Cập nhật lúc

TP.HCM sắp chuyển sang tiêm vaccine Sinopharm. Hà Nội lấy gần 178.000 mẫu cộng đồng, có 8 ca dương tính SARS-CoV-2

Cập nhật tình hình dịch Covid-19 hôm nay, ngày 11/8 tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thành.

TP.HCM sắp chuyển sang tiêm vaccine Sinopharm. Hà Nội lấy gần 178.000 mẫu cộng đồng, có 8 ca dương tính SARS-CoV-2
27
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Thứ trưởng Bộ Y tế: Quá tải trong điều trị bệnh nhân COVID-19 tại TP.HCM

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thứ trưởng Bộ Y tế: TP.HCM sẽ tiêm vaccine Sinopharm sau khi hết vaccine được cấp

    Tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ vào tối 11/8, về tiến độ tiêm vaccine Covid-19, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, trên cả nước đã tiêm trên 11 triệu trên tổng số khoảng 18 triệu liều vaccine đã cấp.

    Tuy nhiên, theo ông Thuấn, nhiều khi số liệu công bố vẫn thấp hơn so với số tiêm thực tế do việc nhập số liệu.

    Đối với TP HCM, ông Thuấn thông tin, trong tổng số được cấp hơn 4 triệu liều đã tiêm gần 3,6 triệu liều vaccine, tương ứng 88,2%. Trong hôm nay và ngày mai, TP sẽ tiêm hết số vaccine được cấp và chuyển sang tiêm vaccine Sinopharm .

    Đối với Hà Nội, được cấp hơn 2,9 triệu liều đã tiêm được 1,5 triệu liều vaccine, tương ứng hơn 50% và trong những ngày tới, Hà Nội sẽ thúc đẩy tiêm chủng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tìm người đã đến một chợ ở Hà Nội trong nhiều ngày

    Lực lượng chức năng đang tìm người đã đến chợ Đám (thôn Đại Áng, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, Hà Nội) trong khoảng thời gian từ 2-8 đến 10-8.

    Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 huyện Thanh Trì (TP Hà Nội) vừa phát đi thông báo tìm người đã đến chợ Đám (thôn Đại Áng, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì) trong khoảng thời gian từ 2-8 đến 10-8.

    Hà Nội lấy gần 178.000 mẫu cộng đồng, có 8 ca dương tính SARS-CoV-2. Bến Tre cách chức 1 cán bộ thuế chống đối tổ kiểm soát dịch COVID-19 - Ảnh 1.

    Người dân ở quận Tây Hồ (Hà Nội) đi chợ theo phiếu chia ngày chẵn, lẻ - Ảnh: Ngô Nhung/Người lao động

    Tất cả những người đã đến địa điểm này cần thực hiện ngay từ cách ly tại nhà và liên hệ ngay với Trạm y tế gần nhất hoặc Trung tâm y tế huyện Thanh Trì (khoa kiểm soát dịch bệnh, số điện thoại 02422631408) hoặc gọi điện thoại đến CDC Hà Nội (số 0969082115 hoặc 0949396115) để được tư vấn.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    HN: Lấy gần 178.000 mẫu cộng đồng, có 8 ca dương tính SARS-CoV-2

    Hà Nội đã lấy được 177.924 mẫu xét nghiệm ở cộng đồng, trong đó đã phát hiện 8 ca dương tính SARS-CoV-2.

    Sở Y tế Hà Nội tối 11-8 cho biết trong ngày, các lực lượng chức năng đã lấy được 106.539 mẫu của các đối tượng nguy cơ và khu vực nguy cơ. Cộng dồn là 177.924 mẫu (59% tiến độ). Kết quả có 8 mẫu dương tính SARS-CoV-2 (Đống Đa: 4; Thanh Trì: 3; Hoàng Mai: 1), 57.649 mẫu âm tính, còn lại chưa có kết quả.

    Hà Nội lấy gần 178.000 mẫu cộng đồng, có 8 ca dương tính SARS-CoV-2. Bến Tre cách chức 1 cán bộ thuế chống đối tổ kiểm soát dịch COVID-19 - Ảnh 1.

    Lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân ở quận Đống Đa, Hà Nội - Ảnh: Ngô Nhung

    Đợt xét nghiệm lần này ở Hà Nội có mục tiêu phát hiện sớm người mắc bệnh trong các khu vực nguy cơ cao, các nhóm nguy cơ cao, dễ mắc bệnh và lây lan bệnh để chống dịch kịp thời và đánh giá, nhận định tình hình dịch tại cộng đồng trên địa bàn toàn TP.

    Đối tượng lấy mẫu bao gồm: Người đang sinh sống tại các khu vực nguy cơ cao (thôn, xóm, tổ dân phố, cụm dân phố nơi có nhiều bệnh nhân, nhiều ổ dịch, mật độ dân cư lớn, giao lưu đi lại nhiều có nguy cơ bùng phát dịch bệnh); nhóm người có nguy cơ cao dễ mắc bệnh và làm lây lan dịch bệnh (người làm dịch vụ vận chuyển hàng hoá, bán hàng ở chợ, siêu thị, vận chuyển phân phối các mặt hàng thiết yếu, người làm dịch vụ vệ sinh công cộng, lái xe taxi, công nhân các khu công nghiệp…).

    Bài viết được dẫn nguồn từ:

    Lấy gần 178.000 mẫu xét nghiệm ở cộng đồng, đã phát hiện 8 ca dương tính SARS-CoV-2Người lao động
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thêm gần 218.000 liều vaccine Pfizer về Việt Nam

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngày 11/8, ghi nhận 8.766 ca mắc COVID-19

    Trong ngày 11/8 ghi nhận 8.766 ca nhiễm mới, trong đó 14 ca nhập cảnh và 8.752 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (3.416), Bình Dương (1.897), Đồng Nai (979), Long An (963), Tây Ninh (263), Đồng Tháp (191), Bà Rịa - Vũng Tàu (181), Tiền Giang (177), Cần Thơ (103), Khánh Hòa (102), Bình Thuận (68), Phú Yên (66), Vĩnh Long (63), Đà Nẵng (56), Hà Nội (40), An Giang (39)...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chuyên gia: 'F0 ở TP HCM dễ tăng trở lại nếu hết giãn cách'

    Số ca F0 ở TP HCM đang trên đà giảm dần nhưng vẫn ở mức gần 4.000 mỗi ngày, các chuyên gia lo ngại nếu không tiêm vaccine kịp thời số người mắc có thể tăng cao khi gỡ giãn cách.

    Phân tích số ca nhiễm từ ngày 1 đến 10/8 dao động quanh 4.000 mỗi ngày, bác sĩ Phan Hữu Phước (Khoa Y, Đại học Quốc gia, TP HCM) cho biết điều này tương ứng hệ số lây nhiễm trung bình là 2,16. Để hệ số này thấp hơn và tiến đến 0, tương ứng với số ca nhiễm mỗi ngày như hiện nay, thì có thể phải đến cuối tháng 10. "Nghĩa là đỉnh dịch xuất hiện vào nửa đầu tháng 10", bác sĩ Phước nhận định.

    Theo bác sĩ Phước, ba điều kiện để dịch đến đỉnh là: mức độ can thiệp dịch tễ bằng hoặc tốt hơn hiện tại, tốc độ tiêm vaccine và mức độ tầm soát ca nhiễm trong cộng đồng. Nhưng đạt đỉnh dịch không phải là điều đáng mừng nếu lúc đó số ca nhiễm quá cao, sẽ dẫn đến nhiều ca bệnh nặng, tử vong.

    Nhiều chuyên gia trên thế giới đã cảnh báo virus chủng Delta có thể xuyên thủng ba lá chắn truy vết, khoanh vùng, cách ly. "Một số nước cho rằng phong tỏa không còn là vũ khí tối thượng để chống biến chủng Delta, mà vaccine và thuốc kháng virus mới là cần thiết. Do đó, tiêm vaccine cực nhanh, khẩn cấp ngay lúc này còn có thể cứu được", bác sĩ Phước nói.

    Bài viết được trích dẫn từ nguồn:

    Chuyên gia: 'F0 ở TP HCM dễ tăng trở lại nếu hết giãn cách'VnExpress
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TPHCM xuất hiện 2 ổ dịch mới, hơn 1.500 bệnh nhân COVID-19 đang thở máy

    Số ca bệnh mới phát hiện trong ngày có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao, trên địa bàn thành phố vừa xuất hiện thêm 2 ổ dịch COVID-19. Trong khi đó, nhóm bệnh nhân F0 đang điều trị dễn tiến nặng tăng, hiện hơn 1.500 trường hợp đang phải thở máy.

    Bến Tre cách chức 1 cán bộ thuế chống đối tổ kiểm soát dịch COVID-19. Dịch ở TP.HCM có dấu hiệu tích cực, số ca mắc đi ngang - Ảnh 1.

    Ngành y tế TPHCM đang nỗ lực để từng bước kiểm soát dịch COVID-19

    Ngày 11/8, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM cho biết, trên địa bàn thành phố đã có 132.321 trường hợp mắc COVID-19 được Bộ Y tế công bố, trong đó có 60.994 trường hợp được điều trị khỏi, xuất viện. Các bệnh viện trên địa bàn thành phố hiện đang điều trị cho 31.885 bệnh nhân, trong đó có 1.504 bệnh nhân nặng đang thở máy, 15 bệnh nhân can thiệp ECMO.

    Hiện nay, thành phố đang thực hiện cách ly tập trung cho 3.857 người. Số trường hợp F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà là 12.613 người. Số trường hợp F1 được cách ly tại nhà là 10.552 người.

    Tình hình kiểm soát dịch có chiều hướng chuyển biến tích cực, số ca mắc mới mỗi ngày tuy vẫn ở mức cao nhưng đang có xu hướng đi xuống. Sau khi áp dụng các biện pháp cách ly y tế tại nhà cho các đối tượng F1, F0 và cách ly tập trung F0 tại quận, huyện và Thành phố Thủ Đức, ngành y tế đang từng bước giảm áp lực cho các bệnh viện dã chiến trên địa bàn thành phố trong công tác thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19.

    Bấm link đọc bài viết nguồn tại đây:

    TPHCM xuất hiện 2 ổ dịch mới, hơn 1.500 bệnh nhân COVID-19 đang thở máyTiền Phong
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TPHCM thiếu trầm trọng nhân sự điều trị nhóm bệnh nhân COVID-19 nguy kịch

    Bệnh viện Chợ Rẫy vừa tiếp tục tăng cường chi viện thêm nhân sự cho Bệnh viện Hồi sức COVID-19 để gấp rút tăng số giường điều trị cho nhóm bệnh nặng, nguy kịch. Khó khăn về trang thiết bị cơ bản đã được giải quyết nhưng nhân lực y tế và lực lượng hậu cần đang là bài toán khó khi mở rộng điều trị.

    Ngày 11/8, Bác sĩ CKII Trần Thanh Linh, Phó giám đốc Bệnh viện Hồi sức COVID-19 (chuyển đổi công năng từ Bệnh viện Ung Bướu cơ sở 2 tại Thành phố Thủ Đức) cho biết, sau khi đưa vào hoạt động đến nay bệnh viện đã thu dung, điều trị 1.030 bệnh nhân COVID-19 ở mức độ nặng và nguy kịch. Giai đoạn một đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 500 giường bệnh nhưng hiện tại bệnh viện đang điều trị gần 600 bệnh nhân.

    Bến Tre cách chức 1 cán bộ thuế chống đối tổ kiểm soát dịch COVID-19. Dịch ở TP.HCM có dấu hiệu tích cực, số ca mắc đi ngang - Ảnh 1.

    Bệnh viện Hồi sức COVID-19 mới đưa vào hoạt động 500 giường nhưng thực tế đang điều trị gần 600 bệnh nhân.

    Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, số ca bệnh nặng từ các tầng điều trị thấp hơn có sự gia tăng, Bệnh viện Hồi sức COVID-19 đang hỏa tốc triển khai kế hoạch nâng số giường ở giai đoạn hai lên 700 và đưa vào hoạt động ngay trong vài ngày tới để thu dung, điều trị người bệnh. Dự kiến, sau khi số giường trên đi vào hoạt động bệnh viện sẽ gấp rút xúc tiến phương án, tiếp tục nâng số giường lên đến mức tối đa là 1.000 theo đúng kế hoạch được giao.

    Số giường sẽ tăng lên gấp đôi nhưng nhân sự hiện tại mới đủ đáp ứng cho 500 giường, bài toán nhân lực y tế trong điều trị, chăm sóc bệnh nhân đang là thách thức và khó khăn rất lớn đối với Bệnh viện Hồi sức COVID-19.

    Trang thiết bị như máy thở đến máy oxy dòng cao, máy lọc máu, máy ECMO đã đủ đáp ứng cho giai đoạn hiện tại, thời gian tới cần tăng cường thêm cả máy móc lẫn thuốc men để bổ sung cho buồng bệnh nặng. Để đưa vào vận hành 1.000 giường bệnh cần rất nhiều nhân sự từ bác sĩ, điều dưỡng, người dọn vệ sinh, người làm công tác hậu cần

    Phó giám đốc Bệnh viện Hồi sức COVID-19

    Bấm link để đọc bài viết nguồn:

    TPHCM thiếu trầm trọng nhân sự điều trị nhóm bệnh nhân COVID-19 nguy kịchTiền Phong
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phong tỏa, cách ly hơn 4.000 hộ dân ở xã có nhiều F0 chưa rõ nguồn lây

    Chính quyền huyện Krông Pắk, Đắk Lắk quyết định thiết lập vùng y tế cách ly hơn 4.000 hộ dân ở xã Vụ Bổn vì có nhiều trường hợp F0 chưa rõ nguồn lây.

    Quyết định trên vừa được ông Đinh Xuân Diệu – Chủ tịch huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) ký hôm nay 11/8.

    Theo quyết định, kể từ 12h ngày 11/8 đến 25/8, xã Vụ Bổn thực hiện theo Chỉ thị 16 để phòng, chống và ngăn chặn lây lan dịch COVID-19.

    UBND huyện yêu cầu UBND xã Vụ Bổn chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan để túc trực 24/24 giờ tại khu vực phong tỏa và thực hiện cách ly y tế đúng theo quy định, đảm bảo an ninh trật tự…

    Trước đó, ngày 10/8, Ông Trần Văn Sáu - Chủ tịch UBND xã Vụ Bổn bị tạm đình chỉ công tác do chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 không kịp thời, để tụ tập đông người và chỉ đạo cách ly tại nhà không nghiêm, để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.

    Bấm link đọc bài viết nguồn đầy đủ:

    Phong tỏa, cách ly hơn 4.000 hộ dân ở xã có nhiều F0 chưa rõ nguồn lâyTiền Phong
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    F0 ngoài cộng đồng tại Bình Dương tập trung nhiều ở đâu?

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cách chức cán bộ thuế Bến Tre "thông chốt" kiểm soát dịch COVID-19

    Liên quan đến vụ việc một cán bộ Chi cục Thuế tỉnh Bến Tre "thông chốt" kiểm soát dịch Covid-19, hôm nay, ngày 11/8, thông tin trên TTXVN cho hay, Cục Thuế tỉnh Bến Tre vừa có văn bản gửi Ủy ban Nhân dân tỉnh, Tổng cục Thuế, Đảng ủy Khối cơ quan-doanh nghiệp tỉnh, UBND huyện Châu Thành về kết quả xử lý công chức vi phạm.

    Cụ thể, văn bản xác định trường hợp ông T. K. Ng. 57 tuổi, Đội trưởng Đội thuế liên xã số 5 (thuộc Chi cục Thuế khu vực Bến Tre-Châu Thành) đã có những hành vi không chấp hành biện pháp phòng, chống dịch, chống đối lực lượng trực tại chốt kiểm soát dịch Covid-19 trên cầu Thành Triệu, thuộc xã Thành Triệu, huyện Châu Thành vào ngày 21/7.

    Với sai phạm trên, Cục Thuế tỉnh tiến hành kỷ luật cách chức Đội trưởng Đội thuế liên xã số 5 đối với ông Ng.

    Bên cạnh đó, về mặt xử lý kỷ luật đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng, ông Ng. cũng bị hình thức kỷ luật đảng là cảnh cáo.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Dịch ở TP.HCM có dấu hiệu tích cực, số ca mắc 'đi ngang'

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trưa 11/8, Hà Nội ghi nhận 25 ca dương tính SARS-CoV-2

    Trưa 11/8, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, từ 6h đến 12h ngày 11/8, thành phố ghi nhận 25 ca dương tính SARS-CoV-2 mới, trong đó, 18 ca tại khu cách ly và 7 ca tại cộng đồng.

    Phân bố các ca theo quận, huyện gồm Đống Đa (8), Thường Tín (6), Thạch Thất (4), Thanh Trì (3), Hoài Đức (2), Đông Anh (1), Ba Đình (1).

    Phân bố theo chùm ca theo chùm gồm Chùm ho, sốt thứ phát (17), Chùm sàng lọc ho, sốt (4), Chùm Tân Mai, Hoàng Mai (2), Chùm liên quan Bắc Giang tại công ty SEI (1), Chùm liên quan nhà thuốc 95 Láng Hạ (1).

    Phân bố 7 ca ghi nhận tại cộng đồng theo quận huyện: Đống Đa (4), Thường Tín (2), Thanh Trì (1).

    Như vậy từ 18h ngày 10/8 đến 12h ngày 11/8, thành phố ghi nhận 28 ca dương tính mới, trong đó, 21 ca tại khu cách ly và 7 ca tại cộng đồng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội đã lấy 71.385 mẫu xét nghiệm, mới phát hiện 1 mẫu dương tính SARS-CoV-2

    Hà Nội đã lấy 71.385 mẫu xét nghiệm, trong đó đã có 4.638 mẫu có kết quả âm tính và 1 mẫu dương tính SARS-CoV-2.

    Sở Y tế Hà Nội sáng 11-8 cho biết trên địa bàn TP chỉ ghi nhận thêm 3 trường hợp mắc Covid-19 mới. Cả 3 bệnh nhân đều ở Thanh Trì và thuộc chùm ho, sốt thứ phát. Đây cũng là những trường hợp đã được cách ly.

    Hà Nội đã lấy 71.385 mẫu xét nghiệm, mới phát hiện 1 mẫu dương tính SARS-CoV-2. TP.HCM sẽ xử lý đơn vị để lây nhiễm ở điểm tiêm - Ảnh 1.

    Lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân ở quận Đống Đa, Hà Nội - Ảnh: Ngô Nhung/Người lao động

    Tính từ ngày 29/4 đến nay, Hà Nội có 1.918 trường hợp mắc Covid-19, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng là 1.111, số mắc là đối tượng đã được cách ly là 807.

    TP Hà Nội vẫn đang tích cực lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc cho những đối tượng là người tại các khu vực nguy cơ cao và nhóm người nguy cơ cao ngoài ổ dịch.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bộ Y tế đồng ý TP.HCM sử dụng 1 triệu liều vắc xin Vero Cell

    Ngày 10-8, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường đã ký văn bản gửi UBND TP.HCM về việc sử dụng vắc xin Vero Cell.

    TP.HCM sẽ xử lý đơn vị để lây nhiễm ở điểm tiêm. Đình chỉ công tác chủ tịch xã để dân tụ tập sinh nhật làm lây lan dịch - Ảnh 1.

    Vắc xin Vero Cell - Ảnh: Thanhuytphcm.vn

    Theo đó, căn cứ theo quy định của bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vắc xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19 và trên cơ sở đề nghị nhập khẩu vắc xin COVID-19 của Công ty TNHH một thành viên Dược Sài Gòn, Bộ Y tế (Cục Quản lý dược) đã đồng ý để Công ty TNHH một thành viên Dược Sài Gòn nhập khẩu 5 triệu liều vắc xin COVID-19 Vero Cell, Inactivated (tên khác là SARS-CoV-2 Vaccine (Vero Cell), Inactivated).

    Vắc xin COVID-19 Vero Cell, Inactivated sản xuất tại cơ sở Beijing Institute of Biological Products Co., Ltd (Trung Quốc) đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phê duyệt nằm trong danh sách vắc xin sử dụng khẩn cấp để phòng chống dịch bệnh COVID-19.

    Vắc xin này cũng được nhiều nước trên thế giới đưa vào sử dụng trong tiêm chủng.

    Bấm link đọc bài viết nguồn tại đây:

    Bộ Y tế đồng ý TP.HCM sử dụng 1 triệu liều vắc xin Vero CellTuổi Trẻ
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên: Sẽ xử lý đơn vị để lây nhiễm ở điểm tiêm

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tạm đình chỉ công tác chủ tịch xã để dân tụ tập sinh nhật làm lây lan dịch

    Sáng 11/8, trao đổi với PV Dân trí, ông Đinh Xuân Diệu - Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk - cho biết, huyện vừa có quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Trần Văn Sáu - Chủ tịch UBND xã Vụ Bổn do thiếu chỉ đạo để dịch bệnh lây lan tại địa phương.

    Phó thủ tướng: Vaccine về đến đâu, ưu tiên tối đa cho TP HCM. Tạm đình chỉ công tác chủ tịch xã để dân tụ tập sinh nhật làm lây lan dịch - Ảnh 1.

    Ngành y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân 2 thôn tại xã Vụ Bổn (Ảnh: CTV).

    Cụ thể, ông Trần Văn Sáu bị tạm đình chỉ 15 ngày kể từ ngày 10/8 đến ngày 24/8, vì thiếu chỉ đạo, kiểm tra trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, để xảy ra việc cách ly tại nhà không nghiêm và tụ tập đông người, dẫn đến dịch lây lan trong cộng đồng.

    Theo ông Diệu, hiện trên địa bàn xã Vụ Bổn ghi nhận 22 ca dương tính SARS-CoV-2. Trong đó, 3 ca trong cùng một gia đình và 19 ca còn lại trong cộng đồng, chưa rõ nguồn lây.

    Sau sự việc, phía huyện đã phân công một Phó Chủ tịch xã Vụ Bổn phụ trách, điều hành công việc thay cho vị Chủ tịch xã bị tạm đình chỉ công tác.

    "Hàng trăm người dân thuộc thôn 6 và thôn 7 đã được xét nghiệm sàng lọc toàn bộ vào chiều 10/8. Cả 2 thôn được cách ly để khống chế, không để lây lan dịch bệnh", ông Diệu nhấn mạnh.

    Bấm link đọc bài viết nguồn: https://dantri.com.vn/xa-hoi/t...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Dân Hà Nội đi chợ từ 4h tránh chốt kiểm dịch

    Những ngày gần đây, nhiều người Hà Nội đi chợ cóc từ 4-5h sáng để tránh tụ tập đông người, đồng thời không bị quản lý chặt bởi lực lượng kiểm soát ở các chốt kiểm dịch.

    Phó thủ tướng: Vaccine về đến đâu, ưu tiên tối đa cho TP HCM. Sáng 11/8, thêm 4.802 ca mắc COVID-19 - Ảnh 1.

    Từ 4h, khi ánh đèn cao áp hai bên đường còn chưa tắt, các chợ cóc đã bắt đầu hoạt động chui ở nhiều khu dân cư hoặc vỉa hè trước các cổng chợ lớn. Các tiểu thương ở đây phần lớn là người lao động đổ ra vỉa hè, lòng đường buôn bán khi phố xá vắng vẻ.

    Phó thủ tướng: Vaccine về đến đâu, ưu tiên tối đa cho TP HCM. Sáng 11/8, thêm 4.802 ca mắc COVID-19 - Ảnh 2.

    4h30, tại vỉa hè bên ngoài chợ Phùng Khoang đã phong tỏa, khá đông tiểu thương chở những sọt rau củ quả đến bán. Họ là những người buôn bán hoặc bán rong ở khu vực này đã nhiều năm.

    Phó thủ tướng: Vaccine về đến đâu, ưu tiên tối đa cho TP HCM. Sáng 11/8, thêm 4.802 ca mắc COVID-19 - Ảnh 3.

    Về phía khách hàng, nhiều người thường đi vào khung giờ này để "an toàn" tránh chốt kiểm dịch, đồng thời đỡ bị va chạm, tiếp xúc với nhiều người nếu đi vào giờ hành chính.

    Phó thủ tướng: Vaccine về đến đâu, ưu tiên tối đa cho TP HCM. Sáng 11/8, thêm 4.802 ca mắc COVID-19 - Ảnh 4.

    Bài viết được dẫn từ nguồn:

    Dân Hà Nội đi chợ từ 4h tránh chốt kiểm dịchzingnews.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Người nước ngoài tại Việt Nam biết ơn vì được tiêm vaccine

    Devin Monaghan nói, anh hổ thẹn, lo ngại khi được gọi tiêm vaccine trước nhiều công dân Việt Nam nhưng hôm ấy chẳng ai xì xào, mọi người đều hết lòng giúp đỡ anh.

    Bấm link để nghe trực tiếp Podcasts trên VnExpress:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TP.HCM tiêm hết vắc xin vào ngày mai 12.8

    Trong cuộc họp báo ngày 10.8, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hoài Nam cho biết sau các đợt phân bổ, TP.HCM tiếp nhận hơn 4,1 triệu liều; đến trưa 9.8 còn hơn 910.000 liều vắc xin chưa tiêm.

    Với tốc độ tiêm được đẩy nhanh (khoảng 220.000 mũi/ngày) dự kiến ngày mai (12.8), TP.HCM sẽ tiêm hết số vắc xin Covid-19 đang có.

    Sáng 11/8, thêm 4.802 ca mắc COVID-19, Hà Nội chỉ có 3 ca. TP.HCM tiêm hết vắc xin vào ngày mai - Ảnh 1.

    Một số quận, huyện tại TP.HCM đã cơ bản tiêm bao phủ vắc xin Covid-19 cho người dân như H.Cần Giờ đã tiêm gần như toàn bộ, Q.Phú Nhuận còn khoảng 30.000 người... ẢNH: T.N

    Một số quận, huyện đã cơ bản tiêm bao phủ vắc xin Covid-19 cho người dân như H.Cần Giờ đã tiêm gần như toàn bộ, Q.Phú Nhuận còn khoảng 30.000 người, đối với các quận, huyện có số lượng dân đông (TP.Thủ Đức, Q.Bình Tân, H.Bình Chánh) đang tiếp tục triển khai. Nếu được Bộ Y tế phân bổ vắc xin liên tục với khoảng 5,5 triệu liều trong tháng 8, TP.HCM sẽ đạt mức độ tiêm bao phủ 100% người trên 18 tuổi.

     

    Bài viết được trích dẫn từ nguồn:

    TP.HCM tiêm hết vắc xin vào ngày mai 12.8thanhnien.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Sáng 11/8, Hà Nội chỉ ghi nhận 3 ca dương tính SARS-CoV-2, đều đã được cách ly từ trước

    Sáng 11/8, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tính đến 6h sáng nay, trên địa bàn thành phố chỉ ghi nhận thêm 3 trường hợp dương tính mới với SARS-CoV-2.

    Cả 3 trường hợp đều ở Thanh Trì và thuộc chùm ho, sốt thứ phát. Đây cũng là những trường hợp đã được cách ly.

    Như vậy, sau nhiều ngày, số ca phát hiện mới buổi sáng ở khá cao như sáng 9/8 phát hiện 9 ca dương tính, sáng 10/8, phát hiện 14 ca dương tính thì sáng 11/8, số ca phát hiện mới đã giảm mạnh.

    Bấm link để đọc cụ thể về 3 ca dương tính như sau:


     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    CDC Đà Nẵng: 'Có lây nhiễm chéo trong khu phong tỏa'

    Chiều 10/8, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 thành phố Đà Nẵng, cho biết 24h qua trên địa bàn ghi nhận thêm 74 ca dương tính, trong đó có 65 bệnh nhân liên quan đến chuỗi "siêu lây nhiễm" ở cảng cá Thọ Quang (quận Sơn Trà).

    Quận Sơn Trà đang phong tỏa cứng "nội bất xuất" tại 5 phường Nại Hiên Đông, Thọ Quang, Mân Thái, An Hải Bắc và một phần phường Phước Mỹ, với hơn 16.000 dân. Hàng loạt các chốt cứng được thiết lập ở khu vực này, một số chốt mềm chỉ cho phép lực lượng làm công vụ, vận chuyển nhu yếu phẩm, xe cứu thương... đi qua.

    Sáng 11/8, cả nước thêm 4.802 ca mắc COVID-19. Có thể dùng trực thăng vận chuyển vắc-xin COVID-19 để tiêm đúng tiến độ - Ảnh 1.

    Công an phường An Hải Bắc (quận Sơn Trà) kiểm tra một người ra đường lúc 23h40 ngày 4/8. Ảnh: Nguyễn Đông.

    Bác sĩ Tôn Thất Thạnh, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, nói dù khu vực 5 phường đã "phong tỏa trong phong tỏa" khi thiết lập các chốt cách ly y tế và thành phố đã áp dụng giãn cách "cao hơn Chỉ thị 16" mười ngày qua, nhưng hôm nay vẫn có 20 bệnh nhân được phát hiện.

     

    Có tình trạng lây nhiễm chéo trong khu phong toả. Lẽ ra, khi thực hiện cách ly thì số ca mắc mới sẽ giảm dần trong các lần xét nghiệm. Nhưng thực tế xét nghiệm đại diện hộ gia đình đến lần thứ 3 trong vòng một tuần qua, vẫn tiếp tục ghi nhận thêm nhiều ca dương tính mới.

    Giám đốc CDC Đà Nẵng

     

     

    Bài viết trích dẫn từ nguồn:

    CDC Đà Nẵng: 'Có lây nhiễm chéo trong khu phong tỏa'VnExpress.net
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Sáng 11/8: Thêm 4.802 ca mắc COVID-19

    Bản tin dịch COVID-19 sáng 11/8 của Bộ Y tế cho biết có 4.802 ca mắc COVID-19, TP Hồ Chí Minh nhiều nhất với 2.128 ca và Hà Nội chỉ ghi nhận 3 ca mắc mới. Trong ngày có 1.408.453 liều vaccine COVID-19 được tiêm, nâng tổng số liều đã được tiêm ở nước ta lên hơn 11,3 triệu.

    Tính từ 18h ngày 10/8 đến 6h ngày 11/8 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.802 ca nhiễm mới, trong đó 10 ca nhập cảnh và 4.792 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (2.128), Bình Dương (936), Long An (515), Đồng Nai (428), Tây Ninh (263)...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phó thủ tướng: Vaccine về đến đâu, ưu tiên tối đa cho TP HCM

    Ngày 10/8, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam trả lời báo chí về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, sau các chuyến thị sát ở TP HCM và nhiều địa phương phía Nam.

    Ông cho biết, để bảo đảm đủ vaccine tiêm cho 70% dân số trên 18 tuổi của TP HCM trong tháng 8 tới, Chính phủ đã bàn, mặc dù địa phương nào cũng mong có vaccine nhưng đều đồng tình nhường cho TP HCM, một phần Đồng Nai, Bình Dương, Long An "đang bị nhiễm rất nặng và sâu". Điều này thể hiện tinh thần tất cả hướng về TP HCM.

    Bộ Y tế được giao làm đầu mối đàm phán, nhập khẩu vaccine. Việt Nam đã ký số lượng lớn vaccine, đủ tạo miễn dịch cộng đồng cho toàn bộ dân số, mỗi người tiêm đủ 2 mũi, "nhưng vấn đề vaccine về lúc nào, chúng ta không chủ động được".

    Dự kiến đến cuối năm vaccine sẽ không thiếu, nhưng trong vài tuần tới, theo Bộ Y tế báo cáo, thì các lô vaccine đã được cam kết về rất ít. "Tinh thần là vaccine về đến đâu là ưu tiên tối đa cho TP HCM", ông Đam nói dẫn chứng, ngày 9/8, lô vaccine 590.000 liều Astra Zeneca về Việt Nam, Bộ Y tế đã phân bổ ngay cho TP HCM 530.000 liều.

    Đến trưa 9/8, TP HCM đã được cấp gần 4,2 triệu liều vaccine; tiêm được 3,4 triệu liều.

     

    Bài viết trích dẫn từ nguồn:

    Phó thủ tướng: Vaccine về đến đâu, ưu tiên tối đa cho TP HCMvnexpress.net
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Có thể sử dụng trực thăng vận chuyển vắc-xin để tiêm đúng tiến độ

    Ngày 10/8, tại Sở chỉ huy Chiến dịch, Bộ Quốc phòng và Ban chỉ đạo Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 toàn quốc đã tổ chức giao ban nhằm đánh giá tiến độ các hoạt động tiêm chủng sau 1 tháng triển khai chiến dịch tiêm trên toàn quốc.

    Nhìn nhận về tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, Tiểu ban tiêm chủng cho biết, tính đến hôm nay đã có 18.122.000 liều từ các nguồn khác nhau về đến Việt Nam, trong đó để tiêm cho đối tượng ưu tiên là các lực lượng tuyến đầu và địa bàn dịch bùng phát như Bắc Giang, Bắc Ninh, TPHCM, TP Hà Nội…

    Trong 2 tuần lại đây, tiến độ tiêm chủng được đẩy mạnh, trung bình mỗi ngày tiêm gần 400 nghìn mũi. Tổng số tiêm từ đầu đến nay hơn 10,5 triệu mũi (hiện nay trong các kho đang để lại 2,5 triệu liều Moderna và 250 nghìn Verocell để tiêm mũi thứ 2 cho những người đã tiêm mũi 1 loại vắc xin này).

    Đặc biệt, Bộ Y tế đã có văn bản về dự kiến phân bổ vắc xin từ nay đến hết năm 2021 để các địa phương nắm được số lượng, lên phương án tiêm nhằm bảo đảm tiến độ, trong đó cần phải bảo đảm nguồn vắc xin để những người đã tiêm mũi 1 khi đến thời hạn, được tiêm mũi 2.

     

    Đến nay các đơn vị của ngành y tế đã phối hợp với quân đội tiến hành khảo sát, xây dựng và lắp đặt 8 kho bảo quản vắc xin tại 7 Quân khu và Bộ Tư lệnh Thủ đô với công suất bảo quản lên đến 60 triệu liều vắc xin

    Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngày 10/8, Việt Nam ghi nhận 8.390 ca nhiễm mới, giảm gần 1000 ca

    Trong ngày 10/8 ghi nhận 8.390 ca nhiễm mới, trong đó 05 ca nhập cảnh và 8.385 ca ghi nhận trong nước (giảm 938 ca so với hôm qua) tại TP. Hồ Chí Minh (3.956), Bình Dương (1.325-giảm 1.562 ca so với hôm qua), Long An (890), Đồng Nai (732), Nghệ An (128), Bà Rịa - Vũng Tàu (109), Cần Thơ (106), Tây Ninh (102), Đồng Tháp (101), Tiền Giang (100), Đà Nẵng (74), Sóc Trăng (64), Bình Thuận (63), Ninh Thuận (61), Hà Nội (61)...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại