, Trung Quốc vẫn kiên định theo đuổi chiến lược "zero Covid" dù họ đã kiểm soát tốt dịch bệnh và tiêm chủng cho gần hết dân số của mình. Liệu Trung Quốc sắp tới có thay đổi cách tiếp cận trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đã từ bỏ chiến lược đó?
Trong vài tháng qua, một số nước châu Á-Thái Bình Dương từng theo đuổi thành công chiến lược "zero Covid" (tức cố gắng đưa số ca mắc Covid-19 về 0) trong một thời gian dài chống đại dịch này, như New Zealand, Australia, và Singapore, đã có dấu hiệu chuyển đổi quan điểm sang "sống chung với virus SARS-CoV-2".
Bối cảnh này khiến người ta chú ý đến việc liệu Trung Quốc có thay đổi cách tiếp cận của mình trong chống dịch. Trung Quốc bấy lâu nay theo đuổi chiến lược "zero Covid" và được coi là nước áp dụng các biện pháp cứng rắn nhất để kiểm soát dịch bệnh này. Đến nay, Trung Quốc đã gần đạt mục tiêu tiêm chủng ngừa Covid-19 đầy đủ các mũi cho 80% dân số nước này. Liệu nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này sẽ mở cửa trở lại các tuyến biên giới quốc tế của mình?
Trung Quốc chống dịch hiệu quả nhưng vẫn rất thận trọng
Trong một video phỏng vấn được đăng tải trực tuyến gần đây, Gao Fu - giám đốc Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh của Trung Quốc bày tỏ hy vọng nước này sẽ xem xét mở cửa biên giới vào đầu năm 2022 khi Trung Quốc dự kiến sẽ tiêm chủng đầy đủ cho 85% dân số nước này.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Các cố vấn của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) ngày 15/10 khuyến nghị cơ quan này cấp phép tiêm mũi 2 cho những người đã tiêm vaccine Johnson & Johnson (J&J).
Ủy ban tư vấn của FDA ủng hộ việc tiêm mũi 2 J&J cho những người trên 18 tuổi và đã tiêm một mũi vaccine của hãng này trong ít nhất hai tháng trước đó, theo Reuters.
FDA không bắt buộc phải tuân thủ các khuyến nghị của ủy ban cố vấn song cơ quan này thường làm theo những chỉ dẫn mà các chuyên gia đưa ra.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tính từ ngày 17/9 đến ngày 14/10, Campuchia đã tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho 97,98% trong số 1.897.382 trẻ em từ 6 đến 12 tuổi ở nước này.
Nỗ lực tiêm vaccine cho trẻ em tại Campuchia đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Chương trình này một lần nữa chứng minh khả năng tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ em từ 6 đến 12 tuổi, theo Khmer Times.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Hai liều tiêm vắc xin Sputnik V của Nga có thể được xem là 2 loại vắc xin khác nhau, giúp hệ miễn dịch tăng khả năng nhận diện và chống lại virus corona.
Vắc xin Covid-19 Sputnik V được Trung tâm Dịch tễ và Vi sinh học Quốc gia Gamalaya của Nga phát triển trên công nghệ vecto virus. Sputnik V còn là vắc xin Covid-19 đầu tiên được cấp phép trên thế giới. Vào tháng 9/2020, kết quả nghiên cứu thử nghiệm của vắc xin Covid-19 Sputnik V đã được công bố.
Theo Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF), đơn vị tài trợ chính cho chương trình nghiên cứu và hợp tác sản xuất vắc-xin Sputnik V, đã có 70 nước trên thế giới cấp phép sử dụng khẩn cấp đối với vắc xin Sputnik V. Trong số này, khoảng hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đưa Sputnik V vào chiến dịch tiêm chủng quốc gia. Kết quả thực tiễn chứng minh vắc xin Sputnik V an toàn, sinh kháng thể và đáp ứng miễn dịch tế bào.
Công nghệ độc đáo
Sputnik V được đánh giá là vắc xin vecto phối hợp đột phá, độc đáo và duy nhất trên toàn cầu.
Hiệu quả của vắc xin
Vắc xin Sputnik V được tiêm 2 liều và cách nhau 3 tuần. Đối tượng tiêm phòng là người trên 18 tuổi.
Tác dụng phụ
Quá trình tiêm chủng ở Nga cho thấy Sputnik V không gây ra các biến chứng đông máu hiếm gặp, huyết máu tĩnh mạch não (CVT) và viêm cơ tim như các loại vắc xin COVID-19 dựa trên vector virus khác là AstraZeneca và Jennsen. Không có trường hợp tử vong liên quan đến vắc xin Sputnik V được ghi nhận.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ca nhiễm và tử vong hàng ngày do Covid-19 ở Nga ghi nhận mốc nghiệt ngã mới, khi tiêm chủng trì trệ và biện pháp phòng dịch hạn chế.
Giới chức y tế Nga hôm nay cho biết nước này ghi nhận thêm 33.208 ca nhiễm và 1.002 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 7.958.384 và 222.315. Số liệu mới đánh dấu mức tăng kỷ lục ngày thứ ba liên tiếp về cả ca nhiễm và tử vong từ khi dịch bệnh bùng phát ở Nga.
Nga hiện là vùng dịch thứ năm thế giới và là quốc gia ghi nhận ca tử vong cao nhất ở châu Âu.
Nhân viên y tế di chuyển bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Kommunarka, gần thủ đô Moskva hôm 15/10. Ảnh: AFP.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây