Cập nhật lúc

Thanh Hóa tạm dừng lô vắc xin đang tiêm vì hơn 120 trẻ nhập viện. Việt Nam thêm 13.698 ca mắc

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 13.568 ca/ngày.

Thanh Hóa tạm dừng lô vắc xin đang tiêm vì hơn 120 trẻ nhập viện. Việt Nam thêm 13.698 ca mắc
31
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Số ca mắc Covid-19 liên tiếp tăng 'kỷ lục', Chủ tịch Hà Nội ra công điện hỏa tốc

    Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa có công điện về việc triển khai các biện pháp cấp bách thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trong tình hình mới.

     Theo đó, từ ngày 11/10 đến 1/12, Hà Nội đã ghi nhận 6.568 ca mắc. Số ca mắc tăng rất nhanh trong những ngày gần đây, trong đó chỉ tính riêng từ ngày 25/11 đến 1/12, trong vòng 6 ngày đã ghi nhận 1.751 ca mắc (trung bình 291 ca/ngày). Dự báo số ca nhiễm sẽ tiếp tục tăng nhanh khi các hoạt động kinh tế - xã hội, giao thương hàng hóa và di chuyển của người dân từ các địa phương trên cả nước về TP trong những tháng cuối năm tăng cao.

    Chủ tịch Hà Nội yêu cầu Sở Y tế tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do biến chủng Omicron gây ra; trên cơ sở khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và hướng dẫn của Bộ Y tế, khẩn trương chuẩn bị các phương án về vắc xin, thuốc điều trị và các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với biến chủng mới của SARS-CoV-2.

    Trên cơ sở phương án cách ly, theo dõi, khám và điều trị tại nhà đối với người nhiễm Covid-19 (đảm bảo các điều kiện theo chỉ đạo của Bộ Y tế), hướng dẫn danh mục các loại thuốc, phương pháp điều trị và xử lý các tình huống khi điều trị tại nhà.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Học sinh THPT Hà Nội chính thức trở lại trường từ ngày 6/12

    UBND TP Hà Nội vừa có văn bản thống nhất với đề xuất của Sở GD-ĐT tại tờ trình số 4095 về việc cho học sinh khối lớp 10, 11, 12 các trường THPT và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - GDTX trở lại trường học sau thời gian tạm dừng đến trường để phòng dịch Covid-19.

    Cụ thể, tại các đơn vị xã, phường, thị trấn của tất cả 30 quận, huyện, thị xã có mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2, trong 14 ngày tính đến thời điểm ngày 30/11 không có các ca F0 trong cộng đồng, cho phép học sinh khối lớp 10, 11, 12 các trường THPT và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - GDTX trở lại trường học từ ngày 6/12.

    Thanh Hóa tạm dừng lô vắc xin đang tiêm vì hơn 120 trẻ nhập viện. Hà Nội có hơn 500 F0 chỉ trong 24h - Ảnh 1.

    Ảnh: Tiền phong

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thứ trưởng Y tế: Gia hạn 3 tháng không ảnh hưởng chất lượng vắc xin

    Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều nay, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn khẳng định, việc tăng thời hạn sử dụng của vắc xin thêm 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng vắc xin.

    Theo ông Thuấn, việc gia hạn sử dụng này được áp dụng chung trên toàn cầu trong tiêm chủng cho tất cả các nhóm đối tượng từ 12 tuổi trở lên. Việc này cũng đã được kiểm định khắt khe và đảm bảo chất lượng an toàn, hiệu quả.

    Ngoài ra, ông Thuấn cho biết, từ thời điểm các cơ quan phê duyệt nói trên, các lô vắc xin Pfizer đã sản xuất trước đây có hạn sử dụng 6 tháng thì tự động tăng hạn dùng lên 9 tháng. Các quốc gia trên thế giới vẫn giữ nguyên nhãn trên lọ vắc xin theo hạn sử dụng của nhà sản xuất và chỉ có thông báo riêng về tăng hạn sử dụng của vắc xin lên 9 tháng.

     

    "Trong thời gian tới, nhà sản xuất tiếp tục nghiên cứu và nếu đảm bảo ổn định, chất lượng, nhà sản xuất sẽ nộp hồ sơ cho các cơ quan thẩm quyền để tăng hạn sử dụng của vắc xin đến 12, 18 hoặc 24 tháng"

    Thứ trưởng Y tế

     

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nghệ An: 99% học sinh THPT tiêm mũi 1, không có trường hợp tai biến nặng

    Tính đến hiện tại, 16/21 huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã hoàn thành việc tiêm vắc xin Covid-19 cho học sinh THPT với tổng số hơn 99.000 học sinh được tiêm mũi 1, đạt trên 99%.

    Ông Trần Minh Tuệ, Phó Giám đốc Sở Y tế Nghệ An chia sẻ với tờ Sức khỏe&Đời sống, việc tiêm vắc xin đợt 1 cho học sinh THPT trong toàn tỉnh đã thực hiện theo đúng quy trình, đảm bảo an toàn, không có trường hợp tai biến nặng. Số học sinh chưa tiêm đợt 1 chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng 1%, chủ yếu là học sinh có bệnh nền hoặc chưa đủ điều kiện để tiêm trong đợt này vì lý do cá nhân.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thanh Hóa: Hơn 120 em nhập viện sau tiêm, tạm dừng lô vắc xin đang tiêm

    Ông Lương Ngọc Trương, Giám đốc CDC Thanh Hóa, cho VnExpress biết, hiện ngành y tế tỉnh đã tạm dừng lô vắc xin đang tiêm. "Chúng tôi có lô khác, cũng là loại vaccine Pfizer, nên trước mắt tiếp tục tiêm cho học sinh", ông nói.

    Nguồn trên dẫn thông tin từ CDC Thanh Hóa cho hay, từ ngày 30/11 đến trưa nay có 27 huyện thị, thành phố thuộc tỉnh tiêm vắc xin Pfizer mũi một cho trẻ 15-17 tuổi. Tuy nhiên, trong quá trình tiêm, một số học sinh có dấu hiệu buồn nôn, khó thở, sốt cao.

    Toàn tỉnh có tổng cộng hơn 120 em nhập viện điều trị sau tiêm vắc xin Pfizer. Trong đó có 17 trẻ phản ứng nặng. Sức khỏe các trẻ em này đã ổn định, đang được theo dõi tại bệnh viện. Nguyên nhân chính thức về các trường hợp phản ứng này chưa được hội đồng chuyên môn tỉnh Thanh Hóa công bố.

    Việt Nam thêm 13.698 ca mắc. Thanh Hóa tạm dừng lô vắc xin đang tiêm sau khi hơn 120 em nhập viện - Ảnh 1.

    Sàng lọc trước khi tiêm cho trẻ ở Thanh Hóa. Ảnh: báo Thanh Hóa

    *Về tình hình dịch trên địa bàn, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Thanh Hoá cho biết, tính từ 16h ngày 1/12 đến 16h ngày 2/12, tỉnh ghi nhận 95 ca mắc mới.

    Tính từ ngày 27/4/2021 đến nay, tỉnh ghi nhận tổng 2.699 bệnh nhân Covid-19, 1.814 người điều trị khỏi được ra viện, 12 bệnh nhân tử vong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội phát hiện 509 ca mắc Covid-19

    Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, trong ngày, thành phố phát hiện thêm 509 ca mắc Covid-19, trong đó, 233 ca cộng đồng, 198 ca ở khu cách ly và 78 ca ở khu phong tỏa.

    Đây là ngày có số ca phát hiện cao nhất từ đầu dịch ở Thủ đô và lần đầu tiên Hà Nội phát hiện hơn 500 ca trong 24h. Đây cũng là ngày thứ 4 liên tiếp, thành phố ghi nhận hơn 200 ca mắc trong cộng đồng.

    Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 11.575 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 4.672 ca, số mắc là người đã được cách ly 6.903 ca.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ghi nhận 210 ca tử vong

     Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.266.288 ca nhiễm. Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.261.035 ca, trong đó có 1.002.493 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

    Có 1 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn.

    Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (473.871), Bình Dương (283.287), Đồng Nai (88.230), Long An (38.404), Tây Ninh (30.125).Từ 17h30 ngày 1/12 đến 17h30 ngày 2/12 ghi nhận 210 ca tử vong. 

    Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua là 179 ca. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 25.658 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.

    Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.005.310 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.600 ca.

    Trong ngày 01/12 có 1.714.026 liều vắc xin Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 125.164.684 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 72.427.696 liều, tiêm mũi 2 là 52.736.988 liều.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngày 2/12: Việt Nam thêm 13.698 ca mắc

    Tính từ 16h ngày 01/12 đến 16h ngày 02/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 13.698 ca nhiễm mới, trong đó 21 ca nhập cảnh và 13.677 ca ghi nhận trong nước (giảm 829 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố (có 7.538 ca trong cộng đồng).

    Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP.HCM (1.738), Cần Thơ (985), Tây Ninh (768), Sóc Trăng (747), Bà Rịa - Vũng Tàu (637), Đồng Tháp (606), Vĩnh Long (594), Bến Tre (507), Bình Thuận (502), Hà Nội (499), Cà Mau (496), Bạc Liêu (492), Đồng Nai (475), Bình Phước (472), Bình Dương (414), Kiên Giang (405), Khánh Hòa (394), Hậu Giang (296), An Giang (271), Trà Vinh (202), Lâm Đồng (197), Tiền Giang (176), Bình Định (169), Thừa Thiên Huế (143), Hà Giang (120), Thanh Hóa (94), Bắc Ninh (94), Thái Nguyên (87), Đắk Nông (86), Đà Nẵng (82), Long An (81), Nghệ An (69), Ninh Thuận (68), Quảng Nam (66), Nam Định (63), Đắk Lắk (58), Hưng Yên (55), Hòa Bình (47), Phú Yên (44), Hải Dương (39), Quảng Ngãi (38), Hải Phòng (37), Tuyên Quang (33), Lạng Sơn (29), Gia Lai (27), Thái Bình (26), Vĩnh Phúc (24), Phú Thọ (20), Bắc Giang (19), Quảng Ninh (16), Quảng Bình (15), Quảng Trị (14), Cao Bằng (12), Yên Bái (8 ), Lào Cai (7), Hà Nam (5), Kon Tum (5), Sơn La (2), Điện Biên (1), Bắc Kạn (1).

    Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 13.568 ca/ngày.


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đại diện Pfizer Việt Nam nói về lô vắc xin gia hạn sử dụng 3 tháng

    Hà Nội mới đây tạm dừng tiêm 2 lô vắc xin Pfizer gia hạn sử dụng 3 tháng, chờ xin ý kiến chuyên môn từ Bộ Y tế.

    Đại diện Pfizer Việt Nam hôm nay thông tin trên Tiền phong, khi được phê duyệt vào tháng 12/2020 tại Mỹ, vắc xin Pfizer/BioNTech Covid-19 đã có đủ dữ liệu để xác nhận chất lượng trong sáu tháng. Kể từ đó, Pfizer vẫn tiếp tục tiến hành thu thập dữ liệu về độ ổn định trên nhiều lô vắc xin Covid-19 được sản xuất trong mạng lưới của mình trên toàn thế giới và xác định rằng hiện đã có đủ dữ liệu để kéo dài hạn sử dụng lên chín tháng. Điều này tạo điều kiện cho các trung tâm tiêm chủng linh hoạt hơn trong việc quản lý và duy trì việc phân phối và cung cấp vắc xin.

    Đại diện Pfizer nêu, vào tháng 8/2021, dựa trên thông tin và dữ liệu về tính ổn định do Pfizer cung cấp, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ đã tăng hạn dùng của vắc xin Pfizer/BioNTech Covid-19 thêm 3 tháng, từ 6 tháng lên 9 tháng ở nhiệt độ -90 đến -60 độ C. Vào tháng 9/2021, Cơ quan quản lý Dược châu Âu cũng phê duyệt và đồng ý với việc áp dụng tính thời hạn sử dụng thực tế của vắc xin bằng cách cộng thêm 3 tháng vào hạn dùng đang được in trên nhãn của sản phẩm.

    "Không có bất kỳ thay đổi nào đối với thành phần của vắc xin để nhằm mục đích kéo dài thời hạn sử dụng. Do đó, tính an toàn và hiệu quả của vắc xin vẫn giữ nguyên"

    Đại diện Pfizer Việt Nam

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nữ sinh bị phản vệ nặng, suy tạng sau tiêm vắc xin ở Bắc Giang hiện ra sao?

    Đại diện Bệnh viện Bạch Mai hôm nay thông tin với VnExpress, nữ sinh 17 tuổi, ở huyện Sơn Động, Bắc Giang, bị phản vệ nặng sau tiêm vắc xin Covid-19, đã qua cơn nguy kịch, cai máy ECMO (hệ thống tim phổi ngoài cơ thể) khoảng 3 ngày nay. Hiện em này tỉnh táo, nhưng còn yếu.

    Trước đó, vào ngày 24/11, nữ sinh được đưa vào Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu trong tình trạng suy tuần hoàn và hô hấp, nặng nhất là bị suy tạng. Các y bác sĩ đã can thiệp ECMO và sử dụng nhiều kỹ thuật cao khác để hỗ trợ tim phổi, nỗ lực cứu sống bệnh nhân.

    Trước đó, 1 nam sinh 16 tuổi (cùng ở Sơn Động) sốc phản vệ sau tiêm sáng 24/11, được đưa xuống cấp cứu ở Bệnh viện Bạch Mai. Nam sinh đã được chẩn đoán sốc phản vệ độ 4 sau tiêm vắc xin Pfizer phòng Covid-19 và đưa vào lọc máu, chạy ECMO (tim phổi nhân tạo). Do bệnh nặng, suy đa tạng không hồi phục, bệnh nhân đã tử vong vào trưa 28/11. 

    Hội đồng chuyên môn của Sở Y tế tỉnh Bắc Giang thống nhất kết luận nguyên nhân dẫn đến diễn biến nặng của nam sinh là do phản vệ độ 4, do phản ứng quá mẫn của cơ thể với vắc xin phòng Covid-19 (Pfizer), loại trừ nguyên nhân do chất lượng vắc xin, thực hành tiêm chủng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hàng loạt trẻ phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19, Thanh Hóa thông tin gì?

    Theo báo Thanh Hóa, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa cho hay, đến 11h hôm nay, tỉnh đã tiêm được 56.766 liều vắc xin cho trẻ em trong độ tuổi từ 15 đến 17 tuổi trên tổng số 117.000 liều được Bộ Y tế cấp đợt này.

    Từ ngày 30/11, toàn bộ 27 huyện, thị, thành phố trong tỉnh đã triển khai tiêm cho trẻ từ 15-17 tuổi. Ngành Y tế đã thành lập 3 đoàn giám sát tại tất cả các điểm tiêm chủng theo quy định.

    Trong quá trình tiêm ở một số địa phương đã xảy ra các phản ứng ở một số trẻ, tuy nhiên đã được cơ quan chức năng xử lý kịp thời.

    Theo đó, có 17 trường hợp phản ứng nặng, gồm: Huyện Vĩnh Lộc 5 trường hợp, huyện Hậu Lộc 3 trường hợp; thị xã Nghi Sơn 3 trường hợp; huyện Hà Trung 2 trường hợp; thị xã Bỉm Sơn 2 trường hợp; huyện Thạch Thành 1 trường hợp; huyện Cẩm Thủy 1 trường hợp.

    Đến sáng 2/12 sức khỏe của 17 trường hợp này đã ổn định và được tiếp tục theo dõi tại Bệnh viện của các địa phương.

    Một số trường hợp có phản ứng với các biểu hiện như sưng đau chỗ tiêm, buồn nôn chóng mặt thoáng qua là những phản ứng thông thường. Hiện các cháu đã ổn định sức khỏe và tiếp tục được theo dõi tại nhà.

    Thanh Hóa thông tin về 17 trường hợp trẻ em phản ứng nặng sau tiêm vắc xin Covid-19 - Ảnh 1.

    Ảnh: báo Thanh Hóa

    Trước đó, sáng hôm qua, tại huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa), 86 trường hợp học sinh phản ứng sau tiêm phải nhập viện theo dõi. Ông Phạm Công Hoa, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Hoằng Hóa chia sẻ trên Dân trí, các học sinh này có phản ứng nhẹ và phản ứng dây chuyền sau tiêm, phải nhập viện theo dõi sức khỏe. Đến sáng nay, sức khỏe ổn định nên toàn bộ các HS đã được làm thủ tục ra viện.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Yên Bái test Covid-19 tất cả người từng tới quán karaoke trên địa bàn TP từ 20/11

    Sở Y tế - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Yên Bái vừa có thông báo lấy mẫu xét nghiệm tầm soát SARS-CoV-2 với tất cả người từng đến các quán karaoke trên địa bàn thành phố Yên Bái từ ngày 20/11/2021 đến nay.

    Những người trong diện này đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để khai báo y tế và lấy mẫu xét nghiệm tầm soát SARS-CoV-2 miễn phí. 

    Những trường hợp che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời, khai báo sai sự thật, không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu cơ quan y tế thì sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

    Tính từ 18h ngày 1/12 đến 8h sáng nay, tỉnh Yên Bái ghi nhận thêm 8 ca mắc mới, nâng tổng số lên 81 ca từ ngày 27/11.

    22 HS nhập viện sau tiêm vắc xin. Test Covid-19 tất cả người từng tới karaoke ở TP Yên Bái từ 20/11 - Ảnh 1.

    Cán bộ y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho nhân dân tổ 8, phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái. (Ảnh: Thu Trang/báo Yên Bái)

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng: Tiếp tục triển khai tiêm vắc xin cho trẻ em, tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên

    Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 năm 2021 diễn ra sáng nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục nắm chắc, dự báo tốt tình hình, đặc biệt là về dịch Covid-19; kiên trì thực hiện "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch theo Nghị quyết 128.

    Theo thuật lai của tờ Tuổi trẻ, Thủ tướng nhấn mạnh phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết và triển khai tiêm vắc xin an toàn, hợp lý, hiệu quả, phấn đấu đến hết năm cơ bản tiêm đủ 2 mũi cho người từ 18 tuổi trở lên; tiếp tục triển khai tiêm vắc xin cho trẻ em, tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên; phải rà soát lại các quy trình và việc thực hiện trong quá trình tiêm chủng, không để xảy ra các sự cố đáng tiếc.

    Tiếp tục nâng cao ý thức của người dân trong phòng, chống dịch. Thực hiện nghiêm công thức "5K + vắc xin, thuốc điều trị + công nghệ + ý thức người dân + các biện pháp khác". 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội: 60 F0 ở khu tập thể Nguyễn Công Trứ

    Theo báo Tin tức, UBND phường Phố Huế (Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã ban hành quyết định cách ly y tế đối với toàn bộ người dân sống tại các dãy nhà H3, H4, H5, B1 tập thể Nguyễn Công Trứ và toàn bộ khu vực chợ xanh Nguyễn Công Trứ, các kiot tại đường ngang II, các kiot tại chợ đồ điện đường ngang I.

    Hiện khu tập thể này đã có 60 F0. Người dân được lực lượng chức năng yêu cầu không được rời khỏi nơi cư trú cho tới khi có thông báo mới.

    Hà Nội: 60 F0 ở khu tập thể Nguyễn Công Trứ. Thêm 22 HS nhập viện sau tiêm vắc xin ở Thanh Hóa - Ảnh 1.

    Ảnh: Lê Phú/báo Tin tức

    Hà Nội: 60 F0 ở khu tập thể Nguyễn Công Trứ. Thêm 22 HS nhập viện sau tiêm vắc xin ở Thanh Hóa - Ảnh 2.

    Ảnh: Lê Phú/báo Tin tức

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Quảng Trị đang lưu kho, chưa sử dụng lô vắc xin Pfizer tăng hạn sử dụng

     Giám đốc Sở Y tế Quảng Trị Đỗ Văn Hùng nói trên Lao động, tỉnh đang tiêm cho nhóm từ 12-17 tuổi, sử dụng vắc xin Pfizer có hạn sử dụng đến tháng 2/2022. Ngoài vắc xin Pfizer có hạn sử dụng đến 2/2020 này, tỉnh còn được cấp 35,1 nghìn liều Pfizer trong lô tăng hạn sử dụng. Nhưng địa phương đang lưu kho chứ chưa sử dụng, đợi có đầy đủ pháp lý, đảm bảo an toàn mới đưa vào sử dụng.

    Thêm 22 học sinh được chuyển đến viện theo dõi sau tiêm vắc xin Covid-19 ở Thanh Hóa, 2 em co giật - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa: Nam Sương/TTXVN

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tỷ lệ tiêm đủ 2 liều vắc xin là 70,5% dân số từ 18 tuổi trở lên

    Tính đến 13h ngày 2/12, theo cổng thông tin tiêm chủng Covid-19, cả nước đã tiêm trên 125,2 triệu liều vắc xin Covid-19. 

    Số liều vắc xin tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên đến ngày 1/12 là 119.473.882 liều, trong đó có 68.586.995 liều mũi 1 và 50.886.887 liều mũi 2. 

    Tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vắc xin là 95,1% và tỷ lệ tiêm đủ 2 liều là 70,5% dân số từ 18 tuổi trở lên.

    5 tỉnh, thành phố còn lại có tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vắc xin là: Yên Bái (73,3%), Hòa Bình (76,0%), Thanh Hóa (77,1%), Hà Giang (76,6%) và Cao Bằng (79,1%).

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội: 3 quận đứng đầu về số bệnh nhân Covid-19

    Số ca mắc tại Hà Nội tuần qua liên tục tăng cao, riêng hôm qua có 469 ca. Tính từ đầu năm đến nay, tổng số ca nhiễm của TP là 11.066, riêng đợt dịch thứ 4 từ ngày 29/4 là 11.031 trường hợp.

    3 quận có số bệnh nhân Covid-19 cao nhất, tính từ đầu năm đến nay là: Đống Đa (1.028 ca), Thanh Xuân (959 ca), Hoàng Mai (834 ca). 3 huyện có số ca Covid-19 thấp nhất là: Ứng Hòa (52 ca), Phúc Thọ (27 ca) và Ba Vì (26 ca).

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Yêu cầu Bệnh viện Bảo Sơn 2 tạm dừng test Covid-19 sau vụ cô gái bị cách ly trên xe cấp cứu

    Ông Tô Tử Anh (phó phòng quản lý hành nghề y dược tư nhân, Sở Y tế Hà Nội) cho biết trên Tuổi trẻ, đơn vị đã yêu cầu Bệnh viện Bảo Sơn 2 tạm dừng xét nghiệm dịch vụ Covid-19 để rà soát, chấn chỉnh lại toàn bộ quy trình tiếp đón sàng lọc, xét nghiệm để giảm đông người, chưa đảm bảo được an toàn.

    Động thái trên diễn ra sau khi xảy ra sự việc cô gái phải cách ly 16 tiếng trên xe cấp cứu ở BV Bảo Sơn 2 (ở Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội), gây bức xúc dư luận.

    "Qua xác minh, bệnh viện giải trình trước có phòng cách ly tạm thời trên xe lưu động. Tuy nhiên, ngày khách hàng xét nghiệm đúng ngày xe được đưa đi bảo dưỡng. Trong lúc bệnh nhân test 2 lần dương tính phải chờ đợi ngoài ghế, nhân viên y tế đã cho lên xe cứu thương.

    Chúng tôi xác định bệnh viện bố trí nơi cách ly chưa rõ ràng. Tại thời điểm cần cách ly tạm thời cho người nghi ngờ qua sàng lọc xét nghiệm nhưng không có chỗ cho họ", ông Sơn nói với nguồn trên.

    Thêm 22 học sinh được chuyển đến viện theo dõi sau tiêm vắc xin Covid-19 ở Thanh Hóa, 2 em co giật - Ảnh 1.

    Bên trong chiếc xe mà cô gái phải cách ly cả đêm. Ảnh: Lao động

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thanh Hóa: Thêm 22 HS được chuyển đến bệnh viện theo dõi sau tiêm vắc xin Covid-19, 2 em co giật

    Ông Vũ Văn Chính Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Hà Trung (tỉnh Thanh Hóa) sáng nay thông tin trên tờ Pháp luật TP.HCM, hôm qua huyện đã tổ chức tiêm mũi 1 vaccine Pfizer ngừa Covid-19 cho khoảng 1.500 học sinh Trường THPT Hà Trung.

    Sau tiêm, có 22 học sinh (đa số là nữ) xuất hiện các triệu chứng buồn nôn, đau đầu, chóng mặt nên đã được chuyển ngay đến Bệnh viện Đa khoa Hà Trung để theo dõi, điều trị. Trong số đó có 2 học sinh (1 nam, 1 nữ) xuất hiện triệu chứng co giật nên đã được chuyển gấp lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa trong đêm 1/12. 

    Theo nguồn trên, ban đầu ghi nhận tình trạng các HS do phản ứng sau thuốc sau tiêm và đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Sáng nay, sức khỏe của đa số học sinh đã ổn định, tâm lý vững hơn. Tuy nhiên, vẫn cần phải theo dõi chặt chẽ.

    Thanh Hóa: Thêm 22 học sinh được chuyển đến viện theo dõi sau tiêm vắc xin Covid-19, 2 em co giật - Ảnh 1.

    Tiêm vắc xin cho học sinh ở huyện Thạch Thành, Thanh Hóa sáng 1/12. Ảnh: báo Thanh Hóa


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    86 học sinh Thanh Hóa phản ứng sau tiêm vắc xin sức khỏe ra sao?

    Trung tâm Y tế huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) trưa nay thông tin trên Tuổi trẻ, 86 học sinh THPT của huyện bị phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19 phải nhập viện theo dõi hôm qua đã xuất viện, hiện sức khỏe ổn định.

    Ông Phạm Công Hoa (Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Hoằng Hóa) chia sẻ với VnExpress, các em nhập viện khi có biểu hiện đau đầu, chóng mặt, khó thở... dạng nhẹ. Đến 9h hôm nay, sức khỏe toàn bộ học sinh đã ổn định, không có ca nặng, nên được xuất viện. Ông nhận định khả năng 86 học sinh có triệu chứng này là do "phản ứng dây chuyền, dạng hysteria".

     "Sau tiêm một vài cháu bị đau đầu chóng mặt là phản ứng bình thường. Nhưng khi các em khác trông thấy vì quá sợ hãi mà ngất xỉu, phải nhập viện", ông Hoa nói, đồng thời cho biết nguyên nhân chính thức về sự cố này chưa được hội đồng chuyên môn tỉnh Thanh Hóa công bố.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ca mắc mới, chuyển nặng và ca tử vong của TP Cần Thơ đều tăng

    Theo Sở Y tế TP Cần Thơ, ngày 1/12, thành phố ghi nhận 899 ca nhiễm mới. Tính từ ngày 8/7 đến nay, tổng số ca nhiễm trên địa bàn là 27.284 ca. Tổng số bệnh nhân được điều trị khỏi lên 12.907 người, 203 trường hợp tử vong.

    Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cùng đoàn công tác Bộ Y tế đã làm việc với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Cần Thơ vào chiều hôm qua. 

    Theo báo Cần Thơ, phát biểu kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đề nghị Cần Thơ đánh giá lại tỷ lệ người từ 50 tuổi trở lên tiêm đủ 2 mũi hiện đã đạt hơn 70,6%, nên thành phố có thể áp dụng cấp độ dịch là Cấp 3. Trong 14 ngày qua số ca mắc mới, chuyển nặng và ca tử vong của TP Cần Thơ đều tăng, nên cần tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn cho người bệnh, đồng thời đảm bảo an toàn cho đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế tham gia điều trị F0.

    Thứ trưởng đề nghị TP tuyên truyền cho người dân việc tiêm đủ 2 mũi không phải đảm bảo an toàn tuyệt đối, mà vẫn bị nhiễm và có thể lây. Phải tuân thủ tuyệt đối 5K khi đến chỗ đông người.

    Diễn biến mới nhất vụ 86 học sinh phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19, phải nhập viện ở Thanh Hóa - Ảnh 1.

    Lực lượng y tế chuẩn bị test Covid-19 cho người dân. Ảnh: H.Hoa/báo Cần Thơ

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    BS Trương Hữu Khanh: Sự việc trẻ ngất xỉu hàng loạt trong tiêm chủng từng xảy ra nhiều

    Hôm qua, sau khi tiêm vắc xin Covid-19, 86 em học sinh ở huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa gặp các triệu chứng buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, ớn lạnh, được theo dõi ở các cơ sở y tế.

    BS Trương Hữu Khanh (Phó Chủ tịch thường trực Hội truyền nhiễm TP.HCM) chia sẻ trên tờ Pháp luật TP.HCM, sự việc trẻ ngất xỉu hàng loạt trong tiêm chủng đã từng xảy ra nhiều. Không chỉ trẻ nhỏ mà trẻ lớn và phụ nữ cũng thường ngất xỉu hàng loạt.

    Theo BS Khanh, triệu chứng ngất xỉu giống với phản ứng phản vệ, do đó khi gặp sự cố này, cần đo mạch và huyết áp để loại trừ nguyên nhân phản vệ. Nếu mạch và huyết áp bình thường, có khả năng trẻ bị phản ứng tâm lý hàng loạt.

    Còn PGS Đỗ Văn Dũng, Phó hiệu trưởng trường Đại học Y dược TP.HCM, khi một trẻ bị ngất thì những trẻ còn lại cũng sợ và trong đó có một vài em bị cơn hoảng sợ nên cũng cảm thấy mệt, khó thở. Nên cho trẻ nằm nghỉ hoặc ngồi nghỉ ít nhất 15 phút trong lúc theo dõi các phản ứng phản vệ.

    Diễn biến mới nhất vụ 86 học sinh phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19, phải nhập viện ở Thanh Hóa - Ảnh 1.

    Theo báo Thanh Hóa, tại một số điểm tiêm trên địa bàn TP Thanh Hóa, huyện Hà Trung, Hoằng Hóa (tỉnh Thanh Hóa) xuất hiện một số trường hợp phản ứng sau tiêm, trong đó có cả trường hợp sốc phản vệ độ 1 xử lý Adrenalire. Sau khi được chăm sóc y tế, hiện sức khỏe và tâm lý của các em đã ổn định. Ảnh: báo Thanh Hóa

    Chia sẻ trên Tuổi trẻ trước đó, ThS Trương Thị Thanh Lan (Phó trưởng khoa phòng chống bệnh truyền nhiễm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM) cho rằng, nơi tiêm cho trẻ phải có phòng riêng hoặc vách ngăn để trẻ tiêm sau không thấy nhân viên y tế tiêm cho trẻ trước.

    Tại nơi xử trí phản ứng sau tiêm, bên cạnh việc trang bị đầy đủ trang thiết bị cấp cứu cần thiết thì cũng bố trí làm sao có không gian để trẻ không thấy quá trình nhân viên y tế xử trí cho các trẻ khác gặp phản ứng sau tiêm. Việc này giúp tránh hiệu ứng "lây lan tâm lý" hoang mang, lo sợ ở trẻ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tỉnh cuối cùng xuất hiện Covid-19: Cho 49 ca nhiễm được điều trị tại nhà

    Trong gần 2 năm qua, Cao Bằng là tỉnh cuối cùng xuất hiện ca mắc Covid-19. Theo đó, ca nhiễm được phát hiện đầu tháng 11 - nam bệnh nhân L.V.T., SN 2001, trú tại xóm Nà Sài, xã Yên Thổ, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng.

    Ông Nông Tuấn Phong, Giám đốc Sở Y tế Cao Bằng chia sẻ với tờ Sức khỏe&Đời sống, từ ngày 5/11 khi phát hiện ca mắc đầu tiên thì số người mắc trong tỉnh liên tục tăng cao và ngày càng có chiều hướng phức tạp. Đến ngày 23/11, địa phương có thêm 3 ca nhiễm, lịch trình phức tạp, tình hình dần trở nên khó kiểm soát hơn khi nhiều giáo viên và học sinh thuộc diện F1 chuyển thành F0.

    Lực lượng y tế làm cả ngày lẫn đêm để truy vết, khống chế dịch. 

    Hiện, để đáp ứng việc điều trị trong tình hình mới, tỉnh cũng cho phép 49 ca nhiễm được tự cách ly, điều trị tại nhà. Đây là những trường hợp đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, không có bệnh lý nền, không có triệu chứng và điều kiện cơ sở nơi lưu trú đảm bảo.

    Thời gian cách ly điều trị tại nhà tối thiểu là 10 ngày đối với F0 không triệu chứng, 14 ngày đối với F0 có triệu chứng mức độ nhẹ, tự theo dõi tại nhà 7 ngày tiếp theo.

     

    "Với tất cả những bệnh nhân không có triệu chứng, được điều trị tại nhà, chúng tôi phải đảm bảo công tác sát khuẩn và hướng dẫn cho bệnh nhân cách ly, uống thuốc tại nhà. Mỗi ngày, chúng tôi kiểm tra bệnh nhân 2 lần. Sau đó, chúng tôi cho bệnh nhân số điện thoại, kết nối Zalo với bệnh nhân, nếu có vấn đề gì thì bệnh nhân sẽ liên lạc để chúng tôi kịp thời đến xử lý ngay"

    Bác sĩ Nguyễn Văn Thanh, Trung tâm Y tế thành phố Cao Bằng

     

    Diễn biến mới nhất vụ 86 học sinh phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19, phải nhập viện ở Thanh Hóa - Ảnh 2.

    Nhân viên y tế kiểm tra tình hình ca bệnh. Ảnh: SK&ĐS

     Tính từ ngày 17h ngày 30/11 đến 7h ngày 1/12, Cao Bằng thêm 8 ca dương tính, , nâng tổng số ca mắc Covid-19 toàn tỉnh lên 158 ca nhiễm.

    Diễn biến mới nhất vụ 86 học sinh phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19, phải nhập viện ở Thanh Hóa - Ảnh 3.

    Lực lượng chức năng thời điểm truy vết thần tốc ca nhiễm trong đêm ở Cao Bằng. Ảnh: báo Cao Bằng

     

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nam đã ghi nhận 1.406 ca mắc trong đợt dịch mới

    Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam, hôm qua, tỉnh ghi nhận thêm 11 ca dương tính.

    Theo đó, tính từ ngày 19/9 - thời điểm BN687.470 (thôn Lê Lợi, xã Phù vân, TP Phủ Lý) có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, đến sáng 2/12, Hà Nam ghi nhận 1.406 ca. Đã có 1.208 BN khỏi bệnh.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Giải trình 408 bộ gene nCoV ở TP.HCM, chưa ghi nhận biến chủng Omicron

    Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM đã phối hợp thực hiện giải trình tự gene virus.

    Theo VnExpress cho hay, kết quả giải trình tự 408 bộ gene nCoV lấy từ tất cả quận huyện hơn 6 tháng qua đều là biến chủng Delta, chưa ghi nhận biến chủng Omicron.

    Các phân tích về di truyền cho thấy biến chủng gây dịch từ tháng 5 đến tháng 11 tại TP.HCM là Delta. Biến chủng này được phát hiện đầu tiên từ các ca nhiễm liên quan chung cư Sunview, TP Thủ Đức (nơi ở của "bệnh nhân 4514" là nam nhân viên công ty kiểm toán) và chùm ca liên quan nhóm truyền giáo Phục Hưng hồi tháng 5.

    Diễn biến mới nhất vụ 86 học sinh phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19, phải nhập viện ở Thanh Hóa - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa (nguồn: Getty)

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    5 địa phương ghi nhận số ca nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này

    Từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.252.590 ca mắc Covid-19. 

    Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.247.358 ca, trong đó có 989.235 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

    Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Yên Bái, Bắc Kạn.

    Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (472.133), Bình Dương (282.873), Đồng Nai (87.755), Long An (38.323), Tiền Giang (29.357).

    Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.497 ca. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 172 ca. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 25.448 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.

    Tổng số liều vắc xin Covid-19 đã được tiêm là 123.442.920 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 71.736.491 liều, tiêm mũi 2 là 51.706.429 liều.

    Diễn biến mới nhất vụ 86 học sinh phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19, phải nhập viện ở Thanh Hóa - Ảnh 1.

    Lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân ở đường La Thành. Ảnh: Hoàng Hải

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TP.HCM: Nghiên cứu tỉ lệ người có kháng thể miễn dịch với SARS-CoV-2; Số ca tử vong vẫn cao

    Theo Tuổi trẻ, Sở Y tế TP.HCM sáng nay tổ chức buổi họp về việc thực hiện nghiên cứu "Xác định tỉ lệ người dân TP.HCM có kháng thể miễn dịch với SARS-CoV-2 và các yếu tố liên quan đến khả năng mắc bệnh của người dân tại TP".

    Hiện Số ca mắc mới tại TP vẫn ở mức cao, trung bình trong 1 tuần qua là trên 1.600 ca, riêng ngày 1/12 có 1.675 ca.

    Số bệnh nhân Covid-19 tử vong trong tuần qua ở mức 172 ca/ngày, trong khi tuần liền kề trước đó mới ở mức 133 ca/ngày. Trong tuần gần nhất đã có 2 ngày số ca tử vong gần chạm mốc 200 ca/ngày.

    Diễn biến mới nhất vụ 86 học sinh phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19, phải nhập viện ở Thanh Hóa - Ảnh 1.

    (nguồn đồ họa: Ngọc Thành Tuổi trẻ)

     

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vĩnh Phúc: Xuất hiện vợ chồng F0 trong đám cưới

    Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc), trên địa bàn đã xuất hiện 2 ca dương tính từng đi giúp đám cưới và ăn cưới tại nhà người thân ở tổ dân phố Sơn Long, thị trấn Hợp Châu, huyện Tam Đảo. Gồm: chị N.T.T.P. (SN 1994, ở tổ dân phố Sơn Long, công nhân xưởng mi ở xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) và chồng là anh N.Đ.A. ở cùng địa chỉ. Cả hai đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin Covid-19.

    Báo Vĩnh Phúc ghi nhận, trong 2 ngày 28-29/11, vợ chồng chị P. đi giúp đám cưới và ăn cưới tại nhà người thân ở cùng tổ dân phố Sơn Long. Ngày 30/11, khi biết tin nhân viên làm cùng xưởng mi mắc Covid-19, vợ chồng chị đến Trung tâm Y tế huyện Tam Đảo làm test nhanh cho kết quả dương tính. Kết quả xét nghiệm CT-PCR sau đó khẳng định cả hai mắc Covid-19. 

    Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 huyện Tam Đảo nhận định, đây là những ca bệnh phát hiện trong cộng đồng rất phức tạp vì liên quan đến đám cưới có nhiều người từ các địa phương khác tới tham dự, nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng rất cao. Đơn vị chức năng đang khẩn trương rà soát các trường hợp liên quan để xét nghiệm tầm soát, dập dịch.

    Hiện đã xác định 214 trường hợp F1, trong đó có 97 trường hợp là ngoài địa bàn tổ dân phố Sơn Long.

    Diễn biến mới nhất vụ 86 học sinh phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19, phải nhập viện ở Thanh Hóa - Ảnh 1.

    Lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tổ dân phố Sơn Long. Ảnh: báo Vĩnh Phúc


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Diễn biến mới nhất vụ 86 học sinh phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19, phải nhập viện ở Thanh Hóa

    Trong 2 ngày 1/12 và 2/12, huyện Hoằng Hóa (tỉnh Thanh Hóa) tổ chức tiêm vắc xin Covid-19 mũi 1 cho 6.690 học sinh ở độ tuổi từ 15 đến dưới 18 tuổi tại 37 xã, thị trấn.

    Song theo thông tin từ Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 huyện Hoằng Hóa, sau ngày tiêm đầu tiên, huyện ghi nhận 86 học sinh có phản ứng sau tiêm, phải nhập viện theo dõi. 

    Tuổi trẻ ghi nhận, có 38 học sinh được theo dõi sức khỏe tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hoằng Hóa (thị trấn Bút Sơn, huyện Hoằng Hóa), 44 học sinh theo dõi tại Bệnh viện Đa khoa Hải Tiến (xã Hoằng Ngọc), 4 học sinh theo dõi tại Bệnh viện Đa khoa Hàm Rồng (xã Hoằng Quý).

    Được biết, sau khi tiêm vắc xin Pfizer mũi 1, các em học sinh này có biểu hiện phổ biến là buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, ớn lạnh nên được đưa đến các cơ sở y tế gần nhất. Sau khi được chăm sóc y tế, hiện sức khỏe và tâm lý của các em đã ổn định.

    Ghi nhận của tờ Thanh niên cho hay, đến 19h ngày 1/12, đã có 19 em được xuất viện về nhà. Các cơ sở y tế trên địa bàn huyện Hoằng Hóa tiếp tục theo dõi sức khỏe cho các học sinh, bảo đảm an toàn, hiệu quả tiêm phòng vắc xin.

    Diễn biến mới nhất vụ 86 học sinh phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19, phải nhập viện ở Thanh Hóa - Ảnh 1.

    Học sinh được tiêm phòng ngày 1/12 ở Thanh Hóa. Ảnh: báo Thanh Hóa

    Diễn biến mới nhất vụ 86 học sinh phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19, phải nhập viện ở Thanh Hóa - Ảnh 2.

    Các em được theo dõi sau tiêm ở Thanh Hóa. Ảnh: báo Thanh Hóa

    Diễn biến mới nhất vụ 86 học sinh phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19, phải nhập viện ở Thanh Hóa - Ảnh 3.

    Ảnh: báo Thanh Hóa

    Trong hai ngày 1 và 2/12, tỉnh Thanh Hóa tiêm 117.000 liều vắc xin Pfizer phòng cho trẻ từ 15 - 17 tuổi tại tất cả huyện, thị xã, thành phố. Các địa phương đều bố trí các điểm tiêm lưu động tại các trường, còn với những em có bệnh lý nền sẽ được tiêm tại cơ sở y tế.

    Trước đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa tổ chức tập huấn, hướng dẫn cán bộ, nhân viên y tế về việc triển khai tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em, trong đó, đặc biệt lưu ý đến vấn đề phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ.

    * Về tình hình dịch trên địa bàn, tính từ 16h ngày 30/11 đến 16h ngày 1/12, tỉnh ghi nhận 104 ca Covid-19 mới. Số ca cộng dồn từ ngày 27/4 đến nay là 2.604 trường hợp, trong đó 1.760 người điều trị khỏi được ra viện, 12 bệnh nhân tử vong. Toàn tỉnh đã triển khai được gần 2,8 triệu mũi tiêm vắc xin phòng Covid-19.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tiêm liều 3 vắc xin Covid từ tháng 12

    Theo VnExpress, Bộ Y tế tối qua cho phép tiêm liều bổ sung vắc xin Covid-19 sau liều cơ bản ít nhất 28 ngày, hoặc tiêm liều thứ 3 vào 6 tháng sau, có thể tiêm trộn vaccine mRNA.

    Liều bổ sung là liều tiêm sau mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 28 ngày. Liều nhắc lại, còn gọi là liều tăng cường, tiêm ít nhất 6 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản hoặc liều bổ sung. Như vậy, Bộ Y tế cho phép các địa phương tiêm vaccine phòng Covid-19 liều cơ bản và liều nhắc lại cho người dân từ tháng 12.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    20 địa phương có số ca mắc cao nhất trong ngày

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại