*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Hôm nay (26/2), Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị quyết "Về mua và sử dụng vắc xin phòng Covid-19".
Báo Người Lao Động cho hay, UBND huyện Quỳ Hợp đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với chị Ng.Th.H. (SN 1998), hộ khẩu thường trú ở xóm Đồng Cạn, xã Đồng Hợp, huyện Quỳ Hợp 15 triệu đồng vì đã cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A. (theo Điểm b, Khoản 3, Điều 7 Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28-9-2020 của Chính phủ).
Trước đó, chị H. làm công nhân tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Ngày 31-1, chị này từ Hải Dương về quê ăn tết cùng gia đình ở xóm Đồng Cạn, xã Đồng Hợp. Khi về quê chị H. có ra trạm y tế khai báo theo quy định.
Tuy nhiên, để tránh phải cách ly, người này đã khai là đang làm việc và đi về từ tỉnh Hưng Yên. Do thời điểm đó tỉnh Hưng Yên không có ca nào mắc dịch Covid-19, nên cán bộ y tế không yêu cầu chị H. cách ly phòng dịch theo quy định.
Sau khi về nhà, trong dịp Tết, chị H. đi chơi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người mà không thực hiện các biện pháp tự cách ly, phòng dịch.
Ngày 18-2, Công an tỉnh Hải Dương gửi danh sách những công dân ở huyện Quỳ Hợp vừa trở về từ tỉnh Hải Dương thì có chị H.. Lúc này, làm việc với cơ quan chức năng, chị H. mới thừa nhận mình đi về từ tỉnh Hải Dương chứ không phải tỉnh Hưng Yên.
Ngay sau khi phát hiện chị H. đi về từ Hải Dương, cơ quan y tế lấy mẫu xét nghiệm và yêu cầu người này tự cách ly theo dõi sức khỏe tại nhà.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây:
https://nld.com.vn/thoi-su/co-gai-tu-vung-dich-ve-khai-bao-gian-doi-di-chuc-tet-khap-noi-bi-phat-15-trieu-dong-20210226171208941.htm
Theo Báo Tuổi trẻ Online, tối 25-2, Đội chống tệ nạn xã hội và mua bán người (thuộc Phòng cảnh sát hình sự, Công an Đồng Nai phối) phối hợp cùng lực lượng cảnh sát hình sự Công an TP Biên Hòa bất ngờ kiểm tra cơ sở massage Hướng Dương (khu phố 3, phường Long Bình Tân).
Thời điểm kiểm tra, hai nhân viên nữ đang kích dục cho khách nam tại hai phòng riêng biệt. Trong đó, một nhân viên trong tình trạng không mảnh vải che thân.
Cùng thời điểm, một tổ công tác khác kiểm tra cơ sở Đại Phú Gia (khu phố 9, phường Tân Phong) phát hiện ba nhân viên nữ đang kích dục cho khách nam tại ba phòng khác nhau. Trong đó, một nhân viên nữ khỏa thân.
Làm việc với cơ quan chức năng, đại diện của hai cơ sở massage trên đều thừa nhận các lỗi sai phạm.
Để tránh bị lực lượng chức năng phát hiện, hai cơ sở này cho đóng cửa, tắt đèn bên ngoài rồi cử nhân viên giám sát. Khi khách đến, nhân viên mới mở cửa mời khách vào trong rồi lập tức đóng cửa lại. Nhân viên massage nữ đã đợi sẵn bên trong sẵn sàng phục vụ khách.
Đáng nói, cả hai cơ sở massage trên mở cửa hoạt động bất chấp lệnh cấm của UBND tỉnh Đồng Nai về việc tạm ngừng kinh doanh để phòng chống COVID-19.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây:
https://tuoitre.vn/covid-19-cam-thi-cam-nhan-vien-massage-van-cu-khoa-than-kich-duc-2021022612145447.htm
Bộ Y tế cho biết, tính đến 18h ngày 26/02, Việt Nam có tổng cộng 1524 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 831 ca.
Thông tin ca mắc mới: 05 ca mắc mới (BN2422-2426), trong đó có 04 ca ghi nhận trong nước tại Hải Dương và 01 ca bệnh được cách ly ngay sau nhập cảnh tại Đồng Tháp. Cụ thể:
- Ca bệnh trong nước: Tỉnh Hải Dương ghi nhận 04 ca bệnh.
+ 10 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới trong cộng đồng (Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh).
- Ca bệnh nhập cảnh: Tỉnh Đồng Tháp ghi nhận 01 ca bệnh nhập cảnh: nữ, 24 tuổi, công dân Việt Nam, địa chỉ tại huyện Thới Lai, thành phố cần Thơ. Bệnh nhân nhập cảnh trái phép vào Việt Nam qua đường mòn lối mở về huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp ngày 23/02/2021, đã được phát hiện và chuyển cách ly tập trung ngay sau khi về đến địa phương, kết quả xét nghiệm ngày 25/02/2021 dương tính với SARS-CoV-2 (Ca bệnh BN2424).
Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hồng Ngự.
Theo Thanh Niên Online, hôm nay, 26.2 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị quyết 21/NQ-CP (Nghị quyết 21) "Về mua và sử dụng vắc xin phòng Covid-19", văn bản này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Theo Nghị quyết 21, Bộ Y tế được giao chủ trì phối hợp các bộ, cơ quan, địa phương liên quan thực hiện mua, nhập khẩu, tiếp nhận viện trợ, tài trợ, quản lý và sử dụng vắc xin phòng Covid-19 trong năm 2021, cho người từ 18 tuổi trở lên.
Về đối tượng ưu tiên và miễn phí, trước tiên là lực lượng tuyến đầu chống dịch, gồm: những người làm việc trong các cơ sở y tế; người tham gia phòng chống dịch (Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp, nhân viên của các khu cách ly, phóng viên...); quân đội, công an.
Các nhóm ưu tiên khác, gồm:
Nhân viên, cán bộ ngoại giao được cử đi công tác nước ngoài; hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh.
Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước...
Giáo viên, những người làm tại cơ sở giáo dục, đào tạo; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính thường xuyên tiếp xúc với nhiều người.
Người mắc bệnh mãn tính, người trên 65 tuổi.
Người sinh sống tại các vùng có dịch.
Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội.
Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài.
Sáng 26/2, lãnh đạo UBND xã Văn Tố, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương cho biết, một nữ cán bộ y tế đã tử vong sau tai nạn giao thông trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trực chốt Covid-19.
Chốt kiểm soát dịch. Ảnh minh họa.
Theo đó, chập tối 25/2, xe máy 34B3-446.86 do anh Nguyễn Văn Phúc (20 tuổi, trú xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ) điều khiển va chạm với xe máy 34B3-677.89 do chị Vũ Thị Tình (35 tuổi, trú tại xã Cộng Lạc, huyện Tứ Kỳ - là cán bộ trạm Y tế xã Văn Tố) tại Km20 tỉnh lộ 391 thuộc địa phận thôn La Giang, xã Văn Tố.
Thời điểm này, chị Tình đang trên đường đến làm nhiệm vụ tại chốt kiểm soát phòng chống dịch Covid-19.
Hậu quả vụ tai nạn khiến anh Phúc và chị Tình bị thương nặng, được đưa đi cấp cứu nhưng chị Tình tử vong.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đến dự, động viên các tình nguyện viên và lực lượng tham gia nghiên cứu vaccine.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đến thăm và động viên tình nguyện viên và cán bộ trường Học viện Quân y trong đợt tiêm thử nghiệm đợt 2. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
Theo đại diện Học viện Quân y, đợt tiêm thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 Nano Covax giai đoạn 2 được tổ chức tại 2 điểm cầu: Học viện Quân y, Bộ Quốc phòng và Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh (cùng tham gia nghiên cứu, thực hiện tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Dự kiến, đợt này sẽ có 560 tình nguyện viên đăng ký tiêm thử, mở rộng đối tượng từ 18 đến trên 60 tuổi, trong đó, một số người có bệnh nền (như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, tim mạch độ 1...) không quá nặng.
Động viên nhóm tình nguyện viên và lực lượng y tế nghiên cứu vaccine ngừa COVID-19, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ tin tưởng vào đội ngũ khoa học tham gia phát triển vaccine ngừa COVID-19 của Việt Nam; tiến tới về lâu dài người dân sẽ được tiêm miễn phí giống như trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo Dân Việt, các trường tại Hà Nội đã sẵn sàng đón học sinh đi học lại. Theo đề xuất của Sở GD-ĐT Hà Nội, dự kiến ngày 2/3 học sinh Hà Nội trở lại trường. 53 tỉnh/thành đã có lịch trở lại trường...
10 tỉnh, thành đang cho học sinh tạm dừng đến trường bao gồm: Tây Ninh, Đồng Nai, Phú Yên, Bình Định, Hà Nội, TP.HCM, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Vĩnh Phúc.
Trong số này: Tây Ninh, Đồng Nai, TP.HCM, Phú Yên, Bình Định ngày 1/3 cho học sinh đi học lại.
Hưng Yên, Vĩnh Phúc dự kiến 1/3 cũng cho học sinh đi học lại.
Hà Nội dự kiến 2/3 cho học sinh trở lại trường.
Hải Phòng lịch đến trường dự kiến là 7/3. Hải Dương học trực tuyến đến 14/3.
Theo tờ Pháp luật TP.HCM, chiều 25-2, sau khi hoàn tất thủ tục, tàu OCEAN AMAZING (quốc tịch Singapore) có hai thuyền viên mắc COVID-19 đã rời vùng neo đậu trên biển Vũng Tàu để trở về Indonesia.
Theo đó, chủ tàu OCEAN AMAZING đã có văn bản gửi Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đề nghị cho phép tàu quay về Indonesia để thay đổi toàn bộ thuyền viên, khử trùng tàu, sau đó sẽ quay lại Việt Nam để xếp dỡ hàng.
Phía chủ tàu cũng cam kết sức khỏe các thuyền viên trên tàu, trong đó có hai ca dương tính lần 2 với virus SARS-CoV-2 đủ điều kiện khởi hành về Indonesia.
Sáng 26/2, tại Hà Nội, Học viện Quân y (Bộ Quốc phòng) tiếp tục tiêm thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 Nano Covax giai đoạn 2 cho 35 tình nguyện viên.
Tiêm thử nghiệm vacxin COVID - 19 của Việt Nam cho 300 người ở Long An
Clip: Cận cảnh tiêm vacxin thử nghiệm ở Long An
Trước khi tiêm thử vaccine Nano Covax giai đoạn 2, 35 tình nguyện viên được kiểm tra sức khỏe, khám sàng lọc, khai thác kỹ tiền sử dị ứng, lấy máu xét nghiệm, điện tim, chụp X-quang… đảm bảo đủ tiêu chuẩn sức khoẻ trước khi tiêm thử. Sau đó, nhóm 35 người được chia thành 4 nhóm tiêm, với 3 mức liều: 25mcg, 50mcg, 75mcg và nhóm "giả dược" và được theo dõi trong phòng riêng tại Học viện Quân y ngay sau khi tiêm xong.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Sáng 26-2, cập nhật tình hình dịch bệnh Covid-19 tại TP HCM, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) cho biết tính đến 7 giờ TP HCM không ghi nhận trường hợp nhiễm mới. Đã 15 ngày không phát hiện trường hợp lây nhiễm mới trong cộng đồng. Hiện còn 15 trường hợp đang điều trị.
Hầu hết các điểm phong tỏa do Covid-19 tại TP HCM đến nay đã được gỡ bỏ. Ảnh: Người lao động.
Theo Thanh Niên Online, chiều 25.2, tại cuộc họp về công tác phòng, chống dịch Covid-19 của TP.Hải Phòng, đại diện các quận, huyện cho biết, những ngày qua, cơ quan chức năng liên tiếp phát hiện người từ Hải Dương về Hải Phòng nhưng không khai báo y tế.
Cụ thể, từ ngày 22.2 đến nay, H.An Dương phát hiện 25 người, H.Thủy Nguyên phát hiện 5 người, H.Tiên Lãng phát hiện 3 người, Q.Hồng Bàng phát hiện 1 người.
Đáng chú ý, nhiều người từ chính những điểm đang có dịch Covid-19 ở Hải Dương "trốn" về Hải Phòng như trường hợp của N.V.T, nam nhân viên cây xăng Kim Liên (xã Kim Liên, H.Kim Thành, Hải Dương) đã tự ý rời cửa hàng về nhà ở TT.An Dương ăn cơm vào ngày 19.2.
Hiện nay, tại cây xăng Kim Liên của xã Kim Liên đã có 2 ca nhiễm Covid-19.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tính đến 6h ngày 26/02: Việt Nam có tổng cộng 1520 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 827 ca.
Trong đó, riêng Hải Dương có 643 ca, Quảng Ninh (61 ca), Gia Lai (27 ca), Hà Nội (35 ca), Bắc Ninh (5 ca), Bắc Giang (2 ca), TP. Hồ Chí Minh (36 ca ), Hoà Bình (2 ca), Hà Giang (1 ca), Điện Biên (3 ca), Bình Dương (6 ca), Hải Phòng (4 ca ), Hưng Yên (2 ca).
+ 09 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới trong cộng đồng gồm: (Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Ninh).
- Tính từ 18h ngày 25/02 đến 6h ngày 26/02: 01 ca mắc mới là ca nhập cảnh được cách ly ngay.
Thông tin ca mắc mới: 01 ca mắc mới (BN2421) là ca được cách ly ngay sau nhập cảnh tại Tây Ninh. Cụ thể:
CA BỆNH 2421 (BN2421): nữ, 28 tuổi, công dân Việt Nam, địa chỉ tại Quận 4 - Thành phố Hồ Chí Minh.
Bệnh nhân nhập cảnh tại cửa khẩu quốc tế Mộc Bài ngày 23/02/2021, được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Tây Ninh.
Kết quả xét nghiệm ngày 25/02/2021 dương tính với SARS-CoV-2
Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh.
Theo Báo Pháp luật TP.HCM, ngày 25-2, Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết, Công an phường Đồng Xuân phát hiện tại địa chỉ 40 Trần Nhật Duật có biểu hiện của việc lén lút kinh doanh cafe vi phạm quy định về công tác phòng chống dịch của TP.
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện có 30 người ngồi uống nước, không đeo khẩu trang và không đảm bảo các quy định phòng chống dịch của TP.
Lực lượng chức năng đã ra quyết định xử phạt 30 trường hợp này về hành vi không đeo khẩu trang với tổng số tiền phạt là 60 triệu đồng.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Chiều 25-12, Bộ Y tế đã làm việc với với Công ty Cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen về việc tiêm thử nghiệm vaccine Nanocovax trên người dân Việt Nam.
Theo đó, đợt 2 tiêm thử nghiệm vaccine Nanocovax sẽ diễn ra vào ngày 26-2 với sự tham gia của 560 tình nguyện viên.
Có hai địa điểm tiêm là Học viện Quân y Hà Nội (222 Phùng Hưng, phường Phúc La, Hà Đông, Hà Nội) và Trung tâm Y tế huyện Bến Lức (126 Nguyễn Hữu Thọ, khu phố 3, Thị trấn Bến Lức, tỉnh Long An).
Riêng trong ngày 26-2, số lượng người được tiêm ở hai địa điểm này lần lượt là 130 và 40 người.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Mỗi năm, vào dịp Rằm tháng Giêng, chùa Phúc Khánh (Đống Đa - Hà Nội) lại làm lễ cầu an, cầu cho "quốc thái dân an" và thu hút hàng nghìn người có mặt. Tuy nhiên năm nay do ảnh hưởng dịch COVID-19 nên nhà chùa tổ chức đại lễ cầu an theo hình thức trực tuyến.
Đại lễ cầu an được tổ chức lúc 20h hôm 25/2 (tức 14/1 Âm lịch), phát và đăng tải trên kênh Youtube và Facebook để tăng ni, phật tử cũng như người dân cả nước theo dõi.
Theo Zing.vn, trái ngược với cảnh hàng nghìn người xếp hàng ngồi kín trước cổng chùa, tràn xuống cả lòng đường như mọi năm, lễ cầu an năm nay chỉ lác đác một vài người dân tìm đến khu vực chùa vái vọng.
Nhiều máy quay chuyên dụng được bố trí trong khuôn viên chính điện, khu vực hành lễ và đội ngũ từ 5-6 người để vận hành, truyền tải hình ảnh. Ảnh: Zing.vn
19h tối, một số người dân do chưa biết đến việc chùa Phúc Khánh sẽ tổ chức làm lễ cầu an trực tuyến nên có mặt với mong muốn được tham dự. Ảnh: Gia đình & Xã hội.
Tuy nhiên, tất cả các cổng ra/vào chùa đều được lực lượng công an sở tại kiểm soát chặt chẽ, chỉ những người có nhiệm vụ phục vụ lễ cầu an mới được vào bên trong. Ảnh: Gia đình & Xã hội
Ảnh: Gia đình & Xã hội
Hầu hết người dân đều tranh thủ vái vọng trong ít phút, cầu cho mọi việc bình an, may mắn... trong năm mới rồi rời đi. Ảnh: Gia đình & Xã hội
"Tôi không dùng Facebook, không dùng điện thoại thông minh nên cũng không biết đến việc chùa tổ chức cầu an trực tuyến nên đã có mặt tại đây vái vọng", một người dân nói. Ảnh: Gia đình & Xã hội
Một người phụ nữ ngồi phía bên chân cầu vượt vái vọng khi buổi lễ bắt đầu. Ảnh: Gia đình & Xã hội
Cầu an online, chùa Phúc Khánh tạo nên cảnh tượng hiếm có chưa từng thấy