Cập nhật lúc

Thủ tướng Úc dùng phim về người tiền sử để thuyết phục người dân sống chung với Covid-19; Vì sao vaccine cho trẻ em triển khai chậm hơn người lớn?

Biến thể Delta vẫn đang khiến tình hình dịch bệnh tại nhiều khu vực, đặc biệt là tại Đông Nam Á, diễn biến phức tạp.

Thủ tướng Úc dùng phim về người tiền sử để thuyết phục người dân sống chung với Covid-19; Vì sao vaccine cho trẻ em triển khai chậm hơn người lớn?
19
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Thủ tướng Úc dùng phim về người tiền sử để thuyết phục dân sống chung với COVID-19

    Vấp phải nhiều phản đối, Thủ tướng Úc Scott Morrison chuyển sang dùng một bộ phim hoạt hình để nhấn mạnh luận điểm của ông rằng Úc cần mở cửa trở lại, dù còn hay không còn COVID-19.

    "Nó giống như phim The Croods (Cuộc phiêu lưu của nhà Crood)", ông Morrison nhắc đến bộ phim từ năm 2013 về một gia đình tiền sử buộc phải ra khỏi hang động. "Mọi người muốn ở lại trong hang. Nhưng chúng ta không thể ở lại trong hang và chúng ta có thể ra ngoài an toàn", ông Morrison nói.

    Tranh luận về vấn đề này đã trở thành trận đấu không thân thiện giữa người dân và chính quyền các bang với chính phủ Úc về kế hoạch quốc gia nhằm mở cửa địa phận các bang trước Giáng sinh năm nay.


    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Thủ tướng Úc dùng phim về người tiền sử để thuyết phục dân sống chung với COVID-19tienphong.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc thử nghiệm thuốc điều trị Covid-19

    Tập đoàn Y Dược Quốc gia Trung Quốc (Sinopharm) mới đây cho biết, một loại thuốc điều trị Covid-19 của tập đoàn này đã được phê duyệt thử nghiệm lâm sàng.

    Theo thông báo của nhà sản xuất vaccine Trung Quốc - Công ty công nghệ sinh học Quốc gia (CNBG), một công ty con của Sinopharm, họ đã được phê duyệt thử nghiệm lâm sàng một loại thuốc điều trị Covid-19 dựa trên globulin miễn dịch của người (pH4) được phát triển từ huyết tương của người bệnh đã phục hồi hôm 30/8.

    Lý do vaccine Covid-19 cho trẻ em ở thế giới và Việt Nam triển khai chậm hơn người lớn; Lương thấp, người hùng ở Philippines rời tuyến đầu chống dịch - Ảnh 1.

    Thuốc điều trị Covid-19 của Sinopharm (Trung Quốc). Ảnh: CNBG.

    Đây là loại thuốc mới sử dụng chế phẩm sinh học để điều trị, cũng là loại thuốc đặc trị Covid-19 đầu tiên trên thế giới được điều chế từ huyết tương người khỏe mạnh sau khi đã được chủng ngừa bằng vaccine bất hoạt chống Covid-19.

    Ông Chu Kinh Tân, Trưởng dự án lâm sàng giai đoạn III toàn cầu về vaccine Covid-19 của CNBG cho biết: "Loại thuốc này sử dụng huyết tương của người bệnh đã hồi phục và người đã được miễn dịch làm nguyên liệu để bào chế, đồng thời đã cho tác dụng rất tốt đối với người bệnh chớm nặng và nặng trong thời kỳ sử dụng khẩn cấp trước đó."

    Bấm link để đọc bài viết gốc tại đây 

    Trung Quốc thử nghiệm thuốc điều trị Covid-19, Thái Lan đẩy nhanh tiêm chủng cho thai phụvov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vì sao vaccine Covid-19 cho trẻ em ở thế giới và Việt Nam lại triển khai lâu hơn so với người lớn?

    Không riêng Việt Nam, nhiều bậc phụ huynh trên thế giới đang ngày càng lo lắng khi số lượng trẻ em quay lại trường học nhưng chưa được tiêm chủng ngày càng nhiều. Đơn cử ở Mỹ, thanh thiếu niên từ 12 tuổi ở Mỹ đã có thể được tiêm vaccine phòng Covid-19, nhưng với lửa tuổi nhỏ hơn thì chưa.

    Mặc dù vaccine Covid-19 cho người lớn đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả, những số liệu đó không thể thay thế cho việc nghiên cứu trên trẻ em. CNN nhận định, vaccine dành cho trẻ em không thể đến sớm và quá trình này sẽ mất nhiều thời gian hơn một số dự kiến ​​ban đầu.

    Quá tải, lương thấp, người hùng ở Philippines rời tuyến đầu chống dịch; TT Putin lên tiếng về nguồn gốc COVID-19 - Ảnh 1.

    Mặc dù vaccine Covid-19 cho người lớn đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả, những số liệu đó không thể thay thế cho việc nghiên cứu trên trẻ em.

    Tiến sĩ Frank Esper, Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm ở trẻ em (Hoa Kỳ) giải thích, trẻ em không tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng dành cho người lớn ban đầu vì dữ liệu ban đầu chỉ ra rằng, những trường hợp bệnh nặng do Covid-19 có xu hướng xảy ra với người lớn (đặc biệt là ở người lớn tuổi). Các phản ứng lây nhiễm xảy ra ở trẻ em gần như không có.

    Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là trẻ em miễn dịch với Covid-19. Tiến sĩ bệnh lý học James Versalovic tại Bệnh viện Nhi Texas (thành phố Houston, bang Texas) lý giải rằng trẻ em và người lớn có những khác biệt về sinh học nên cần có những nghiên cứu riêng.

    "Trẻ em khác với người lớn. Cơ thể của trẻ em đang phát triển và sẽ phản ứng khác biệt. Chúng ta cần điều trị cho trẻ em theo một cách khác", ông Versalovic nói với CNN.

    Mời độc giả bấm link để đọc viết gốc tại đây 

    Vì sao vaccine Covid-19 cho trẻ em ở thế giới và Việt Nam lại triển khai lâu hơn so với người lớn?soha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Quá tải, lương thấp, nhân viên y tế Philippines bỏ việc trong đại dịch Covid-19

    Philippines đang phải đối phó với sự gia tăng mới của các ca mắc Covid-19 do biến thể Delta có khả năng lây truyền cao. Được biết đến như một nơi đào tạo và cung cấp các y tá số 1 cho thế giới, nay quốc gia này phải đối mặt với tình trạng thiết hụt khi các nhân viên y tế bỏ việc.

    James, một y tá 32 tuổi của khoa cấp cứu bệnh viện tại thủ đô Manila đã xin nghỉ việc vào giữa tháng 7 tại bệnh viện tỉnh nơi anh đã phục vụ hơn 7 năm. Đó là một quyết định khó khăn để đưa ra khi anh bắt buộc chọn giữa một công việc đã không được trả lương trong hai tháng qua và bảo vệ gia đình khỏi sự lây lan của virus. James và các nhân viên y tế khác của bệnh viện đã yêu cầu ban quản lý cung cấp chỗ ở để không mang virus về nhà bởi nhiều người trong số họ đã mắc Covid-19 nhưng lời đề nghị vẫn còn đang trong giai đoạn phê duyệt đã nhiều tháng nay. Đây là tình trạng chung của các nhân viên y tế Philippines.

    Quá tải, lương thấp, người hùng ở Philippines rời tuyến đầu chống dịch; TT Putin lên tiếng về nguồn gốc COVID-19 - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế Philippines xuống đường đòi quyền lợi. Ảnh: Rappler.

    Nhiều bệnh viện đã bị ảnh hưởng khi nhân viên y tế bỏ việc, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu nhân lực. Theo Hiệp hội các bệnh viện tư nhân của Philippines, vào năm 2020, khoảng 40% y tá Philippines tại các bệnh viện tư nhân đã nghỉ việc. Gần đây, Trung tâm Y tế St. Luke, một bệnh viện tư nhân lớn cũng gặp phải tình trạng tương tự khi các nhân viên y tế xin nghỉ việc, làm chao đảo hệ thống thăm sóc sức khỏe của bệnh viện vào đúng thời điểm số người nhập viện tăng cao chưa từng có.

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 25/8 nhấn mạnh, chính phủ Philippines phải thực hiện các biện pháp để đảm bảo rằng các nhân viên y tế nhận được sự hỗ trợ đầy đủ để tiếp tục điều trị bệnh nhân. Sự gia tăng các ca mắc Covid-19 và việc xử lý sai các quỹ công nhằm xử lý đại dịch Covid-19, trong đó có lợi ích của các nhân viên y tế đã làm dấy lên những chỉ trích.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Quá tải, lương thấp, nhân viên y tế Philippines bỏ việc trong đại dịch Covid-19vov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Israel tiêm liều vắc-xin Covid-19 thứ 4?

    Người phụ trách chương trình tiêm chủng Covid-19 của Israel, ông Salman Zarka, cho rằng nước này nên chuẩn bị tiêm liều vắc-xin thứ 4 cho người dân để đề phòng các biến thể mới.

    Lí do Brazil bất ngờ đình chỉ sử dụng hơn 12 triệu liều vaccine Sinovac - TT Putin lên tiếng về vấn đề nguồn gốc COVID-19 - Ảnh 1.

    Người phụ trách chương trình tiêm chủng Covid-19 của Israel, ông Salman Zarka, trong một cuộc họp vào ngày 29-8. Ảnh: The Times Of Israel

    Phát biểu trên đài phát thanh công cộng Kan của Israel ngày 4-9, ông Salman Zarka nói: "Với việc virus tiếp tục tồn tại, chúng ta cần chuẩn bị cho việc tiêm mũi thứ 4. Đây là cuộc sống của chúng ta từ nay trở đi, chung với những đợt sóng".

    Ông Salman Zarka cho rằng mũi vắc-xin tăng cường có thể được điều chỉnh để bảo vệ tốt hơn trước các biến thể mới như Delta. Tuy nhiên, ông không nói rõ thời điểm tiêm liều vắc-xin thứ 4.

    Vào tháng 8, ông Zarka cũng đưa ra ý kiến tương tự trên tờ The Times of Israel. Ông cho rằng phải cân nhắc tiêm liều vắc-xin tăng cường mỗi năm hoặc từ 5-6 tháng, dựa trên việc kháng thể suy giảm dần và sự xuất hiện những biến thể mới của virus.

    Ông Salman Zarka khi đó cho biết: "Với các bài học từ làn sóng thứ tư, chúng ta phải xem xét khả năng xảy ra các đợt tiếp theo với các biến thể mới, chẳng hạn như biến thể mới từ Nam Mỹ". Ông hy vọng rằng vào cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022, Israel sẽ có vắc-xin ứng phó tốt hơn với các biến thể.

    Israel là nước đầu tiên chính thức cho tiêm mũi vắc xin thứ 3 từ ngày 1-8 cho người từ 60 tuổi trở lên. Chương trình sau đó được mở rộng cho người từ 12 tuổi trở lên, ít nhất 5 tháng sau khi tiêm mũi thứ 2.

    Thủ tướng Naftali Bennett cũng cho biết việc tiêm mũi tăng cường đã mang lại kết quả khi giảm được lượng bệnh nhân nhập viện.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vaccine không cần kim tiêm giữ vai trò then chốt trong chống COVID-19 của Ấn Độ

    Lí do Brazil bất ngờ đình chỉ sử dụng hơn 12 triệu liều vaccine Sinovac - TT Putin lên tiếng về vấn đề nguồn gốc COVID-19 - Ảnh 1.

    Ấn Độ đã thông qua sử dụng khẩn cấp vaccine ZyCoV-D trong tháng 8. Ảnh: Zydus Cadila

    Tờ Strait Times (Singapore) đưa tin rằng Ấn Độ đã thông qua sử dụng khẩn cấp vaccine DNA đầu tiên của thế giới trong tháng 8. Vaccine DNA này có tên ZyCoV-D do công ty Ấn Độ Zydus Cadila sản xuất. ZyCoV-D không cần kim tiêm và được Ấn Độ thông qua sử dụng khẩn cấp cho người trưởng thành cũng như trẻ em trên 12 tuổi. Ngoài ra, ZyCoV-D cần được tiêm 3 mũi.

    ZyCoV-D được đưa vào cơ thể người qua một thiết bị đẩy dòng chất lỏng áp suất cao vào bề mặt da.

    Theo công ty Zydus Cadila, để sử dụng thiết bị đưa vaccine ZyCoV-D vào cơ thể người không cần kim tiêm, các nhân viên y tế sẽ trải qua quá trình đào tạo ngắn.

    Chuyên gia virus tại Đại học Ashoka (Ấn Độ)-ông Shahid Jameel lý giải rằng khu vực nằm dưới da có rất nhiều tế bào miễn dịch có thể "tóm được DNA và xử lý hiệu quả hơn tại cơ".

    Phương pháp không cần kim tiêm này được đánh giá cao có thể giảm lo lắng, khuyến khích thêm nhiều người, đặc biệt là trẻ em, đến tiêm vaccine.

    Kết quả tạm thời từ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba với hơn 28.000 tình nguyện viên cho thấy ZyCoV-D có hiệu quả 67% trong việc bảo vệ bệnh nhân có triệu chứng khỏi các tác động nghiêm trọng của COVID-19.

    Tỷ lệ hiệu quả này được đánh giá thấp hơn so với nhiều vaccine COVID-19 khác nhưng các chuyên gia đánh giá vẫn trong vùng chấp nhận được. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất vaccine có hiệu quả 50% vẫn đáng để sử dụng.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Australia: Số ca nhiễm COVID-19 tăng kỷ lục, tình hình có thể tồi tệ hơn

    Trong 24 giờ qua, Australia ghi nhận 1.756 ca nhiễm mới. Đây là ngày thứ ba liên tiếp nước này ghi nhận mốc cao kỷ lục. Trong số này, có 1.533 ca ở bang New South Wales (NSW) - bang đông dân nhất với thủ phủ là thành phố Sydney. Trong khi đó, bang đông dân thứ hai Victoria đã ghi nhận 199 ca nhiễm.

    Australia hiện đang vật lộn với làn sóng lây nhiễm nghiêm trọng nhất kể từ khi bùng phát dịch COVID-19. Nhà chức trách cảnh báo điều tồi tệ nhất vẫn ở phía trước. Hiện mới có 1/3 số người từ 16 tuổi trở lên đã được tiêm phòng. Với tốc độ hiện nay, dự kiến Australia có thể đạt mục tiêu 70% người dân được tiêm phòng vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11. Trong bối cảnh trên, Cơ quan Quản lý dược phẩm Australia (TGA) đã phê chuẩn việc tiêm vaccine của hãng Moderna cho trẻ em từ 12 tuổi.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vaccine Trung Quốc mới nhất đạt hiệu quả 97%

    Vaccine Trung Quốc mới nhất có tên V-01 đạt hiệu quả kháng thể tới 97% sau hai liều tiêm.

    Theo Tân Hoa Xã, vaccine COVID-19 tái tổ hợp V-01 được phát triển và sản xuất tại Trung Quốc đã được phê duyệt cho các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 ở Philippines.

    Vaccine V-01 được Viện Lý sinh thuộc Viện Khoa học Trung Quốc và Tập đoàn Dược phẩm Livzon (LivzonBio) ở tỉnh Quảng Đông phát triển.

    V-01 là vaccine sử dụng công nghệ protein tái tổ hợp với miền liên kết thụ thể (RBD) là kháng nguyên.

    Lí do Brazil bất ngờ đình chỉ sử dụng hơn 12 triệu liều vaccine Sinovac - Vaccine mới nhất của TQ đạt hiệu quả tới 97% - Ảnh 1.

    Vaccine Trung Quốc V-10 được sản xuất tại Tập đoàn Dược phẩm Livzon ở tỉnh Quảng Đông. Ảnh: Tân Hoa Xã

    Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Philippines đã chấp thuận cho phép thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 của vaccine V-01 để đánh giá tính an toàn và hiệu quả của nó. Quốc gia này đã bắt đầu tuyển những người lớn từ 18 tuổi trở lên để tham gia các cuộc thử nghiệm. Người tham gia đầu tiên đã được ghi danh vào ngày 25.8 và được tiêm liều đầu tiên.

    Theo ông Hu Zhenxiang, phó chủ tịch LivzonBio, báo cáo về giai đoạn 1 và giai đoạn 2 thử nghiệm vaccine V-01 cho thấy kết quả khả quan.

    Tổng số 1.060 người tham gia đã đăng ký thử nghiệm giai đoạn 1 và giai đoạn 2. Các thử nghiệm giai đoạn 2 có tổng cộng 880 người tham gia, bao gồm 440 người từ 18 đến 59 tuổi và 440 người từ 60 tuổi trở lên. Người lớn tuổi nhất tham gia là 83 tuổi. Kết quả cho thấy không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào liên quan đến vaccine. Các tác dụng phụ chỉ ở mức độ nhẹ và hết trong vòng 3 ngày.

    Về khả năng sinh miễn dịch, tỉ lệ chuyển đổi huyết thanh của kháng thể trung hòa đạt trên 97% sau hai liều V-01.

    Ông Hu lưu ý, vaccine V-01 có thể tạo ra các phản ứng miễn dịch nhanh chóng ở cả nhóm người lớn và nhóm cao tuổi. Trong khi đó, vaccine này cũng trải qua quá trình thử nghiệm các hoạt động vô hiệu hóa chống lại các biến thể của virus. Kết quả cho thấy V-01 có thể vô hiệu hóa biến thể Delta một cách hiệu quả.

    Ông Hu cho biết, năng lực sản xuất vaccine V-01 của Livzon hàng năm có thể đạt 3,5 tỉ liều.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Peru dỡ bỏ lệnh cấm các chuyến bay thương mại từ Brazil và Ấn Độ

    Ngày 4/9, cơ quan chức năng Peru quyết định dỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh đối với các chuyến bay từ Brazil và Ấn Độ có hiệu lực từ đầu năm đến nay, song vẫn tiếp tục áp dụng lệnh này đối với các chuyến bay từ Nam Phi trong khuôn khổ sắc lệnh khẩn cấp y tế phòng chống đại dịch COVID-19.

    Lí do Brazil bất ngờ đình chỉ sử dụng hơn 12 triệu liều vaccine Sinovac - TT Putin lên tiếng về vấn đề nguồn gốc COVID-19 - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Lima, Peru. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

    Giới chức y tế Peru phải liên tục áp dụng các biện pháp "đóng cửa" đối với những người đến từ Brazil, Nam Phi và Ấn Độ nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được phát hiện tại các quốc gia này. Theo quy định phòng chống dịch mới có hiệu lực đến ngày 19/9, lần đầu tiên kể từ đầu năm 2021 hai nước Brazil và Ấn Độ được loại khỏi danh sách các nước có nguy cơ nhập khẩu các biến thể mới nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, những người nhập cảnh vào Peru vẫn phải có chứng nhận đã tiêm đủ hai mũi vaccine ngừa COVID-19 hoặc có giấy xét nghiệm PCR âm tính được thực hiện trong 72 giờ trước khi đến quốc gia Nam Mỹ này.

    Hiện nay Peru đang tiếp tục đẩy mạnh chương trình tiêm chủng cho người dân với mục tiêu miễn dịch cho ít nhất 50% dân số vào cuối tháng này. Đến nay đã có gần 8,4 triệu người dân Peru hoàn tất hai mũi vaccine ngừa COVID-19, tương đương 26% dân số. Theo số liệu chính thức, Peru đã ghi nhận hơn 2,1 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có hơn 198.000 ca tử vong kể từ khi đại dịch này bùng phát hồi tháng 3/2020.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Brazil đình chỉ việc sử dụng hơn 12 triệu liều vaccine Sinovac

    Lí do Brazil bất ngờ đình chỉ sử dụng hơn 12 triệu liều vaccine Sinovac - TT Putin lên tiếng về vấn đề nguồn gốc COVID-19 - Ảnh 1.

    Ảnh: Reuters

    Reuters đưa tin, cơ quan quản lý y tế liên bang của Brazil, Anvisa hôm thứ Bảy (4/9) vừa đình chỉ việc sử dụng hơn 12 triệu liều vaccine COVID-19 do công ty TNHH Công nghệ sinh học Sinovac của Trung Quốc phát triển, do số vaccine này được sản xuất tại một nhà máy trái phép.

    Anvisa cho biết họ được Viện Butantan ở Sao Paulo thông báo về vụ việc từ ngày 3/9. Viện Butantan là một trung tâm y sinh hợp tác với Sinovac để kiểm tra và hoàn thiện vaccine tại địa phương. Theo đó, 25 lô vaccine - tương đương 12.1 triệu liều được chuyển đến Brazil đã được sản xuất tại một nhà máy trái phép.

    "Đơn vị sản xuất [số vaccine này] đã không được kiểm tra và không được Anvisa chấp thuận cấp phép sử dụng khẩn cấp loại vaccine đã đề cập", cơ quan quản lý cho biết. Lệnh cấm này được ban bố như "một biện pháp phòng ngừa để tránh gây rủi ro cho người dân".

    Viện Butantan cũng thông báo với Anvisa rằng 17 lô vaccine khác - tương đương 9 triệu liều, đã được cùng cơ sở trên sản xuất và đang trên đường đến Brazil.

    Trong thời hạn 90 ngày đình chỉ, Anvisa sẽ tìm cách kiểm tra nhà máy và tìm hiểu thêm về tính bảo mật của quá trình sản xuất.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vân Đồn đón chuyến bay đầu tiên thí điểm đón khách có hộ chiếu vaccine

    Chiều 4/9, sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh) đã đón chuyến bay quốc tế đầu tiên thí điểm chương trình cách ly y tế bảy ngày.

    Các công dân trên chuyến bay phải tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19.

    Chuyến bay mang số hiệu VN5311 chở 297 công dân Việt Nam từ Nhật Bản đã hạ cánh an toàn tại Cảng hàng không Quốc tế Vân Đồn lúc 13 giờ 30 phút.

    Vân Đồn thí điểm đón hành khách có hộ chiếu vaccine - TT Putin lên tiếng về vấn đề nguồn gốc COVID-19 - Ảnh 1.

    Hành khách nhận hành lý tại sân bay Vân Đồn. (Ảnh: TTXVN phát)

    Là chuyến bay đầu tiên áp dụng thí điểm chương trình cách ly y tế 7 ngày của Bộ Y tế, toàn bộ hành khách trên chuyến bay cần đáp ứng đủ hai điều kiện vừa phải tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 (liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm nhập cảnh); đồng thời phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (bằng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP) trong vòng 72 giờ trước khi xuất cảnh và được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại chứng nhận.

    Sau khi nhập cảnh tại sân bay Vân Đồn, hành khách đã di chuyển về khách sạn Novotel Hạ Long (Quảng Ninh) thực hiện cách ly y tế tập trung 7 ngày (rút ngắn 7 đến 14 ngày so với quy trình bình thường, tùy thuộc vào chủng biến thể COVID-19 nơi hành khách xuất cảnh).

    Toàn bộ quy trình đón tại sân bay và đưa hành khách về nơi cách ly được thực hiện quy củ, chuyên nghiệp, tuân thủ nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho toàn bộ hành khách và các lực lượng phục vụ chuyến bay tại đây.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Châu Âu bắt đầu năm học mới với nhiều biện pháp phòng dịch

    Thụy Điển yêu cầu các trường học phải tổ chức xét nghiệm nhanh cho tất cả mọi người trong trường nếu như phát hiện có học sinh bị ốm. Tờ Ttela viết: "Xét nghiệm rất đơn giản, như một lần súc miệng, học sinh không phải đưa que thử vào mũi họng vừa khó chịu lại vừa dễ sai cách. Bây giờ chỉ cần súc miệng rồi nhè một chút vào ống nghiệm" là xong. Phải cẩn thận như vậy, vì "không rõ chuyện gì sẽ xảy ra khi có học sinh chưa tiêm chủng và đã tiêm chủng ngồi lẫn với nhau trong phòng học".

    Tây Ban Nha dùng cách phân chia trường học thành 2 khu riêng biệt, một cho học sinh đã tiêm chủng xong, một cho những người chưa đủ 2 liều vaccine, theo tờ La Vanguardia. Vào thời điểm đầu năm học mới, "cứ 10 học sinh trung học ở thì có 6 đã tiêm chủng đầy đủ, và cuối tháng này sẽ là 8". Cứ đà tiêm chủng này thì rồi các lớp học sẽ sớm tái lập như cũ. Quy định của Tây Ban Nha cũng nêu rõ, mọi học sinh đều phải đến trường, "nhóm chưa tiêm xong chỉ bắt buộc phải học từ xa nếu như phát hiện ra lây nhiễm trong nhóm đó".

    TT Putin lên tiếng về vấn đề nguồn gốc COVID-19 - Đài Loan sắp nhận món quà có đi có lại từ 1 nước châu Âu - Ảnh 1.

    Các nước châu Âu đã bổ sung những khoản tiền lớn cho ngân sách giáo dục chỉ để bảo đảm an toàn cho trường học. Với Italy thì khoản tiền đó là 2,4 tỷ Euro, trong đó khoản lớn nhất "700 triệu mua khẩu trang và lắp đặt hệ thống thông gió" cho từng phòng học. "142 triệu Euro nữa dành để xây thêm phòng học", không để một lớp học nào có nhiều hơn 25 học sinh.

    Tại Đức, dù cho số lượng học sinh trên 12 tuổi tiêm chủng xong đã khá cao, nhưng các quy định phòng dịch trong trường học vẫn giữ nguyên, ít ra là ở một số bang phía Tây, theo tờ Tin tức vùng Rhin. Học sinh và giáo viên bắt buộc phải mang khẩu trang khi vào lớp, mỗi tuần phải xét nghiệm 2 lần, trừ những ai đã tiêm chủng đầy đủ hoặc đã bình phục thì mới được miễn xét nghiệm.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Sinopharm giới thiệu vaccine ngừa COVID-19 thế hệ mới

    TT Putin lên tiếng về vấn đề nguồn gốc COVID-19 - Sinopharm giới thiệu loạt vũ khí mới chống biến thể Delta, hiệu quả ra sao? - Ảnh 1.

    Sinopharm đã giới thiệu bốn loại vaccine COVID-19 mới, được phát triển theo 3 công nghệ, là bất hoạt, tái tổ hợp gen và công nghệ mRNA. 

    Công ty dược phẩm Sinopharm của Trung Quốc mới đây đã công bố một loạt vaccine và thuốc COVID-19 mới, được phát triển nhằm đối phó các biến thể của virus SARS-CoV-2 và tăng tốc độ phục hồi của bệnh nhân.

    Theo Sinopharm, các vaccine mới đã hoàn thành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và giai đoạn 2, công ty đang liên hệ với nước ngoài để thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.

    Đại diện của Sinopharm, vaccine protein tái tổ hợp và vaccine bất hoạt thế hệ thứ hai hoạt động tốt trong việc chống lại biến thể Delta trong giai đoạn thử nghiệm 1 và 2.

    Ngoài ra, Sinopharm cũng đã giới thiệu hai loại thuốc đặc trị COVID-19, một loại là globulin miễn dịch, loại thuốc này đã được phê duyệt để thử nghiệm lâm sàng vào ngày 30/8, và loại còn lại là kháng thể đơn dòng có thể vô hiệu hóa hiệu quả biến thể Delta.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng thống Putin lên tiếng về vấn đề nguồn gốc COVID-19

    TT Putin lên tiếng về vấn đề nguồn gốc COVID-19 - Đài Loan sắp nhận món quà có đi có lại từ 1 nước châu Âu - Ảnh 1.

    Ảnh: Reuters

    Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế phương đông ở thành phố Vladivostok hôm 3/9, Tổng thống Putin đã kêu gọi các quốc gia trên thế giới đoàn kết chống dịch COVID-19, không nên chính trị hóa vấn đề nguồn gốc của dịch bệnh.

    "Cố gắng xác định nguyên nhân của một vấn đề là việc nên làm, nhưng chính trị hóa thì không nên", ông Putin nhấn mạnh.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hàng không quốc gia Philippines xin phá sản vì đại dịch

    Trong ngày 4/9, các nước ASEAN ghi nhận trên 72.700 ca nhiễm mới và 1.707 ca tử vong, đưa tổng số ca tử vong trong khối vượt mốc 230.000 ca. Do gánh nặng đại dịch, hãng hàng không lâu đời nhất Đông Nam Á, Philippine Airlines đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản ở Mỹ.

    Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 4/9, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 72.716 ca mắc mới COVID-19 và 1.707 ca tử vong. Tổng số ca bệnh hiện đã lên tới 10.422.123 trường hợp và 230.637 ca tử vong. Toàn khối có 9.161.263 bệnh nhân đã bình phục.

    Hãng hàng không quốc gia Philippine Airlines (PAL) của Philippines ngày 4/9 cho biết đã đệ đơn xin bảo hộ phá sản tại Mỹ để cắt giảm 2 tỷ USD tiền nợ hiện nay trong bối cảnh hãng đang cố gắng để sống sót qua những tác động của đại dịch COVID-19.

    Hãng cho biết việc đệ đơn phá sản sẽ cho phép hãng tái cơ cấu các hợp đồng và cắt giảm ít nhất 2 tỷ USD tiền nợ trong khi nhận được 655 triệu USD vốn mới theo Chương 11 của luật phá sản. PAL cũng sẽ giảm 25% phi đội của mình và đàm phán lại các hợp đồng nhằm giảm tiền thuê.

    Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Tài chính Nilo Thaddeus Rodriguez cho biết: "PAL sẽ tiếp tục các chiến dịch kinh doanh như bình thường trong khi hoàn tất việc tái cơ cấu mạng lưới, phi đội và tổ chức của mình".

    Đài Loan sắp nhận món quà có đi có lại từ 1 nước châu Âu - Hàng không quốc gia Philippines xin phá sản vì COVID-19 - Ảnh 1.

    Philippine Airlines đã hứng chịu khoản lỗ kỷ lục 71,8 tỉ peso trong năm 2020. Ảnh: Reuters

    Theo ông Rodriguez, trong các thỏa thuận đạt được với các nhà cung ứng, bên cho vay và các chủ cho thuê hợp đồng, PAL sẽ có 505 triệu USD để thực hiện kế hoạch phục hồi. Số tiền này sẽ được chuyển thành chứng khoán và nợ dài hạn của công ty. Ngoài ra, công ty sẽ có thêm 150 triệu USD trong quỹ nợ sau khi hoàn tất tiến trình tái cơ cấu "trong vài tháng nữa".

    Chủ tịch PAL Gilbert Santa Maria cho biết lượng đi lại bằng đường hàng không ở Philippines đã giảm 75% từ mức 30 triệu lượt khách năm 2019 xuống còn 7 triệu lượt khách trong năm 2020 do các biện pháp hạn chế nhằm chống dịch COVID-19. Hãng đã phải hủy hơn 80.000 chuyến bay, khiến doanh thu giảm 2 tỷ USD và phải sa thải 2.300 nhân viên.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ba Lan sẽ tặng Đài Loan 400.000 liều vaccine AstraZeneca

    Bộ Ngoại giao Ba Lan hôm 4/9 cho biết nước này sẽ tặng đảo Đài Loan 400.000 liều vaccine AstraZeneca nhằm giúp đảo này đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng.

    Theo Reuters, hiện tại đảo Đài Loan mới chỉ tiêm chủng đủ 2 liều vaccine cho khoảng 5% trong tổng số 23,5 triệu dân.

    Ba Lan cho biết việc tặng vaccine cho Đài Loan là một động thái có đi có lại sau khi chính quyền đảo này tặng thiết bị y tế cho Ba Lan trong giai đoạn đầu đại dịch.

    Ngoài Ba Lan, Slovakia, Cộng hòa Séc và Litva gần đây cũng đã viện trợ hoặc hứa viện trợ vaccine cho Đài Loan - sau khi đảo này nhiều lần từ chối nhận vaccine từ Trung Quốc do "nghi ngờ về độ an toàn" của vaccine do Trung Quốc sản xuất.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Quốc gia Đông Nam Á tuyên bố “sống chung với Covid-19” giờ ra sao?

    Singapore là một trong những quốc gia đi đầu trong chiến dịch tiêm chủng trên thế giới, đặt mục tiêu sống chung với Covid-19, nay vẫn tiếp tục duy trì các biện pháp kiểm soát dịch bệnh trước sự lây lan của biến thể Delta, cũng như bắt đầu tiêm mũi thứ ba cho người dân.

     - Ảnh 1.

    Singapore đang trên lộ trình sống chung với Covid-19.

    Hôm 3.9, Singapore công bố kế hoạch bắt đầu tiêm nhắc lại cho những người trên 60 tuổi và nhóm người bị suy giảm miễn dịch. Kế hoạch dự kiến được thực hiện ngay trong tháng 9, theo Bloomberg.

    Singapore đã bắt đầu chiến lược sống chung với Covid-19 sau khi đạt mục tiêu tiêm chủng cho 80% người dân. Mục tiêu này đã được hoàn thành vào tuần trước. Singapore nới lỏng các hạn chế đối với lao động nhập cư, cấp visa cho người đã tiêm chủng đầy đủ đến từ Đức và Brunei.

    Giới chức Singapore bày tỏ sự thận trọng sau khi số ca nhiễm trong cộng đồng lên tới hơn 200 vào ngày 3.9. Đây là ngày Singapore có số ca nhiễm cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát vào năm ngoái.

    Là một trong những quốc gia đi đầu trong chiến dịch tiêm chủng, Singapore đã lên kế hoạch tăng cường xét nghiệm và cho phép những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ chữa trị tại nhà.

    Các bộ trưởng Singapore trước đó đã dự đoán về sự gia tăng số ca mắc mới sau khi nới lỏng các hạn chế, trong chiến lược "sống chung với Covid-19". Singapore cũng khẳng định tình hình đang nằm trong tầm kiểm soát, với 528 ca bệnh nặng đang được theo dõi sát sao.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    "Sống chung với COVID-19" kiểu Trung Quốc: phát hiện sớm, báo cáo sớm, cách ly sớm và điều trị sớm

    Trung Quốc đeo đuổi chiến lược "Zero COVID" (Không ca COVID) nhưng bản chất đó là sống chung với dịch theo kiểu Trung Quốc. 

    Trong đó, Trung Quốc đặt ra mục tiêu phải quyết liệt dập dịch với phương châm 4 sớm gồm: phát hiện sớm, báo cáo sớm, cách ly sớm và điều trị sớm. Khi mọi thứ đều sớm, dịch cũng được dập sớm và kinh tế ít bị ảnh hưởng nhất. Việc bao vây phong tỏa triệt để chỉ diễn ra tại ổ dịch.

    Tại Tổ hợp vui chơi giải trí Universal Studio lớn hàng đầu thế giới ở Bắc Kinh, dù có dịch hay không có dịch, thành phố đều giữ nguyên cơ chế kiểm soát dịch tại cổng ra vào tất cả các khu công cộng bằng việc đo thân nhiệt và kiểm soát mã quét sức khỏe QR. Việc duy trì thường xuyên kiểm soát người dân đã giúp ngành chức năng sớm phát hiện ca bệnh.

     - Ảnh 1.

    Trung Quốc đeo đuổi chiến lược "Zero COVID" với phương châm 4 sớm. (Ảnh: AP)

    Với chiến lược "Không ca COVID", Trung Quốc quyết liệt thực hiện 4 sớm, dù chỉ phát hiện một vài ca vẫn triệt để phong tỏa chặt tại ổ dịch. Cơ sở dữ liệu lớn Big Data đã giúp cơ quan chức năng nước này nhanh chóng phong tỏa ổ dịch, người dân không được đi đâu. Bên cạnh đó, còn có xét nghiệm nhiều lần trên diện rộng xung quanh ổ dịch để truy vết ca bệnh ngoài cộng đồng. Thậm chí, ở thành phố Dương Châu, 4,5 triệu dân đã được xét nghiệm 12 lần. Ở các khu vực bên cạnh, việc sản xuất, sinh hoạt của người dân vẫn diễn ra bình thường..

    Đến nay, Trung Quốc đã tiêm cho người dân hơn 2 tỷ liều vaccine nội địa, chủ yếu là Sinopharm và Sinovac. Hơn 2/3 dân số đã được tiêm đủ 2 liều. Trung Quốc đặt mục tiêu 80% dân số được tiêm để đạt miễn dịch cộng đồng vào cuối năm nay.

    Dù không nói ra, nhưng thực chất những gì mà nước này đang làm là sống chung với COVID-19 theo kiểu Trung Quốc. Giới chức y tế nhấn mạnh, một khi chưa đạt miễn dịch cộng đồng, Trung Quốc vẫn tiếp tục siết chặt các biện pháp nhằm đóng cửa với thế giới.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Toàn thế giới ghi nhận 220,9 triệu ca mắc COVID-19

    Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 23h30 ngày 4/9 (giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng 220.903.569 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó bao gồm 4.571.517 ca tử vong.

    Biến thể Delta vẫn đang khiến tình hình dịch bệnh tại nhiều khu vực, đặc biệt là tại Đông Nam Á, diễn biến phức tạp.

     - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại