*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Đến ngày 1/4, Việt Nam đã ghi nhận có tổng cộng 218 ca dương tính với Covid-19. Bên cạnh đó, có 60 ca bệnh đã được chữa khỏi.
Chiều ngày 1/4, ông Phạm Quang Thái, Bí thư Đảng ủy xã Bình Tân Phú (huyện Bình Sơn) xác nhận thông tin cụ bà Đào Thị Huê (87 tuổi) ở xã Bình Tân Phú, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi ủng hộ địa phương đôi bông tai vàng 1,5 chỉ và 3 triệu đồng để góp sức cùng địa phương và cả nước chống dịch Covid-19.
Đại diện chính quyền địa phương cho biết vợ chồng bà Huê là lão thành Cách mạng. Đây là sự ủng hộ hết sức ý nghĩa
Trong đơn xin ủng hộ gửi chính quyền xã, bà Huê viết: "Qua nghe đài, coi ti vi biết nhân dân cả nước và thế giới đang ra sức chống dịch covid – 19. Bà già rồi chỉ có chút ít tiền tiết kiệm và đôi bông tai xin góp cùng chính quyền sớm đẩy lùi Covid-19".
Cụ Huê trao số tiền và vàng cho xã Bình Tân Phú - ảnh chính quyền cung cấp
Vì thấy các hội viên phụ nữ xã Bình Tân Phú may khẩu trang tặng người dân, bà Huê đã quyết định trích số tiền tiết kiệm và đôi bông tai vàng để đồng hành cùng chính quyền phòng chống dịch Covid-19.
Trước đó, sáng 31/3, Bà Nguyễn Thị Ba (87 tuổi) xã Thạch Đài, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đi bộ xách theo 5kg gạo kèm theo 1 túi rau xanh mang đến địa điểm cách ly tập trung trên địa bàn xã, để ủng hộ cho công tác nấu ăn tại khu cách ly.
Bà Ba là mẹ liệt sỹ có con hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hiện vợ chồng bà Ba đang sống trong 1 ngôi nhà nhỏ. Dù lưng đã còng, sức khỏe đã yếu nhưng cụ vẫn đích thân đi bộ và xách rau cùng gạo đến ủng hộ cho địa điểm cách ly phòng dịch.
Đăng Nguyên
Chiều ngày 1/4, ông Phạm Quang Thái, Bí thư Đảng ủy xã Bình Tân Phú (huyện Bình Sơn) xác nhận thông tin cụ bà Đào Thị Huê (87 tuổi) ở xã Bình Tân Phú, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi ủng hộ địa phương đôi bông tai vàng 1,5 chỉ và 3 triệu đồng để góp sức cùng địa phương và cả nước chống dịch Covid-19.
Đại diện chính quyền địa phương cho biết vợ chồng bà Huê là lão thành Cách mạng. Đây là sự ủng hộ hết sức ý nghĩa
Trong đơn xin ủng hộ gửi chính quyền xã, bà Huê viết: "Qua nghe đài, coi ti vi biết nhân dân cả nước và thế giới đang ra sức chống dịch covid – 19. Bà già rồi chỉ có chút ít tiền tiết kiệm và đôi bông tai xin góp cùng chính quyền sớm đẩy lùi Covid-19".
Cụ Huê trao số tiền và vàng cho xã Bình Tân Phú - ảnh chính quyền cung cấp
Vì thấy các hội viên phụ nữ xã Bình Tân Phú may khẩu trang tặng người dân, bà Huê đã quyết định trích số tiền tiết kiệm và đôi bông tai vàng để đồng hành cùng chính quyền phòng chống dịch Covid-19.
Trước đó, sáng 31/3, Bà Nguyễn Thị Ba (87 tuổi) xã Thạch Đài, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đi bộ xách theo 5kg gạo kèm theo 1 túi rau xanh mang đến địa điểm cách ly tập trung trên địa bàn xã, để ủng hộ cho công tác nấu ăn tại khu cách ly.
Bà Ba là mẹ liệt sỹ có con hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hiện vợ chồng bà Ba đang sống trong 1 ngôi nhà nhỏ. Dù lưng đã còng, sức khỏe đã yếu nhưng cụ vẫn đích thân đi bộ và xách rau cùng gạo đến ủng hộ cho địa điểm cách ly phòng dịch.
Đăng Nguyên
Tối 1/4, ông Lê Thành Văn, Phó trưởng Công an huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang cho biết, đơn vị vừa tiến hành lập biên bản xử phạt 15 triệu đồng đối với Trịnh Thị Hồng H. (22 tuổi, ở thị trấn Chũ) về hành vi đăng tải thông tin không đúng sự thật trên mạng xã hội, ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch Covid-19.
Cơ quan công an làm việc với H. về việc tung tin đồn liên quan Covid-19
Khoảng 9h sáng cùng ngày, tài khoản Facebook tên "Trịnh Thị Hồng H." đăng thông tin với nội dung "Hiện tại mình đang bị cách ly do nghi ngờ nhiễm Covid-19 . Hôm qua mình có vào Vân Xô mua đồ lúc 12 giờ và đi chợ Cơ Khí lúc 16 giờ. Ai ở 2 khu vực đó thì vui lòng đi khai báo y tế nhé, hãy là một người có ý thức vì cộng đồng".
Thông tin này ngay sau khi đăng tải nhận được nhiều người like và chia sẻ trên mạng.
Làm việc với công an, H. cho hay, do hôm nay là ngày "cá tháng tư" nên đăng tin mình bị nghi nhiễm Covid-19 để trêu đùa mọi người.
H. cũng đã đính chính sự việc, xin lỗi mọi người về hành vi sai trái của mình trên Facebook.
Thủ tướng yêu cầu, sắp tới, các biện pháp chống dịch Covid-19 trong Chỉ thị 16 như cách ly toàn xã hội phải làm quyết liệt hơn, 15-20 ngày, có thể trong vòng 1 tháng để không cho dịch bùng nổ nặng nề.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều này trong phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2020 vào chiều 1/4.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết luận phiên họp thường kỳ của Chính phủ.
Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ đã chỉ đạo chủ động, kịp thời, quyết liệt, có đối sách đúng; đánh giá cao sự vào cuộc của hệ thống chính trị và sự ủng hộ tuyệt vời của nhân dân.
Thủ tướng dẫn lại kết quả cuộc khảo sát do tổ chức Dalia Research, có trụ sở tại Berlin (Đức) tiến hành tại 45 quốc gia và vùng lãnh thổ ở khắp châu lục cho thấy Việt Nam có tỉ lệ người dân tin tưởng vào các biện pháp ứng phó dịch bệnh Covid-19 của Chính phủ cao nhất thế giới (62%). Thủ tướng nhìn nhận, điều này cho thấy sự đồng tâm, hiệp lực của chúng ta trong cuộc chiến chống Covid-19.
Thủ tướng nhấn mạnh: "Sắp tới phải làm quyết liệt hơn nữa, làm sao trong 15-20 ngày tới, có thể trong vòng 1 tháng, không để dịch bùng nổ nặng nề ở Việt Nam. Muốn như vậy, cả hệ thống chính trị phải đoàn kết, muôn người như một, quyết tâm cao".
Nhắc lại chủ trương cách ly xã hội, Thủ tướng nhấn mạnh đây không phải là chuyện "ngăn sông, cấm chợ", không phải ngăn cấm giao thông, không phải hạn chế sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cần thiết, không phải là dừng các công trình xây dựng mà quan trọng là bảo đảm an toàn cho công nhân, người lao động.
Nhắc tới việc vận dụng cho đúng các biện pháp trong Chỉ thị 16, Thủ tướng yêu cầu thực hiện quyết liệt Chỉ thị này.
Bài viết được lược dẫn từ nguồn
Ông Ngô Văn Quý, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết thông tin trên tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia chống Covid-19 (Ban chỉ đạo), chiều 1/4.
Theo ông Quý, 16.700 người có nguy cơ lây nhiễm, gồm bệnh nhân, người nhà, người có liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai đã được cách ly, xét nghiệm sàng lọc nhanh và xét nghiệm trên máy.
Qua xét nghiệm nhanh 783 ca, thành phố phát hiện một số ca dương tính. Tuy nhiên, sau khi xét nghiệm trên máy tại Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hà Nội thì các ca này đều âm tính. Thời gian tới, Hà Nội sẽ phối hợp với Bộ Y tế tập trung xét nghiệm trên máy toàn bộ người liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai để sàng lọc, cách ly.
Ông Ngô Văn Quý, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội phát biểu tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia chống Covid-19, chiều 1/4. Ảnh: VGP
Theo thống kê của Ban chỉ đạo, đến 12h ngày 1/4, các địa phương đã giám sát sức khỏe 44.290 người liên quan Bệnh viện Bạch Mai từ 12/3. Trong số này, có 4.730 bệnh nhân nội trú; 1.270 bệnh nhân ngoại trú; 30.515 bệnh nhân khám ngoại trú; 7.020 người thân, người chăm sóc bệnh nhân; 91 người làm cho Công ty Trường Sinh; 653 người khác có liên quan.
Một số địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh... đã xét ngiệm toàn bộ người từng đến Bệnh viện Bạch Mai, tất cả đều âm tính.
Đến ngày 1/4, cả nước có 212 người nhiễm nCoV; trong đó 36 ca liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai (gồm 24 nhân viên công ty Trường Sinh; 2 nữ điều dưỡng cùng thân nhân; còn lại là bệnh nhân, người nuôi bệnh, người đến khám, và một ca lây nhiễm trong cộng đồng).
Bài viết được lược dẫn từ nguồn
Tại phiên họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo phòng dịch Covid -19 TP Hà Nội chiều 1/4, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho biết CDC sẽ chuyển 100-150 test nhanh cho các bệnh viện và đề nghị sở Y tế có hướng dẫn để thực hiện và cập nhật các trường hợp nghi nhiễm lên hệ thống…
Các trường hợp đã hết thời hạn cách ly tập trung cần tiếp tục thực hiện cách ly tại nhà theo đúng hướng dẫn. Sở Y tế tập huấn sâu rộng cho các cán bộ Y tế về công tác phòng, chống dịch.
Hà Nội sẽ triển khai test Covid -19 diện rộng từ ngày mai
Đáng chú ý, ông Nguyễn Đức Chung cho biết, bắt đầu từ ngày mai (2/4), thành phố sẽ triển khai lắp đặt các trạm test nhanh trên diện rộng để không chỉ xét nghiệm nhanh cho những trường hợp liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai mà còn phục vụ cho người dân ở các quận như Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông…
Các địa phương triển khai cho người dân đăng ký trên ứng dụng để người dân đăng ký test nhanh, tránh tình trạng tụ tập đông người làm nảy sinh nguy cơ lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng…
Bài viết được lược trích từ anninhthudo.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Hà Nội sẽ triển khai trạm test nhanh Covid-19 ở các quận, huyện, phục vụ tất cả nhân dân từ 2-4anninhthudo.vn
Ngày 1/4, ông Phan Việt Cường, Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam, cho biết đã chỉ đạo UBND tỉnh Quảng Nam, UBND các huyện, thị xã, các mặt trận đoàn thể chính trị phối hợp với ngành Công an, Y tế khẩn trương thực hiện khai báo y tế toàn dân. Đặc biệt, Quảng Nam phải quản lý chặt chẽ người ngoài tỉnh đến cư trú tại các địa phương.
Theo ông Cường, dịch đang ở mức độ 2 và chuẩn bị sang mức độ 3 thì nhân dân trong tỉnh cùng cố gắng ở tại nhà. Mỗi nhà có việc gì thật cần thiết mới ra ngoài. Các địa phương đặc biệt là tổ dân phố, thôn xã phải phát hiện người lạ đến từ các địa phương vùng dịch đến ở mà không khai báo. Đây là điều đặc biệt không được phép.
Ông Phan Việt Cường, Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam
"Lãnh đạo các địa phương phải quyết liệt, ai lơ là thì Đại hội Đảng sắp tới sẽ không được cơ cấu. Phải kiên quyết như vậy mới ngăn chặn dịch vào Quảng Nam", Bí thư Cường nhấn mạnh.
Ông Cường cũng thông tin đến người dân là lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã thống nhất người về từ vùng dịch sẽ bị cách ly. Việc cách ly là phải trả tiền. Tỉnh đã chuẩn bị các khu cách ly đủ điều kiện có thể cách ly từ 1000
đến 2000 người.
"Tôi khuyên tất cả bà con ai có người thân ở TP HCM, Hà Nội nên ở tại chỗ chứ đừng về Quảng Nam. Sau đợt dịch này thì hãy về thăm quê hương. Về mà chúng tôi phát hiện là chúng tôi đưa vô cách ly", Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam nhấn mạnh.
Bí thư Cường cũng yêu cầu Công an tỉnh thông báo đến nhân dân trên các phương tiện truyền thông về việc xử lý hình sự liên quan đến vấn đề lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.
Theo báo cáo của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, tới 19h00 hôm nay, đã ghi nhận thêm 6 ca mắc mới, trong đó 2 người là nhân viên công ty TNHH Trường Sinh, 1 người tới khám bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai và 3 người từ nước ngoài trở về được cách ly tập trung ngay sau khi nhập cảnh.
Cũng tính đến 19h00 hôm nay, số bệnh nhân mắc Covid-19 khỏi bệnh ở Việt Nam là 63 người; số bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 là 54, lần 2 là 43.
CA BỆNH 213 (BN213): nữ, 40 tuổi, có địa chỉ tại Khu đô thị Thanh Hà, Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội. Do có sốt 38,6 độ C, nên bệnh nhân đã cùng chồng đến khám tại Trung tâm nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai. Sau khi khám, bệnh nhân về khu đô thị Thanh Hà, tự cách ly tại nhà, hạn chế tiếp xúc với người khác. Hàng ngày bệnh nhân vẫn ra ngoài đổ rác có đeo khẩu trang và tránh xa mọi người không tiếp xúc và nói chuyện với mọi người.
CA BỆNH 214 (BN214): Bệnh nhân nữ, 45 tuổi, nhân viên Công ty Trường Sinh, cung cấp dịch vụ cho Bệnh viện Bạch Mai.
CA BỆNH 215 (BN215): Bệnh nhân nam, 31 tuổi, nhân viên công ty Trường Sinh, có địa chỉ tại Trường Chinh, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. Bệnh nhân được cách ly từ ngày 30/3, đến ngày 31/3 được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
CA BỆNH 216 (BN216): Bệnh nhân nữ, 48 tuổi, từ Đức trở về Việt Nam trên chuyến bay SU 290 ngày 23/3, sau nhập cảnh được cách ly tập trung tại Đại học FPT ở Láng – Hòa Lạc (Hà Nội). Ngày 31/3 có biểu hiện đau rát họng, xét nghiệm cùng ngày cho kết quả dương tính với SARS-COV-2 và được chuyển đến cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.
CA BỆNH 217 (BN217): Bệnh nhân nữ, 25 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại Khánh Sơn 2, Nam Đàn, Nghệ An. Bệnh nhân từ Nhật Bản về nước ngày 25/3/2020 trên chuyến bay NH857 (ghế 31K), sau nhập cảnh được cách ly tập trung tại Đại học FPT ở Láng – Hòa Lạc (Hà Nội). Từ 31/3 được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.
CA BỆNH 218 (BN218): Bệnh nhân nữ 43 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại Phú Xá, Thái Nguyên. Bệnh nhân về nước trên chuyến bay SU290 (số ghế 46G) ngày 25/3/2020, sau nhập cảnh được cách ly tập trung tại Đại học FPT ở Láng – Hòa Lạc (Hà Nội). Từ 31/3/2020 được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.
Chiều 1/4, ông Nguyễn Văn Văn, Phó giám đốc Sở Y tế, Phó trưởng ban phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Nam, xác nhận thông tin nam bệnh nhân Covid-19 thứ 57 ở Việt Nam quốc tịch Anh (66 tuổi) đang được điều trị ở Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam (huyện Núi Thành) có kết quả âm tính lần đầu với virus corona, sau 4 lần xét nghiệm dương tính
Từ ngày 14/3 đến 26/3, bệnh nhân được ngành y tế Quảng Nam 4 lần lấy mẫu xét nghiệm và đều cho kết quả dương tính. Nhưng ở lần xét nghiệm thứ 5, kết quả cho thấy người này lần đầu âm tính với virus SARS-CoV-2.
Phân hiệu Trường Cán bộ Hội Nông dân Việt Nam khu vực miền Trung – Tây Nguyên nơi cách ly bệnh nhân thứ 57
Trước đó, ngày 12/3, bệnh nhân này từ Hà Nội bay vào Đà Nẵng, sau đó tiếp tục di chuyển thẳng vào lưu trú tại một khách sạn ở phường Cẩm Châu (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam). Ngày 13/3, du khách được đưa đến cách ly tại Phân hiệu Trường Cán bộ Hội Nông dân Việt Nam khu vực miền Trung – Tây Nguyên (phường Cửa Đại, TP Hội An).
Vào tối 15/3, kết quả xét nghiệm cho thấy người đàn ông mang quốc tịch Anh này dương tính SARS-CoV-2. Sáng 16/3, bệnh nhân được chuyển vào Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam (đóng ở huyện Núi Thành) để tiếp tục điều trị.
Đến nay, đã có kết quả âm tính lần đầu với SARS-CoV-2 trong lần thứ 5 xét nghiệm, hiện bệnh nhân đang được tích cực điều trị.
Đăng Nguyên
Tại cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của TP Hà Nội vào chiều 1/4, Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai đã báo cáo thêm về trường hợp của 2 vợ chồng được phát hiện dương tính virus SARS-CoV-2 tại khu đô thị Thanh Hà.
Theo đó, với trường hợp người chồng là V.K.L, trú tại tòa HH01B mắc COVID-19, sau khi được di chuyển đến BV Nhiệt đới Trung ương 2 Đông Anh và chia sẻ thông tin đến các tổ chức, cá nhân liên quan, huyện đã cách ly, khử khuẩn toàn bộ khu vực tòa nhà.
Đồng thời, đã tổ chức xác định toàn bộ các trường hợp F1, F2, F3 có nguy cơ cao của bệnh nhân này.
Bên cạnh đó, đã tổ chức thu dung, đưa các trường hợp tiếp xúc gần về cách ly, theo dõi tại BV đa khoa Thanh Oai. Cơ quan y tế cũng đã tổ chức lấy mẫu xét nghiệm, kết quả 11 trường hợp F1, 32 F2 bước đầu âm tính.
Về rà soát các trường hợp đi từ vùng dịch, theo lãnh đạo huyện đã xác định 437 trường hợp, trong đó, có 408 người đi đến từ BV Bạch Mai.
Liên quan đến việc UBND TP cho phép xét nghiệm nhanh sàng lọc cộng đồng trong ngày hôm qua và hôm nay tại khu vực khu đô thị Thanh Hà, theo lãnh đạo quận, đến nay, đã phối hợp với CDC Hà Nội xét nghiệm được 171 trường hợp tại khu đô thị Thanh Hà và các trạm y tế xã xung quanh.
Trong đó, phát hiện sàng lọc 1 ca nghi nhiễm COVID-19, tên là Đ.H.H (SN 1986), trú tại tòa nhà HH02C.
Tiền sử, người này đã khám răng tại Khoa răng hàm mặt BV Bạch Mai vào ngày 15/3. Sau khi xác định, huyện đã di chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương để cách ly, theo dõi và xét nghiệm khẳng định lại.
Đồng thời, tổ chức xác định, cách ly ngay các trường hợp F1, F2 theo quy định.
Chiều 1/4, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM tiếp tục phát thông tin khẩn đề nghị những người từng đến quán bar Buddha từ ngày 13 đến 17/3 phải khai báo ngay với cơ sở y tế dù đã qua 14 ngày kể từ ngày cuối cùng vào quán bar này.
Những trường hợp không tự giác khai báo, khi được phát hiện vào bất cứ thời gian nào cũng phải chịu xử lý theo quy định của pháp luật.
Như đã thông báo trước đó, một bữa tiệc được tổ chức tại quán bar Buddha (số 7 đường Thảo Điền, phường Thảo Điền, quận 2) vào ngày 14/3. Thành phố xác định đây là một chuỗi lây truyền bệnh vì đã phát hiện 15 trường hợp nhiễm Covid-19 có liên quan, bao gồm 11 trường hợp có vào quán bar và 4 trường hợp lây nhiễm do tiếp xúc sau đó.
Nhằm kiểm soát tình hình, cắt đứt chuỗi lây nhiễm này cũng như phòng lây nhiễm trong cộng đồng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM kêu gọi những người từng đến quán bar này trong thời gian trên hãy gọi đường dây nóng của trung tâm y tế quận/huyện hoặc của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (08 6957 7133) để được hỗ trợ.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết vẫn tiếp tục theo dõi sát, xử trí chuỗi lây nhiễm liên quan quán bar Buddha; tiếp tục thực hiện xác minh, cách ly tập trung các trường hợp có nguy cơ, lấy mẫu xét nghiệm; điều tra, khoanh vùng tiếp xúc với các trường hợp xác định nhiễm.
Bài viết được dẫn nguồn từ
Từ sáng ngày 1/4/2020, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hà Nội (CDC) tổ chức tiến hành lấy mẫu xét nghiệm dịch bệnh Covid-19 lần hai cho toàn thể cán bộ, nhân viên BV Bạch Mai. Cùng tham gia hỗ trợ lấy mẫu có các cán bộ thuộc Trung tâm Y tế quận Đống Đa, Đan Phượng, Đông Anh, Phú Xuyên, Thường Tín, Mỹ Đức. Dự kiến trong ngày hôm nay lấy 1400- 2000 mẫu.
Trước đó, tại cuộc họp phòng chống dịch Covid-19 của Hà Nội diễn ra sáng 30/3, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung có đề nghị xét nghiệm lại toàn bộ hơn 7.000 nhân viên y tế của BV Bạch Mai để đảm bảo an toàn.
Cán bộ BV Bạch Mai xếp hàng thứ tự lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 lần thứ 2.
Ghi nhận tại khu vực lấy mẫu, các cán bộ nghiêm túc triển khai công tác lấy mẫu theo đúng quy trình, tuân thủ, thực hiện tốt công tác an toàn sinh học. Cụ thể, đoàn đã chia làm 10 bàn lấy mẫu, danh sách lấy mẫu được phân theo danh sách các khoa, phòng, được chia theo khung giờ đảm bảo theo quy tắc một chiều, không bị ùn tắc, nhanh chóng và an toàn cho cán bộ.
Danh sách lấy mẫu được phân theo danh sách khoa, phòng.
Công tác an toàn sinh học được tuân thủ.
Đọc bài viết nguồn tại đây:
TS.BS Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho hay, sau khi tiếp nhận 3 bệnh nhân có kết quả test nhanh dương tính bệnh viên đã lấy mẫu của 3 bệnh nhân để làm xét RT-PCR. Kết quả chiều nay cả 3 bệnh nhân này đều âm tính – không mắc Covid-19.
Xét nghiệm nhanh đang được Hà Nội áp dụng là để tìm kháng thể nên có thể xảy ra âm tính giả hoặc dương tính giả. Xét nghiệm nhanh được thực hiện khi trong cộng đồng số lượng người mắc Covid-19 cao, dùng xét nghiệm nhanh để tìm ra người mắc bệnh.
Theo ông Thạch sau khi bệnh nhân dương tính với xét nghiệm nhanh sẽ được tiếp tục làm thêm xét nghiệm RT-PCR (xét nghiệm chậm) để khẳng định.
Bác sĩ Trường Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng I cho hay, dùng test nhanh xét nghiệm người bệnh dương tính sau đó xét nghiệm RT-PCR âm tính là điều không có gì lạ. Vì kháng thể lấy ra dương tính có thể bệnh nhân đã khỏi bệnh từ rất lâu và đã có kháng thể (IgG) trong cơ thể. Hoặc dương tính giả do virus corona này có thể chéo với virus corona khác. Việc chéo kháng thể là chuyện rất bình thường trong chuyên môn.
Theo ông Nguyễn Tấn Bỉnh - giám đốc Sở Y tế TP.HCM, ca dương tính này là nam, 25 tuổi, quốc tịch Anh, đến bar Buddha ngày 14/3 và có tiếp xúc bệnh nhân 91.
Ngày 25/3, anh này được cách ly tập trung và được lấy mẫu xét nghiệm lần 1, đến ngày 26/3/2020 có kết quả âm tính.
Tuy nhiên đến ngày 29/3 (tức ngày thứ 16 sau tiếp xúc bệnh nhân 91), anh này được lấy mẫu xét nghiệm lần 2 thì cho kết quả dương tính.
Do đã được cách ly trước đó nên khả năng anh này lây lan cho cộng đồng là không có nên Sở Y tế không phong tỏa nơi anh cư trú.
Như vậy đây là ca dương tính thứ 16 liên quan đến bar Buddha - được coi là ổ dịch lớn nhất phía Nam tính đến thời điểm này.
Bên trong khu cách ly của bệnh viện dã chiến Củ Chi - Ảnh: DUYÊN PHAN
Sở Y tế đề xuất trong thời gian tới sẽ kiểm tra cho giải tỏa những người cách ly đã hết thời gian cách ly, tuy nhiên trước đó phải kiểm tra chặt chẽ tình hình sức khỏe. Đặc biệt đối với các trường hợp liên quan đến bar Buddha thì phải theo dõi chặt chẽ hơn.
Thời gian này, thành phố sẽ tiếp tục tổ chức kiểm tra tại bệnh viện, đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế. Đặc biệt phối hợp với Sở Tư pháp về việc lập chốt ở các cửa ngõ, các khu chế xuất... giám sát việc đi lại.
Bài viết dẫn nguồn từ
Ngày đầu thực hiện cách ly toàn xã hội trên phạm vi toàn quốc. Ghi nhận tại những tuyến đường lớn ở TP. HCM và Hà Nội đều mang một hình ảnh rất khác. Đường xá thênh thang vắng bóng người. Hầu hết các cửa hàng ở hai bên đường đều đóng cửa "tạm ngưng hoạt động" , chỉ còn một vài điểm bán hàng nhỏ lẻ bán mang về.
Những người di chuyển trên đường đa số là xe ôm công nghệ hoặc người giao hàng, người dân cũng ít tụ tập hơn và tuân thủ nghiêm việc đeo khẩu trang khi ra đường, giữ khoảng cách tối thiểu và hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh.
Đặc biệt thực hiện theo quy định tạm ngưng vận chuyển các tuyến xe bus, taxi và cả xe đặt qua ứng dụng công nghệ, trên các tuyến đường ở TP. HCM không xuất hiện một chiếc xe bus,xe taxi nào ngoài các loại giao hàng, chở hàng,....
Các biện pháp được thực hiện rất quyết liệt và được sự đồng lòng của người dân nên hy vọng sẽ sớm đẩy lùi được dịch bệnh, trả lại nhịp sống hối hả, tấp nập vốn có của 2 TP này.
Ngày đầu cách ly toàn xã hội: Người dân rất hạn chế ra đường và tuân thủ nghiêm việc đeo khẩu trang
Ngày 1/4, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) TP HCM đã có công văn khẩn gửi Chủ tịch UBND TP về việc hỗ trợ người bán vé số trên địa bàn gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Theo Sở LĐ-TB-XH TP HCM, qua thống kê ban đầu của các quận, huyện, hiện nay có 7.978 người bán vé số cư trú trên địa bàn (thường trú và tạm trú) gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 tác động làm giảm thu nhập, ngưng việc làm.
Một người bán vé số ở chợ Bình Tiên, quận 6 (Ảnh: Phạm Dũng)
Do đó, Sở LĐ-TB-XH TP HCM đề xuất UBND TP hỗ trợ cho đối tượng trên 50.000đồng/người/ngày. Thời gian hỗ trợ: 15 ngày, kể từ ngày 1/4/2020. Tổng kinh phí dự kiến thực hiện hỗ trợ là gần 6 tỉ đồng. Sở LĐ-TB-XH đề xuất chi từ Quỹ Vì người nghèo TP và quận, huyện.
Tại cuộc họp trực tuyến với các quận, huyện về tình hình phòng, chống dịch trên địa bàn TP hôm 30/3, Chủ tịch UBND TP cho biết Chính phủ đã có thông báo tạm ngưng dịch vụ xổ số trong 15 ngày, từ ngày 1/4. Như vậy, sắp tới một bộ phận người bán vé số sẽ rất khó khăn.
Những người này thường từ các tỉnh đến TP bán vé số lấy tiền hoa hồng kiếm sống qua ngày, có người còn phải gửi tiền về nuôi gia đình, đa phần rất khó khăn. Do vậy, Chủ tịch UBND TP đề nghị Sở LĐ-TB-XH TP HCM có phương án hỗ trợ những người bán vé số.
Phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2020 được tổ chức trực tuyến vào sáng nay (1/4), Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hồ Chí Minh Lê Thanh Liêm cho biết thêm: Tính đến sáng 1/4/2020, TP. Hồ Chí Minh có 49 trường hợp nhiễm Covid-19, trong đó có 12 trường hợp đã xuất viện, 03 trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính từ 02 lần trở lên; các trường hợp còn lại đang được điều trị; tình hình sức khỏe các bệnh nhân ổn định, tiếp tục điều trị, theo dõi.
Tổng số trường hợp tiếp xúc với các ca bệnh mới đến ngày 31/03 đang được theo dõi là 5.594 trường hợp; Số trường hợp nghi ngờ trong ngày 31/03: là 12 trường hợp (09 trường hợp âm tính, 03 trường hợp đang đợi kết quả). Tổng số trường hợp đang được cách ly tại khu cách ly tập trung của thành phố: 8.685 trường hợp; đang theo dõi 1.834 trường hợp cách ly tại nhà.
Đến thời điểm này, Thành phố chưa có trường hợp nào tử vong vì Covid-19; chưa có trường hợp lây nhiễm chéo tại bệnh viện hay các khu cách ly tập trung.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hồ Chí Minh Lê Thanh Liêm phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2020
Bên cạnh việc đảm bảo không để thiếu khẩu trang đáp ứng nhu cầu của người dân. Thành phố cũng đã trang bị 10.000 bộ xét nghiệm nhanh và chuẩn bị mua thêm 110.000 bộ để xét nghiệm trên diện rộng, qua đó sàng lọc, tầm soát để phát hiện và cách ly kịp thời, ngăn ngừa dịch bênh lây lan hiệu quả hơn.
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho biết, theo kết quả giám sát của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, tính đến 7h sáng ngày 1/4, Hà Nội ghi nhận 85 trường hợp xác định dương tính với vi rút SARS-CoV-2. Trong đó, 83 trường hợp được cách ly điều trị tại Hà Nội, 2 trường hợp điều trị tại các tỉnh khác.
Hiện, đã có 22 trường hợp đã được điều trị khỏi bệnh, xuất viện và tiếp tục theo dõi tại nhà. 63 trường hợp đang điều trị cách ly tại bệnh viện, trong đó có 1 trường hợp nặng là bệnh nhân 64. Số ca mắc tại Hà Nội những ngày qua tăng theo xu hướng chung của cả nước và hiện nay có số ca mắc cao nhất cả nước.
Nhấn mạnh việc thành phố Hà Nội đã quan tâm chỉ đạo sát sao công tác chống dịch Covid-19, ông Chung cho biết "Hiện, thành phố đã và đang duy trì, kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh và khẩn trương triển khai nhiều giải pháp để sớm ngăn chặn, hạn chế mức thấp nhất việc lây lan dịch bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai".
Ngoài ra, thành phố đã phối hợp chặt chẽ với đơn vị, các đơn vị của Bộ Công Thương tập hợp và làm việc với các đơn vị cung ứng nguồn gốc hàng hóa dịch vụ lương thực, thực phẩm với những mặt hàng thiết yếu, dự trữ hàng hóa cao hơn bình thường từ 300 đến 500 % chỉ đáp ứng đủ cho người dân Thủ đô trong mọi tình huống.
Về các chính sách đảm bảo an sinh xã hội theo chỉ đạo của Thủ tướng, Chủ tịch Hà Nội thông tin: "Chúng tôi đã chuyển 370 tỷ đồng để bổ sung và đang tiếp tục chuyển tiếp 650 tỷ đồng qua Ngân hàng Chính sách để hỗ trợ cho các đối tượng bị tác động bởi anh hưởng dịch Covid - 19".
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Bộ Thông tin và truyền thông ngày 31/3 vừa qua đã có công văn yêu cầu tất cả các nhà mạng gồm: Viettel, MobiFone, VNPT, Gtel, Vietnamobile, Đông Dương Telecom cài đặt thông báo đề nghị người dân hạn chế ra khỏi nhà đối với tất cả cuộc gọi trong nước khởi phát từ thuê bao điện thoại di động.
Cụ thể, khi thực hiện cuộc gọi trên điện thoại di động, người gọi sẽ nghe được lời nhắc nhở có nội dung: "Bộ Y tế đề nghị mọi người dân không ra khỏi nhà khi không thật cần thiết". Sau khi câu nói này kết thúc, người ở đầu dây bên kia mới nhận được cuộc gọi.
Tuy nhiên, theo phản ánh từ một số người dùng, ngay khi họ thực hiện cuộc gọi bên thuê bao kia chưa nhấc máy thì đã hiện đếm thời gian gọi. Điều này khiến người dùng tỏ ra lo lắng sẽ bị tính cước cuộc gọi bắt đầu từ khi tiếng nhạc chờ vang lên.
Nhà mạng sẽ không trừ tiền nhạc chờ thông báo về dịch COVID-19 (Ảnh minh họa)
Đại diện các nhà mạng đều khẳng định cho đến thời điểm hiện tại, âm thông báo nhạc chờ với nội dung "Bộ Y tế đề nghị mọi người dân không ra khỏi nhà khi không thật cần thiết" là hoàn toàn miễn phí.
Đại diện của Viettel, VinaPhone và MobiFone cho biết ngay khi nhận được văn bản yêu cầu từ Cục Viễn thông, các nhà mạng này đã gắn file âm thanh trên trước mỗi cuộc gọi đi để người dùng nắm bắt thông tin. Các nhà mạng cũng nhấn mạnh đây là file âm thanh tự động do tổng đài chèn thêm vào thay cho tiếng "tút" mặc định và không hề bị tính phí.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 1/4, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Cà Mau phạt hành chính 12,5 triệu đồng đối với L.C.T. (35 tuổi, ngụ phường 7, TP Cà Mau) vì loan tin sai sự thật về dịch Covid-19. T. là chủ tài khoản Facebook Huỳnh Trung Kiên.
Theo Sở TT&TT Cà Mau, chiều 31/1, T. đăng thông tin có nội dung bịa đặt, sai sự thật về Covid-19, gây hoang mang trong dư luận và làm khó khăn cho công tác phòng chống dịch bệnh của địa phương. Bị Sở TT&TT Cà Mau mời làm việc, T. thừa nhận hành vi sai trái và gỡ bỏ nội dung sau 15 phút đăng trên mạng xã hội.
Hành vi của T. được Sở TT&TT Cà Mau xác định vi phạm vào Điểm a, Khoản 3, Điều 64 Nghị định 174 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.
Sáng nay (1/4), tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 3/2020, về công tác phòng, chống dịch Covid-19, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, trong quý I, các chỉ số kinh tế của thành phố có tăng trưởng thấp hơn so với cùng kỳ. Đánh giá tổng quan cho thấy các ngành dịch vụ chịu ảnh hưởng lớn nhất, cơ cấu dịch vụ chiếm tới 64% GRDP. Suy giảm tác động mạnh đến tăng trưởng và các cân đối lớn của thành phố.
Ngành dịch vụ chịu ảnh hưởng lớn nhất, cơ cấu dịch vụ chiếm tới 64% GRDP.
Về các nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Hà Nội sẽ bám sát chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và bám sát tình hình để chỉ đạo triển khai đồng bộ, toàn diện các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 phấn đấu hạn chế đến mức thấp nhất việc lây lan của dịch bệnh trên địa bàn.
Căn cứ vào tình hình 3 tháng đầu năm và kịch bản tăng trưởng của cả nước cũng như đánh giá tác động của dịch bệnh phát triển của ngành, lĩnh vực và các tỉnh, Hà Nội cũng đã xác định có 3 kịch bản điều hành ứng phó nhằm giảm thiểu tác động của dịch Covid-19, trên cơ sở đó xây dựng chương trình hành động thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội.
Thành phố cũng chuẩn bị đầy đủ vật tư chống dịch; đảm bảo các nhân viên y tế thực hiện nghiêm túc chống nhiễm khuẩn, chống lây chéo tại các cơ sở điều trị y tế trên địa bàn; Tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn với đội ngũ công chức, viên chức, các lực lượng tham gia công tác phòng, chống dịch; nâng cao năng lực phòng, chống dịch nhất là trong thời gian chuyển mùa, tuyệt đối không để xảy ra dịch chồng dịch.
Thành phố cũng điều chỉnh phương thức hoạt động các cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị phù hợp với giai đoạn bệnh, dịch bệnh cũng như phục vụ mọi yêu cầu công tác khám, chữa bệnh của người dân trên địa bàn Thủ đô.
Thành phố cũng đã khảo sát, tính toán số lượng lao động tại các doanh nghiệp dự kiến sẽ mất việc làm để có chính sách hỗ trợ cho nhóm đối tượng này. Xây dựng phương án hỗ trợ từ ngân sách đảm bảo chế độ cho đội ngũ cán bộ y tế, hỗ trợ tiền,lương cơ bản hoặc trợ cấp miễn phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho giáo viên, công nhân và cán bộ quản lý giáo dục.
Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung đề xuất Chính phủ sớm ban hành Nghị định hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Đầu tư công để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân, nâng cao hiệu quả của dự án đầu tư công.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, Hà Nội đã vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt trong công tác phòng chống dịch Covid -19. "Nhất là mới đây, Thành phố đã triển khai xét nghiệm nhanh bằng testkit của Hàn Quốc đã có hiệu quả bước đầu", Thủ tướng nói.
Thủ tướng cũng nêu rõ, trong bối cảnh khó khăn chung Hà Nội đang giữ được mức tăng trưởng tốt, GRDP cao so với bình quân chung; thu ngân sách nhà nước tốt; FDI tăng 6%... "Thành phố cũng đề ra nhiều biện pháp cho 9 tháng còn lại để giữ được tốc độ phát triển ổn định"./.
Bài viết được dẫn nguồn từ https://vov.vn/xa-hoi/ha-noi-x...
Hôm 30/3, sau khi nghe thông tin trên mạng việc dừng phát hành vé xổ số bắt đầu từ ngày 1/4, anh Hoàng Anh Việt (32 tuổi) và Phạm Trung Hiếu (33 tuổi) cùng một số bạn bè trong nhóm quyết định góp tiền mua gạo ủng hộ những người có hoàn cảnh khó khăn.
Bắt đầu từ khoảng 16 giờ cùng ngày, hai anh chất 22 bao gạo lên xe ôtô. Nơi đầu tiên họ tìm đến là dãy nhà trọ của những người nghèo ở đường Trần Quý Cáp, TP Pleiku. Dự định ban đầu của hai người đàn ông này là chỉ phát cho những người bán vé số sắp "thất nghiệp", nhưng cuối cùng người bán rau, ve chai...đều có phần.
Những người bán vé số được tặng gạo
Phát ở nhà trọ 7 bao, số còn lại họ chạy dọc đường Cao Thắng, Trần Quý Cáp, trao cho những người "cầm trên tay cọc vé số". Chưa đầy 15 phút, hơn hai tạ gạo trên xe đã hết sạch.
Anh Việt cho biết không muốn "khoe khoang" hành động trên, nhưng "về nhà mở máy lên đã thấy hình ảnh của mình đầy ở trên mạng xã hội", anh Việt nói.
Cũng theo anh Việt, anh và nhiều người bạn cũng thường xuyên đến ủng hộ gạo, mì, bánh kẹo... cho trẻ mồ côi, người tâm thần. Đây là lần đầu phát tiên nhóm phát cho người bán vé số "Cũng không bao nhiêu, nhưng cũng đỡ đần cho họ chút ít qua giai đoạn khó khăn", anh Việt nói.
Chỉ một loáng, hai người đàn ông đã tặng hết 2 tạ gạo
Vy Vy
Ngày 1/4, UBND TP HCM chỉ đạo UBND các quận, huyện từ nay đến ngày 3/4 cần tăng cường kiểm tra, tập trung toàn bộ người xin ăn, người sinh sống nơi công cộng không nơi cư trú ổn định, đặc biệt là người cao tuổi vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội.
Riêng người có biểu hiện tâm thần sẽ được bố trí đưa đến Trung tâm Điều dưỡng người bệnh tâm thần. Nếu còn trường hợp người xin ăn trên địa bàn, Chủ tịch UBND quận, huyện phải chịu trách nhiệm.
Quá trình thực hiện việc tập trung, nhà chức trách cần trang bị khẩu trang cho các đối tượng nêu trên. Đồng thời, thực hiện khai báo y tế và phát hiện sớm các trường hợp có dấu hiệu sốt, ho, khó thở để tổ chức cách ly y tế kịp thời tại địa phương.
Ngoài ra, các quận, huyện cần lập danh sách các địa điểm thường xuyên có người xin ăn, người vô gia cư trên địa bàn; phối hợp với các quận, huyện giáp ranh để xử lý. UBND TP HCM giao Công an TP tổ chức điều tra, xử lý triệt để các chăn dắt ăn xin, lợi dụng người yếu thế để trục lợi.
Lực lượng Thanh niên xung phong TP được giao ngăn chặn các trường hợp xin ăn, bán hàng rong đeo bám, làm phiền du khách. Đặc biệt, nhà chức trách cần vận động người dân không cho tiền trực tiếp người xin ăn trên đường phố, mà nên gửi tiền hoặc hiện vật đến các quỹ từ thiện.
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, UBND TP cũng chỉ đạo tạm ngưng việc tiếp nhận khách mới tại các Homestay, Airbnb, cũng như loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn hạn theo giờ trên địa bàn.
Kỳ Hoa
Ngày 1/4, Công an huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh đã tống đạt quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Đặng Ngọc Thanh (27 tuổi, ngụ xã An Trường, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh) với số tiền 12,5 triệu đồng về hành vi cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Thanh tại cơ quan Công an.
Theo cơ quan Công an, từ ngày 27/01 đến 14/02, Thanh lợi dụng tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid -19, thường xuyên sử dụng tài khoản Facebook "Đặng Thanh" để đăng tải nhiều bài viết có nội dung xuyên tạc, sai sự thật về tình hình dịch bệnh gây hoang mang trong nhân dân và ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại địa phương.
Tại cơ quan công an, Đặng Ngọc Thanh đã thừa nhận hành vi vi phạm của mình và viết bản cam kết không tái phạm.
Văn Minh
Ngày 1/4, ngành Y tế quận 2 (TP.HCM) đã tiến hành phong toả, cách ly để phun thuốc khử trùng, tiêu độc tại toà nhà 5A của khu chung cư cao cấp Masteri (phường Thảo Điền, quận 2). Khu vực sảnh, các căn hộ tầng 5, 6, 7, 8, 9 đã được phong toả tạm thời để thực hiện các biện pháp y tế.
Toà nhà này bị cách ly là do có một cư dân thuê căn hộ sinh sống ở tầng 7 có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 (lần 1, chưa được Bộ Y tế công bố). Người này trước đó có đến quán bar Buddha – "ổ dịch" của thành phố, hiện đã được đưa đi cách ly tập trung từ ngày 25/3.
Sau khi đưa đi cách ly tập trung, người này được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả âm tính vào ngày 26/3. Tuy nhiên sau đó có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 ở lần xét nghiệm tiếp theo.
Toà nhà 5A của khu chung cư cao cấp này đã được phong toả để xử lý y tế.
Hiện cơ quan chức năng đang phong toả toà nhà để rà soát những người tiếp xúc với cư dân này nhằm tiến hành kiểm tra y tế theo quy định.
Hệ thống tổng đài 1022 tiếp nhận góp ý về công tác phòng chống dịch Covid-19 của TP.HCM sẽ hoạt động 24/7 từ ngày 1/4.
Người dân, tổ chức, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý Nhà nước tại TP.HCM có thể gọi đến tổng đài theo số 1022 - nhấn phím 3, hoặc số điện thoại (028) 3824.9000 để thông tin, phản ánh, góp ý cho lãnh đạo thành phố những vấn đề liên quan đến công tác phòng chống dịch Covid-19. Hệ thống tổng đài hoạt động liên tục 24/7.
Đường dây nóng sẽ tiếp nhận thông tin, phản ánh, góp ý của người dân, tổ chức, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác phòng chống dịch Covid-19. Đường dây nóng này đặt tại Trung tâm điều hành chỉ huy tích hợp thành phố.
Bên cạnh đó, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM đã xây dựng website cung cấp thông tin điểm bán khẩu trang vải kháng khuẩn, khẩu trang vải kháng giọt nước tại thành phố ở trang covid19.hochiminhcity.gov.vn để người dân tra cứu.
Chiều ngày 1/4, PGS.TS Nguyễn Thanh Hà – Giám đốc BV Hữu Nghị cho biết, ngay sau khi Bộ Y tế thông báo có ca bệnh Covid-19 thuộc Công ty TNHH Trường Sinh, BV đã lập tức thực hiện các biện pháp cách ly khẩn cấp; đồng thời tiến hành xét nghiệm đối với toàn bộ nhân viên của công ty này đang làm việc tại BV.
Kết quả xét nghiệm đã có 15/15 mẫu âm tính. Hiện nhóm nhân viên này vẫn đang được tiếp tục cách ly để phòng chống COVID-19 theo quyết định của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh phường Bạch Đằng, Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
Phong tỏa tạm thời toàn bộ khu vực căng tin BV Hữu Nghị.
Bên cạnh đó, Giám đốc BV Hữu Nghị Nguyễn Thanh Hà cũng cho hay, BV đã cho đóng cửa, phong tỏa tạm thời toàn bộ khu vực căng tin bệnh viện để đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế tại BV.
BV cũng đã thông báo khẩn cấp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội (CDC Hà Nội), Phòng Y tế Quận Hai Bà Trưng, Trạm Y tế phường Bạch Đằng cùng Trưởng khoa Dinh dưỡng hợp tác điều tra dịch tễ, khai báo y tế theo yêu cầu của CDC Hà Nội. Đồng thời, BV thực hiện các biện pháp rào chắn khu vực cách ly, kiểm soát người ra vào khu vực căng tin, nhà ăn BV. Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn tiến hành phun khử khuẩn toàn bộ khu vực nhà ăn, căng tin BV.
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 24 nhân viên của Công ty TNHH Trường Sinh được xác định dương tính với SARS-CoV-2, đều là nhân viên cung cấp dịch vụ ăn uống tại BV Bạch Mai. Tại BV Hữu Nghị chưa ghi nhận ca mắc Covid-19 nào, BV vẫn đang tích cực triển khai các biện pháp kiểm soát chặt chẽ để phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Đọc bài viết chi tiết tại đây https://suckhoedoisong.vn/cach...
Gần 26.000 hộ nghèo, cận nghèo và các khu cách ly tập trung phòng Covid-19 ở TP HCM được miễn tiền nước 3 tháng - từ tháng 4 đến 6/2020.
Chính sách này vừa được Tổng công ty cấp nước Sài Gòn (Sawaco) báo UBND thành phố. Riêng khu cách ly ở huyện Củ Chi đang được Công ty cổ phần hạ tầng nước Sài Gòn cung cấp nên không được tính trong kế hoạch của Sawaco.
TP HCM hiện có khoảng 3.700 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,19% và khoảng 22.000 hộ cận nghèo, chiếm 1,15% dân số. Ngoài khu cách ly tập trung ở huyện Củ Chi, thành phố còn có một loạt khu cách ly tập trung ở Nhà Bè, quận 7, Trường quân sự Quân khu 7 (quận 12); Sư đoàn 319 (huyện Hóc Môn); Kí túc xá Đại học Quốc gia TP HCM (quận Thủ Đức)...
Theo Sawaco, việc miễn tiền nước lần này là để chung tay với chính quyền thành phố đảm bảo an sinh xã hội, đồng hành cùng người dân ứng phó dịch bệnh; hưởng ứng chủ trương của Thành ủy, UBND thành phố về hỗ trợ người lao động phải tạm nghỉ việc phòng chống dịch bệnh.
Sawaco cũng cam kết đảm bảo cấp nước an toàn, liên tục, ổn định cho người dân, đặc biệt trong mùa khô, hạn mặn và giai đoạn quyết liệt phòng chống dịch Covid-19.
Kỳ họp HĐND TP HCM ngày 27/3 đã thông qua Nghị quyết chi hơn 2.750 tỷ đồng chống Covid-19 , trong đó có khoảng 1.800 tỷ hỗ trợ người gặp khó khăn do dịch bệnh (mỗi người nhận một triệu đồng/tháng) gồm: giáo viên, nhân viên của các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập và nhóm trẻ.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đang lập phương án hỗ trợ những người vô gia cư, cơ nhỡ cũng như các trường hợp lao động bị ảnh hưởng do việc ngưng phát hành vé số trong 15 ngày, dự kiến trình UBND thành phố trong hôm nay.
Đến sáng nay, TP HCM ghi nhận 49 ca nhiễm nCoV (12 ca đã bình phục, xuất viện); 8.838 người được theo dõi tại các khu cách ly của thành phố; 562 người tại khu cách ly quận huyện và 1.834 người cách ly tại nhà.
Sáng 1/4, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận, hai bệnh nhân mắc COVID-19 đã được công bố khỏi bệnh, nâng số bệnh nhân mắc Covid-19 khỏi bệnh/xuất viện ở nước ta đến thời điểm này là 60 ca.
Cụ thể, hai bệnh nhân được công bố khỏi bệnh gồm: Bệnh nhân thứ 61 (nam, 42 tuổi) nhập viện vào ngày 15/3, được xác định dương tính với virus SARS-CoV-2 vào lúc 20 giờ ngày 16/3.
Hình ảnh 2 bệnh nhân khỏi bệnh, xuất viện sáng ngày 01/4/2020. Hai bệnh nhân sẽ tiếp tục được cách ly và theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo
Đây là ca bệnh đầu tiên được phát hiện tại tỉnh Ninh Thuận. Trong quá trình điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân tiếp tục được xét nghiệm và có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2: lần 1 vào ngày 23/3; âm tính lần 2 vào ngày 26/3 và âm tính lần 3 vào ngày 28/3.
Bệnh nhân thứ 67 (nam, 36 tuổi) nhập viện ngày 17/3, được xác định dương tính với virus SARS-CoV-2 vào lúc 10 giờ ngày 18/3.
Cả hai bệnh nhân này cùng trú ở thôn Văn Lâm 3 (xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận). Vào thời điểm xuất viện cả hai người đều trong tình trạng khỏe mạnh, không sốt, không ho, không khó thở, không đau ngực.
Bệnh nhân 45, 48, 65 khỏe mạnh rời Bệnh viện Dã chiến Củ Chi sáng 1/4, nâng tổng số người khỏi Covid-19 tại TP HCM lên 15.
Bác sĩ Nguyễn Thành Dũng, Giám đốc Bệnh viện Dã chiến Củ Chi, cho biết sau khi hoàn thành thủ tục xuất viện, cả 3 bệnh nhân được cách ly tại nhà thêm 14 ngày.
Bệnh nhân 45 là nam thanh niên 25 tuổi ở quận Tân Bình, đã ăn tối, làm việc với vợ chồng "bệnh nhân 34" tại Bình Thuận ngày 3/3. Anh phát hiện dương tính với nCoV ngày 13/3.
Bệnh nhân 48, nam, 31 tuổi ở quận 10, là đồng nghiệp ngồi chung ôtô với "bệnh nhân 45" và cùng tiếp xúc với "bệnh nhân 34". Anh dương tính nCoV ngày 14/3.
Bệnh nhân 65 là cô gái 28 tuổi ở quận Gò Vấp tiếp xúc và làm việc cùng với "bệnh nhân 45" và "bệnh nhân 48" vào các ngày 7/3 và 10/3. Cô phát hiện bệnh ngày 17/3.
Theo bác sĩ Dũng, đây là đợt xuất viện thứ ba tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi trong 4 ngày qua. Hôm qua "bệnh nhân 32" - cô gái được gia đình thuê chuyên cơ đưa từ Anh về, và "bệnh nhân 54" - du khách Latvia, xuất viên.
Sáng 30/3, ba bệnh nhân 53, 75, 89 và chiều 29/3 bốn bệnh nhân 64, 66, 79, 90 ra viện.
Bệnh viện Dã chiến Củ Chi. Ảnh: Quỳnh Trần.
Bệnh viện dã chiến với 300 giường tại huyện Củ Chi do Bộ Tư lệnh TP HCM phối hợp Sở Y tế xây dựng, đặt tại Trường quân sự thành phố ở ấp Bàu Đưng, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi. Bệnh viện hoạt động từ ngày 10/2, ban đầu dùng cách ly tập trung những người có yếu tố dịch tễ nhưng chưa có triệu chứng lâm sàng. Khi thành phố lập thêm các khu cách ly tập trung mới, nơi này trở thành bệnh viện chuyên điều trị Covid-19, tiếp nhận các trường hợp nghi ngờ và mắc bệnh từ các nơi khác chuyển đến.
Hiện TP HCM ghi nhận 49 trường hợp nhiễm nCoV, trong đó 15 người đã khỏi bệnh. Các bệnh nhân còn lại đang điều trị tại 3 bệnh viện là Bệnh nhiệt đới TP HCM, Dã chiến Củ Chi, Bệnh viện chuyên điều trị Covid-19 ở Cần Giờ.
Đến sáng 1/4, tổng số người khỏi Covid-19 lên 63. Trong 24 giờ qua Việt Nam ghi nhận thêm 9 ca dương tính mới, nâng số bệnh nhân lên 212. Bốn bệnh nhân nặng điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương sức khỏe tiết triển tốt hơn.
Bài viết dẫn nguồn từ
Chiều 31/3, chủ trì họp Thường trực Chính phủ về an ninh lương thực, Thủ tướng cho rằng, năm nay được mùa, được giá, nông dân trồng lúa có lợi mặc dù thời tiết khắc nghiệt, nhất là ĐBSCL. Việc chỉ đạo cấy xạ trước 1 tháng nên thiệt hại chỉ bằng khoảng 9% so với hạn mặn năm 2016.
Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Xuất khẩu là cần thiết, là thế mạnh của nước ta nhưng trong bối cảnh hiện nay thì xuất khẩu phải có kiểm soát để bảo đảm an ninh lương thực trên tinh thần thực hiện tốt Nghị định 107 của Chính phủ.
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu về bảo đảm lương thực dư dả cho 100 triệu dân, không chỉ đủ ăn mà còn dự trữ và thực hiện các nhiệm vụ khác như hỗ trợ gạo để trồng rừng, học sinh miền núi…; không chỉ bảo đảm về số lượng và chất lượng, bảo đảm giá cả cho người nông dân mà đi liền với đó là cấm đầu cơ tích trữ nâng giá.
Thủ tướng yêu cầu Bộ NN&PTNT, các cơ quan chức năng cũng như các địa phương trong cả nước chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, trong đó đặc biệt là sản xuất lương thực để các vùng, miền có đất lúa, đặc biệt là lúa nước cố gắng đảm bảo cân đối được lương thực, đồng thời những vùng có năng suất cao, chất lượng tốt, đẩy mạnh xuất khẩu lương thực, “không phải bế quan tỏa cảng”.
Bài viết được dẫn nguồn từ http://baochinhphu.vn/Hoat-don...
Trưa 1/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định công bố dịch truyền nhiễm COVID-19 tại Việt Nam.
Thời gian xảy ra dịch từ ngày 23/1 (thời điểm xác định trường hợp đầu tiên nhiễm COVID-19).
Địa điểm và quy mô xảy ra dịch trên toàn quốc. Tính chất mức độ nguy hiểm của dịch là bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ đại dịch toàn cầu. Đường lây là lây truyền qua đường hô hấp từ người sang người.
Các biện pháp phòng chống dịch được thực hiện theo Luật phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm gồm:
Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch. Khai báo, báo cáo dịch. Tổ chức cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh. Tổ chức cách ly y tế. Vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch. Các biện pháp bảo vệ cá nhân.
Kiểm soát ra, vào vùng có dịch. Huy động, trưng dụng các nguồn lực cho hoạt động chống dịch. Hợp tác quốc tế trong hoạt động chống dịch. Các biện pháp chống dịch khác trong thời gian có dịch.
Tại phiên họp Thường trực Chính phủ chiều 30/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý công bố dịch Covid-19 trên toàn quốc. Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh đây là thời điểm có tính chất quyết định đến cục diện chống Covid-19 và yêu cầu hệ thống chính trị phải tập trung cao độ cho công tác phòng, chống dịch.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp
Luật sư Nguyễn Hồng Bách - Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho biết, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và Quyết định số 07/2020/QĐ-TTg ngày 26/2/2020 của Thủ tướng thì bệnh Covid-19 được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm A.
Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.
Việc Thủ tướng Chính phủ đồng ý công bố dịch trên phạm vi toàn quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng, thể hiện mức độ nghiêm trọng, khả năng lây truyền nhanh và phát tán nhanh trong cộng đồng của dịch bệnh Covid-19, đồng thời qua đây cũng thể hiện sự cương quyết của các cấp, các ngành, các địa phương dồn mọi nguồn lực để dập các ổ dịch.
Bài viết được lược dẫn từ nguồn https://vov.vn/chinh-tri/cong-...
Theo một lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM, dù rất muốn sớm được thực hiện xét nghiệm nhanh trên diện rộng, như đã bắt đầu tiến hành ở thủ đô Hà Nội, nhưng đến thời điểm hiện tại TP.HCM chưa thể thực hiện được do chưa đủ số lượng bộ xét nghiệm đạt chuẩn cần thiết.
Một giải pháp được đưa ra để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh là kể từ ngày 30/3 đến 15/4, mọi hành khách vào TP.HCM tại sân bay, ga tàu, bến xe, chốt kiểm soát tại các cửa ngõ đường bộ đều phải khai báo y tế, đo thân nhiệt, kiểm tra sức khỏe...
Ngày 31/3, Hà Nội lập các trạm test nhanh COVID-19 tại một số phường xung quanh Bệnh viện Bạch Mai, sau 10 phút người dân nhận được kết quả - Ảnh: NAM TRẦN
Riêng với người nhập cảnh từ ngày 8/3 chưa được cách ly tập trung và người đến từ các tỉnh thành có dịch của Việt Nam theo công bố của Bộ Y tế (Hà Nội, Đà Nẵng, Phú Quốc, Vĩnh Phúc, Bình Thuận, Quảng Ninh...) sẽ lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán COVID-19.
Đồng thời áp dụng cách ly tập trung đối với người đến từ tỉnh thành có dịch của Việt Nam hoặc người có liên quan đến các ca bệnh xác định (nếu phát hiện được), những người có triệu chứng sốt, ho, khó thở đưa ngay vào cơ sở y tế.
Tính đến 8h sáng nay 1/4, TP.HCM ghi nhận 49 ca COVID-19, trong đó 12 ca đã khỏi bệnh và được xuất viện.
Bài viết dẫn nguồn từ
Ngày đầu thực hiện Chỉ thị số 16 của Thú tướng Chính phủ, công an các phường quận tại Hà Nội đồng loạt ra quân nhắc nhở, tuyên truyên và phối hợp với UBND các phường sở tại xử phạt nhiều trường hợp không đeo khẩu trang khi ra đường.
Theo ghi nhận của phóng viên sáng 1/4, đường phố tại Hà Nội vắng vẻ, ít người tham gia giao thông. Lực lượng công an các quận huyện, xã phường tổ chức ra quân tuyên truyền, nhắc nhở người dân thực hiện nghiêm theo yêu cầu của Thủ tướng.
Trên đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội), lượng xe tham gia giao thông giảm mạnh, các cửa hàng trên tuyến phố này đã đóng cửa, dán thông báo tạm dừng hoạt động. Lực lượng công an phường Thượng Đình thường xuyên tuần tra tại các khu đô thị, tuyến phố, khu chợ đông người phát loa thông báo, hướng dẫn công tác phòng chống dịch COVID-19, khuyến cáo người dân hạn chế ra đường, tụ tập đông người.
Cũng trong buổi sáng, tổ tuần tra thuộc Công an phường Thượng Đình phát hiện, nhắc nhở nhiều trường hợp tham gia giao thông không đeo khẩu trang, trong đó có ông Trần Văn T (SN 1955), Vũ Mạnh H (SN 1956), cùng trú tại phường Thượng Đình.
Một người dân tại phường Thượng Đình quên không mang khẩu trang khi ra đường bị cảnh sát nhắc nhở, xử phạt.
Cả ông T và ông H đều tỏ ra bất ngờ về việc bị cảnh sát nhắc nhở lỗi không đeo khẩu trang khi ra đường. Ngay sau đó, cảnh sát thông báo, tuyên truyền về công tác phòng chống dịch COVID-19, thực hiện theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ, cả hai người này tự giác vào trụ sở UBND phường Thượng Đình nộp phạt.
Công an quận Hoàn Kiếm phát hiện, nhắc nhở nhiều trường hợp không đeo khẩu trang trên phố.
Trung tá Trần Thành Công, Đội trưởng Cảnh sát trật tự - Công an quận Hoàn Kiếm cho biết, các tổ công tác sẽ hoạt động từ 6h đến 24h ngày 1/4 nhắc nhở người dân, đồng thời phát hiện xử lý nghiêm nếu trường hợp nào cố tình không chấp hành.
Trước khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16, đơn vị đã phối hợp với UBND các phường xử lý hàng chục trường hợp không đeo khẩu trang khi tới Hồ Gươm, phố cổ, nơi công cộng tập trung đông người. Công an quận Hoàn Kiếm phát hiện, nhắc nhở nhiều trường hợp không đeo khẩu trang trên phố.
Đối với những trường hợp đi siêu thị, cửa hàng mua thực phẩm bị rơi, thất lạc khẩu trang, tổ tuần tra chỉ nhắc nhở, phát tặng khẩu trang y tế. Còn đối với một số cá nhân cố tình không đeo khẩu trang, tụ tập đông người đơn vị sẽ phối hợp với UBND phường xử phạt hành chính
Đại uý Nguyễn Anh Tuấn, Phó tr...
Bài viết được trích dẫn tại nguồn
16h ngày 31/3, bãi biển Nha Trang (TP Nha Trang, Khánh Hòa) vẫn đông nghịt người bất chấp nguy cơ lây lan của dịch Covid-19. Hàng trăm người vẫn vô tư tắm biển, hóng mát bất chấp lệnh cấm tụ tập đông người của UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành 4 ngày trước. |
Từng nhóm tụ tập chơi đùa trên bãi biển, bất chấp nguy cơ lây lan dịch bệnh như khuyến cáo của Bộ Y tế. Nhiều người dân khi được yêu cầu lên bờ đến "khiếu nại" và được lực lượng chức năng giải thích về lệnh cấm tụ tập đông người.
Dọc công viên trên đường Trần Phú, các bãi gửi xe chật kín phương tiện.
Gần 18h, lực lượng xung kích trật tự thuộc UBND TP Nha Trang có mặt trên bãi biển và yêu cầu mọi người lên bờ, về nhà.
Sau khi Zing có bài ảnh phản ánh tình trạng hàng nghìn người tập trung tắm biển, trưa ngày 31/3, UBND TP Nha Trang đã cho lực lượng dán thông báo cấm tập trung đông người, dọc các bãi gửi xe ở công viên Trần Phú
Bài viết được trích dẫn thông tin từ nguồn
Sáng 1/4, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) phát thông báo mới nhất về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố.
Theo đó, cơ quan này cho biết đến hiện tại, toàn thành phố ghi nhận 49 ca nhiễm SARS-CoV-2. Trong ngày ghi nhận thêm 2 trường hợp nhiễm có liên quan đến bar Buddha, một người tại khu cách ly tập trung.
Ảnh minh họa: Việt Hùng
HCDC cho biết trước tình hình số ca nhiễm liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai ngày càng tăng, ngành y tế TP.HCM xác minh, điều tra các trường hợp từng đến Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 13/3 đang sinh sống tại TP.HCM. Các trường hợp này sẽ được cách ly và lấy mẫu xét nghiệm.
Về tình hình chuỗi lây nhiễm tại bar Buddha, HCDC cho biết hiện có 15 trường hợp nhiễm có liên quan bar này. Ngành y tế tiếp tục thực hiện xác minh, cách ly tập trung các trường hợp có nguy, lấy mẫu xét nghiệm. Điều tra, khoanh vùng tiếp xúc với các trường hợp xác định nhiễm.
Bài viết được lược dẫn từ nguồn https://zingnews.vn/tphcm-cach...
Ngày 30/3/2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ra Lời kêu gọi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để bảo đảm chiến thắng đại dịch Covid-19.
Lần đầu tiên kể từ khi đất nước thống nhất, non sông liền một dải, người đứng đầu Đảng, Nhà nước ra lời kêu gọi đoàn kết, thống nhất để chống dịch.
ổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (Ảnh: Nam Nguyễn)
Đó là lời hiệu triệu, tiếng trống thúc giục mỗi người dân với trách nhiệm và ý thức công dân của mình, thực hiện nghiêm những chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ để cuộc chiến của chúng ta mau chóng giành thắng lợi- Đó là chia sẻ của PGS. TS Nguyễn Trọng Phúc- Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) với chúng tôi trong cuộc trò chuyện về ý nghĩa của Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong bối cảnh hiện nay.
PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc cho rằng sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ với cuộc chiến chống Covid-19 chủ động vào cuộc từ rất sớm. Ngay khi mới có tín hiệu đầu tiên của dịch Covid-19 ở Vũ Hán, Trung Quốc, vào nửa cuối tháng 12 âm lịch năm 2019, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương đối phó kịp thời. Đó là điều rất nhanh nhạy của các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ.
Ngành Y tế cũng rất kịp thời tham mưu, dự báo được tình hình. Nên sau này, khi xảy ra dịch bệnh lan truyền, từ tháng Giêng, Trung ương và Chính phủ đã có những chủ trương cụ thể để đối phó.
Sau đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Thủ tướng Chính phủ liên tục có những chỉ đạo. Ngay từ rất sớm chúng ta đã lập ra Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm Trưởng ban. Đó lại là dịp trùng với Tết Nguyên đán nên rất nhiều người không để ý chứ thực chất chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã rất khẩn trương.
Phát huy tinh thần đó cho nên, chúng ta mới có những thắng lợi bước đầu trước dịch bệnh.
Bài viết được lược trích từ nguồn:
Sáng 1/4, Bộ Y tế cho biết, trong 52 bệnh nhân đã âm tính lần đầu với virus SARS-CoV-2 có bệnh nhân 34 - ca siêu lây nhiễm (nữ doanh nhân quê ở tỉnh Bình Thuận từ Mỹ trở về) và lây bệnh cho hơn 10 người khác.
Hầu hết những người lây bệnh Covid-19 từ bệnh nhân 34 đều đã âm tính lần đầu, trong đó có bé gái 2 tuổi, đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận.
Bệnh nhân 133 (người điều trị ở khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai sau đó về Lai Châu mới phát hiện mắc COVID-19) cũng đã âm tính lần đầu sau 4 ngày phát hiện nhiễm virus. Hiện bệnh nhân này đang được điều trị ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.
Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng
Riêng 4 bệnh nhân rất nặng đang điều trị ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 cũng có những diễn biến tích cực. Hiện chỉ còn một ca đang thở máy, lọc máu, chạy ECMO (tim phổi nhân tạo), đó là bác gái của bệnh nhân 17 (ở Trúc Bạch, Hà Nội - cô gái này đã được công bố khỏi bệnh ngày 30/3).
Nam bệnh nhân 74 tuổi, người Anh, sau khi được rút ống nội khí quản có tỉnh táo, tiếp xúc được, ho khạc đờm được, không khó thở. Một nam bệnh nhân khác 69 tuổi, cũng là người Anh, được rút ống nội khí quản, cũng tỉnh táo, thở qua ôxy mask.
Đặc biệt, cả 3 bệnh nhân này đều đã nhận kết quả âm tính với SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 từ 1-2 lần.
Nam bệnh nhân Việt Nam là một trong 4 ca nặng cũng đã được các bác sĩ đánh giá "có cải thiện" trong tình hình sức khoẻ. Bệnh nhân này tỉnh táo, đang được dùng thở qua oxy mask.
Tính đến sáng 1/4, Việt Nam đã ghi nhận 212 ca mắc COVID-19. Trong tháng 3 (từ 6-31/3), Việt Nam ghi nhận 90 người nhiễm virus này, đồng thời đã có 42 người được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca khỏi bệnh COVID-19 ở nước ta lên 58 người.
Bài viết dẫn nguồn từ https://www.tienphong.vn/suc-k...
Đó là một trong những nội dung của Công điện 03 do Ngân hàng Nhà nước ban hành vào ngày 31.3 sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 16 thực hiện cách ly toàn quốc chống dịch Covid-19.
Các ngân hàng vẫn bố trí nhân sự duy trì hoạt động trong thời gian cách ly cả nước Ảnh: Ngọc Thắng
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chỉ đạo cụ thể các đơn vị thuộc hệ thống NHNN và các ngân hàng thương mại (NHTM) triển khai ngay việc bố trí cán bộ làm việc tại nhà và một bộ phận cần duy trì làm việc tại cơ quan.
Ngành ngân hàng là loại hình dịch vụ phục vụ doanh nghiệp và người dân nhiều nhu cầu thiết yếu về tiền mặt và thanh toán nên vẫn phải bố trí cán bộ làm việc tại các trụ sở để đáp ứng yêu cầu đó.
Theo ông Đào Minh Tú – Phó Thống đốc NHNN, hoạt động cung ứng tiền mặt và hệ thống thanh toán trong nền kinh tế vẫn phải được NHNN duy trì, đáp ứng đầy đủ cho lưu thông, đảm bảo thông suốt mạch máu của nền kinh tế.
Đối với các NHTM, mọi hoạt động giao dịch thiết yếu như gửi tiền, rút tiền, thanh toán chuyển tiền, các hoạt động dịch vụ ngân hàng trực tuyến online, máy ATM vẫn được bố trí phục vụ bình thường trong 15 ngày tới.
Bài viết được trích dẫn từ nguồn
Ngày 31/3, triển khai các biện pháp phòng, chống Covid-19, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung chỉ đạo từ 0h ngày 1/4 gia đình cách ly với gia đình; thôn, bản/cụm dân cư cách ly với thôn bản/cụm dân cư; xã phường cách ly với xã phường; quận huyện cách ly với quận huyện.
Thực hiện giãn cách xã hội trên toàn thành phố, "mọi người dân ở nhà, chỉ ra đường trong trường hợp cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc, cấp cứu và trường hợp khẩn cấp".
Nhân viên y tế làm việc tại một trong những chốt xét nghiệm nhanh đầu tiên, đóng ở quận Đống Đa ngày 31/3. Ảnh: Giang Huy.
Công an thành phố được giao phối hợp Sở Giao thông Vận tải lập các chốt kiểm soát; phối hợp với Sở Y tế tổ chức chốt xét nghiệm nhanh tại một số cửa ngõ chính. Chính quyền xã, phường, thị trấn và các đội phản ứng nhanh trực 24/24h để tiếp nhận thông tin về các dấu hiệu nghi ngờ của người bệnh, tổ chức nhanh lấy mẫu xét nghiệm.
Biện pháp "cách ly" lúc này được kỳ vọng có tác dụng lớn, có tính chất quyết định đến việc ngăn chặn dịch bệnh lây lan ra cộng đồng. Thành phố kêu gọi "người dân thủ đô bình tĩnh, yên tâm, tiếp tục tin tưởng, ủng hộ". Chính quyền cam kết đảm bảo cung ứng lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm cần thiết nên không phải tích trữ.
Bài viết dẫn nguồn từ
Theo báo cáo của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, tới 6 giờ sáng nay đã ghi nhận thêm 5 trường hợp mắc mới, nâng tổng số bệnh nhân mắc Covid-19 tại Việt Nam lên 212 người. Trong đó 1 ca là nhân viên Công ty Trường Sinh, 1 ca bị nhiễm bệnh trong cộng đồng và 3 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.
CA BỆNH 208 (BN 208): Bệnh nhân nữ, 38 tuổi, làm nhân viên công ty Trường Sinh, Bệnh viện Bạch Mai.
CA BỆNH 209 (BN209): Bệnh nhân nữ, 55 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại Đức Giang, Long Biên, Hà Nội, hiện đang nấu ăn tại Công ty Xăng dầu Khu vực I. Từ ngày 18/3 đến ngày 24/3, bệnh nhân có tiếp xúc gần với ca bệnh dương tính với SARS-CoV-2 là BN163 tại bếp ăn công ty Xăng Dầu Khu vực I. Những người có tiếp xúc gần với BN209 bao gồm: chồng, hai con trai, mẹ đẻ và người giúp việc.
Sau khi xác định đây là trường hợp tiếp xúc gần có yếu tố nguy cơ cao, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội đã chuyển bệnh nhân tới cách ly và theo dõi tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang.
Ngày 29/3, mẫu bệnh phẩm được gửi đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Hiện tại bệnh nhân đang thực hiện các thủ tục cần thiết để chuyển sang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, tình trạng sức khoẻ ổn định.
CA BỆNH 210 (BN210): Bệnh nhân nữ, 26 tuổi, có địa chỉ ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Bệnh nhân từ Thái Lan về ngày 20/3, trước đó có tiếp xúc gần với ca bệnh dương tính với SARS-CoV-2 là BN201. Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân đã được Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh đưa về khu cách ly của tỉnh và lấy mẫu làm xét nghiệm cho kết quả dương tính với vi rút SARS-CoV 2. Ngày 29/3, mẫu bệnh phẩm đã được gửi đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Hiện tại bệnh nhân đang được cách ly tại Bệnh viện Đa khoa Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh, tình trạng sức khoẻ ổn định.
CA BỆNH 211 (BN211): Bệnh nhân nữ, 23 tuổi, quốc tịch Việt Nam, du học sinh tại Mỹ, có địa chỉ tại phố Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội. Ngày 19/3, bệnh nhân từ Mỹ về Việt Nam quá cảnh Abu Dhabi và Bangkok, đến Hà Nội ngày 20/3. Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân được chuyển đến khu cách ly tập trung tại Lữ đoàn 24, xã Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
CA BỆNH 212 (BN212): Bệnh nhân nữ, 35 tuổi, quốc tịch Việt Nam, nghề nghiệp kinh doanh tự do, có địa chỉ tại Hòa Tiến, Hưng Hà, Thái Bình. Bệnh nhân cùng chồng từ Nga về Việt Nam ngày 27/3 trên chuyến bay mang số hiệu SU290 (ghế 42C). Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân cùng chồng được chuyển đến khu cách ly trường Văn hóa Nghệ thuật Vĩnh Phúc.
Ngày 31/3, Thủ tướng đã yêu cầu thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0h ngày 1/4 trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, TP cách ly với tỉnh, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.
Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác.
Nguồn: Vietnam+
Người dân TP. HCM hoàn toàn ủng hộ việc cách ly toàn xã hội để phòng chống dịch COVID - 19
Tối 31/3, Bộ trưởng Bộ GTVT - Nguyễn Văn Thể ký Công văn hỏa tốc yêu cầu các đơn vị trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt, hàng hải, đường thủy nội địa, hàng không, tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc quyết liệt thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19, nhằm ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm đối với các địa phương.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các Sở GTVT tham mưu UBND tỉnh, thành phố trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 1/4 dừng hoạt động vận chuyển các tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh, nội tỉnh, các hoạt động vận tải của xe hợp đồng, xe du lịch, xe taxi, xe buýt tại các tỉnh, thành phố trong cả nước, trừ trường hợp đặc biệt vì lý do công vụ và các trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết; xe đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp, chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa.
Sở GTVT các địa phương chỉ đạo bến xe địa phương thực hiện nghiêm việc dừng hoạt động của các tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh, nội tỉnh. Trường hợp đặc biệt, Sở GTVT tham mưu cho UBND các tỉnh, thành phố xem xét, quyết định.
Công văn cũng nêu rõ, trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 1/4/2020, Cục Hàng không Việt Nam điều phối vận chuyển hành khách với tần suất đường bay giữa Hà Nội và TP.HCM khai thác 2 chuyến khứ hồi/ngày.
Đường bay giữa Hà Nội-Đà Nẵng khai thác 1 chuyến khứ hồi/ngày. Đường bay TP.HCM -Đà Nẵng khai thác 1 chuyến khứ hồi/ngày. Các chuyến bay trên các đường bay nội địa còn lại phải dừng toàn bộ; không hạn chế khai thác đối với các chuyến bay không vận chuyển hành khách.
Từ ngày 1/4 tạm dừng toàn bộ hoạt động của tàu khách địa phương. Riêng tuyến đường sắt Hà Nội-TP.HCM được khai thác tối đa 1 đôi tàu khách/ngày (1 chuyến Hà Nội đi TP.HCM và 1 chuyến ngược lại); không hạn chế khai thác các chuyến tàu không vận chuyển khách.
Bộ Y tế chiều 31/3 đã ghi nhận thêm 3 ca Covid-19 mới, trong đó 1 người là nhân viên công ty TNHH Trường Sinh và 2 người liên quan tới bệnh nhân 124 ở TP.HCM.
CA BỆNH 205 (BN205): Bệnh nhân nam, 41 tuổi, nhân viên Công ty TNHH Trường Sinh, cung cấp dịch vụ cho Bệnh viện Bạch Mai.
CA BỆNH 206 (BN206): Bệnh nhân nam, quốc tịch Việt Nam, 48 tuổi, có địa chỉ tại phường An Phú, Quận 2, TPHCM. Bệnh nhân là lái xe riêng của BN124 và BN151, hàng ngày đưa đón hai người đến các chi nhánh công ty tại huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai và Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Sau khi BN124 được phát hiện mắc bệnh, ngày 23/3/2020, BN206 được tiếp cận điều tra, chuyển cách ly tập trung tại khu C - Trường Thiếu sinh quân, huyện Củ Chi (TPHCM).
Ngày 27/3/2020, bệnh nhân có triệu chứng đau rát họng và ngày 28/3/2020 được Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh lấy mẫu gửi Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh xét nghiệm cho kết quả dương tính với SARS-COV-2. Hiện bệnh nhân được chuyển cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi với tình trạng sức khỏe ổn, không ho, không sốt, không khó thở.
CA BỆNH 207 (BN207): Bệnh nhân nam, quốc tịch Brazil, 49 tuổi, trú tại phường Thảo Điền, Quận 2, TP Hồ Chí Minh. Bệnh nhân là chồng ca BN151 và là đồng nghiệp BN124. Ngày 22/3/2020, bệnh nhân được Trung tâm Y tế Quận 2 tiếp cận điều tra và lấy mẫu xét nghiệm lần 1 với kết quả âm tính với SARS-COV-2.
Ngày 23/3/2020, bệnh nhân được chuyển cách ly tập trung tại khu C - Trường Thiếu sinh quân, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh. Ngày 27/3/2020, bệnh nhân có đau họng và ngày 28/3/2020 được Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh lấy mẫu gửi Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh cho kết quả dương tính với SARS-COV-2. Hiện bệnh nhân chuyển sang khu điều trị Bệnh viện Dã chiến Củ Chi với tình trạng sức khỏe ổn, không ho, không sốt, không khó thở.