Cập nhật lúc

Tin mừng: Nghiên cứu mới phát hiện giai đoạn miễn dịch cực mạnh với vắc-xin Covid-19

Thế giới ghi nhận nhiều diễn biến nóng ở nhiều khu vực.

Tin mừng: Nghiên cứu mới phát hiện giai đoạn miễn dịch cực mạnh với vắc-xin Covid-19
23
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Tiểu hành tinh lớn hơn tháp Eiffel sắp lao vào quỹ đạo Trái Đất

    Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cảnh báo một tiểu hành tinh khổng lồ lớn hơn cả tháp Eiffel sẽ lao vào quỹ đạo của Trái Đất chỉ trong vòng 1 tuần nữa.

    Tờ New York Post đưa tin tiểu hành tinh có chiều dài gần 330 m đang lao về phía Trái Đất và sẽ lướt qua hành tinh chúng ta vào ngày 11-12. NASA đã theo dõi tiểu hành tinh 4660 Nereus vì nó dài hơn 150 m và sẽ đến cách Trái Đất 7 triệu km.

    Tin mừng: Nghiên cứu mới phát hiện giai đoạn miễn dịch cực mạnh với vắc-xin Covid-19 - Ảnh 1.

    Tiểu hành tinh 4660 Nereus. Ảnh: NASA

    Điều này khiến 4660 Nereus rơi vào loại "có khả năng nguy hiểm". Dù vậy, chúng ta không cần phải hoảng sợ vì các nhà khoa học dự đoán Nereus sẽ không va chạm với Trái Đất. Nếu mọi thứ đúng với tính toán, tiểu hành tinh này chỉ lao ngang qua Trái Đất với vận tốc hơn 23.000 km/h.

    Các nhà khoa học đang theo dõi hàng ngàn NEO để xem chúng có đang trên đường va chạm với Trái Đất hay không. 

    Bất cứ vật thể nào di chuyển nhanh trong vòng 7 triệu km đều được các tổ chức không gian thận trọng coi là "có khả năng nguy hiểm".

    Chỉ một thay đổi nhỏ trong quỹ đạo của chúng có thể gây ra thảm họa cho Trái Đất.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc theo dõi chặt biến thể Omicron trước thềm Olympic mùa Đông

    Ban Tổ chức Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh 2022 hôm nay (3/12) cho biết, đang theo dõi sát sao biến thể Omicron và sẽ có những điều chỉnh chính sách chống dịch phù hợp với tình hình thực tế.

    Tin mừng: Nghiên cứu mới phát hiện giai đoạn miễn dịch cực mạnh với vắc-xin Covid-19 - Ảnh 1.

    Ông Triệu Vệ Động, Trưởng ban Báo chí và Tuyên truyền thuộc Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh. Ảnh: SCIO

    Phát biểu tại cuộc họp báo giới thiệu về công tác chuẩn bị Olympic mùa Đông tổ chức tại Bắc Kinh, ông Triệu Vệ Đông, Trưởng ban Báo chí và Tuyên truyền thuộc Ban Tổ chức Thế vận hội khẳng định, Bắc Kinh luôn đặt công tác phòng chống dịch lên hàng đầu, bởi nếu không thể đảm bảo an toàn phòng dịch thì sẽ không có một kỳ Olympic thành công.

    Ông cho biết, trong thời gian diễn ra sự kiện thể thao này, hàng loạt các biện pháp phòng chống dịch toàn diện sẽ được áp dụng nhằm giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh du nhập và lây lan, đảm bảo sức khỏe của những người tham gia và người dân các thành phố đăng cai, cũng như đảm bảo các trận thi đấu diễn ra an toàn và suôn sẻ theo đúng lịch trình.

    Đề cập đến sự xuất hiện của biến thể mới Omicron, ông cho biết, Ban Tổ chức Thế vận hội rất quan tâm và đang tiếp tục quan sát, đánh giá tác động mà biến thể này có thể gây ra cho Olympic mùa Đông.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hầu hết mũi thứ 3 của các loại vắc xin COVID-19 giúp tăng cường miễn dịch mạnh

    Hầu hết mũi thứ 3 của 7 loại vắc xin COVID-19 hiện có giúp tăng cường miễn dịch mạnh mẽ, báo Tuổi trẻ dẫn nguồn nghiên cứu mới trên tạp chí y khoa The Lancet cho biết. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng lưu ý cách kết hợp vắc xin đem lại hiệu quả khác nhau.

    Các nhà nghiên cứu ở Anh đã bắt đầu theo dõi khoảng 3.000 người từ tháng 6 năm ngoái để so sánh các cách kết hợp vắc xin và tác dụng của chúng sau liều nhắc lại thứ 3. Những người tham gia nghiên cứu đã được tiêm ngừa COVID-19 đầy đủ bằng vắc xin AstraZeneca hoặc Pfizer-BioNTech.

    Mũi tiêm thứ 3 là một trong hai loại vắc xin trên hoặc CureVac, Moderna, Novavax, Valneva hay Janssen. Số còn lại được tiêm giả dược.

    Theo kết quả nghiên cứu vừa được công bố 3/12, gần như tất cả người tham gia, ngoài những người được dùng giả dược, đều tăng phản ứng miễn dịch. Các cá nhân  tiêm vắc xin Pfizer-BioNTech ban đầu và tiêm bổ sung bằng Valneva thì không có sự khác biệt đáng chú ý.

    "Tất cả loại vắc xin đều giúp tăng miễn dịch mạnh ở người lớn tuổi và trẻ tuổi. Tuy nhiên, phản ứng giữa các mũi vắc xin bổ sung cụ thể có sự khác biệt rõ rệt, phù hợp với dữ liệu từ các nghiên cứu khác", nghiên cứu cho hay.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Dư luận Campuchia về việc con trai ông Hunsen "kế nghiệp cha"

    Hôm qua (2/12), Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã tuyên bố ủng hộ con trai cả là Tướng Hun Manet làm thủ tướng tương lai nếu ông được chọn thông qua một cuộc bầu cử. Dư luận Campuchia đã có nhiều ý kiến bày tỏ sự ủng hộ.

    Phong trào ủng hộ mạnh mẽ này xuất hiện sau khi Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Sen tuyên bố ủng hộ người con trai cả Hun Manet là một trong những ứng cử viên Thủ tướng trong tương lai. Tuy nhiên, Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia nêu rõ, ông Hun Manet cũng phải thông qua bầu cử, chứ không phải bằng bất cứ cách nào khác.

    Phản ứng của dư luận Campuchia về việc con trai ông Hunsen kế nghiệp cha - Ảnh 1.

    Tướng Hun Manet

    Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quản lý đất đai, Quy hoạch đô thị và Xây dựng Campuchia Chea Sophara đã ra văn bản khẳng định, "ủng hộ tuyên bố của Thủ tướng Hun Sen về việc lựa chọn ông Hun Manet là ứng cử viên Thủ tướng tương lai".

    Cũng trong ngày hôm qua và hôm nay, hàng loạt các lãnh đạo cấp cao như: ông Kun Kim - Bộ trưởng cấp cao phụ trách các nhiệm vụ đặc biệt, ông Keut Rith - Bộ trưởng Bộ Tư Pháp, ông Suy Sem - Bộ trưởng Bộ Mỏ và Năng lượng, ông Sao Sokha - Tư lệnh lực lượng Hiến binh Hoàng gia,… cùng nhiều người dân đã bày tỏ ủng hộ ông Hun Manet làm ứng cử viên Thủ tướng Campuchia trong tương lai.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Singapore sở hữu test kit phát hiện được biến thể mới Omicron

    Singapore tuyên bố, cuộc chiến chống biến thể mới Omicron của nước này đã được tiếp thêm sức mạnh nhờ 2 bộ xét nghiệm PCR do công ty công nghệ trong nước Acumen Diagnostics phát triển, Straits Times đưa tin.

    Theo ST, hai bộ test PCR Acu-Corona 2.0 và Acu-Corona Duplex - hiện đang được Singapore sử dụng - có thể phát hiện được các ca nhiễm biến thể Delta và cả Omicron. 

    Acumen Diagnostics cho biết, vì các bộ kit được sản xuất trong nước nên có giá thành rẻ bằng một nửa so với các loại ngoại nhập và có thể được triển khai nhanh chóng phục vụ công tác xét nghiệm. 

    Thông tin được đưa ra trong bối cảnh Singapore công bố ghi nhận 2 ca nhiễm biến thế Omicron tại nước này. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Singapore sở hữu test kit phát hiện được biến thể mới Omicron

    Singapore tuyên bố, cuộc chiến chống biến thể mới Omicron của nước này đã được tiếp thêm sức mạnh nhờ 2 bộ xét nghiệm PCR do công ty công nghệ trong nước Acumen Diagnostics phát triển, Straits Times đưa tin.

    Theo ST, hai bộ test PCR Acu-Corona 2.0 và Acu-Corona Duplex - hiện đang được Singapore sử dụng - có thể phát hiện được các ca nhiễm biến thể Delta và cả Omicron. 

    Acumen Diagnostics cho biết, vì các bộ kit được sản xuất trong nước nên có giá thành rẻ bằng một nửa so với các loại ngoại nhập và có thể được triển khai nhanh chóng phục vụ công tác xét nghiệm. 

    Thông tin được đưa ra trong bối cảnh Singapore công bố ghi nhận 2 ca nhiễm biến thế Omicron tại nước này. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Núi quặng "khủng" top 3 thế giới ở Việt Nam: Tiềm năng vô hạn, nước nào cũng khao khát

    Việt Nam có một lượng lớn tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản, bao gồm than, phốt phát, đất hiếm, bauxit, cromat, đồng, vàng, sắt, mangan, bạc, kẽm, mỏ dầu khí ngoài khơi, gỗ, thủy điện,...

    Reuters từng đưa tin: "Các nhà địa chất cho biết Việt Nam có một lượng lớn đồng, vàng, thiếc, chì, kẽm, đá quý, niken, kim loại công nghiệp và màu, đất sét và phốt phát".

    Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS), Việt Nam được ước tính là nước có trữ lượng quặng bauxit lớn thứ 3 thế giới, sau Guinea và Australia. Phần lớn trữ lượng bauxit của Việt Nam nằm ở Tây Nguyên, thường được khai thác theo dải và được sử dụng để sản xuất nhôm. Theo ước tính của Bộ Công Thương Việt Nam, trữ lượng của Việt Nam ở Tây Nguyên lên tới 5,4 tỷ tấn.

    Bauxit là một loại đá trầm tích có hàm lượng nhôm cao. Do đó, nó là nguồn chính để sản xuất nhôm thành phẩm và các sản phẩm liên quan khác. 

    Theo khảo sát của USGS, nguồn tài nguyên bauxit toàn cầu ước tính vào khoảng từ 55 tỷ đến 75 tỷ tấn và đủ để đáp ứng nhu cầu kim loại của thế giới trong tương lai.

    Giá nhôm đã đạt mức cao nhất trong 13 năm qua do cuộc khủng hoảng năng lượng, làm giảm nguồn cung kim loại này. Nhôm tăng 2,8% lên 3.049 USD/tấn trên Sàn giao dịch kim loại London vào tháng 10, mức cao nhất kể từ tháng 7/2008, dẫn đến mức tăng chung giữa các kim loại cơ bản.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Núi quặng 'khủng' top 3 thế giới ở Việt Nam: Tiềm năng vô hạn, nước nào cũng khao khátsoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    New York ghi nhận số ca Covid-19 khủng, các bệnh viện chật kín

    Reuters cho biết 11.300 ca mắc mới Covid-19 ở bang New York là con số hằng ngày cao nhất kể từ tháng 1 năm nay.

    Đáng chú ý, tổng số bệnh nhân nhập viện vì Covid-19 đã tăng hơn 1.000 trường hợp trong 1 tháng, đạt 3.093 trường hợp vào ngày 1-12. Tính đến ngày 2-12, 56 bệnh viện ở bang New York - bao gồm bệnh viện trung tâm y tế Albany, bệnh viện Mercy ở Buffalo, trung tâm y tế Do Thái Long Island và bệnh viện núi Sinai - chỉ còn trống khoảng 10% giường bệnh hoặc ít hơn.

    Thống đốc Kathy Hochul tuần trước cho phép các quan chức địa phương hạn chế thủ tục rườm rà tại các bệnh viện chỉ còn trống dưới 10% giường bệnh nhằm giảm tải áp lực và giải quyết tình trạng thiếu nhân viên y tế.

    Hai khu vực chịu ảnh hưởng bởi Covid-19 nặng nhất ở New York là vùng phía Tây và Finger Lakes với tỉ lệ dương tính với Covid-19 là hơn 10%.

    Bà Hochul ngày 2-12 kêu gọi người dân New York tiêm phòng Covid-19, đeo khẩu trang đầy đủ và lưu ý sự gia tăng số ca mắc Covid-19 và nhập viện là ở nhóm người chưa tiêm vắc-xin. Hiện New York có khoảng 66,7% dân số đã tiêm phòng Covid-19 đầy đủ.

    Bà Hochul cũng xác nhận 5 ca mắc biến thể Omicron tại bang New York. Ngay sau khi phát hiện biến thể Omicron, Nhà Trắng thông báo hạn chế đi lại từ các nước phía Nam châu Phi và 7 nước khác, nơi biến thể Omicron được ghi nhận nhiều nhất.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lời "tiên tri" của Lý Quang Diệu về ông Tập và số phận Trung Quốc: Chuẩn không cần chỉnh!

    Ấn tượng đầu tiên của Lý Quang Diệu về Tập Cận Bình là một người cực kỳ phóng khoáng, cũng không hề hẹp hòi. Ông Tập suy nghĩ thấu đáo về nhiều vấn đề và không muốn khoe khoang sự hiểu biết của mình. Ông Tập thiếu sự thân thiện của Giang Trạch Dân (cựu Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc) và cũng không kiểu cách như Hồ Cẩm Đào, nhưng có vẻ trang trọng. Lý Quang Diệu cho rằng Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela là cùng một kiểu người.

    Lý Quang Diệu đánh giá, Tập Cận Bình "là một lãnh đạo rất có khả năng. Ông ấy đã trải qua nhiều vấn đề. Cha ông ấy đã bị đưa về nông thôn. Ông ấy cũng thế, bị gửi về nông thôn, và đã lặng lẽ tiến lên, thăng tiến tại tỉnh Phúc Kiến. Rồi khi bí thư đảng ủy Thượng Hải bị phát hiện tham nhũng, người ta đã chuyển ông Tập từ Phúc Kiến đến Thượng Hải. Ở Thượng Hải, ông ấy được công nhận và được chuyển tới Bắc Kinh. Những chuyện này là ngẫu nhiên, nhưng nó cho thấy ông ấy có sức chịu đựng rất tốt để có thể vượt qua khó khăn".

    Trong cuốn sách năm 2013, Lý Quang Diệu nhận định, rất khó đoán về việc Tập Cận Bình sẽ áp dụng những chính sách gì và ông sẽ tìm kiếm di sản chính trị nào cho bản thân.

    Ông chỉ ra rằng, "với những thách thức trong nước, Trung Quốc đang ở trong giai đoạn quan trọng, và Tập Cận Bình sẽ tập trung giải quyết những vấn đề này. Nhìn rộng ra, điều này còn phụ thuộc vào những sự việc bất thường bên ngoài cần phải giải quyết trước mắt. Trong trường hợp xảy ra bất trắc, kế hoạch trên sẽ bị ảnh hưởng".

    "Nhưng tôi tin rằng ông ấy sẽ không bị bất ngờ, và có những cách ứng phó phù hợp. Tập Cận Bình có ảnh hưởng rất lớn. Tôi tin rằng ông ấy có thể lãnh đạo tốt ĐCSTQ. Từng là quân nhân nên ông ấy cũng rất có uy tín trong quân đội", Lý Quang Diệu viết.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Lời 'tiên tri' của Lý Quang Diệu về ông Tập và số phận Trung Quốc: Chuẩn không cần chỉnh!soha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Na Uy có nguy cơ trở thành ổ dịch nhiễm biến thể Omicron lớn nhất châu Âu

    Na Uy đang có nguy cơ trở thành ổ dịch biến thể Omicron lớn nhất khu vực châu Âu khi đã ghi nhận 5 trường hợp nhiễm biến thể này trong 1 ổ dịch COVID-19 gồm khoảng 50 người, theo Báo Tin tức.

    Siêu biến thể lan toàn cầu, vẫn chưa xác định bệnh nhân số 0 là ai; 2 nước gần Việt Nam dính đòn - Ảnh 1.

    Hình ảnh minh họa biến thể Omicron (phải) và Delta (trái). Ảnh: Getty Images/TTXVN

    Ngày 2/12, Chính phủ Na Uy công bố tái áp đặt các biện pháp phòng dịch, bắt buộc người nhập cảnh, cả người đã tiêm chủng và chưa tiêm chủng, đều phải tiến hành xét nghiệm với COVID-19 trong 24 giờ sau khi nhập cảnh.

    Tại khu vực có tỷ lệ lây nhiễm cao, như vùng thủ đô Oslo, người dân sẽ phải thực hiện một loại các quy định bắt buộc như đeo khẩu trang khi sử dụng phương tiện công cộng, khi đến các trung tâm thương mại, cửa hàng hoặc sử dụng taxi. Quy định mới cùng yêu cầu mọi người làm việc tại nhà nếu có thể và hạn chế số lượng người tham gia các sự kiện được tổ chức trong không gian kín dưới 100 người.

    Na Uy công bố các biện pháp trên sau khi phát hiện ít nhất 5 ca nhiễm Omicron trong một ổ dịch có khoảng từ 50 đến 60 người có kết quả dương tính với COVID-19 sau bữa tiệc mừng Lễ Tạ ơn tuần trước.

    Hiện cơ quan chức năng Na Uy vẫn đang tiến hành thêm các xét nghiệm để xác định liệu có thêm các ca nhiễm Omicron trong ổ dịch này hay không. Bộ trưởng Y tế Na Uy Ingvild Kjerkol bày tỏ quan ngại về ổ dịch này khi số người nhiễm COVID-19 chiếm hơn một nửa số người tham dự sự kiện, và tất cả đều đã hoàn thành tiêm chủng

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chính phủ Mỹ khó thoát đóng cửa?

    Một số thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa tìm cách cản trở thông qua dự luật ngân sách tạm thời trong nỗ lực ngăn chặn chính sách tiêm chủng của Tổng thống Mỹ Joe Biden.

    Chính phủ Mỹ tiến gần hơn nguy cơ đóng cửa vào nửa đêm 3-12 (giờ địa phương) theo sau lời đe dọa của một nhóm thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa (GOP). Những người này đã tận dụng hạn chót đang đến gần nói trên để gây sức ép mới lên quyết định bắt buộc tiêm vắc-xin Covid-19 của Tổng thống Joe Biden.

    Theo sắc lệnh được ông Biden ban hành trong năm nay, doanh nghiệp tư nhân có từ 100 người lao động trở lên phải tiêm chủng cho toàn bộ nhân viên hoặc có một chiến lược xét nghiệm toàn diện. Lệnh tiêm chủng bắt buộc cũng được áp dụng đối với nhân viên liên bang và quân nhân với hy vọng ngăn chặn được đại dịch đã cướp đi sinh mạng của hơn 780.000 người Mỹ cho đến giờ.

    Tuy nhiên, quyết định của ông Biden đang đối mặt thách thức pháp lý và sự phản đối mạnh mẽ của nhiều thành viên GOP. Vào đầu tháng 11, một số thượng nghị sĩ GOP đe dọa sẽ dùng mọi công cụ có thể, kể cả cản trở dự luật ngân sách tạm thời sắp tới, trong nỗ lực ngăn chặn chính sách tiêm chủng bị xem là "vi hiến" của ông Biden.

    Đến ngày 1-12, họ phát đi tín hiệu sẵn sàng biến lời đe dọa trên thành hiện thực khi đòi hỏi một cuộc bỏ phiếu về biện pháp ngăn cấp ngân sách liên bang cho chính sách vắc-xin của ông chủ Nhà Trắng.

    Liên tiếp 2 nước gần Việt Nam xuất hiện siêu biến thể; Chuyên gia nêu thời hạn Omicron hoành hành - Ảnh 1.

    Các thượng nghị sĩ rời đi sau một cuộc họp ở trụ sở Quốc hội Mỹ tại thủ đô Washington hôm 1-12 Ảnh: REUTERS

    Bước đi trên lập tức gây chia rẽ nội bộ GOP, chọc giận các thành viên Đảng Dân chủ và đe dọa đến các cuộc thảo luận giữa hai đảng về vấn đề chi tiêu liên bang.

    Ông Chuck Schumer, lãnh đạo phe đa số của Đảng Dân chủ tại Thượng viện, dù nhận định cuộc thảo luận đang "đạt tiến triển" nhưng vẫn không khỏi lo lắng về nguy cơ kịch bản chính phủ đóng cửa, "dẫn đến sự hỗn loạn cho hàng triệu người Mỹ".

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Chính phủ Mỹ khó thoát đóng cửa?soha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hành trình tìm ra "siêu biến thể" Omicron tại điểm nóng Nam Phi: Thế giới hỗn loạn vì một biến chủng Covid bí ẩn

    Biến thể Omicron được tìm ra như thế nào? Mọi chuyện bắt nguồn từ những dấu hiệu lạ, do các nhà khoa học Nam Phi nhận thấy.

    Chuyên gia bó tay, chưa xác định bệnh nhân số 0: Nam Phi hàm oan khi bị coi là nguồn bệnh? - Ảnh 1.

    Những ngày đầu của tháng 11, các kỹ thuật viên trong Phòng thí nghiệm Lancet ở Pretoria (Nam Phi) phát hiện ra những điều kỳ lạ khi xử lý các mẫu bệnh phẩm liên quan đến virus corona.

    Đặc biệt, những mẫu bệnh ấy thiếu đi một loại gene vốn có trong các biến thể thông thường của virus này. Xét nghiệm PCR cũng không tìm được một số chỉ số thường gặp - một dấu hiệu cho thấy virus đã thay đổi.

    Vài ngày sau đó, hiện tượng tương tự xảy ra với phòng thí nghiệm của Lancet ở Johannesburg (Nam Phi). Tiến sĩ Allison Glass, chuyên gia dịch tễ của Lancet nhận định phát hiện này trùng thời điểm với việc số ca nhiễm đang gia tăng tại một vài khu vực của Nam Phi.

    Tại tỉnh Gauteng - nơi có thủ phủ là Johannesburg, chỉ dưới 1% cư dân dương tính với Covid-19 ở thời điểm đầu tháng 11. Nhưng nó tăng lên gấp 6 lần chỉ sau 2 tuần, và đạt đến 16% vào ngày 1/12.

    3 tuần sau, điều kỳ lạ mà các chuyên gia Nam Phi tìm ra đã trở thành mối lo của nhân loại, với cái tên Omicron - biến thể mới nhất của virus corona.

    Giải mã bí ẩn

    Omicron đến từ đâu và xuất hiện từ bao giờ, 2 câu hỏi vẫn chưa có lời giải. Không có bất kỳ dấu hiệu nào về "bệnh nhân số 0" - hay "Patient Zero", thuật ngữ chỉ bệnh nhân đầu tiên nhiễm một biến thể mới. "Chúng tôi không thể đánh giá được nguồn gốc của nó (Omicron)," - trích lời John Nkengasong, giám đốc Trung tâm kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) châu Phi.

    Các chuyên gia cho rằng việc tìm ra biến thể mới ở một địa điểm không đồng nghĩa với việc nguồn gốc của nó ở đó

    "Nó hoàn toàn có thể đến từ một ổ dịch tại vùng hạ Sahara của châu Phi, nơi không có hệ thống giám sát cùng tỉ lệ tiêm chủng chỉ ở mức thấp," - Michael Head, chuyên gia từ ĐH Southampton (Anh) nhận xét.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Hành trình tìm ra "siêu biến thể" Omicron tại điểm nóng Nam Phi: Thế giới hỗn loạn vì một biến chủng Covid bí ẩnSoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Malaysia phát hiện ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên

    Theo tờ Nikkei, Malaysia hôm nay (3/12) đã phát hiện ca nhiễm siêu biến thể Omicron đầu tiên, Bộ trưởng Y tế nước ngoài Khairy Jamaluddin cho hay. Trường hợp nhiễm bệnh này là một người nước ngoài từ Nam Phi trở về Malaysia qua Singapore hôm 19/11.

    Trước đó, một quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á là Singaopore cũng phát hiện 2 ca nhiễm biến thể Omicron

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc phản ứng sau khi EU công bố kế hoạch đối trọng với “Vành đai và Con đường”

    Trước việc Liên minh châu Âu (EU) công bố kế hoạch mới “Cổng toàn cầu” được cho là đối trọng với “Vành đai và Con đường”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, Trung Quốc hoan nghênh tất cả các sáng kiến giúp các nước đang phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng và thúc đẩy sự phát triển chung, đồng thời các sáng kiến khác nhau không nên đối lập với nhau mà cần phải thúc đẩy tính bao trùm, kết nối, phối hợp và hình thành sức mạnh tổng hợp.

    Một nước gần Việt Nam đã xuất hiện siêu biến thể; Chuyên gia nêu thời hạn Omicron còn hoành hành - Ảnh 1.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân. Ảnh: Reuters.

    Ông Uông Văn Bân nhấn mạnh, sáng kiến "Vành đai và Con đường" tuân thủ các nguyên tắc tham vấn sâu rộng, cùng đóng góp và chia sẻ lợi ích, đề cao khái niệm phát triển toàn diện và xanh; cam kết đạt được sự bền vững, đảm bảo sinh kế cho người dân. Trọng tâm là tạo thêm động lực mới cho tăng trưởng kinh tế thế giới và mở ra không gian mới cho hợp tác kinh tế quốc tế.

    Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong 8 năm qua, sáng kiến "Vành đai và Con đường" đã chuyển sang giai đoạn hành động, nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước đang phát triển. Thời gian tới, Trung Quốc sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác với tất cả các nước tham gia xây dựng "Vành đai và Con đường", cùng đóng góp và cùng chia sẻ lợi ích.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chuyên gia cảnh báo biến thể Omicron thống trị thế giới sau 3-6 tháng nữa

    Tiến sĩ Leong Hoe Nam tại bệnh viện Mount Elizabeth Novena nói mặc dù vaccine chống biến thể Omicron có thể được phát triển nhanh nhưng chúng cần được thử nghiệm trong 3-6 tháng để chứng minh có thể tạo miễn dịch. Ông nói: "Nhưng nói thẳng, biến thể Omicron sẽ thống trị và lan tràn toàn thế giới trong 3-6 tháng tới", Báo Tin tức dẫn lại từ CNBC.

    Một nước gần Việt Nam đã xuất hiện biến thể Omicron; Nam Phi có động thái lạ với Mỹ - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại trung tâm y tế ở Apple Valley, bang California (Mỹ). Ảnh: AFP/TTXVN

    Hiện nay, biến thể Delta chiếm 99% ca lây nhiễm COVID-19. Ban đầu, nó chỉ phổ biến ở bang Maharashtra ở Ấn Độ hồi tháng 3/2021 và thống lĩnh toàn cầu vào tháng 7.

    Trong khi đó, Moderna cho biết sẽ mất vài tháng để phát triển và tạo ra một loại vaccine dành riêng cho biến thể Omicron. Pfizer thì cho biết có thể có vaccine chống Omicron trong chưa đầy 100 ngày hoặc hơn 3 tháng một chút.

    Tiến sĩ Leong nói: "Đó là ý tưởng tốt nhưng nói thật, không thực tiễn. Chúng ta sẽ không thể có vaccine kịp thời và tới lúc có vaccine thì lúc đó mọi người đều đã nhiễm Omicron nếu tốc độ lây lan cao như hiện nay".

    Các chuyên gia vẫn không biết chính xác Omicron lây lan với tốc độ ra sao nhưng protein gai của virus có đột biến liên quan tới khả năng lây lan hơn và giảm khả năng bảo vệ của kháng thể.

    Tiến sĩ Leong cho rằng ba mũi vaccine sẽ có thể bảo vệ con người trước nguy cơ nhiễm bệnh nặng, nhưng nhiều quốc gia vẫn có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Theo ông, Omicron đang đe dọa toàn thế giới khi làm tăng vọt số ca mắc và các hệ thống y tế có thể bị quá tải, cho dù chỉ 1 tới 2% trong số đó phải nhập viện.

    Trước đó, ngày 2/12, Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu (ECDC) cho hay biến thể Omicron có thể chiếm hơn một nửa số ca mắc COVID-19 ở các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) và Khu vực kinh tế châu Âu (EEA). ECDC cho rằng dựa trên mô hình toán học do cơ quan này thực hiện, có nhiều dấu hiệu cho thấy biến thể Omicron có thể chiếm hơn 50% số ca mắc tại EU và EEA trong vài tháng tới.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Singapore phát hiện 2 ca nhiễm Omicron đầu tiên

    Bộ Y tế Singapore ngày 2/12 thông báo phát hiện hai ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên, đều là những trường hợp nhập cảnh và không tiếp xúc với bất kỳ ai trong cộng đồng, theo Báo Tin tức.

    Một nước gần Việt Nam đã xuất hiện biến thể Omicron; Nam Phi có động thái lạ với Mỹ - Ảnh 1.

    "Hiện tại không có bằng chứng về bất kỳ sự lây truyền nào ra cộng đồng từ những trường hợp này", Bộ Y tế Singapore khẳng định và cho biết thêm, hai trường hợp nói trên hiện đang hồi phục trong khu cách ly tại Trung tâm Các bệnh truyền nhiễm quốc gia. Họ đã được tiêm phòng đầy đủ và có các triệu chứng nhẹ như ho và ngứa cổ họng. Cả hai trường hợp đều đến từ Johannesburg, Nam Phi trên chuyến bay SQ479 của Singapore Airlines vào 1/12.

    Trước đó, sau gần 2 năm đóng cửa, ngày 29/11, Singapore và Malaysia đã chính thức mở lại biên giới chung - một trong những biên giới trên bộ nhộn nhịp nhất thế giới, qua đó cho phép người đã được tiêm vaccine phòng COVID-19 đi qua cửa khẩu biên giới hai nước mà không cần phải cách ly.

    Khi Singapore bắt đầu thực hiện lộ trình sống chung với dịch COVID-19, đảo quốc này đã chứng kiến tỷ lệ lây nhiễm tăng vọt, khiến nhiều người hoài nghi liệu khi đó đã phải là thời điểm thích hợp để theo đuổi chiến lược này hay chưa. Tuy nhiên, khi số ca mắc mới giảm mạnh, có nhiều ý kiến lạc quan cho rằng kế hoạch sống chung với COVID-19 đã giúp cải thiện tình hình dịch bệnh ở Singapore, ngay cả khi xuất hiện biến thể Omicron.

    Trong bài viết trên stuff.co.nz, ông Alex Cook - Phó Chủ nhiệm Khoa Nghiên cứu thuộc Trường Y tế công Saw Swee Hock, Đại học Quốc gia Singapore (NUS), cho rằng Singapore đã thành công trong việc đạt được tỷ lệ bao phủ vaccine cao. Người dân nhìn chung có sự tin tưởng vào chính phủ và các biện pháp chống dịch đang được triển khai. Ông nhận định: "Có lẽ bài học rút ra từ Singapore là tạo điều kiện cho người dân tiêm vaccine phòng COVID-19 và áp đặt các quy định hạn chế đối với những người không tiêm".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ba bang của Mỹ ghi nhận các ca nhiễm biến thể Omicron

    Ba bang của Mỹ ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 đầu tiên do biến thể Omicron gồm: California, Colorado và Minnesota.

    Chuyên gia Úc báo tin mừng về biến thể Omicron; Nam Phi có động thái lạ với Mỹ trong tâm dịch - Ảnh 1.

    Giới chức y tế Mỹ cho biết, các trường hợp trên đều đã được tiêm phòng đầy đủ và chỉ có các triệu chứng nhẹ, trang vtv.vn dẫn thông tin từ TTX cho hay.

    Theo thông báo, bệnh nhân ở Minnesota là trường hợp đầu tiên bị nhiễm COVID-19 do biến thể Omicron trong cộng đồng sau khi tới thành phố New York và tham dự một hội nghị được tổ chức tại Trung tâm Javits từ ngày 19-21/11. Trong khi đó, giới chức y tế bang Colorado cho biết, ca nhiễm COVID-19 do biến thể Omicron ở bang này trước đó đã đi du lịch tới miền Nam châu Phi. Tương tự, ca nhiễm ở bang California cũng từng đi du lịch tới Nam Phi.

    Ngay sau khi nhận được thông tin trên, các quan chức y tế thành phố New York đã kích hoạt đội ngũ truy dấu vết những người tham dự hội nghị nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron.

    Trong một tuyên bố, Thị trưởng thành phố New York nhận định, biến thể Omicron đã lan truyền trong cộng đồng. Tiến sĩ Leana Wen, Giáo sư sức khỏe cộng đồng tại Đại học George Washington và là cựu ủy viên y tế bang ở thành phố Baltimore (bang Maryland), cho biết vấn đề chỉ là thời gian trước khi có thêm nhiều trường hợp nhiễm COVID-19 do biến thể Omicron được phát hiện ở Mỹ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc sẽ cung cấp cho Việt Nam 3 triệu USD và 500.000 liều vắc-xin

    Thông tin trên được đưa ra tại cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị diễn ra tại TP Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang, trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn từ ngày 2 - 4/12.

    Tại hội đàm, hai bên đánh giá cao những bước phát triển trong quan hệ hai nước, bất chấp ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, đặc biệt là lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước duy trì tiếp xúc thường xuyên, định ra phương hướng lớn trong hợp tác giữa hai Đảng, hai nước và tạo động lực quan trọng góp phần thúc đẩy giao lưu, hợp tác trên các lĩnh vực. Giao lưu giữa các bộ, ngành, địa phương diễn ra thường xuyên.

    Hợp tác kinh tế duy trì đà tăng trưởng tích cực với kim ngạch thương mại 10 tháng đầu năm đạt 133,65 tỷ USD, tăng 30%, vượt kim ngạch của cả năm 2020. Hai bên nhất trí cho rằng, việc Việt Nam và Trung Quốc tăng cường hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực phù hợp với lợi ích căn bản và lâu dài của nhân dân hai nước.

    Hai bên đi sâu trao đổi về các biện pháp phối hợp cụ thể trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, bảo đảm duy trì các hoạt động giao thương, hợp tác kinh tế.

    Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mong muốn hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác phòng, chống dịch COVID-19, nhất là hợp tác vắc-xin và điều trị bệnh; đề nghị Trung Quốc tạo thuận lợi về thủ tục thông quan cho hàng hóa Việt Nam, đặc biệt là nông sản qua các cửa khẩu biên giới, tránh tình trạng ách tắc cửa khẩu biên giới vào thời điểm cuối năm; mở rộng các mặt hàng hoa quả xuất khẩu chính ngạch của Việt Nam, góp phần cân bằng cán cân thương mại song phương và duy trì chuỗi cung ứng và sản xuất của hai nước.

    Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng bày tỏ mong muốn hai bên phối hợp thúc đẩy một số dự án về dân sinh do Trung Quốc viện trợ đạt tiến triển và sớm đưa vào sử dụng.

    Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị khẳng định Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với với Việt Nam trong công tác phòng chống dịch, bao gồm hợp tác về vắc xin; đồng thời tuyên bố Trung Quốc sẽ cung cấp thêm khoản viện trợ 20 triệu NDT mua sắm thiết bị, vật tư y tế phòng dịch và 500 nghìn liều vắc xin ngừa COVID-19 cho các địa phương của Việt Nam.

    Coi trọng quan tâm của Việt Nam về cân bằng thương mại, Bộ trưởng Vương Nghị khẳng định, Trung Quốc sẽ mở rộng nhập khẩu các mặt hàng Việt Nam có ưu thế, nhất là nông sản; sẽ khuyến khích doanh nghiệp có thực lực của Trung Quốc đầu tư vào các dự án lớn, công nghệ cao tại Việt Nam; đánh giá cao việc Việt Nam phê chuẩn Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Liên tiếp hai trận động đất mạnh ở tỉnh Yamanashi, phía Đông Nhật Bản

    Phóng viên TTXVN tại Nhật Bản dẫn thông báo của JMA cho biết vào lúc 6h37 (giờ Nhật Bản), đã xảy ra trận động đất có độ lớn 5 yếu tại khu vực Fujigoko, phía Đông tỉnh Yamanashi với tâm chấn được xác định ở độ sâu khoảng 20 km. Thành phố Otsuki của tỉnh Yamanashi ghi nhận rung chấn mạnh nhất với độ lớn 4,9. 

    Trước đó, vào lúc 2h18, một trận động đất có độ lớn 4,1 cũng xảy ra đúng tại khu vực này và độ sâu tương tự. Không có cảnh báo sóng thần được đưa ra ở cả hai trận động đất này.

    Động đất đã tạo dư chấn khá mạnh với độ lớn 4 tại một số khu vực xung quanh thuộc tỉnh Yamanashi, tỉnh Kanagawa và độ lớn 3 ở một số khu vực thuộc tỉnh Gunma, Saitama, Kanagawa, Yamate, Shizuoka và thủ đô Tokyo.

    Theo cập nhật của Chính quyền tỉnh Yamanashi và một số địa phương lân cận, tính đến 7h30 (giờ Nhật Bản), chưa ghi nhận thông tin về thiệt hại do ảnh hưởng của động đất, giao thông liên lạc không bị gián đoạn.

    Theo Đài NHK, đây là trận động đất có độ lớn 5 đầu tiên xảy ra tại khu vực tỉnh Yamanashi kể từ ngày 28/1/2012.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc thúc đẩy nghiên cứu vaccine ngăn ngừa biến thể Omicron

    Ngày 2/12, ông Trịnh Trọng Vĩ, người đứng đầu nhóm phụ trách phát triển vaccine của Trung Quốc, cho biết nước này đang thúc đẩy nghiên cứu và phát triển vaccine ngừa COVID-19 nhằm vào biến thể Omicron, theo Báo Tin tức.

    Chuyên gia Úc báo tin mừng về biến thể Omicron; Nam Phi có động thái lạ với Mỹ trong tâm dịch - Ảnh 1.

    Nghiên cứu viên kiểm tra mẫu vaccine phòng dịch COVID-19 tại nhà máy của Tập đoàn công nghệ dược phẩm quốc gia Trung Quốc ở Bắc Kinh. Ảnh: THX/TTXVN.

    Động thái này diễn ra trong bối cảnh các nhà khoa học toàn cầu quan ngại rằng biến thể mới nhất của virus SARS-CoV-2 có tốc độ lây nhiễm nhanh hơn các biến thể khác và mang nhiều đột biến hơn có thể "né" các vaccine đang được sử dụng.

    Trao đổi với đài truyền hình CCTV, ông Trịnh Trọng Vĩ nêu rõ các nhà khoa học Trung Quốc đang đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu và phát triển vaccine chống lại biến thể Omicron theo các công nghệ khác nhau. Theo quan chức này, vaccine phòng chống Omicron - được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) coi là biến thể đáng lo ngại - có thể không được sử dụng song Trung Quốc cần chuẩn bị sẵn sàng.

    Ông Trịnh Trọng Vĩ cho biết không có bằng chứng chắc chắn về việc biến thể Omicron có khả năng tránh hệ miễn dịch do vaccine tạo ra và các loại vaccine hiện nay vẫn sẽ giúp giảm nguy cơ bệnh chuyển biến nặng và tử vong ở người mắc.

    Tập  đoàn công nghệ sinh học Sinovac của Trung Quốc cho biết đang đánh giá mức độ hiệu quả của vaccine do hãng bào chế đối với biến thể Omicron và xem xét liệu có cần thiết phải phát triển một loại vaccine mới để chống lại biến thể này.

    Trong khi đó, công ty Shenzhen Kangtai Biological Products thông báo đang tìm kiếm sự hợp tác với một vài viện khác để nghiên cứu  vaccine phòng chống biến thể Omicron.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nam Phi gửi trả vắc-xin của Mỹ dù đang trong tâm dịch

    Tổng thống Biden hôm thứ Hai đã bác bỏ những lời chỉ trích rằng Mỹ đang tích trữ quá nhiều vắc-xin ngừa Covid-29, khiến Nam Phi và các nước thu nhập trung bình và thấp khác bị thiệt thòi. Thực tế là Nam Phi đã từ chối những liều bổ sung trong những ngày gần đây, Tổng thống Mỹ cho hay.

    Tuy nhiên, theo Washington Post, câu chuyện về vắc-xin ở châu Phi phức tạp hơn nhiều so với vấn đề nguồn cung. Câu chuyện đó bao gồm các vấn đề về tâm lý ngần ngại tiêm chủng; việc tiếp cận vắc-xin khó khăn, bao gồm việc không đủ khả năng đi đến các điểm tiêm vắc-xin; hệ thống chăm sóc sức khỏe yếu kém và khó khăn trong việc bảo quản trữ lạnh vắc-xin của Pfizer.

    Pfizer cho biết 5 trong số 8 quốc gia nằm trong lệnh cấm đi lại do Mỹ áp đặt là Malawi, Mozambique, Namibia, Nam Phi và Zimbabwe đã yêu cầu công ty tạm dừng các chuyến hàng trong vài tháng qua vì những thách thức với việc tiêu thụ vắc-xin. Công ty cho biết họ dự kiến ​​vào cuối năm nay sẽ vận chuyển 43 triệu liều thuốc đến 8 quốc gia miền nam châu Phi nằm trong lệnh cấm du lịch của Mỹ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đức chuẩn bị ban hành luật bắt buộc tiêm vaccine ngừa Covid-19 toàn dân

    Đối mặt với các diễn biến ngày càng nghiêm trọng của làn sóng dịch Covid-19 mới, ngày 2/12 nước Đức quyết định phong tỏa những người chưa tiêm vaccine ngừa Covid-19, đồng thời chuẩn bị ban hành luật quy định việc tiêm vaccine ngừa Covid-19 bắt buộc với toàn dân, dự kiến triển khai từ đầu năm 2022, theo VOV.

    Chuyên gia Úc báo tin mừng về biến thể Omicron; Nam Phi có động thái lạ với Mỹ trong tâm dịch - Ảnh 1.

    Nước Đức đã phải tiến hành di chuyển bệnh nhân Covid-19 giữa các vùng đẻ giảm sức ép cho bệnh viện. Ảnh: DW

    Kể từ ngày 3/12, tất cả những người chưa tiêm vaccine ngừa Covid-19 tại Đức dù đủ điều kiện sẽ bị cấm đến các quán bar, nhà hàng, rạp hát, rạp chiếu phim cũng như các câu lạc bộ thể thao.

    Những người này cũng sẽ không được phép vào các cửa hàng bán đồ không thiết yếu cũng như các chợ Giáng sinh truyền thống. Ngoài ra, những người chưa tiêm vaccine ngừa Covid-19 cũng sẽ chỉ được phép tiếp xúc với tối đa 2 người khác ngoài các thành viên trong gia đình, dù ở trong nhà hay ngoài trời.

    Phát biểu khi công bố các lệnh cấm trên, quyền Bộ trưởng Y tế Đức, Jens Spahn thừa nhận, đây có thể xem là lệnh phong tỏa dành riêng cho những người chưa tiêm vaccine tại Đức, trong bối cảnh nước Đức đang trở thành quốc gia phải hứng chịu tác động mạnh nhất của làn sóng dịch Covid-19 mới.

    Các số liệu hiện nay cho thấy, trong vòng 1 tuần qua, nước Đức ghi nhận trung bình gần 60 ngàn ca nhiễm mới và khoảng 290 ca tử vong mỗi ngày, các con số cao nhất trong vòng 9 tháng qua. Trong khi đó, tỷ lệ dân chúng Đức tiêm đủ vaccine ngừa Covid-19 tính đến ngày 01/12 chỉ ở mức 68,7%, thấp hơn so với đa số các nước khác tại châu Âu.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chuyên gia Úc: Biến thể Omicron không gây tử vong hơn các chủng khác

    Không có dấu hiệu nào cho thấy biến thể Omicron của Covid-19 gây chết người nhiều hơn các chủng khác, mà thực tế có thể là ngược lại, Giám đốc Y tế của Australia Paul Kelly cho biết trong một thông báo được ghi lại hôm thứ Năm, Bloomberg đưa tin.

    Ông Kelly nói: "Trong số hơn 300 trường hợp hiện đã được chẩn đoán ở nhiều quốc gia, tất cả đều rất nhẹ hoặc thực tế là không có triệu chứng gì".

    Úc đã ghi nhận 7 ca nhiễm biến thể Omicron, 6 trong số đó là ở New South Wales, tiểu bang đông dân nhất của đất nước.

    Ông Kelly cho biết, nhiều người trong số hàng trăm ca nhiễm Omicron trên khắp thế giới đã được tiêm chủng. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy vắc-xin Covid-19 hiện có không hiệu quả trong việc chống lại biến thể mới nhất.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại