Cập nhật lúc

Dịch Covid-19 ngày 15/4: Công nhân Samsung nhiễm Covid-19 có hơn 1.000 F1, F2; Hà Nội cách ly xã hội đến 22/4

Sáng ngày 15/4, Bộ Y tế thông báo thêm một ca mắc Covid-19, là một đàn ông ở thôn Hạ Lôi, Mê Linh bố của BN 257, chồng của BN 258, có tiếp xúc gần với BN 243 tại nhà ngày 20/3.

undefined
35
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    TP.HCM tiếp tục cách ly xã hội: Ngưng taxi, xe khách, xe buýt tới 22/4

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bắc Ninh xác định hơn 1.000 F1, F2 của công nhân Samsung nhiễm Covid-19

    Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Bắc Ninh (Ban Chỉ đạo) cho biết, tính đến 17 giờ chiều nay, 15/4, đã xác định được tổng số 1.017 trường hợp liên quan đến ca bệnh 262 - là công nhân của Công ty Samsung tại Bắc Ninh .

    Trong đó, 185 trường hợp là F1 (78 người đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh). Ban Chỉ đạo đã cách ly tại Bệnh viện đa khoa tỉnh 8 trường hợp, tại khu cách ly tập trung của tỉnh 99 trường hợp; đang rà soát và cách ly tại các tỉnh 78 trường hợp.

    Dịch Covid-19 ngày 15/4: Hơn 1.000 F1, F2 của công nhân Samsung nhiễm Covid-19; Hà Nội cách ly xã hội đến 22/4 - Ảnh 1.

    Xác định hơn 1.000 trường hợp là F1, F2 của bệnh nhân 262, Bắc Ninh tiếp tục thực hiện cách ly xã hội Ảnh B.N

    Có 922 trường hợp là F2, trong đó có 435 trường hợp cư dân sinh sống và cư trú trên địa bàn tỉnh. Đã tiến hành cách ly tại tỉnh 399 trường hợp F2, trong đó cách ly tập trung 41 người, 358 người còn lại cách ly tại nhà và đang rà soát cách ly tại các tỉnh 487 trường hợp.

    Ban Chỉ đạo cũng cho biết đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm 226 trường hợp (110 F1 và 116 F2). Cuối ngày 14.4 đã có kết quả 93 trường hợp, đều âm tính (50 F1 và 43 F2), số còn lại đang chờ kết quả.

    Bài viết được trích dẫn từ nguồn 

    Bắc Ninh xác định hơn 1.000 F1, F2 của công nhân Samsung nhiễm Covid-19thanhnien.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tăng gấp 3 số chuyến bay Hà Nội - TP HCM từ ngày mai 16/4

    Thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải cho biết trong cuộc họp chiều 15/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao cho Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) xem xét việc tăng thêm các chuyến bay nội địa nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại cần thiết của người dân.

    Bộ GTVT đã yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam căn cứ vào ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng để xem xét quyết định. Cục Hàng không Việt Nam đã có điện khẩn đến các hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways và Jetstar Pacific về việc phân bổ tần suất khai thác đường bay nội địa trong 1 tuần, từ ngày 16/4 đến ngày 22/4.

    Theo đó, đường bay Hà Nội - TP HCM , mỗi hãng Vietnam Airlines, Vietjet Air được khai thác 2 chuyến/ngày. Mỗi hãng Bamboo Airways và Jetstar Pacific khai thác 1 chuyến/ngày.

    Đường bay Hà Nội - Đà Nẵng, mỗi hãng Vietnam Airlines, Vietjet Air khai thác 1 chuyến/ngày.

    Đường bay TP HCM - Đà Nẵng, mỗi hãng Vietnam Airlines, Vietjet Air khai thác 1 chuyến/ngày.

    Cục Hàng không Việt Nam sẽ điều khối giờ hạ cánh tại Tân Sơn Nhất giãn cách 90 phút để đảm bảo thời gian lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 (nếu cần thiết) theo đề nghị của UBND TP HCM.

    Các hãng hàng không cần gửi lịch bay theo phân bổ về Cục để cấp phép bay. Các hãng hàng không có nhu cầu khai thác giữa cảng hàng không của các tỉnh thuộc nhóm 2 và nhóm 3 theo danh sách của Thủ tướng quyết định tại cuộc họp ngày 15-4 lập kế hoạch gửi về Cục để báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.

    Việc xếp chỗ trên máy bay tiếp tục thực hiện khách trên 1 hàng ghế cách nhau ít nhất 1 ghế.

    Trước đó, thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, riêng trong lĩnh vực hàng không, Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam, trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 1-4-2020, chịu trách nhiệm điều phối các hãng hàng không Việt Nam khai thác vận chuyển hành khách với tần suất như sau: Đường bay giữa Hà Nội và TP HCM khai thác 2 chuyến khứ hồi/ngày. Đường bay giữa Hà Nội và Đà Nẵng, TP HCM - Đà Nẵng khai thác 1 chuyến khứ hồi/ngày. Dừng toàn bộ các chuyến bay trên các đường bay nội địa còn lại.

    Bài viết lược dẫn từ nguồn https://nld.com.vn/kinh-te/tan...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    "ATM gạo" ở Đắk Lắk có thêm rau, trứng và mì

    Sáng 15/4, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Ban Quản lý Đường sách Buôn Ma Thuột tiếp tục tổ chức cấp phát gạo tự động miễn phí cho người nghèo tại Đường sách Buôn Ma Thuột.

    Dù đến 8 giờ "ATM gạo" mới hoạt động nhưng từ sáng sớm, hàng trăm người nghèo đã tới xếp hàng ngay ngắn (khoảng cách 2m) để chờ được phát gạo.

    Khác với nhiều "ATM gạo" ở một số tỉnh thành, "ATM gạo" Buôn Ma Thuột có thêm rau xanh, trứng gà và mì gói để bữa cơm của người nghèo đầy đủ hơn.

    Dịch Covid-19 ngày 15/4: Hơn 50% trường hợp nhiễm Covid-19 được phát hiện không có triệu chứng; TP HCM, Hà Nội cách ly xã hội đến 22/4 - Ảnh 1.

    Người nghèo đã có bữa cơm đầy đủ hơn

    Bà Đào Thị Bảy (ngụ TP Buôn Ma Thuột), cho biết bà làm nghề bán vé số dạo, còn chồng chạy xe ôm. Khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, vợ chồng bà thất nghiệp nên cuộc sống vốn đã khó khăn nay càng thêm khốn đốn.

    "Hôm nay, đã có thêm 1 bó rau, 2 gói mì và 5 quả trứng, thế là cả ngày vợ chồng tôi không phải lo bữa cơm nữa" - bà Bảy xúc động nói.

    Dịch Covid-19 ngày 15/4: Hơn 50% trường hợp nhiễm Covid-19 được phát hiện không có triệu chứng; TP HCM, Hà Nội cách ly xã hội đến 22/4 - Ảnh 2.

    Rau xanh của các đơn vị tặng đều đảm bảo chất lượng

    Chị Nguyễn Thị Xuân Hương, Công ty Cổ phần Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Hương Cao Nguyên (TP Buôn Ma Thuột), cho biết dịch bệnh kéo dài dẫn đến nhiều người lâm vào cảnh khó khăn, chật vật lo bữa cơm hàng ngày.

    Với quan điểm, "ai cần thì lấy, ai có thì cho", đơn vị cùng chung tay hỗ trợ mỗi ngày 1 tạ rau sạch cho đến khi "ATM gạo" ngừng hoạt động. "Hy vọng sự đóng góp nhỏ bé này sẽ giúp cho những người thực sự cần 1 bữa cơm ấm áp, để cùng nhau vượt qua gia đoạn khó khăn này" - chị Hương chia sẻ.

    Dịch Covid-19 ngày 15/4: Hơn 50% trường hợp nhiễm Covid-19 được phát hiện không có triệu chứng; TP HCM, Hà Nội cách ly xã hội đến 22/4 - Ảnh 3.

    "ATM gạo" Buôn Ma Thuột sẽ chảy mãi tới ngày 30/4

    Anh Phạm Trọng Phát, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Đắk Lắk, cho biết đến nay "ATM gạo" Buôn Ma Thuột đã nhận được sự hỗ trợ của rất nhiều mạnh thường quân với hơn 30 tấn gạo, đủ để phát đến ngày 30-4 như dự kiến ban đầu. Bên cạnh đó, mỗi ngày sẽ có thêm hàng ngàn quả trứng gà, hơn 1 tạ rau xanh (đạt tiêu chuẩn VietGAP) và mì gói để hỗ trợ người nghèo.

    Hy vọng sự đóng góp nhỏ bé này sẽ giúp cho những người thực sự cần 1 bữa cơm ấm áp, để cùng nhau vượt qua gia đoạn khó khăn này

     

    Bài viết lược dẫn từ nguồn https://nld.com.vn/thoi-su/dak...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại Hà Tĩnh từ kết quả âm tính trở lại dương tính

    Ngày 15/4, ông Nguyễn Khắc Thành - Giám đốc Bệnh viện đa khoa Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo cho biết, hiện bệnh viện này đang tiếp tục điều trị cho 3 bệnh nhân nhiễm Covid-19 trên địa bàn gồm bệnh nhân 210 (quê tại xã Mỹ Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh); 238 và 265 (cùng quê tại thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh).

    Trước đó 1 ngày, bệnh viện này vừa cho xuất viện bệnh nhân số 146 quê tại huyện Nghi Lộc (Nghệ An) sau khi đã chữa khỏi virus SARS-CoV-2.

    Theo ông Thành, quá trình điều trị, các bệnh nhân này có triệu chứng nhẹ ho, sốt. Sau thời gian điều trị, sức khỏe các bệnh nhân này đã ổn định và khỏe mạnh. Các triệu chứng hết dần theo thời gian điều trị.

    Dịch Covid-19 ngày 15/4: Hơn 50% trường hợp nhiễm Covid-19 được phát hiện không có triệu chứng; TP HCM, Hà Nội cách ly xã hội đến 22/4 - Ảnh 1.

    Bệnh viện cửa khẩu quốc tế Cầu Treo nơi đang điều trị cho 3 bệnh nhân nhiễm Covid-19 trên địa bàn.

    Sau khi các bệnh nhân hết các biểu hiện bệnh, các thông số trở về bình thường, phía bệnh viện đã xét nghiệm cho các bệnh nhân. Kết quả cho thấy, bệnh nhân 238 đã 2 lần có kết quả âm tính với SARS-CoV-2.

    Riêng bệnh nhân 210 có diễn biến phức tạp hơn khi trước đó bệnh viện lấy mẫu xét nghiệm thì cho kết quả âm tính.

    Tuy nhiên ngày 13/4, bệnh viện tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm cho bệnh nhân này thì cho kết quả dương tính trở lại.

    Được biết, bệnh nhân 210 này làm việc tại Thái Lan và có tiếp xúc với ca bệnh khác. Ngày 20/3, bệnh nhân này về nước và được đưa vào khu cách ly tập trung.

    Phía bệnh viện đang tiếp tục theo dõi, điều trị các triệu chứng. Ngoài ra, bệnh viện cũng tăng cường sức đề kháng cho bệnh nhân để nhanh khỏi bệnh bằng việc tăng cường chất dinh dưỡng bữa ăn, sữa và tăng cường thuốc bổ

    https://soha.vn/benh-nhan-nhie...

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hơn 1.800 mẫu xét nghiệm COVID - 19 ở Mê Linh đều âm tính

    Chiều 15/4, phát biểu tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 thành phố Hà Nội, Giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm cho biết, thời gian qua, Hà Nội đã tổ chức quyết liệt, phát hiện sớm để bao vây, khoanh vùng các ổ dịch. Tổng số mẫu xét nghiệm đã lên tới trên 50.000 mẫu, rất lớn.

    Ông Cảm cho rằng, trong thời gian tới cần chuyển hướng trong công tác xét nghiệm. Ngoài việc phát hiện các trường hợp nghi ngờ, dương tính, phải điều tra nhanh các trường hợp tiếp xúc gần (F1), F2 và F3 và những trường hợp liên quan, lấy mẫu các trường hợp F1 nhằm có kết quả xét nghiệm sớm nhất.

    Ông Cảm đề nghị các quận, huyện gửi mẫu ngay trong ngày, không kể thời gian nào, 24/24h để có thể trả lời nhanh nhất.

    Dịch Covid-19 ngày 15/4: Hơn 50% trường hợp nhiễm Covid-19 được phát hiện không có triệu chứng; TP HCM, Hà Nội cách ly xã hội đến 22/4 - Ảnh 1.

    "Chúng ta cần giám sát trọng điểm các trường hợp có biểu hiện viêm đường hô hấp như ho, sốt, viêm phổi... từ các cơ sở y tế, xã phường cho đến quận huyện cho đến các bệnh viện của thành phố để phát hiện sớm các ca nghi ngờ", ông Cảm nói. Cùng với đó, phải giám sát các chùm ca bệnh có biểu hiện cúm, các trường hợp viêm phổi nặng để phát hiện nguy cơ.

    "Chúng ta đã triển khai các test nhanh ở các điểm nguy cơ cao như chợ hoa Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, các nơi bán hoa của các quận, huyện để giám sát các ca có yếu tố dịch tễ để phát hiện sớm ca mắc COVID-19".

    Ông Cảm đề nghị cần tăng cường giám sát, phát hiện các trường hợp đến từ các vùng có dịch, ổ dịch, các trường hợp đến từ các nơi cách ly tập trung ở các địa phương khác chưa được xét nghiệm 2 lần. Kinh nghiệm của Hà Nội cho thấy, qua xét nghiệm 2 lần, Hà Nội đã phát hiện nhiều trường hợp dương tính, các trường hợp liên quan giúp ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm cho Hà Nội và các tỉnh.

    Chúng ta cần giám sát trọng điểm các trường hợp có biểu hiện viêm đường hô hấp như ho, sốt, viêm phổi... từ các cơ sở y tế, xã phường cho đến quận huyện cho đến các bệnh viện của thành phố để phát hiện sớm các ca nghi ngờ

     

    Bài viết dẫn nguồn từ https://www.tienphong.vn/xa-ho...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chợ đầu mối Thủ Đức tấp nập trong Covid-19

    Nằm trên quốc lộ 1 (quận Thủ Đức), cửa ngõ phía Đông TP HCM, Chợ nông sản thực phẩm Thủ Đức những ngày này nhộn nhịp mua bán, vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ.

    Chợ rộng 20 ha, với ba nhà lồng A, B,C và nhiều công trình phụ trợ như nhà kho, khu quản lý, khu điều hành, khu sơ chế, nhà máy xử lý rác, trạm nước ngầm, trạm xử lý nước thải... Đây là một trong 3 chợ đầu mối của thành phố, chủ yếu hoạt động về đêm.

    Dịch Covid-19 ngày 15/4: Hơn 50% trường hợp nhiễm Covid-19 được phát hiện không có triệu chứng; TP HCM, Hà Nội cách ly xã hội đến 22/4 - Ảnh 1.

    21h ngày 14/4, các tiểu thương và người lao động tại chợ rục rịch vận chuyển và mua bán hàng hoá. Hầu hết mọi người đều đeo khẩu trang để phòng Covid-19.

    Dịch Covid-19 ngày 15/4: Hơn 50% trường hợp nhiễm Covid-19 được phát hiện không có triệu chứng; TP HCM, Hà Nội cách ly xã hội đến 22/4 - Ảnh 2.

    Càng về khuya, các lối vào các khu bán hoa, vựa trái cây đông đúc người đi lại. Việc giãn cách 2 m khó thực hiện trong chợ. "Đặc thù công việc ở đây là vận chuyển hàng hoá, mua bán trao đổi với nhau, đứng xa quá làm sao giao tiếp", anh Việt, hành nghề bốc vác cho biết.

    Dịch Covid-19 ngày 15/4: Hơn 50% trường hợp nhiễm Covid-19 được phát hiện không có triệu chứng; TP HCM, Hà Nội cách ly xã hội đến 22/4 - Ảnh 3.

    Theo các tiểu thương, từ khi xảy ra dịch bệnh, Ban quản lý chợ đã thông báo mọi người vào chợ phải đeo khẩu trang để đảm bảo an toàn.

    Dịch Covid-19 ngày 15/4: Hơn 50% trường hợp nhiễm Covid-19 được phát hiện không có triệu chứng; TP HCM, Hà Nội cách ly xã hội đến 22/4 - Ảnh 4.

    "Chúng tôi không có thói quen đeo khẩu trang, với lại vận chuyển hàng nặng, cần nhiều sức, mang khẩu trang rất khó thở. Nhưng từ ngày dịch bệnh căng thẳng, anh em đều phải dùng để đảm bảo an toàn. Đeo miết cả tháng nay giờ thấy cũng quen", anh Thanh Tuấn, đội bốc xếp nông sản nói.

    Xem toàn bộ chùm ảnh tại bài viết nguồn 

    Chợ đầu mối Thủ Đức tấp nập trong Covid-19 - VnExpress vnexpress.net
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hơn 50% trường hợp nhiễm Covid-19 được phát hiện không có triệu chứng

    Ngày 15/4, Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội đã có báo cáo về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.

    Theo báo cáo này, hiện nay, trên địa bàn thành phố phát sinh các ổ dịch có diễn biến phức tạp, như: Bệnh viện Bạch Mai, thôn Hạ Lôi (xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội). Mặt khác, hơn 50% trường hợp lây nhiễm được phát hiện đều không có triệu chứng, chỉ qua công tác xét nghiệm mới phát hiện được. Vì vậy, nhiều khả năng ngoài xã hội vẫn có các trường hợp bệnh nhân đã nhiễm bệnh chưa được phát hiện.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Không ghi nhận ca mắc mới COVID-19, Việt Nam đã chữa khỏi 171/267 ca bệnh

    Tính đến 18h chiều nay 15/4, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19, số bệnh nhân hiện có vẫn là 267 ca. Cũng trong hôm nay đã có thêm 2 trường hợp khỏi bệnh, nâng tổng số người được chữa khỏi lên 171/267 ca (đạt 64%).

    Theo bản tin Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, đến 18h hôm nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam là 267 trường hợp, trong đó:

    - 160 người từ nước ngoài chiếm 59,9%;

    - 107 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,1%.

    Dịch Covid-19 ngày 15/4: Hơn 50% trường hợp nhiễm Covid-19 được phát hiện không có triệu chứng; TP HCM, Hà Nội cách ly xã hội đến 22/4 - Ảnh 1.

    Số ca mắc mới tính đến 18h00 ngày 15/4: 0 ca.

    Dịch Covid-19 ngày 15/4: Hơn 50% trường hợp nhiễm Covid-19 được phát hiện không có triệu chứng; TP HCM, Hà Nội cách ly xã hội đến 22/4 - Ảnh 2.

    Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là: 68.049, trong đó:

    - Cách ly tập trung tại bệnh viện: 471;

    - Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 11.413;

    - Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 56.165.

    Dịch Covid-19 ngày 15/4: Hơn 50% trường hợp nhiễm Covid-19 được phát hiện không có triệu chứng; TP HCM, Hà Nội cách ly xã hội đến 22/4 - Ảnh 3.

    Bài viết được lược dẫn từ nguồn https://suckhoedoisong.vn/khon...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bộ Y tế thông báo khẩn có liên quan tới phòng tập Gym ở Mê Linh, Hà Nội

    15h45 ngày 15/4/2020, Bộ Y tế đã ra thông báo khẩn số 14 liên quan tới những người đã tới phòng tập Gym Lucky Star ở Đầm Và - Tiền Phong - Mê Linh - Hà Nội.

    Theo Bộ Y tế tất cả những người có mặt tại phòng tập Gym Lucky Star, địa chỉ: Đầm Và - Tiền Phong - Mê Linh, Hà Nội trong thời gian từ ngày 15/3 – 25/3/2020, đặc biệt vào các khung giờ từ 6h30 đến 8h và từ 15h đến 16h30, cần:

    - Liên hệ ngay với cơ quan y tế nơi gần nhất để được tư vấn hỗ trợ

    - Nhắn tin tới số 8889 cung cấp số điện thoại những người đã tiếp xúc gần với mình

    - Thực hiện cách ly tại nhà

    - Khai báo y tế.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TP HCM, Hà Nội cách ly xã hội đến 22/4

    Thủ tướng chấp thuận đề xuất của Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 quốc gia, cách ly xã hội đến ngày 22/4 đối với TP HCM, Hà Nội và 10 tỉnh thành có nguy cơ lây lan cao.

    "Nhóm tỉnh thành này không phải là bất biến, mà có thể thay đổi. Tuần sau Chính phủ sẽ họp, xem xét lại việc cách ly xã hội có thể kéo dài đến 22/4, hoặc 30/4 tuỳ tình hình thực tế", thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói tại cuộc họp trực tuyến với 63 tỉnh thành về công tác phòng chống Covid-19, chiều 15/4.

    Trước đó, Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề xuất Chính phủ chia các tỉnh thành làm 3 nhóm để có biện pháp phòng chống dịch bệnh phù hợp.

    Nhóm nguy cơ cao gồm 12 tỉnh thành: TP HCM, Hà Nội, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hoà, Tây Ninh, Hà Tĩnh.

    Các tỉnh này được kiến nghị tiếp tục thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16, ít nhất đến ngày 22/4. Sau đó, Ban Chỉ đạo sẽ đánh giá và báo cáo, đề xuất Thủ tướng quyết định.

    15 tỉnh thành thuộc nhóm nguy cơ là: Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Nai, Hà Nam, Hải Phòng, Kiên Giang, Thái Nguyên, Nam Định, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Sóc Trăng, Lạng Sơn, An Giang, Bình Phước và Đồng Tháp. Các tỉnh còn lại thuộc nhóm nguy cơ thấp.


    Bài viết được lược dẫn từ nguồn https://vnexpress.net/tp-hcm-h...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cách ly thêm một thôn tại Hà Nội liên quan BN 266

    Chiều 15/4, thông tin từ UBND huyện Thường Tín (Hà Nội) cho biết, liên quan đến bệnh nhân nhiễm Covid-19 số 266 tên L.M.H (trú tại thôn Đông Cứu, xã Dũng Tiến), hiện huyện đã lập 10 chốt liên quan để khoanh vùng, cách ly toàn bộ khu vực thôn này để xử lý ổ dịch.

    Cụ thể, đã lập 10 chốt, trong đó, 5 chốt kiểm soát cách ly vòng ngoài do lực lượng công an huyện đảm hiệm, 5 chốt kiểm soát cách ly tại thôn Đông Cứu do Công an xã và các ban, ngành xã đảm nhiệm.

    Cũng theo thông tin từ huyện, thôn Đông Cứu có 572 hộ với 1.896 nhân khẩu.

    Về công tác điều tra dịch tễ, theo UBND huyện, điều tra của Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội) phối hợp với Trung tâm y tế, Phòng y tế huyện, đã xác định trường hợp F1 của bệnh nhân 266 có 47 người, F2 có 60 người và F3 có 50 người.

    Hiện đã lấy được 23 mẫu xét nghiệm của các trường hợp F1 liên quan tại thôn Đông Cứu.

    Dịch Covid-19 ngày 15/4: TP HCM, Hà Nội cách ly xã hội đến 22/4; Cách ly thêm một thôn tại Hà Nội liên quan BN 266 - Ảnh 1.
    Dịch Covid-19 ngày 15/4: TP HCM, Hà Nội cách ly xã hội đến 22/4; Cách ly thêm một thôn tại Hà Nội liên quan BN 266 - Ảnh 2.

    Lực lượng chức năng tiến hành phun khử khuẩn các khu vực liên quan.

    Về lịch trình di chuyển của bệnh nhân 266 được xác định như sau: Trong thời gian từ ngày 8/3 đến 10/3, bệnh nhân lên trông mẹ đẻ (quê Bình Lục, Hà Nam) điều trị tại Khoa Phục hồi chức năng của Bệnh viện Bạch Mai và cũng nhiều lần sử dụng dịch vụ căng tin của Bệnh viện.

    Ngày 8/3, chồng của bệnh nhân H. là N.Đ.H có lên thăm mẹ, sau đó về nhà luôn bằng xe máy.

    Ngày 10/3, bệnh nhân đi về nhà bằng xe buýt không nhớ biển số xe, sau đó lấy hàng thêu tại nhà bà N.T B. cùng thôn Đông Cứu, tiếp xúc khoảng 30 phút và cả 2 có đeo khẩu trang.

    Sau ngày 10/3, hai vợ chồng bệnh nhân không lên thăm mẹ lần nào.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hơn 1.500 người là F1,F2 liên quan đến các ca mắc COVID-19 tại Mê Linh

    Sau khi ghi nhận 13 ca mắc COVID-19, đến thời điểm hiện tại huyện Mê Linh, Hà Nội đã rà soát được 701 trường hợp F1 tiếp xúc trực tiếp với người mắc COVID-19 và 809 trường hợp F2. Trong đó, xã Mê Linh có nhiều người liên quan nhất với 609 ca F1 và 399 ca F2.

    Tổng số người đã đi, đến, về chợ hoa Mê Linh từ ngày 13/3 đến nay theo rà soát là 999 người. Hiện, các xã, thị trấn đã ra quyết định cách ly tại nhà 783 người, đang tiếp tục điều tra để tổ chức cách ly tiếp.

    Đáng chú ý, toàn bộ 18 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mê Linh đều có người đi, đến, về từ chợ hoa Mê Linh. Cùng với rà soát các trường hợp F1, F2 và có liên quan đến chợ hoa Mê Linh, huyện cũng đã phối hợp với các đơn vị chức năng của TP Hà Nội lấy tổng số 657 mẫu F1. Hiện, 460 mẫu đã có kết quả, trong đó, 454 mẫu âm tính, 6 mẫu dương tính; còn lại 197 mẫu đang chờ kết quả.

    Dịch Covid-19 ngày 15/4: Hơn 1.500 người là F1,F2 của các ca bệnh tại Mê Linh; 12 địa phương có nguy cơ cao được kiến nghị cách ly xã hội thêm ít nhất 7 ngày - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế đến từng nhà đo thân nhiệt cho người dân tại Mê Linh - Hà Nội. Ảnh: Mạnh Thắng

    Khi phát hiện ổ dịch mới tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội đã nhanh chóng triển khai các biện pháp khoang vùng, cách ly, rà soát những người liên quan, tổ chức xét nghiệm sàng lọc và phối hợp thông tin với các địa phương, tổ chức khác để kịp thời xử lý các tình huống phát sinh; tổ chức xử lý phòng chống dịch tại Bệnh viện Thận Hà Nội và xác minh các trường hợp F1 liên quan tới bệnh nhân mới nhất ở thôn Đông Cữu, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín.

    Về tình hình dịch COVID-19 tại ổ dịch Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội , báo cáo của Bộ Y tê nêu rõ đã ghi nhận 13 trường hợp mắc COVID-19; lấy 11.847 mẫu xét nghiệm, đã thực hiện xét nghiệm 8.010 mẫu; đối với 581 trường hợp tiếp xúc gần (F1), đã thực hiện xét nghiệm 466 người, kết quả xét nghiệm có 462 trường hợp âm tính và 4 trường hợp dương tính. Thực hiện rà soát 700 đối tượng đến Chợ hoa Mê Linh.


    Bài viết được dẫn nguồn từ https://www.tienphong.vn/suc-k...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Khởi tố 2 đối tượng hành hung cán bộ chốt kiểm soát dịch COVID - 19

    Ngày 15/4, Công an huyện Tiên Phước (Quảng Nam) cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Phước Tài (SN 1987, trú thôn 5, xã Tiên Sơn, huyện Tiên Phước) và Nguyễn Phúc Tình (SN 1986, trú thôn 5, xã Tiên Sơn) về hành vi chống người thi hành công vụ.

    Dịch Covid-19 ngày 15/4: 12 địa phương có nguy cơ cao được kiến nghị cách ly xã hội thêm ít nhất 7 ngày - Ảnh 1.

    Hai đối tượng Tài và Tình

    Khoảng 20h45 ngày 11/4, Tài điều khiển xe mô tô BKS 43X4-6776 chở Tình chạy từ hướng xã Bình Lâm, huyện Hiệp Đức về hướng xã Tiên Sơn.

    Khi đến chốt kiểm soát liên ngành phòng chống dịch COVID-19 tại thôn 4, xã Tiên Sơn thì Trung úy Võ Tấn Phương, cán bộ Công an huyện Tiên Phước, thành viên chốt kiểm soát, ra hiệu lệnh dừng xe, yêu cầu Tài và Tình xuống xe để kiểm tra thân nhiệt. Tuy nhiên, Tình có nhiều lời lẽ xúc phạm các thành viên tổ công tác tại chốt kiểm soát dịch.

    Cán bộ chốt phát khẩu trang y tế nhưng Tình không đeo mà tiếp tục có lời lẽ thô tục xúc phạm các cán bộ làm nhiệm vụ, cầm mũ bảo hiểm đánh Trung úy công an, tuy nhiên đối tượng lập tức bị khống chế. Thấy vậy Tài xông vào dùng tay kẹp cổ cán bộ này.

    Dịch Covid-19 ngày 15/4: 12 địa phương có nguy cơ cao được kiến nghị cách ly xã hội thêm ít nhất 7 ngày - Ảnh 2.

    Chốt kiểm dịch nơi xảy ra vụ việc

    Khi được đưa đến bàn làm việc của chốt, Tình tiếp tục chửi bới và dùng tay đánh vào đầu một cán bộ khác của chốt, còn Tài chạy đến xe máy lấy máy cưa lốc, giật dây khởi động nổ máy đe dọa các cán bộ của chốt kiểm soát nhưng máy cưa không nổ.

    Các cán bộ chốt kiểm dịch tiến hành khống chế 2 đối tượng, bàn giao cho Công an huyện Tiên Phước điều tra, xử lý.

    Bài viết dẫn nguồn từ https://www.tienphong.vn/phap-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    12 địa phương 'nguy cơ cao' được kiến nghị cách ly xã hội thêm 1 tuần

    Trên cơ sở phân tích tình hình dịch bệnh COVID-19 ở trong nước và trên thế giới, Ban Chỉ đạo đánh giá nhờ thực hiện các biện pháp cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng, chúng ta vẫn đang kiểm soát tình hình dịch bệnh.

    Tuy nhiên, các ý kiến cũng cho rằng diễn biến dịch bệnh trên thế giới sẽ còn kéo dài. Ở trong nước, diễn biến dịch bệnh và điều kiện giữa các địa phương cũng khác nhau. Do đó, trong thời gian tới chúng ta vừa phải tiếp tục phòng, chống dịch bệnh, vừa phải bảo đảm cuộc sống người dân và các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong điều kiện có dịch bệnh.

    Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo thống nhất kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Thường trực Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện "cách ly xã hội" theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

    Dịch Covid-19 ngày 15/4: 12 địa phương có nguy cơ cao được kiến nghị cách ly xã hội thêm ít nhất 7 ngày - Ảnh 1.

    Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo, sáng 15/4. Ảnh: VGP/Đình Nam

    Ban Chỉ đạo đã bàn thảo chi tiết về việc phân loại mức độ nguy cơ dịch bệnh các địa phương thành 3 nhóm (nguy cơ cao, có nguy cơ và nguy cơ thấp), dựa trên các tiêu chí đã được cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng.

    Trong đó có những tiêu chí dễ thấy như: Có đầu mối giao thông, mật độ di chuyển, đi lại lớn; có biên giới, nhiều người qua lại biên giới; những điểm trước đây có tiếp xúc rất nhiều với người nước ngoài; mật độ dân cư; mật độ các nhà máy, khu công nghiệp tập trung... 

    Đặc biệt là có một nhóm tiêu chí liên quan đến năng lực ứng phó của cấp ủy, chính quyền khi có ca bệnh, năng lực kiểm soát việc thực hiện các chỉ đạo, chỉ thị, khuyến nghị về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 từ trước đến nay.

    Đối với những tỉnh, thành phố nằm trong nhóm nguy cơ cao, Ban Chỉ đạo kiến nghị tiếp tục thực hiện biện pháp cách ly xã hội như quy định trong Chỉ thị 16 thêm ít nhất 1 tuần.

    Ban Chỉ đạo cũng thống nhất sẽ đưa ra những yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các địa phương phải thực hiện nghiêm chỉnh như: Đeo khẩu trang, không tập trung đông người, giữ khoảng cách, bảo đảm vệ sinh dịch tễ… Một số loại hình dịch vụ kinh doanh, vui chơi giải trí chưa được phép hoạt động...

    Thông tin trên Thanh Niên, sau khi thống nhất, Ban Chỉ đạo xác đối với nhóm 1 - nhóm có nguy cơ cao gồm 12 địa phương: Hà Nội, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận , Khánh Hoà, TP.HCM, Tây Ninh và Hà Tĩnh.

    Với nhóm này, Ban Chỉ đạo kiến nghị tiếp tục thực hiện nghiêm tất cả các nội dung Chỉ thị 16 đến hết ngày 22.4. Sau đó, Ban Chỉ đạo sẽ đánh giá và báo cáo, đề xuất Thủ tướng quyết định.

    Nhóm 2 - nhóm có nguy cơ trung bình, gồm 15 địa phương: Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Nai, Hà Nam, Hải Phòng, Kiên Giang, Nam Định, Nghệ An, Thái Nguyên, Thừa Thiên - Huế, Sóc Trăng, Lạng Sơn, An Giang, Bình Phước, Đồng Tháp.

    Nhóm 3 - nhóm có nguy cơ thấp, gồm các tỉnh còn lại.

    Bài viết được lược dẫn từ baochinhphu.vn. Bấm link để đọc bài viết gốc tại đây

    Thống nhất kiến nghị Thủ tướng về việc tiếp tục thực hiện 'cách ly xã hội'baochinhphu.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Một phụ nữ ‘tiếp tế” rượu cho người thân cách ly tập trung tại Huế

    Sáng 15/4, lãnh đạo UBND phường An Cựu (TP Huế) xác nhận vừa lập biên bản xử phạt một phụ nữ lén "tiếp tế" rượu cho người thân cách ly tập trung phòng chống COVId-19 tại một khu ký tích xá sinh viên đóng trên địa bàn phường này.

    Dịch Covid-19 ngày 15/4: Kiến nghị cách ly xã hội thêm ít nhất 7 ngày với các địa phương có nguy cơ cao - Ảnh 1.

    Ký túc xá Trường Bia (phường An Cựu, TP Huế) - nơi xảy ra vụ tuồn rượu "tiếp tế" cho người cách ly tập trung phòng chống COVID-19 tại đây.

    Trước đó, lấy lý do chuyển nhu yếu phẩm cho trẻ em theo ba mẹ cách ly tại khu cách ly tập trung thuộc Ký túc xá Trường Bia - Đại học Huế (phường An Cựu, TP Huế), bà Đặng Thị Kim T. đã lén "tiếp tế" đồ uống có cồn (rượu) vào cho ông Đặng Tr. (cùng ngụ xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh TT-Huế).

    Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện hành vi trái phép này, nên chuyển vụ việc sang Công an phường An Cựu thụ lý, xác minh giải quyết. Làm việc với công an, bà Đặng Thị Kim T. đã thừa nhận hành vi mang rượu vào khu cách ly cho người thân.

    Với hành vi này, UBND phường An Cựu đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 200.000 đồng đối với bà Đặng Thị Kim T; đồng thời, yêu cầu không tái phạm. Được biết, đây là trường hợp đầu tiên tuồn rượu vào khu cách ly tập trung phòng chống COVID-19 tại Huế bị lực lượng chức năng phát hiện, xử lý.

    Liên quan đến vi phạm quy định kinh doanh trong thời gian cao điểm phòng chống COVID-19, lực lượng chức năng tỉnh TT-Huế cũng vừa kiểm tra, phát hiện 2 trường hợp không chấp hành cam kết tạm dừng kinh doanh tại TP Huế và huyện Phú Lộc.

    Công an hai địa phương nêu trên hiện đã lập biên bản và tham mưu chính quyền ra quyết định xử lý vi phạm hành chính hai trường hợp kinh doanh trái quy định này.

    Bài viết dẫn nguồn từ https://www.tienphong.vn/xa-ho...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Xô xát trong khu cách ly, nam thanh niên bị đâm trọng thương

    Trao đổi với Tiền Phong, ông Nguyễn Thiên Toàn, Phó chủ tịch UBND xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) cho biết, trong khu cách ly trên địa bàn vừa xảy ra vụ ẩu đả khiến một nam thanh niên bị thương nặng phải nhập viện.

     Theo đó, khoảng 7h30’ sáng nay (15/4), giữa anh Dương Văn N. (SN 1986, trú tại xã Cẩm Mỹ) và anh Lê Huy Đ. (SN 1994, trú xã Cẩm Vịnh) xảy ra mâu thuẫn trong phòng ở khu cách ly trường Mầm non Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên. Sau đó hai người xảy ra xô xát. Lúc này Đ. chạy đi lấy một con dao gọt hoa quả rồi đâm một nhát vào đùi, hai nhát vào phần ngực N. khiến nạn nhân bị thương phải đưa vào bệnh viện cấp cứu.

    Dịch Covid-19 ngày 15/4: Kiến nghị cách ly xã hội thêm ít nhất 7 ngày với các địa phương có nguy cơ cao - Ảnh 1.

    Điểm cách ly nơi xảy ra vụ ẩu đả khiến một người bị thương.

    Sau khi nhận được thông tin, lực lượng chức năng có mặt tại hiện trường điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.

     Một người giám sát khu cách ly tại đây cho hay: "Do N. bảo Đ. đi rổ rác nhưng chần chừ nên hai người xảy ra mâu thuẫn".

    Theo lãnh đạo UBND xã Cẩm Bình, khu cách ly này có 80 công dân, là điểm cách ly tập trung của huyện. Anh Đ. và anh N. được đưa vào cách ly cùng một phòng thời điểm cuối tháng 3/2020 đến nay.

    Bài viết được dẫn nguồn từ https://www.tienphong.vn/xa-ho...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tin vui: Cả nước đã có 171 người khỏi bệnh, Cần Thơ không còn ca nhiễm Covid-19

    Ngày 15/4, Thông tin từ tiểu Ban điều trị - Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết, hôm nay có thêm 2 bệnh nhân mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh.

    Như vậy, đến thời điểm này tại Việt Nam đã có tổng cộng 171 bệnh nhân mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh trên tổng số 267 ca nhiễm (tính đến 6h sáng cùng ngày).

    Dịch Covid-19 ngày 15/4: Kiến nghị cách ly xã hội thêm ít nhất 7 ngày với các địa phương có nguy cơ cao - Ảnh 1.

    Hiện Việt Nam đã điều trị thành công cho 171 ca nhiễm Covid-19.

    2 bệnh nhân được xuất viện trong hôm nay là BN145 (34 tuổi, quốc tịch Việt Nam, điều trị tại Bệnh viện lao và bệnh phổi Cần Thơ). Bệnh nhân đáp chuyến bay VN0050 của Hãng hàng không VietnamAirlines, từ Anh về tới sân bay Cần Thơ ngày 22/3/2020 đã có xét nghiệm dương tính với SARS-COV-2.

    Trong quá trình điều trị tại đây, bệnh nhân được xét nghiệm và có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 lần 1 vào ngày 12/4/2020; lần 2 vào ngày 13/4/2020 và lần 3 vào ngày 14/4/2020, đủ điều kiện công bố khỏi bệnh. 

    Trước đó, ca nhiễm thứ 2 của Cần Thơ (BN154) cũng được điều trị thành công. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, TP Cần Thơ không còn ca nhiễm Covid-19.

    Bệnh nhân thứ 2 được xuất viện trong hôm nay là BN235 (25 tuổi, quốc tịch Anh, điều trị tại bệnh viện Dã chiến Củ Chi). Ngày 14/3 anh có đi quán bar Buddha (TP.HCM). Anh không có triệu chứng, được cách ly tập trung tại quận 9. Mẫu bệnh phẩm từ Bệnh viện Quận 9, TP.HCM gửi Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM cho kết dương tính với SARS-CoV-2.

    Dịch Covid-19 ngày 15/4: Kiến nghị cách ly xã hội thêm ít nhất 7 ngày với các địa phương có nguy cơ cao - Ảnh 2.

    Nam bệnh nhân 25 tuổi, quốc tịch Anh được công bố khỏi bệnh tại BV Dã chiến Củ Chi trong ngày 15/4.

    Trong quá trình điều trị tại đây, bệnh nhân được xét nghiệm và có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 lần 1 vào ngày 6/4/2020; lần 2 vào ngày 8/4/2020 và lần 3 vào ngày 9/4/2020, đủ điều kiện công bố khỏi bệnh.

    Như vậy, trong tổng số 54 ca nhiễm Covid-19 tại TP.HCM thì đã có đến 46 ca được điều trị thành công, bao gồm 3 ca giai đoạn 1 và 43 ca giai đoạn 2 ( BN 32, 45, 48, 53, 54, 64, 65, 66, 75, 79, 80, 81, 82, 83, 89, 90, 92, 95, 96, 98, 99, 100, 119, 120, 121, 124, 125, 126, 127, 142, 143, 150, 152, 153, 157, 158 , 159, 160, 171, 203, 204, 234, 235).

    Hiện TP.HCM đang điều trị cho 8 ca gồm: BN91, 97, 151, 206, 207, 224, 236, 248. Trong đó BN91 (phi công Anh) tình trạng nặng, phải thở máy và lọc máu liên tục, đang điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM.

    Tất cả các trường hợp khỏi bệnh sẽ tiếp tục được cách ly và theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Kiến nghị các địa phương nằm trong nhóm 'nguy cơ cao' tiếp tục cách ly thêm ít nhất 1 tuần

    Trong cuộc họp sáng 15/4, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 đã bàn thảo và thống nhất kiến nghị Thủ tướng về việc tiếp tục thực hiện cách ly xã hội để phòng chống dịch bệnh.

    Trên cơ sở phân tích tình hình dịch bệnh COVID-19 ở trong nước và trên thế giới, Ban Chỉ đạo đánh giá nhờ thực hiện các biện pháp cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng, chúng ta vẫn đang kiểm soát tình hình dịch bệnh.

    Tuy nhiên, diễn biến dịch bệnh trên thế giới sẽ còn kéo dài. Ở trong nước, diễn biến dịch bệnh và điều kiện giữa các địa phương cũng khác nhau. Do đó chúng ta không thể "đánh xong một trận rồi về đi cày" mà phải "vững tay cày, chắc tay súng".

    Vì vậy cần phải tiếp tục thực hiện tốt "hai mũi giáp công" là vừa chống dịch, vừa phải bảo đảm cuộc sống người dân và các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong điều kiện có dịch bệnh.

    Theo đó, Ban Chỉ đạo thống nhất kiến nghị Thủ tướng, Thường trực Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16.

    Tuy nhiên, sẽ phân loại mức độ nguy cơ dịch bệnh các địa phương thành 3 nhóm (nguy cơ cao, có nguy cơ và nguy cơ thấp), dựa trên các tiêu chí đã được cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng.

    Dịch Covid-19 ngày 15/4: Kiến nghị cách ly xã hội thêm ít nhất 7 ngày với các địa phương có nguy cơ cao - Ảnh 1.

    Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 họp sáng 15-4 - Ảnh: CHÍNH PHỦ

    Các tiêu chí như có đầu mối giao thông, mật độ di chuyển, đi lại lớn; có biên giới, nhiều người qua lại biên giới; những điểm trước đây có tiếp xúc rất nhiều với người nước ngoài; mật độ dân cư; mật độ các nhà máy, khu công nghiệp tập trung...

    Hoặc nhóm tiêu chí liên quan đến năng lực ứng phó của cấp ủy, chính quyền khi có ca bệnh, năng lực kiểm soát việc thực hiện các chỉ đạo, chỉ thị, khuyến nghị về phòng chống dịch bệnh COVID-19 từ trước đến nay.

    Đối với những tỉnh, thành phố nằm trong nhóm 'nguy cơ cao', Ban Chỉ đạo kiến nghị tiếp tục thực hiện biện pháp cách ly xã hội như quy định trong Chỉ thị 16 thêm ít nhất một tuần.

    Ban Chỉ đạo cũng thống nhất sẽ đưa ra những yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các tỉnh trong cả nước phải thực hiện nghiêm chỉnh như: đeo khẩu trang, không tập trung đông người, giữ khoảng cách, bảo đảm vệ sinh dịch tễ… Một số loại hình dịch vụ kinh doanh, vui chơi giải trí chưa được phép hoạt động.

    Tùy theo điều kiện và mức độ đánh giá nguy cơ của từng địa phương, lãnh đạo tỉnh có thẩm quyền và trách nhiệm quy định các biện pháp bổ sung để vừa bảo đảm phòng chống dịch bệnh, vừa bảo đảm phát triển kinh tế-xã hội.

    Bài viết được lược dẫn từ nguồn https://tuoitre.vn/kien-nghi-c...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Quá vui mừng vì được gỡ phong tỏa, cả thôn ở Ninh Thuận "quên" giãn cách xã hội

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Sau TP. HCM, Hà Nội cũng đề xuất kéo dài cách ly xã hội đến 30/4

    Sáng 15/4, Bí thư Thành uỷ Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội đánh giá kết quả sau 2 tuần thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn.

    Tại cuộc họp, trước diễn biến dịch Covid-19 có biểu hiện phức tạp hơn như thời gian ủ bệnh lâu hơn (trên 30 ngày), tái phát bệnh sau khi khỏi và còn hàng nghìn trường hợp xét nghiệp sàng lọc chưa có kết quả cuối cùng, Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội đồng ý với kiến nghị của Ban Chỉ đạo TP trình Thủ tướng cho phép Hà Nội tiếp tục kéo dài việc thực hiện Chỉ thị số 16 trên địa bàn.

    Thống nhất với các ý kiến của Ban Thường vụ Hà Nội, Bí thư Thành uỷ Vương Đình Huệ đề nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của TP đề xuất với Thủ tướng Chính phủ kéo dài thời gian thực hiện Chỉ thị số 16 tới ngày 30/4/2020.

    Ông cũng đề nghị Ban Tuyên giáo và Văn phòng Thành uỷ xây dựng Thông báo kết luận cuộc họp, phổ biến rộng rãi để đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 16 của Thủ tướng và Chỉ thị của Ban Thường vụ tới các cơ sở đảng.

    Dịch Covid-19 ngày 15/4: Các địa phương chờ giờ G sau 14 ngày cách ly xã hội; BN 91 phi công người Anh đã có dấu hiệu nhận biết xung quanh - Ảnh 1.

    Ông Vương Đình Huệ.

    Tại cuộc họp, nhiều ý kiến trong Thường vụ Thành uỷ Hà Nội đánh giá đa số nhân dân thủ đô tự giác thực hiện giãn cách xã hội, chính quyền cũng đã kịp thời triển khai chính sách hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

    Nhờ đó, qua hai tuần, Hà Nội cơ bản kiểm soát tốt Covid-19; các hoạt động kinh tế được duy trì, hàng hoá, giá cả, trật tự an toàn, an ninh xã hội cơ bản ổn định.

    Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng cần tiếp tục chỉ đạo hệ thống chính trị cơ sở phát huy mạnh mẽ hơn vai trò trong phòng, chống dịch bệnh, khi một số nơi người dân biểu hiện chủ quan; xuất hiện tình trạng phức tạp về an ninh trật tự như đua xe, nổ súng...

    Trước đó, để bảo đảm an toàn trước tình hình Covid-19 phức tạp, ngăn chặn làn sóng dịch bệnh thứ hai, Chủ tịch UBND TP HCM đề nghị Chính phủ cho kéo dài cách ly đến 30/4.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bệnh nhân 266 từng nhiều lần sử dụng dịch vụ căng tin của Bệnh viện Bạch Mai

    Sáng 15/4, đại diện UBND huyện Thường Tín cho biết, ngay chiều tối ngày 14/4, Chủ tịch UBND huyện Kiều Xuân Huy đã có thông báo chính thức về ca bệnh 266 gửi các cơ quan chức năng.

    Theo đó, bệnh nhân L.M.H, trong thời gian chăm mẹ đẻ là bà H.T.N (61 tuổi, quê xã An Lão, Bình Lục, Hà Nam) điều trị tại Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 8 - 10/3 đã nhiều lần sử dụng dịch vụ căng tin của Bệnh viện.

    Từ ngày 30/3 - 13/4, bệnh nhân thực hiện tự cách ly theo dõi sức khỏe tại nhà. Ngày 12/4, Trung tâm y tế huyện Thường Tín lấy mẫu xét nghiệm và ngày 14/3 cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

    Dịch Covid-19 ngày 15/4: BN 91 phi công người Anh đã có dấu hiệu nhận biết xung quanh; Thêm 1 ca bệnh ở ổ dịch Hạ Lôi, Mê Linh - Ảnh 1.

    Các chốt có nhiệm vụ kiểm soát chặt người dân vào trong địa bàn.

    Bước đầu, theo ông Kiều Xuân Huy, cơ quan chức năng xác định, bệnh nhân 266 có tiếp xúc gần với khoảng hơn 20 người. Những trường hợp liên quan đã được lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm, cách ly theo đúng quy định của thành phố.

    Hiện cơ quan y tế đang phối hợp với các cơ quan chức năng, đia phương tiếp tục tiến hành rà soát, xác minh những người tiếp xúc, người liên quan đến trường hợp này.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Một hành khách trên chuyến bay từ Hàn Quốc về Việt Nam bị sốt phải cách ly

    Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, ngày 14/4, tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Quân khu 3 tổ chức đón chuyến bay VN 417 đáp xuống sân bay Vân Đồn vào lúc 15h15 cùng ngày. Đây là chuyến bay chở 85 người mang quốc tịch Việt Nam.

    Sau khi làm các thủ tục nhập cảnh, 84 hành khách được đưa về cách ly tại Trung đoàn 814, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hòa Bình. Riêng 1 trường hợp nam giới (SN 1982, nguyên quán Quảng Bình) do có biểu hiện sốt 39 độ đã được xe cứu thương của Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn đưa về cách ly tại Bệnh viện số 2 tỉnh Quảng Ninh để lấy mẫu xét nghiệm Covid-19, chăm sóc và theo dõi theo quy định.

    Dịch Covid-19 ngày 15/4: BN 91 phi công người Anh đã có dấu hiệu nhận biết xung quanh; Thêm 1 ca bệnh ở ổ dịch Hạ Lôi, Mê Linh - Ảnh 1.

    Hành khách trên các chuyến bay này đều được đón tiếp đúng qui trình

    Theo tỉnh Quảng Ninh, việc đón chuyến bay được thực hiện trên nguyên tắc đảm bảo an toàn cho hành khách và người phục vụ; máy bay đỗ tại vị trí cách biệt, không ảnh hưởng hoạt động chung của sân bay Vân Đồn. Toàn bộ đội bay và hành khách được kiểm tra, giám sát y tế, khử trùng và giữ khoảng cách tối thiểu 2m kể cả khi làm thủ tục nhập cảnh, thủ tục khai báo y tế.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chuyến bay chở 93 người Việt từ Anh về nước hạ cánh sân bay Vân Đồn

    5h30 sáng 15/4, chuyến bay VN54 của Vietnam Airlines trở về từ Anh chở 93 người Việt Nam đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh). 

    Theo Vietnam Arlines, 93 công dân Việt Nam bao gồm học sinh dưới 18 tuổi, người cao tuổi và những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, được Đại sứ quán hỗ trợ về nước . Đây là chuyến bay thứ 6 chở công dân Việt Nam về nước do Vietnam Airlines thực hiện.

    Tất cả hành khách được kiểm tra y tế và thực hiện cách ly theo đúng quy định.

    Dịch Covid-19 ngày 15/4: BN 91 phi công người Anh đã có dấu hiệu nhận biết xung quanh; Thêm 1 ca bệnh ở ổ dịch Hạ Lôi, Mê Linh - Ảnh 1.

    Chuyến bay VN 54 đưa 93 công dân Việt Nam kẹt từ Anh về nước hạ cánh xuống sân bay Vân Đồn sáng 15-4 - Ảnh: S.G

    Trước đó, đêm 13/4, Vietnam Airlines đã khởi hành từ Phnom Penh (Campuchia), dừng tại Hà Nội để đón thêm công dân Anh. Công dân Anh đi từ Phnom Penh đến Hà Nội không rời khỏi sân bay. Còn công dân Anh được tiếp nhận tại sân bay Nội Bài được đo thân nhiệt, kiểm tra sức khỏe tại kiểm dịch sân bay và tập trung tại khu vực riêng trước khi lên máy nối chuyến đi London.

    Các hành khách chủ yếu là du khách, bao gồm một số người nhiễm COVID-19 đã được Việt Nam điều trị khỏi bệnh.

    Trên chuyến bay đưa 100 công dân Anh mắc kẹt ở Việt Nam và Campuchia về London còn kết hợp vận chuyển số khẩu trang là quà tặng của Chính phủ và nhân dân Việt Nam gửi tới Chính phủ và nhân dân Anh nhằm góp phần đẩy lùi đại dịch COVID-19.

    Theo ông Phạm Ngọc Sáu - giám đốc sân bay Vân Đồn , 93 hành khách từ Anh về đều khai báo y tế bắt buộc khi xuống máy bay. Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế và các đơn vị liên quan đã kiểm tra sàng lọc để phát hiện các trường hợp nghi ngờ qua máy đo thân nhiệt từ xa; phun khử trùng hành lý xách tay và hành lý ký gửi của hành khách.

    Tiếp đó hành khách được làm thủ tục nhập cảnh, kiểm tra hải quan. Ban chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh đã đưa 93 hành khách về các điểm cách ly theo dõi sức khỏe trong 14 ngày theo quy định.

    Bài viết được dẫn nguồn từ https://tuoitre.vn/chuyen-bay-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    [Mini Info] Những con số đáng chú ý tại 3 ổ dịch Covid-19 tại Hà Nội

    Dịch Covid-19 ngày 15/4: BN 91 phi công người Anh đã có dấu hiệu nhận biết xung quanh; Thêm 1 ca bệnh ở ổ dịch Hạ Lôi, Mê Linh - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    15 ngày cách ly xã hội và những điều chưa từng có ở Việt Nam

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phi công người Anh (BN 91) có chuyển biến tích cực

    Sáng 15/4, Bệnh viện (BV) Bệnh Nhiệt đới TP.HCM có báo cáo nhanh về trường hợp bệnh nhân 91 mắc COVID-19. Theo đó, bệnh nhân tiếp tục duy trì dấu hiệu lâm sàng tích cực của ngày hôm trước.

    Cụ thể, bệnh nhân có dấu hiệu nhận biết xung quanh mặc dù đang còn duy trì thuốc an thần. Đồng tử phản xạ ánh sáng tốt, không sốt, mạch 84 lần/phút, huyết áp 117/69 mmHg.

    Dịch Covid-19 ngày 15/4: BN 91 phi công người Anh đã có dấu hiệu nhận biết xung quanh; Thêm 1 ca bệnh ở ổ dịch Hạ Lôi, Mê Linh - Ảnh 1.

    Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, nơi đang điều trị cho bệnh nhân 91 . Ảnh: HL

    Bệnh nhân đã được ngưng sử dụng thuốc vận mạch trong 24 giờ qua, SpO2 99%, xét nghiệm đông máu tạm ổn kèm tình trạng chảy máu mũi ít, tiểu khá hơn 1.100 ml/24 giờ. Kết quả xét nghiệm PCR ngày 14/4, phết mũi họng và BAL vẫn còn dương tính với virus SARS-CoV-2.

    Hiện bệnh nhân tiếp tục được hồi sức tích cực với thở máy, lọc máu hấp phụ kháng thể, ECMO, kháng sinh và kháng nấm.

    Bài viết được dẫn nguồn từ https://plo.vn/dich-covid-19/d...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đà Nẵng cách ly 58 người từng tiếp xúc với ca tái dương tính

    Chiều 14/4, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng công bố kết quả xét nghiệm âm tính của 58 người tiếp xúc gần (F1) với nam du khách người Anh tái dương tính Covid-19.

    Trong số này, 31 người là nhân viên khách sạn Sam Grand (quận Sơn Trà) cùng công an, nhân viên y tế, nhân viên hỗ trợ du lịch, lái xe trong thời gian hai du khách người Anh được chữa khỏi Covid-19 và về khách sạn tiếp tục cách ly 14 ngày.

    Dịch Covid-19 ngày 15/4: Thêm 1 ca bệnh ở ổ dịch Hạ Lôi, Mê Linh; Rà soát hơn 300 người liên quan BN 262 là công nhân Công ty Samsung - Ảnh 1.

    Hai du khách người Anh, là "bệnh nhân 22" và "bệnh nhân 23" lấy giấy che mặt khi xuất viện ngày 27/3. Ảnh: Nguyễn Đông.

    27 người còn lại là nhân viên làm việc tại sân bay quốc tế Đà Nẵng, tiếp xúc khi hai du khách làm thủ tục bay vào TP HCM ngày 10/4. Riêng tổ bay VN125 và hành khách đi cùng chuyến bay đã được quản lý tại TP HCM.

    Bác sĩ Tôn Thất Thạnh - Giám đốc CDC Đà Nẵng nói, dù kết quả xét nghiệm âm tính nhưng các trường hợp tiếp xúc gần sẽ được cách ly 14 ngày tại trung tâm y tế các quận, huyện nơi lưu trú.

    Bài viết được lược dẫn từ nguồn https://vnexpress.net/da-nang-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ổ dịch Hạ Lôi thêm 1 ca dương tính với nCoV, Việt Nam đã có 267 ca mắc

    6 giờ sáng 15/4, Bộ Y tế thông báo có thêm 1 ca mắc Covid-19 mới, tổng số ca mắc tại Việt Nam là 267 người.

    Ca bệnh 267 (BN 267): Bệnh nhân nam, 46 tuổi, xóm Hội, Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội, là bố của BN 257, chồng của BN 258, có tiếp xúc gần với BN 243 tại nhà ngày 20/3.

    Ngày 8/4 bệnh nhân được cách ly tập trung tại Hà Nội. Ngày 13/4 khởi phát với triệu chứng sốt nhẹ, mệt mỏi, đau rát họng, đau người, được lấy mẫu bệnh phẩm. Xét nghiệm ngày 14/4 cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

    Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Công ty có hơn 70.000 công nhân vắng vẻ vì ...tránh Covid-19

    Dịch Covid-19 ngày 15/4: VN có 266 ca; Rà soát hơn 300 người liên quan BN 262 là công nhân Công ty Samsung - Ảnh 2.

    Không khí vắng lặng so với mọi khi

    Dịch Covid-19 ngày 15/4: VN có 266 ca; Rà soát hơn 300 người liên quan BN 262 là công nhân Công ty Samsung - Ảnh 3.

    Hàng quán bán chậm hơn vì không có công nhân

    Dịch Covid-19 ngày 15/4: VN có 266 ca; Rà soát hơn 300 người liên quan BN 262 là công nhân Công ty Samsung - Ảnh 4.

    Nhiều hàng quán đóng cửa xung quanh công ty

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    3 bệnh nhân Covid-19 đang nguy kịch, phải thở máy, lọc máu

    Theo thông tin từ Bộ Y tế, hiện đang có 3 bệnh nhân (BN) nhiễm Covid-19 có diễn biến nặng, đang phải thở máy, lọc máu. Cụ thể, đó là BN19, BN161 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 và BN91 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP Hồ Chí Minh.


    Dịch Covid-19 ngày 15/4: VN có 266 ca; Rà soát hơn 300 người liên quan BN 262 là công nhân Công ty Samsung - Ảnh 1.

    Điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương

    BN thứ 19 là L.T.H., sinh năm 1956, là bác ruột của bệnh nhân thứ 17, nhà ở phố Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội. BN có bệnh lý nền là rối loạn tiền đình. Hiện BN đã có tiến triển, dừng được vận mạch, Glassgow 14 điểm.

    Còn BN91 là phi công, quốc tịch Anh, 43 tuổi. Lý do phi công còn ở nhóm tuổi nguy cơ không phải cao nhất nhưng lại là một trong những ca bệnh nặng nhất ở Việt Nam cho đến nay, lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, phi công này cao 1,83m nhưng nặng 100kg, chỉ số khối cơ thể (BMI) là 30,1. Phi công có tình trạng béo phì, thuộc nhóm bệnh có nguy cơ cao nếu mắc thêm một bệnh lý nào khác, trong đó có Covid-19.

    Hiện tại bệnh nhân không sốt, đang dùng thuốc vận mạch liều thấp. Kết quả xét nghiệm ngày 13/4 xác định bệnh nhân vẫn dương tính với SARS-CoV2. Bệnh nhân tiếp tục được can thiệp điều trị, chỉnh liều thuốc theo diễn tiến, lọc máu và can thiệp ECMO.

    Ngoài ra, BN 161, 88 tuổi, ở Hưng Yên, hiện đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, phải thở máy, có bệnh lý nền. Trước đó, BN 161 đã bị lây SARS-CoV-2 từ bệnh nhân cùng phòng, được chuyển từ Khoa Thần Kinh (Bệnh viện Bạch Mai) sang khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư).

    Bài viết được dẫn nguồn từ http://kinhtedothi.vn/3-benh-n...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Rà soát hơn 300 người liên quan bệnh nhân 262 là công nhân Công ty Samsung

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    BN 266 là con gái từng đến chăm mẹ ở BV Bạch Mai

    18h ngày 14/4, Bộ Y tế thông báo thêm một ca mắc Covid-19, nâng tổng số ca mắc tại Việt Nam hiện nay lên 266 người.

    Bệnh nhân nữ, 36 tuổi, trú tại Thường Tín, Hà Nội. Từ ngày 8 - 10/3, bệnh nhân đến chăm mẹ tại Khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Bạch Mai.

    Ngày 12/3, bệnh nhân có biểu hiện ngứa họng. Từ ngày 30/3 bệnh nhân cách ly tại nhà. Ngày 12/4, bệnh nhân được lấy mẫu bệnh phẩm và cho kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 vào ngày 14/4.

    Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

    Trong ngày 14/4 Việt Nam cũng đã có thêm 23 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chủ quán cà phê cầm mã tấu đuổi đánh tổ công tác phòng dịch Covid-19

    Ngày 14/4, Công an huyện Vân Canh (tỉnh Bình Định) cho biết đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 20 ngày đối với Nguyễn Văn Thiện (trú thị trấn Vân Canh) để điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

    Cơ quan điều tra Công an huyện Vân Canh cho biết trước đó ngày 11/4, tổ công tác phòng chống dịch Covid-19 huyện Vân Canh nhận được tin báo quán cà phê "Ba cô gái" mà Thiện làm chủ mở cửa bất chấp lệnh cấm. Tổ công tác đến hiện trường kiểm tra thì phát hiện có rất nhiều người đang tụ tập uống cà phê bên trong quán.

    Dịch Covid-19 ngày 15/4: VN có 266 ca; Rà soát hơn 300 người liên quan BN 262 là công nhân Công ty Samsung - Ảnh 1.

    Thiện tại cơ quan điều tra

    Tổ công tác sau đó đã nhắc nhở, vận động khách ra về nhưng Thiện chống đối, chửi bới, mạt sát các cán bộ. Tiếp đó, Thiện lấy mã tấu rồi đuổi đánh các thành viên trong tổ công tác. Công an huyện Vân Canh lúc này đã khống chế và thu giữ mã tấu, đưa Thiện về trụ sở điều tra.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thường Tín phong tỏa nơi ở bệnh nhân 266

    Ngay trong chiều 14/4, Bộ Y tế công bố ca nhiễm Covid-19 mới ở thôn Đông Cứu, xã Dũng Tiến (bệnh nhân thứ 266), nữ, 36 tuổi, UBND huyện Thường Tín và chính quyền cơ sở đã phong tỏa, cách ly ngõ, nơi bệnh nhân sinh sống để tiến hành khử khuẩn theo quy định.

    Ông Kiều Xuân Huy, Chủ tịch UBND huyện Thường Tín (Hà Nội) cho biết, bệnh nhân này tên là L.M.H (SN 1984, trú tại thôn Đông Cứu, xã Dũng Tiến).

    Theo ông Huy, bệnh nhân có đi chăm mẹ tại Bệnh viện Bạch Mai và sau đó trở về nhà. Sau khi có thông báo của thành phố về việc các trường hợp liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai cần phải cách ly thì từ ngày 29/3, bệnh nhân đã tự cách ly tại nhà, không đi đâu.

    Ông Huy nói thêm, theo quy định, việc tự cách ly tại nhà được thực hiện trong vòng 14 ngày từ ngày 30/3 và dự kiến đến 13/4 kết thúc.

    "Suốt từ khi từ viện về nhà trường hợp này không có biểu hiện gì. Ngày 12/4 trường hợp này được lấy mẫu bệnh phẩm và ngày hôm nay cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

    Do trường hợp này ngoài làm nông nghiệp, có thêu ở nhà nên ít có hoạt động bên ngoài cũng như ít tiếp xúc với người khác mà chủ yếu ở nhà nên bước đầu, cơ quan chức năng xác định được khoảng hơn 20 trường hợp có tiếp xúc gần tại địa phương.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại