*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Cập nhật dịch Covid-19 hôm nay, ngày 14/10 tại Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh thành trên cả nước.
Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong số 12 ca dương tính với SARS-CoV-2 được ghi nhận hôm nay, 14.10, có 11 ca bệnh thuộc chùm liên quan đến Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, 1 ca là lái xe chở khách từ TP.HCM về.
11 bệnh nhân là người bệnh điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và người nhà chăm sóc bệnh nhân. Trước đó, các ca bệnh này đều đã được chuyển sang cách ly tại Bệnh viện Thanh Nhàn ngày 5.10. Ngày 14.10, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
Như vậy, riêng tại Bệnh viện Thanh Nhàn đã ghi nhận 38 ca dương tính là bệnh nhân hoặc người nhà được chuyển từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức sang Thanh Nhàn cách ly.
Đã có tới 38 ca dương tính ghi nhận tại Bệnh viện Thanh Nhàn là bệnh nhân, người nhà chuyển từ Bệnh viện Việt Đức sang cách ly - ẢNh: ĐẬU TIẾN ĐẠT
Ngoài ra, 1 ca dương tính là Đ.V.H (nam, 42 tuổi, P.Phúc La, Q.Hà Đông). Bệnh nhân là lái xe chở khách từ TP.HCM về Hà Nội ngày 7.10 (trên chuyến xe ghi nhận 1 trường hợp dương tính tại Hải Phòng). Ngày 13.10, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
Bài viết được trích dẫn từ nguồn:
UBND TP Hà Nội cho phép xe buýt, taxi, xe công nghệ dưới 9 chỗ hoạt động trở lại từ 6h ngày 14-10. Tuy nhiên xe ôm, xe ôm công nghệ vẫn chưa được hoạt động.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online về việc này, ông Vũ Văn Viện - giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội - cho biết: UBND TP Hà Nội chưa cho xe 2 bánh chở khách như xe ôm, xe ôm công nghệ hoạt động trở lại vì loại hình vận tải này hoạt động không đảm bảo nguyên tắc 5K.
Đồng thời hoạt động chở khách bằng xe máy cũng khó truy vết khi có tình huống liên quan đến F0. Do vậy đề xuất tại thời điểm này chưa cho phép hoạt động trở lại.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tính từ 17h ngày 13/10 đến 17h ngày 14/10, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.092 ca nhiễm mới, trong đó 04 ca nhập cảnh và 3.088 ca ghi nhận trong nước (giảm 370 ca so với ngày trước đó) tại 42 tỉnh, thành phố (có 1.718 ca trong cộng đồng).
Trong ngày ghi nhận 81 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (61), Bình Dương (10), Long An (3), Đồng Tháp (1), An Giang (1), Khánh Hòa (1), Đắk Lắk (1), Bạc Liêu (1), Kiên Giang (1), Sóc Trăng (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 104 ca.
Ngày 14-10, ông Trần Hùng Phong - phó chủ tịch Hội đồng hương TP Đà Nẵng tại TP.HCM - cho biết một hành khách trên chuyến bay giải cứu do TP Đà Nẵng tổ chức ngày 12-10 đã dương tính.
Cụ thể, nữ hành khách là thai phụ Q.M., trú xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang. Chị Q.M. đã tiêm đủ 2 liều vắc xin COVID-19 và có test nhanh âm tính trước lúc lên máy bay. Tuy nhiên, khi trở về Đà Nẵng xét nghiệm trở lại thì có kết quả dương tính, hiện chị Q.M. không có biểu hiện triệu chứng bệnh.
Được biết chuyến bay VN9126 của chị Q.M. có 168 hành khách trú các quận Hòa Vang, Cẩm Lệ, Liên Chiểu, Sơn Trà.
Trước tình hình này, sáng 14-10, quận Sơn Trà đã thông báo và đón bà con đi cùng chuyến bay đi cách ly tập trung.
Tuy nhiên, một số người dân không đồng ý việc đưa đi cách ly tập trung vì cho rằng trong phương án đón đoàn về quy định đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh chỉ phải cách ly tại nhà 14 ngày và xét nghiệm 2 lần.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo CDC Hà Nội, trong ngày 14/10, thành phố tiếp tục ghi nhận 12 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó, 11 ca liên quan chùm Bệnh viện Việt Đức và 1 ca là lái xe về từ TP.HCM.
Cụ thể các quận, huyện ghi nhận ca mắc mới trong ngày là Hoàn Kiếm (8), Thanh Trì (1), Hà Đông (1), Cầu Giấy (1), Tây Hồ (1).
Chùm liên quan Bệnh viện Việt Đức có 11 ca gồm:
Ngày 14/10/2021, Bộ Y tế đã có văn bản số 8688/BYT-DP về việc tiêm phòng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur.
Việc tiêm phòng được thực hiện theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp (tiêm trước cho trẻ từ 16-17 tuổi và hạ dần độ tuổi) theo tiến độ cung ứng vaccine và tình hình dịch tại địa phương.
Loại vaccine sử dụng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và Bộ Y tế. Mỗi người sẽ được tiêm 2 liều cùng loại.
Các địa phương có thể xây dựng kế hoạch và triển khai tiêm mũi 1 từ tháng 10 nếu đã chuẩn bị đủ điều kiện.
Danh sách tiêm bao gồm trẻ đang đi học từ lớp 6 đến hết lớp 12. Đối với trẻ thuộc lứa tuổi này không đi học, các sở y tế cần phối hợp với chính quyền địa phương để lập danh sách.
Việc tổ chức tiêm được thực hiện tại các cơ sở tiêm chủng cố định, tại điểm tiêm lưu động và trường học (đối với các địa bàn tổ chức được học tập trung ở trường).
Sau bát phở nóng hổi, người Hà Nội thảnh thơi nhâm nhi cà phê (Clip: Vũ Mạnh Anh)
Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 nêu rõ việc tổ chức dạy và học trực tiếp tại những vùng kiểm soát được dịch COVID-19 và bảo đảm an toàn ngay từ tháng 10 năm 2021.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương khẩn trương xây dựng, ban hành hướng dẫn an toàn để các trường học dạy học trực tiếp trở lại phù hợp với diễn biến dịch bệnh.
Chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, các cơ quan liên quan tiếp tục sản xuất, phát sóng các chương trình dạy học trên truyền hình và nền tảng số; phối hợp với Bộ Tài chính đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định bổ sung nguồn kinh phí bảo đảm thực hiện.
Phối hợp với cơ quan liên quan rà soát, có giải pháp cụ thể, hiệu quả, quan tâm hơn đến công tác tuyển sinh hệ cao đẳng; phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai kịp thời, hiệu quả Chương trình "Sóng và máy tính cho em", bảo đảm đúng đối tượng, hỗ trợ thiết thực cho học sinh, sinh viên khó khăn có đủ điều kiện học tập trực tuyến.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128 quy định tạm thời "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" và Bộ Y tế có hướng dẫn, TP.HCM đang nghiên cứu, thảo luận để cụ thể hóa các giải pháp.
Trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên liệu TP.HCM có mở cửa nhiều hoạt động như Hà Nội hay không, ông Mãi cho biết mỗi thành phố có đặc điểm dịch bệnh khác nhau nên không thể áp dụng các biện pháp giống nhau.Ông Mãi cho biết thành phố đã lập tổ công tác chuẩn bị cho việc này với sự góp sức của nhiều chuyên gia và các cơ quan chức năng. Trong tháng 10, TP.HCM sẽ tổ chức tổng kết công tác phòng chống dịch Covid-19 trong đợt bùng phát lần thứ 4.
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi trao đổi với báo chí bên lề hội nghị Thành ủy TP.HCM lần thứ 9 diễn ra sáng 14.10 - Ảnh: NGUYÊN VŨ
Với đặc điểm đô thị đông đúc, các phường sát nhau, mọi hoạt động được phép mở cửa phải tính toán trong phạm vi cục bộ và tổng thể toàn thành phố. "Ví dụ phường này cho hoạt động này nhưng người tham gia, khách hàng đến từ phường khác, nếu chỉ xử lý cục bộ thì không thể giải quyết được vấn đề. Phòng chống dịch và phục hồi kinh tế đôi khi mâu thuẫn với nhau nên phải tìm phương án giải quyết hài hòa", ông Mãi nói và đánh giá đây là vấn đề khó.
"Thành phố đang xem xét đề xuất mở cửa ăn uống tại chỗ của Q.7 một cách thận trọng. Thành phố sẽ thí điểm kinh doanh doanh ăn uống tại chỗ, có thể tổ chức ở Q.7 hoặc địa bàn an toàn"
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo Công điện 21 của Chủ tịch UBND Hà Nội Chu Ngọc Anh, một số dịch vụ, hoạt động vui chơi, nghỉ dưỡng, giải trí đã được TP cho phép mở cửa trở lại như bảo tàng, công viên, khách sạn; quán ăn, uống được bán tại chỗ.
Tuy nhiên, cơ sở kinh doanh dịch vụ massage, karaoke, quán bar, phòng gym vẫn chưa được mở lại. PGS.TS Nguyễn Huy Nga (nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế) bày tỏ đồng tình với quan điểm của Hà Nội về vấn đề này.
Theo ông Nga, các dịch vụ được Hà Nội ưu tiên mở trước đều đảm bảo tương đối an toàn so với các quy định, điều kiện về công suất phục vụ, giãn cách và tấm chắn. Tuy nhiên, đối với cơ sở gym, massage, là các loại hình dịch vụ phải hoạt động trong phòng kín và không có gió lưu thông, nên nguy cơ lây nhiễm là rất cao.
Bên cạnh đó, khi tập gym, cơ thể đào thải nhiều mồ hôi, hệ hô hấp làm việc nhiều, cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm.
"Quán bar, karaoke cũng như vậy, mở cửa giúp giảm khó khăn cho các cơ sở kinh doanh nhưng rất khó kiểm soát. Các dịch vụ này đều tập trung rất đông người trong không gian kín. Vì vậy, trước mắt nên hạn chế, chờ đến khi nguy cơ được kiểm soát"
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Mặc dù Bộ Y tế đã yêu cầu các địa phương không chỉ định xét nghiệm đối với việc đi lại, nhưng 22 chốt kiểm soát của Hà Nội vẫn yêu cầu người dân đi qua phải có loại giấy tờ này.
Sáng 14/10, hàng dài ôtô vẫn xếp hàng chờ làm thủ tục tại chốt kiểm soát cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, Hà Nội.
Nhiều người phải xếp hàng để khai báo y tế và kiểm tra các giấy tờ liên quan. Việc kiểm soát được thực hiện ở cả chiều ra và vào Hà Nội. |
Các loại giấy tờ mà người qua chốt cần phải xuất trình gồm giấy xác nhận xét nghiệm RT-PCR trong vòng 72 giờ, giấy đi đường hoặc giấy xác nhận ra vào Hà Nội để thực hiện nhiệm vụ công vụ, chống dịch.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho rằng dù diễn biến dịch bệnh của TP hiện nay đang có chiều hướng thuận lợi, nhưng đến tháng 11, TP.HCM vẫn chưa thể hoàn toàn bình thường mới.
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi - Ảnh: THẢO LÊ
Trao đổi bên lề Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa XI sáng 14-10, ông Phan Văn Mãi - chủ tịch UBND TP.HCM - cho biết hiện nay Chính phủ đã có nghị quyết 128 ban hành quy định tạm thời thích ứng an toàn linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. TP.HCM đang căn cứ vào đó để đánh giá cấp độ dịch.
Theo ông Mãi, TP sẽ thành lập tổ công tác gồm các cơ quan chức năng và các chuyên gia để đánh giá tình hình tại TP. Ngoài ra, TP.HCM sẽ tổ chức hội nghị tổng kết, triển khai công tác phòng chống dịch và phục hồi kinh tế thời gian tới; trong đó cụ thể nghị quyết 128 của Chính phủ.
"Đầu tiên TP phải đánh giá cấp độ dịch theo hướng dẫn của Chính phủ, xác định các hoạt động theo các cấp độ. Tuy nhiên TP phải xét trong bối cảnh cục bộ và toàn diện của TP.HCM để tổ chức hoạt động trên cơ sở hướng dẫn"
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Liên quan đến việc triển khai thí điểm hoạt động vận tải hành khách đường bộ đến 7 tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Sở GTVT Hà Nội cho biết hiện có 3/7 địa phương đồng ý kết nối xe khách với Hà Nội.
Ông Đào Việt Long - Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, triển khai chỉ đạo của UBND thành phố về việc thí điểm hoạt động vận tải hành khách đường bộ từ Hà Nội đi/đến các tỉnh/thành phố, gồm: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La.
Theo chỉ đạo này, những xe được hoạt động tại các tuyến trên với tần suất bằng 5% số chuyến đã được Sở GTVT công bố theo biểu đồ.
Hiện có 3 địa phương đồng ý kết nối xe khách với thành phố Hà Nội. Ảnh: Trọng Đảng.
Thông tin về kết quả sau 2 ngày triển khai, ông Long cho biết, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã xây dựng phương án hoạt động và lấy ý kiến của Sở Giao thông vận tải các tỉnh/thành phố liên quan. Đến thời điểm ngày 13/10, Sở Giao thông vận tải Hà Nội ghi nhận đã có sự thống nhất hoạt động của Sở Giao thông vận tải 3 tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Sơn La.
Cụ thể, các tuyến xe khách được 3 tỉnh trên đồng ý, có lộ trình điểm đi - điểm đến, gồm: Bến Mỹ Đình - Cao Bằng, tần suất trong thời gian thí điểm 1 ngày/chuyến; bến xe Giáp Bát - bến xe Phía Bắc (Lạng Sơn), tần suất 1 ngày/chuyến; bến xe Yên Nghĩa - bến xe thành phố Sơn La, tần suất 1 ngày/chuyến.
Ông Long cho biết, trong thời gian tới, Sở Giao thông vận tải Hà Nội tiếp tục triển khai các tuyến vận tải hành khách đối với các tuyến còn lại khi có ý kiến thống nhất của Sở Giao thông vận tải các tỉnh/thành phố nơi đến/đi.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã họp bàn nhằm triển khai thực hiện ngay nội dung lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương về công tác phòng, chống dịch COVID-19; cụ thể hóa việc thực hiện chiến lược chuyển trạng thái từ "không COVID-19" sang "sống chung với COVID-19" trên địa bàn Thủ đô.
Chiều 13/10, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong chủ trì giao ban trực tuyến giữa Sở Chỉ huy thành phố với sở chỉ huy các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn để triển khai thực hiện Công điện số 21 của Chủ tịch UBND thành phố về "Việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố trong tình hình mới".
Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong phát biểu tại cuộc giao ban
Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Vũ Cao Cương, hiện tại, toàn thành phố còn 188 F0 đang điều trị; còn 10 điểm phong tỏa. Ổ dịch tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ghi nhận tổng cộng 95 ca mắc (trong đó 76 ca tại Hà Nội, 19 ca tại các tỉnh) hiện cũng đã được kiểm soát.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng đề nghị các sở, ngành, quận, huyện, thị xã khẩn trương xây dựng kế hoạch thực hiện Công điện số 21 của UBND thành phố một cách cụ thể.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ngày 14-10, dù nghị quyết 128 về việc tạm thời không áp dụng chỉ thị 15, 16 và 19 có hiệu lực nhưng chốt kiểm tra vẫn duy trì tại nhiều tỉnh miền Tây, việc đi lại của người dân vẫn khó khăn.
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online ngày 14-10, trên địa bàn tỉnh An Giang hiện còn tồn tại 4 chốt trên tuyến quốc lộ 91 để kiểm soát người lưu thông giữa các địa phương. Dù An Giang đã nới lỏng rất nhiều nhưng một số địa phương lại bố trí, chốt chặn ở các xã, thị trấn để kiểm soát xe và người ra vào địa phương mình.
"Chúng tôi đã thấy nghị quyết 128 của Chính phủ công bố trên mạng. Các anh em cũng mong gỡ chốt để làm chuyện khác. Chứ ở đây trực suốt cũng rất mệt", một cán bộ trực chốt TP Châu Đốc nói.
Ông Lê Văn Phước - phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang - cho biết An Giang chưa thực hiện theo nghị quyết 128 của Chính phủ. Hiện tại, An Giang đang chờ hướng dẫn chính thức của Bộ Y tế.
"Tình hình hiện nay chưa thay đổi. Chúng tôi đã chỉ đạo giao Sở Y tế cập nhật, tính toán xem tình hình dịch bệnh của An Giang ra sao. Khi nào có hướng dẫn của Bộ Y tế, chúng tôi sẽ thực hiện theo nghị quyết 128"
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ngày 14/10, đại diện Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bình Dương cho biết, sau 2 tuần nới lỏng giãn cách, địa phương này đã đạt nhiều kết quả trong công tác phòng, chống dịch, đặc biệt là kiểm soát, ngăn chặn nguồn lây.
Từ ngày 1/10 đến nay, tỷ lệ tử vong giảm đáng kể, không phát sinh ổ dịch trên diện rộng, số ca mắc mới chủ yếu phát hiện trong khu phong tỏa. Trong những ngày gần đây, ca mắc mới ở Bình Dương ghi nhận dưới 500 ca.
"Trong hoàn cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, tỉnh thực hiện nới lỏng giãn cách nhưng không buông lỏng mà an toàn đến đâu mở rộng đến đấy"
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Từ 6h sáng nay, 118 xe buýt có trợ giá trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được hoạt động trở lại. Các bến xe cũng mở cửa để xe buýt vào trung chuyển, đón khách.
Sáng nay, sau gần 3 tháng dừng hoạt động, 118 tuyến buýt của thành phố đã đi vào hoạt động.
Theo yêu cầu của công tác phòng chống dịch, mỗi xe chỉ chở số người bằng 50% số ghế trên xe.
Vị khách đầu tiên lên xe buýt tuyến số 6B lộ trình Bến xe Giáp Bát - Hồng Vân (Thường Tín) là chị Thanh, quê Thường Tín (Hà Nội).
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Chưa kịp mừng trước thông tin người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ do dịch Covid-19, nhiều người đã ngỡ ngàng khi nhận được câu trả lời từ cơ quan BHXH: không thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách.
4 đối tượng chưa được nhận hỗ trợ
Do ảnh hưởng của Covid-19 và giãn cách xã hội, nhiều doanh nghiệp (DN) tại TP.HCM đã phải tạm dừng hoạt động từ giữa tháng 7 đến hết tháng 9. Vì lý do này mà một số DN xin tạm ngừng đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động (NLĐ) trong những tháng qua. Anh Đức Quyền, lao động đang làm việc tại một DN ở Q.8, chia sẻ:
“Khi biết có chính sách hỗ trợ từ Quỹ BHTN, công ty tôi ai cũng mừng vì 2 tháng nay không có lương, mức hỗ trợ 3,3 triệu cho thời gian hơn 10 năm đóng BHTN ít ra cũng giúp NLĐ có thêm chút tiền để trang trải chi phí sinh hoạt. Khi hỏi bên BHXH, họ nói quy định chỉ áp dụng với NLĐ đang tham gia BHTN tại thời điểm 30.9.2021 và NLĐ chấm dứt hợp đồng từ 1.1.2020 - 30.9.2021. Chúng tôi không đóng BHTN tháng 8 và tháng 9 nên không được hưởng gói trợ cấp này”.
Cơ quan BHXH chưa có căn cứ rõ ràng để áp dụng đối với 4 đối tượng: NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp BHXH; NLĐ tạm hoãn thực hiện HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của pháp luật; NLĐ nghỉ việc không hưởng lương; NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc trái pháp luật (tự ý bỏ việc).
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Nhiều người dân Hà Nội đã ghé các quán ăn từ sáng sớm sau khi biết tin hàng quán được phục vụ tại chỗ. Bất chấp thời tiết mưa gió, ai nấy đều vui vẻ thưởng thức tô phở, bát bún... nóng hổi sau nhiều ngày không ăn tại quán.
Theo ghi nhận của Thanh Niên, sáng 14.10, các cửa hàng kinh doanh ăn uống , cà phê đã đón khách đến ăn trực tiếp. Đa số các quán đều trang bị nước sát khuẩn, dán mã QR để khách khai báo y tế trước khi vào ăn sáng. Dù trời mưa nhưng nhiều người vẫn không ngại dậy sớm đi ăn bún, ăn phở sau khoảng thời gian dài không ăn trực tiếp tại quán.
Người dân ghé quán ăn từ sáng sớm sau khoảng thời gian dài giãn cách - Ảnh: DƯƠNG LAN
Tại các quán ăn trên đường Nguyên Xá, Hồ Tùng Mậu (Q.Bắc Từ Liêm); Cốm Vòng, Duy Tân (Q.Cầu Giấy), các chủ quán đều dựng vách ngăn , nhắc nhở khách ngồi giãn cách.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Từ 6h sáng nay 14-10, hàng loạt hoạt động ở Hà Nội (đã đóng gần 3 tháng nay) như xe buýt, taxi, khách sạn, cơ sở lưu trú, công viên, bảo tàng ở Hà Nội mở lại. Theo hướng dẫn mới ban hành tối qua, toàn Hà Nội là vùng xanh.
Tối 13-10, Bộ Y tế có hướng dẫn chuyên môn y tế tạm thời thực hiện nghị quyết 128 của Chính phủ (nghị quyết đã ban hành 1 ngày trước đó).
Theo hướng dẫn, về xét nghiệm , Bộ Y tế yêu cầu không chỉ định xét nghiệm với việc đi lại của người dân, chỉ xét nghiệm theo địa bàn nguy cơ, nhóm nguy cơ (người có triệu chứng ho, sốt, mất vị giác, khứu giác, khó thở).
Tại khu vực nguy cơ cao, xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên định kỳ tại cơ sở sản xuất kinh doanh, với người di chuyển nhiều như shipper, xe ôm, lái xe; tại khu vực tập trung đông người như chợ đầu mối, siêu thị,
Tại cơ sở sản xuất kinh doanh, trung tâm thương mại, cơ quan công sở: tự tổ chức xét nghiệm ngẫu nhiên cho người có nguy cơ lây nhiễm cao.
Không yêu cầu xét nghiệm khi di chuyển giữa các vùng, ngoại trừ vùng có dịch cấp độ 4, vùng cách ly y tế, phong tỏa, hoặc các trường hợp nghi ngờ đến từ vùng cấp độ 3.
Người đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh chỉ xét nghiệm khi có yêu cầu điều tra dịch tễ hoặc nghi ngờ. Việc xét nghiệm xử lý ổ dịch thì tùy mức độ và tình hình dịch, khi xét nghiệm thực hiện hình thức mẫu gộp.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Từ sáng sớm 14/10, người dân Hà Nội đã phấn khởi rủ nhau đi ăn phở, tranh thủ "nhâm nhi" chút tiết trời Hà Nội của những ngày cuối Thu.
Theo ghi nhận của PV, sáng 14/10, người dân Hà Nội dậy sớm, ghé những hàng phở thân quen, gọi một bát phở quen thuộc. Không khí lạnh cuối Thu càng thúc giục người Hà Nội "tự thưởng" cho mình bát phở ăn tại chỗ sau nhiều tháng "xa cách".
Trong buổi sáng đầu tiên được mở bán tại chỗ sau thời gian dài giãn cách, xác quán phở đã rất tấp nập, nhộn nhịp
Vừa hoàn thành bài tập thể dục quanh Hồ Gươm, Linh (25 tuổi) chọn quán phở Thìn Bờ Hồ làm điểm dừng chân. "Một bát đặc biệt chủ quán nhé", Linh nói lâu lắm rồi mới được ăn một bát phở tròn vị, được phục vụ tận bàn, thay vì phải đóng gói mua về như trước khi Hà Nội cho phép.
"Phở ăn tại quán bao giờ cũng ngon hơn là mua về. Mình rất vui vì sau nhiều thời gian chờ đợi, thành phố đã cho phép ăn uống tại cửa hàng. Hy vọng đại dịch sớm qua đi, cuộc sống người dân bình thường trở lại", Linh nói.
Đến 7h, quán bắt đầu đông khách. Trà đá, quẩy,… được gọi liên tục khiến nhân viên bận rộn không ngừng.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Rạng sáng 14/10/2021, đoàn 30 cán bộ y tế của tỉnh Sơn La gồm các bác sỹ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên thuộc các bệnh viện tuyến tỉnh và trung tâm y tế, bệnh viện đa khoa các huyện của tỉnh tham gia hỗ trợ chống dịch COVID-19 tại thành phố Hồ Chí Minh đã về tới Sơn La. Sau khi trở về, các thành viên trong đoàn sẽ thực hiện cách ly tập trung theo quy định để bảo đảm công tác phòng, chống dịch trước khi quay trở lại công việc và cuộc sống thường ngày.
Lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đoàn thể và thân nhân chào đón các thành viên trong đoàn khi trở về.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo hướng dẫn tạm thời này, có 5 tiêu chí để phân loại cấp độ dịch, trong đó có 3 tiêu chí bắt buộc là số ca mắc mới/100.000 dân/1 tuần không bao gồm ca nhập cảnh, ca mắc trong cơ sở cách ly tập trung; Tỉ lệ người ở độ tuổi tiêm chủng được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin; Tỉnh, thành phố có kế hoạch thu dung, điều trị và đảm bảo số giường hồi sức cấp cứu.
Trong đó, 2 tiêu chí phân loại là tỉ lệ mắc và tiêm vắc xin:
- Vùng xanh (cấp 1 - bình thường mới): ở cấp xã hoặc phạm vi nhỏ hơn, số ca mắc dưới 20 ca/tuần, dưới 70% người trên 18 tuổi được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin.
Nếu số ca mắc từ dưới 20 đến 50 ca/tuần nhưng số người từ 18 tuổi đã tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin cũng xếp là vùng xanh.
- Vùng vàng (cấp 2 - nguy cơ trung bình): số ca mắc từ 20-50 ca/tuần, tỉ lệ tiêm chủng dưới 70%
- Vùng cam (cấp 3 - nguy cơ cao): số ca mắc 50-150 ca/tuần, tỉ lệ tiêm chủng dưới 70%. Nếu tỉ lệ tiêm chủng trên 70% xếp ở mức 2.
- Vùng đỏ (cấp 4 - nguy cơ rất cao): số ca mắc trên 150 ca/tuần, tỉ lệ tiêm vắc xin dưới 70%. Nếu tỉ lệ tiêm vắc xin trên 70% xếp ở mức 3.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tối 13/10, ông Nguyễn Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ cho biết, đơn vị vừa ra quyết định kỷ luật đối với ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND phường An Phú.
Ông Nghĩa bị kỷ luật cảnh cáo vì liên quan vụ cô gái trẻ khoe đã tiêm đủ 2 mũi vaccine Pfizer do nhờ "xin ông anh".
"UBND quận đang xin ý kiến bố trí ông Nghĩa qua làm công tác khác", ông Nguyễn Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều thông tin.
Cô gái khoe được tiêm vaccine Pfizer do "xin ông anh". (Ảnh chụp màn hình)
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Sau khi Hà Nội cho phép các quán hàng ăn uống được phục vụ tại chỗ, nhiều cửa hàng rục rịch chuẩn bị bàn ghế ngay từ tối 13/10 sau hơn 2 tháng đóng cửa.
Nhiều chủ cửa hàng ăn uống nghe tin được phép tiếp khách tại chỗ từ 6h ngày 14/10 liền lục đục chuẩn bị dọn dẹp, chuẩn bị thực phẩm, đồ đạc ngay trong tối 13/10. Hình ảnh tại phố Tô Hiệu, quận Cầu Giấy.
"May mắn là mặt bằng là của gia đình tôi nên cũng đỡ đi phần nào chi phí. Những ngày vừa qua tôi cũng đã mở bán mang đi nhưng chỉ đạt được 50% doanh số", anh Duy - chủ một quán phở tại Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy - nói. Do nhân viên đều đã về quê nên cả gia đình anh cùng nhau tự dọn dẹp.
Quán lẩu hải sản của gia đình chị Chu Thị Hiền cũng nghỉ bán suốt 2 tháng qua. Do đặc thù món ăn không thể bán mang về gia đình chị chấp nhận "mất việc". Nhận được tin Hà Nội cho phép khách ăn tại chỗ, ngay tối 13/10, ba mẹ con chị Hiền bắt tay ngay vào dọn dẹp, lau rửa hàng chục bộ bàn ghế.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tối nay (13/10), Sở GTVT Hà Nội phát đi văn bản hoả tốc gửi các đơn vị, doanh nghiệp liên quan về việc tổ chức lại hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, xe taxi, xe công nghệ dưới 9 chỗ trên địa bàn TP.
Theo đó, xe buýt hoạt động với 50% biểu đồ chạy xe đã được Sở GTVT phê duyệt. Xe taxi, xe công nghệ dưới 9 chỗ được phép hoạt động với 50% số lượng phương tiện được Sở GTVT cấp phù hiệu còn hiệu lực. Thời gian hoạt động từ 6h ngày 14/10.
Hành khách phải tuân thủ 5K, khai báo y tế và kê khai thông tin để phục vụ truy vết F0 khi có yêu cầu của cơ quan chức năng.
Theo yêu cầu của Sở GTVT, các đơn vị kinh doanh vận tải phải xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 và phương án xử lý khi có trường hợp mắc Covid-19 theo quy định.
Xe buýt ở Hà Nội sẽ hoạt động trở lại từ 6h sáng ngày 14/10
Lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phải được tiêm tối thiểu 1 mũi vắc xin phòng Covid-19; tuân thủ 5K, khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế; xét nghiệm SARS-CoV-2 (bằng PCR hoặc test kháng nguyên nhanh) khi có ho, sốt, khó thở hoặc có yếu tố dịch tễ liên quan, đồng thời phải xét nghiệm SARS-CoV-2 hằng tuần (7 ngày/lần).
Bảo đảm phương tiện, lái xe hoạt động theo đúng hành trình, đối tượng vận chuyển và tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định; tổ chức vệ sinh, khử khuẩn phương tiện hằng ngày và sau mỗi chuyến đi; yêu cầu người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe chỉ dừng, đỗ dọc đường (ăn uống, vệ sinh) đúng các địa điểm đã ghi trong lệnh vận chuyển hoặc hợp đồng vận chuyển hành khách.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tính từ 17h ngày 12/10 đến 17h ngày 13/10, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.461 ca nhiễm mới, trong đó 03 ca nhập cảnh và 3.458 ca ghi nhận trong nước (tăng 519 ca so với ngày trước đó) tại 47 tỉnh, thành phố (có 1.432 ca trong cộng đồng).
Trong ngày ghi nhận 106 ca tử vong (tăng 13 ca so với ngày trước đó) tại TP. Hồ Chí Minh (73), Bình Dương (18), Long An (4), Đồng Nai (4), Tiền Giang (3), Cần Thơ (1), An Giang (1), Đồng Tháp (1), Quảng Trị (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 109 ca.
Văn bản do Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền ký nêu rõ, về đường sắt , triển khai thí điểm theo Quy định tạm thời của Bộ GTVT từ ngày 13/10.
Theo đó, kế hoạch chạy tàu thời điểm hiện nay có 2 tuyến đi và đến Hà Nội, gồm: Tuyến Hải Phòng - Hà Nội; Tuyến TP.HCM- Hà Nội (các tuyến khác theo lộ trình thí điểm của Bộ GTVT).
Về vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh thí điểm theo Quy định tạm thời của Bộ GTVT từ ngày 13/10.
Cụ thể, phối hợp thống nhất với các tỉnh/thành phố để tổ chức các tuyến đi/đến Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La với số chuyến bằng 5% số chuyến của các đơn vị hoạt động trên tuyến theo biểu đồ đã được công bố.