*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
6h ngày 1/5 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết, đến sáng nay không có ca mắc mới COVID-19 được ghi nhận.
Trong 2 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, hàng vạn người đến khu du lịch Sầm Sơn (Thanh Hóa) và Cửa Lò (Nghệ An). Đây được coi là tín hiệu mừng cho ngành du lịch của 2 địa phương.
Tuy nhiên, do lượng du khách về quá đông, từ hàng quán đến bãi biển đều đông kín người gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phòng dịch Covid-19. Quy định giữ khoảng cách 1m ở nơi công cộng gần như không thể thực hiện.
Biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) chật kín người trong dịp nghỉ lễ.
Hàng nghìn người tập trung cùng một lúc dưới bãi biển, đứng chen nhau, từng tốp nhỏ ôm nhau chụp ảnh lưu niệm, nô đùa… bất chấp loa phát thanh thường xuyên thông báo, tuyên truyền giữ khoảng cách để phòng dịch Covid-19.
“Hôm nay, chúng tôi tiếp tục họp chỉ đạo, giao các phường, xã và các lực lượng tiếp tục tuyên truyền cho các du khách thực hiện nghiêm theo quy định về phòng chống dịch theo chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh. Hôm qua và hôm nay, chúng tôi chỉ nhắc nhở, tuyên truyền nên chưa xử phạt trường hợp nào vi phạm về khoảng cách tối thiểu 1m ở nơi công cộng theo quy định về phòng chống dịch Covid-19.
Biển Cửa Lò (Nghệ An) cũng đông kín du khách trong chiều 30/4.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
18 ngày sau khi Sở Y tế đề xuất, tỉnh Quảng Nam mua máy xét nghiệm Realtime PCR 7,2 tỷ đồng theo hình thức chỉ định thầu rút gọn.
Ông Nguyễn Văn Hai, Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam, nói mỗi lần lấy mẫu xét nghiệm, cán bộ y tế phải đưa vào Viện Pasteur Nha Trang (Khánh Hòa) mất gần 3 ngày mới có kết quả. Vì thế, Ban chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh đề nghị Sở Y tế nghiên cứu mua hệ thống máy xét nghiệm với yêu cầu tự động, nhanh, chính xác để phục vụ "phòng chống dịch như chống giặc".
Sở Y tế Quảng Nam đã tham khảo và được Công ty Giải pháp Việt báo giá 7,5 tỷ đồng, hai doanh nghiệp khác báo giá lần lượt 9,7 và 9,3 tỷ đồng. "Sở còn đối chiếu với Sở Y tế Quảng Ninh ký hợp đồng 8,4 tỷ đồng ngày 1/3 và CDC Hà Nội 7 tỷ đồng ngày 3/3", ông Hai nói và cho biết mức giá 7,5 tỷ đồng "tương đối hợp lý, đủ cơ sở để trình cơ quan chức năng thẩm định dự toán".
Ông Phan Văn Chín, Giám đốc Sở, giải trình đây là thiết bị chuyên ngành đặc thù, không bán đại trà, khi thẩm định Sở gặp nhiều khó khăn do không có thiết bị tương tự trên thị trường để tham chiếu.
"Từ các tham chiếu, Sở Tài chính thấy việc mua máy cần cấp bách, đề xuất gói thầu của Công ty Giải pháp Việt, vì không có đơn vị nào cung cấp và báo giá thấp hơn", ông Chín nói, giải thích "vì tính khẩn cấp nên phải chỉ định thầu rút gọn".
https://vnexpress.net/may-xet-...
Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ sở kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hướng dẫn biện pháp ứng phó tại cơ sở kinh doanh dược giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19.
Hiện nay, tình hình dịch COVID-19 đang có diễn biến phức tạp trên toàn thế giới. Trong nước dịch vẫn có nguy cơ lây nhiễm đối với người lao động tại các cơ sở lao động, các khu công nghiệp và các cơ sở kinh doanh dược.
Để cụ thể hóa các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 nhằm hạn chế đến mức thấp nhất lây lan dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe, an toàn vệ sinh lao động cho người lao động, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Bộ Y tế (Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia) đã xây dựng Hướng dẫn biện pháp ứng phó tại các cơ sở kinh doanh dược trong giai đoạn phòng chống dịch COVID-19 và gửi tới các đơn vị liên quan.
Bộ Y tế đề nghị: Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ sở kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc trên địa bàn nghiêm túc triển khai thực hiện Hướng dẫn biện pháp ứng phó tại các cơ sở kinh doanh dược trong giai đoạn phòng chống dịch COVID-19; tăng cường giám sát kiểm tra việc thực hiện Hướng dẫn tại các cơ sở kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc trên địa bàn; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và kịp thời báo cáo về Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) theo quy định. Các cơ sở kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc: Khẩn trương triển khai thực hiện Hướng dẫn biện pháp ứng phó tại các cơ sở kinh doanh dược trong giai đoạn phòng chống dịch COVID-19.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây.
Hôm nay (1/5), Tổng cục Du lịch đã có văn bản số 474 về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại "Hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, bảo đảm an toàn tại các doanh nghiệp lữ hành, khu, điểm, cơ sở lưu trú du lịch và kinh doanh dịch vụ du lịch" ban hành kèm theo Quyết định 473 ngày 29/4/2020.
Theo đó, có 3 nội dung trong hướng dẫn cũ (Quyết định 473 ngày 29/4/2020) được sửa đổi, bổ sung.
Đáng chú ý, tại hướng dẫn mới, Tổng Cục du lịch đã hủy bỏ điểm e, khoản 2, Điều 4 tại hướng dẫn cũ với nội dung: "Không chia sẻ, đưa tin, đăng bài trên mạng xã hội, phương tiện truyền thông về tình hình dịch tại cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch".
Đọc toàn bộ bài viết tại đây.
Những ngày qua, dư luận đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi hàng loạt cán bộ CDC Hà Nội bị bắt giam vì thông đồng với doanh nghiệp (DN) nâng khống giá trị máy xét nghiệm.
Một số tỉnh thành khác cũng mua hệ thống máy xét nghiệm có giá tương tự máy mà CDC Hà Nội mua, thậm chí cao hơn; khi sự việc bị phát giác, hàng loạt tỉnh thành đã đi thương lượng với DN để hạ giá, thậm chí có tỉnh còn nói máy được doanh nghiệp cho mượn…
Ngay tại tỉnh Quảng Nam, khi Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu Thanh tra tỉnh vào cuộc thanh tra việc mua hệ thống máy xét nghiệm, thì Giám đốc Công ty CP Thương mại và đầu tư Giải Pháp Việt DN tuyên bố hạ giá máy từ 7,23 tỉ đồng xuống còn 4,583 tỉ; còn Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam thì bật khóc, nói rằng muốn trả lại máy.
Việc mua sắm máy móc, chưa rõ đúng sai thế nào và đang chờ kết luận thanh tra. Thế nhưng, câu hỏi đặt ra đối với các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam, mà cụ thể là Sở Y tế, Sở Tài chính với đủ các cơ quan ban bệ phục vụ, thì việc mua sắm này đã làm hết trách nhiệm của mình chưa? Thiếu năng lực thẩm định giá máy hay quá "ngây thơ" nên bị DN qua mặt, nâng giá?
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Bản tin 18h00 chiều ngày 1/5 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, trong ngày không có ca mắc mới, không ghi nhận ca tái nhiễm. Đến hôm nay cũng tròn 15 ngày, Việt Nam không có ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng.
Tổng số ca mắc:
- Tính từ 6h ngày 16/4 đến 6h ngày 1/5: 15 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.
- Tính đến 6h ngày 1/5: Việt Nam có tổng cộng 130 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.
- Tính từ 18h ngày 30/4 đến 6h ngày 1/5: 0 ca mắc mới.
Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 47.735, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 272
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 12.246
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 35.217
Đến thời điểm này đã có 219 bệnh nhân COVID-19 được công bố khỏi bệnh/xuất viện. 51 bệnh nhân mắc COVID-19 còn lại hiện đang được điều trị tại 9 cơ sở khám, chữa bệnh, trong đó riêng tại bệnh viện tuyến trung ương điều trị 40 bệnh nhân; đa số bệnh nhân có sức khoẻ ổn định;
Về tình trạng sức khoẻ của 3 bệnh nhân diễn biến nặng (số 19,91,161), Tiểu ban Điều trị cho biết, trong đó bệnh nhân số 19 và 161 điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW cơ sở Đông Anh hiện đều không sốt, đang tập cai thở máy, tập phục hồi chức năng, riêng bệnh nhân số 161, qua hội chẩn chuyên môn, các thành viên hội đồng nhấn mạnh nếu cấy viruscho kết quả âm tính thì có thể chuyển bệnh nhân về Bệnh viện Bạch Mai để điều trị phục hồi tai biến mạch máu não;
Bệnh nhân 91 đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh tuy không sốt nhưng diễn tiến chậm, tiên lượng nguy kịch.
Trong số các bệnh nhân đang điều trị, hiện đã có 10 ca bệnh có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2 và 5 bệnh nhân có kết quả âm tính 2 lần trở lên với virus SARS-CoV-2.
Ngày 1/5, các cơ quan chức năng của Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Canada và hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đã phối hợp với cơ quan chức năng Canada đưa về nước gần 300 công dân Việt Nam, bao gồm nhiều trẻ em dưới 18 tuổi, người cao tuổi, người ốm đau và một số du học sinh không có nơi lưu trú do ký túc xá đóng cửa.
Trước đó, trên chiều bay tới Canada, các cơ quan chức năng Việt Nam đã phối hợp với Đại sứ quán Canada tại Việt Nam đưa các công dân Canada về nước.
Máy bay Vietnam Airlines.
Chuyến bay khứ hồi mang số hiệu VN08, được Vietnam Airlines khai thác bằng tàu thân rộng Airbus A350, với chặng bay cả hai chiều hơn 28.000 km.
Ngay sau khi hạ cánh an toàn tại sân bay quốc tế Vân Đồn, tất cả hành khách, phi hành đoàn đã được kiểm tra sức khỏe và thực hiện cách ly tập trung theo quy định.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây.
Chiều 1-5, báo cáo về tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn, Sở Y tế TP.HCM cho biết trong ngày 30-4, có thêm hai bệnh nhân dương tính trở lại với virus SARS-CoV-2 sau khi xuất viện.
Hai bệnh nhân liên quan đến ổ dịch bar Buddha tiếp tục được cách ly, điều trị tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi. Ảnh: HL
Cụ thể, bệnh nhân 235 xuất viện vào ngày 15-4 và bệnh nhân 124 xuất viện vào ngày 14-4. Được biết bệnh nhân 124 (52 tuổi), quốc tịch Brazil và bệnh nhân 235 (25 tuổi) là người Anh, từng đến quán bar Buddha vào ngày 14-3.
Như vậy, cho đến nay TP.HCM có tổng cộng sáu ca dương tính trở lại được tiếp tục theo dõi, điều trị tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi. Trước đó bốn trường hợp dương tính trở lại gồm bệnh nhân 92, 151, 207, 224.
Trưa 1/5, hàng nghìn du khách từ khắp nơi vẫn đổ về Đà Lạt gây kẹt xe nhiều giờ, kéo dài nhiều km tại cửa ngõ quốc lộ 20 vào trung tâm TP.
Trưa 1/5, hàng nghìn du khách vẫn nườm nượp đổ về Đà Lạt khiến nhiều cửa ngõ thành phố ùn ứ kéo dài nhiều giờ.
Xe máy và ôtô chen chúc nhau tại vòng xoay 3/4.
Ngay từ phiên họp thứ 21 (cuộc họp Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19 của TP Hà Nội), Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã quyết định nâng mức cách ly lên 28 ngày ở các ổ dịch. Đồng thời, những người cách ly đủ 14 ngày sẽ được xét nghiệm lần 2...
Theo đó, đến hết ngày 5-5, thôn Hạ Lôi (huyện Mê Linh) sẽ hết lệnh cách ly; đối với thôn Đông Cứu (huyện Thường Tín), dự kiến đến hết ngày 12-5 sẽ được dỡ bỏ lệnh cách ly.
Ngày 1/5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM cho biết, ngay sau khi ghi nhận kết quả dương tính trở lại của bệnh nhân 92 (mẫu bệnh phẩm ngày thứ 15 sau xuất viện), Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM và Trung tâm Y tế Quận 1 đã chuyển bệnh nhân trở lại bệnh viện Dã chiến Củ Chi để cách ly điều trị. Đồng thời thực hiện điều tra dịch tễ các trường hợp tiếp xúc, lấy mẫu xét nghiệm khẩn các trường hợp tiếp xúc, toàn bộ người dân các căn hộ trong chung cư và phong tỏa, vệ sinh khử khuẩn toàn khu vực.
Đêm 30/4, kết quả xét nghiệm 87 cư dân của chung cư và 5 nhân viên của cửa hàng tiện lợi gần đó, đều âm tính.
Đến nay kiểm tra xét nghiệm có 87 cư dân và 5 nhân viên bán hàng cho kết quả âm tính. Ảnh Châu Thành Toàn
Đọc toàn bộ bài viết tại đây.
Hà Nội hiện có nhiều cửa hàng ăn uống ở đã mở cửa trở lại. Để hạn chế lây nhiễm trong cộng đồng, một số cửa hàng, siêu thị đã bố trí vách ngăn chống giọt bắn để giữ khoảng cách giữa các khách hàng, hạn chế tiếp xúc.
Từ 0 giờ ngày 23-4, các cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ... được hoạt động trở lại (trừ khu vui chơi giải trí, quán bar, karaoke, massage, trò chơi điện tử…) nhưng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng dịch.
Nhằm hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19, một quán phở trên phố Tôn Đức Thắng (quận Đống Đa, Hà Nội) đã lắp vách ngăn bằng mica trên bàn ăn để hạn chế sự tiếp xúc giữa các khách hàng.
“Trước khi mở cửa trở lại, các thành viên trong gia đình tôi đã cùng nhau lắp vách ngăn để hạn chế sự tiếp xúc giữa các khách trong quá trình ăn. Mặc dù khách đến đông nhưng tôi chỉ nhận lượng khách vừa đủ để bảo đảm giãn cách xã hội”, chủ quán phở Thịnh chia sẻ.
Gần 11.000 người dân thôn Hạ Lôi (Mê Linh, Hà Nội) đón kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đặc biệt nhất từ trước đến nay, khi đang là một trong số ít khu vực thực hiện phong tỏa, cách ly y tế phòng chống dịch Covid-19. Từ trong tâm dịch, người dân thôn Hạ Lôi gửi đến Dân Việt hình ảnh sinh hoạt trong sáng ngày nghỉ Lễ Quốc tế Lao Động 1/5/2020.
Sáng 1/5/2020, cờ Tổ quốc tung bay trước nhà các hộ dân thôn Hạ Lôi, nhưng đường xá vắng lặng chỉ có bước chân của cán bộ Đoàn Thanh niên xã đi phun khử khuẩn đảm bảo vệ sinh dịch tễ
Trong kỳ nghỉ lễ năm nay, gần 11.000 người dân thôn Hạ Lôi (xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội) được khuyến cáo không tụ tập tổ chức ăn uống, không tổ chức các hoạt động đông người. Người dân không có việc gì cần thiết sẽ không ra khỏi nhà.
Sáng nay (1/5), tại điểm chốt số 8 xe chở lương thực đưa hàng đến cung cấp cho người dân thôn Hạ Lôi đang thực hiện cách ly y tế phòng chống dịch Covid-19.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây.
Ngày 30/4, ông Nguyễn Lập, Chủ tịch UBND TP Vũng Tàu cho biết, TP Vũng Tàu huy động hơn 300 người là công chức, viên chức, công an, đoàn viên thanh niên… làm nhiệm vụ hướng dẫn, hỗ trợ, giữ an toàn cho du khách. Lực lượng này sẽ thay nhau trực 24/24 trong suốt kỳ nghỉ lễ. Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch, thành phố cũng mong du khách hợp tác, tuân thủ quy định không tắm biển, đeo khẩu trang, giãn cách…
TP Vũng Tàu vẫn đang cấm tắm biển để đảm bảo an toàn cho dịch bệnh COVID-19
Lực lượng chức năng có mặt để hướng dẫn du khách không xuống biển
Không tắm biển du khách ngồi chơi ở công viên cạnh bãi biển
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Hôm nay đánh dấu tròn 100 ngày kể từ khi Việt Nam có ca mắc Covid-19 đầu tiên. Tính đến 1/5, cả nước có 270 ca nhiễm, 219 ca khỏi bệnh, không ghi nhận thêm ca lây nhiễm cộng đồng trong 15 ngày qua.
Giai đoạn 1: 16 ca bệnh Covid-19 đầu tiên
Giai đoạn 2: Các ca bệnh xâm nhập từ nước ngoài
Giai đoạn 3: Nguy cơ lây lan trong cộng đồng
Giai đoạn 4: Chống dịch dài hơi cùng phát triển kinh tế - xã hội: Từ 0h 23/4, cả nước cơ bản dừng cách ly xã hội.
"Cả nước đã chuyển sang một giai đoạn mới phòng, chống dịch dài hơi hơn, căn cơ hơn cùng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm người dân sẵn sàng thích nghi”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh. Người đứng đầu Chính phủ quyết định nới lỏng giãn cách xã hội trên cả nước, trừ một vài khu vực có nguy cơ cao ở Hà Nội, Hà Giang, Bắc Ninh nhưng khuyến cáo nâng cao trách nhiệm chống dịch.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây.
Sáng 1-5, Sở Y tế TP HCM cho biết bệnh nhân 91 (phi công người Anh) đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM hiện không sốt, mạch và huyết áp ổn định.
Bệnh viện Điều trị Covid-19 Cần Giờ tạm ngưng hoạt động
Tuy nhiên bệnh nhân 91 vẫn phải tiếp tục thở máy, lọc máu, can thiệp ECMO, tiên lượng còn nặng. Tính đến thời điểm này TP có 54 trường hợp mắc Covid-19. Trong 53 trường hợp xuất viện thì có 4 ca tái nhiễm dương tính trở lại.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây.
UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo, kể từ 12h hôm nay, các chốt kiểm soát liên ngành phòng, chống dịch bệnh Covid-19 duy trì việc kiểm tra thân nhiệt toàn bộ khách đến tỉnh.
Tạm thời không thực hiện khai báo y tế đối với các trường hợp không có nghi vấn để tránh ùn tắc, thực hiện các biện pháp y tế đối với các trường hợp có biểu hiện dịch tễ nghi vấn.
Tỉnh cho phép tham quan trên vịnh Hạ Long, khu di tích, danh thắng Yên Tử, khu du lịch quốc gia Trà Cổ - Móng Cái...
Các hoạt động khác như cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ bán buôn, bán lẻ, khách sạn, cơ sở lưu trú, nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, sân gôn, hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa được hoạt động trở lại.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây.
Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Thông tư về mức thu, nộp phí xác minh giấy tờ tài liệu, lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Đáng chú ý, trong dự thảo, Bộ Tài chính đã đề xuất giảm 50% lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Đề xuất giảm giảm 50% lệ phí cấp Giấy phép đưa người lao động làm việc ở nước ngoài - Ảnh: G.Nam
Cụ thể, lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài với việc cấp mới dự kiến là 2,5 triệu đồng/lần (quy định hiện hành là 5 triệu đồng/lần); cấp đổi, cấp lại dự kiến là 1.250.000 đồng/lần, thay bằng mức 2,5 triệu đồng như hiện nay.
Phí xác minh giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân trong nước dự kiến là 50.000 đồng/hồ sơ, thay bằng mức 100.000 đồng/hồ sơ.
Đại dịch xảy ra, giáo viên vốn được coi là một trong những nghề nghiệp ổn định nhất xã hội nay lại phải loay hoay trong bài toán mưu sinh với hàng trăm câu chuyện dở khóc dở cười.
Giảng dạy online và những bất tiện giờ mới kể
Cũng giống như học sinh, các thầy cô cũng phải học tập để thích nghi với hình thức giảng dạy mới trong thời điểm dịch bệnh. Để có một giờ dạy online suôn sẻ, một số giáo viên có khi phải mất gấp ba, gấp bốn lần thời gian cho việc chuẩn bị. Những nhà giáo tuổi đã trung niên có thể sẽ cần hơn thế nữa để thích ứng với việc soạn giáo án online, sử dụng thành thạo các phần mềm mới.
Sáng lên giảng đường, chiều làm thêm việc
Các trường học gồng mình cũng chỉ có thể chi trả một phần thu nhập, nhiều giáo viên bị cắt giảm bớt lương hoặc thậm chí mất việc khi trường tuyên bố phá sản. Để trang trải cuộc sống, họ phải làm song song nhiều công việc khác ngoài giờ hành chính để có thêm thu nhập. Những ngày này, những bài đăng mở lớp, gia sư online trải dài trên mạng xã hội.
Bài viết được lược dẫn từ Thanhnien.vn
Thông tin từ UBND phường Đa Kao (quận 1) cho biết, UBND quận chưa có quyết định phong tỏa, cách ly chung cư 1A-1B Nguyễn Đình Chiểu. Hiện UBND phường đang cách ly tạm thời, chốt chặn lối đi giữa block B2 với block lân cận sau khi nhận được thông tin bệnh nhân 92 tái nhiễm Covid-19.
Sau khi có kết quả xét nghiệm của lực lượng y tế, địa phương mới đưa ra quyết định phong tỏa hoặc di dời dân cư chung cư. 36 hộ dân với hơn 90 người ở block này đã được cách ly, lấy mẫu xét nghiệm.
“Người dân không nên quá hoang mang. Việc phong tỏa, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm những người liên quan bệnh nhân là biện pháp nhằm đảm bảo an toàn ở mức cao nhất trong phòng chống dịch bệnh”.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh hiện còn khoảng trên 60 bệnh nhân Covid-19 đã khỏi bệnh đang tiếp tục được cách ly, theo dõi sức khỏe. Những bệnh nhân này chủ yếu được theo dõi ở các khoa Nội tổng hợp và Virus – Ký sinh trùng.
Theo quy định của Bộ Y tế, sau ngày công bố khỏi bệnh, những bệnh nhân này sẽ phải cách ly thêm ít nhất 14 ngày mới được chính thức ra viện, trở về nhà.
Phòng cách ly bệnh nhân sau khỏi bệnh tại Khoa Nội tổng hợp. Dù các bệnh nhân đều đã có kết quả âm tính nCoV, tuy nhiên để tránh nguy cơ lây nhiễm nếu có trường hợp dương tính trở lại, giường bệnh vẫn đảm bảo đủ khoảng cách 2m. Bệnh nhân đeo khẩu trang 24/24, hạn chế giao tiếp
Khoảng 2- 3 ngày 1 lần, bệnh nhân sẽ được lấy mẫu xét nghiệm nCoV. Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ và lấy mẫu qua một tấm kính để đảm bảo an toàn.
Nhiều bệnh nhân tâm sự, khó khăn lớn nhất khi phải cách ly là không thể chơi thể thao, tập thể dục thoải mái như khi ở nhà. Nhiều người tranh thủ vận động nhẹ ngay trong phòng cách ly, trên giường bệnh.
Sáng 1/5, Bộ Y tế cho biết đã sang ngày thứ 15 không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Việt Nam cũng vừa đại diện cho Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tây Thái Bình Dương có bài trình bày kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh COVID-19, lý giải nguyên nhân vì sao trong vòng 14 ngày qua Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới.
Việt Nam cũng đã chia sẻ các bài học trong ứng phó dịch COVID-19, lý giải nguyên nhân vì sao trong vòng 14 ngày qua Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm COVID-19 nào mới. 3/4 số ca mắc đã khỏi bệnh (222 ca hồi phục/tổng số 270 ca mắc). Đó là do sự lãnh đạo mạnh mẽ của Chính phủ, hệ thống kiểm soát các bệnh truyền nhiễm hiệu quả giúp cảnh báo sớm và hành động kịp thời; truy tìm dấu vết người bệnh; truyền thông hiệu quả; giãn cách xã hội và phong tỏa các điểm nóng về COVID-19.
Đọc toàn bộ bài viết tại tienphong.vn
Chiều ngày 30/4, ngày đầu tiên nghỉ lễ và cũng là ngày đầu mở cửa biển sau thời gian thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, bãi biển Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, hàng nghìn người dân tới tắm biển, vui chơi.
Hàng nghìn du khách đã về Sầm Sơn để nghỉ dưỡng trong ngày 30.4. Ảnh: Quách Du
Tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản giao chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố có các khu du lịch biển quyết định và chịu trách nhiệm về việc tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của ngành y tế khi mở cửa dịch vụ tắm biển tại các bãi tắm công cộng. Thành phố Sầm Sơn cũng yêu cầu đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19, như đứng cách nhau ít nhất 1m, không tập trung tại 1 điểm quá 20 người.
Toàn cảnh khu chợ đêm Đà Lạt không còn chỗ trống khi người đi bộ chen nhau cả lối đi. Cùng với không khí mát mẻ nên khu chợ đêm đã thu hút hàng nghìn du khách đổ về đây.
Toàn cảnh khu chợ đêm Đà Lạt không còn chỗ trống khi người đi bộ chen nhau cả lối đi. Cùng với không khí mát mẻ nên khu chợ đêm đã thu hút hàng nghìn du khách đổ về đây.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
6h ngày 1/5 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết, đến sáng nay không có ca mắc mới COVID-19 được ghi nhận. Hiện đã có 15 ca trong số các bệnh nhân đang điều trị có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1 lần trở lên với virus SARS-CoV-2
Tổng số ca mắc:
- Tính từ 6h ngày 16/4 đến 6h ngày 1/5: 15 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.
- Tính đến 6h ngày 1/5: Việt Nam có tổng cộng 130 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.
- Tính từ 18h ngày 30/4 đến 6h ngày 1/5: 0 ca mắc mới.
Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 47.735, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 272
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 12.246
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 35.217
Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19:
Đến thời điểm này đã có 219 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh/xuất viện. 51 bệnh nhân mắc COVID-19 còn lại hiện đang được điều trị tại 9 cơ sở khám, chữa bệnh, trong đó riêng tại bệnh viện tuyến trung ương là 40 bệnh nhân; đa số bệnh nhân có sức khoẻ ổn định;
Về tình trạng sức khoẻ của 3 bệnh nhân diễn biến nặng (số 19,91,161), Tiểu ban Điều trị cho biết, trong đó bệnh nhân số 19 và 161 điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW cơ sở Đông Anh hiện đều không sốt, đang tập cai thở máy, tập phục hồi chức năng, riêng bệnh nhân số 161, qua hội chẩn chuyên môn, các thành viên hội đồng nhấn mạnh nếu cấy viruscho kết quả âm tính thì có thể chuyển bệnh nhân về Bệnh viện Bạch Mai để điều trị phục hồi tai biến mạch máu não; bệnh nhân 91 đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh tuy không sốt nhưng diễn tiến chậm, tiên lượng nguy kịch.
Trong số các bệnh nhân đang điều trị, hiện đã có 10 ca bệnh có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2 và 5 bệnh nhân có kết quả âm tính 2 lần trở lên với virus SARS-CoV-2.