Cập nhật lúc

Hàng chục nhân viên thân cận với Tổng thống Putin mắc Covid-19; Phát hiện người có "siêu kháng thể"

Trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, nhiều nước trên thế giới đã chuyển từ phương châm phòng, chống dịch bệnh sang chiến lược sống chung an toàn với COVID-19.

Hàng chục nhân viên thân cận với Tổng thống Putin mắc Covid-19; Phát hiện người có "siêu kháng thể"
28
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Ông Putin tiết lộ có vài chục nhân viên thân cận mắc COVID-19

    Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây cho biết số nhân viên thân cận mắc COVID-19 "không phải chỉ một, hai người, mà lên đến vài chục người".

    Phát biểu trực tuyến tại hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) hôm nay, 16/9, ông Putin cho biết: "Thật không may, tôi đã phải hủy chuyến thăm Dushanbe (Tajikistan) vào phút chót. Tôi rất tiếc, nhưng một số người thân cận với tôi đã được xác định mắc COVID-19 . Không phải chỉ một, hai người, mà lên đến vài chục người."

    "Vì vậy, tôi đang phải tự cách ly trong vài ngày", Tổng thống Nga lưu ý và xin lỗi vì không thể trực tiếp tham dự sự kiện để bắt tay lãnh đạo các nước thành viên khối an ninh do Nga dẫn đầu.

    Tổng thống Putin (68 tuổi) đã tiêm đủ hai mũi vắc-xin Sputnik V của Nga. Ông cho biết mình hiện đang tự kiểm chứng hiệu quả của loại vắc-xin này.

    Điện Kremlin khẳng định ông Putin vẫn khỏe mạnh. Phát ngôn viên Dmitry Peskov cho biết hôm thứ Năm rằng việc tự cách ly của tổng thống có thể kéo dài ít nhất một tuần.

    Ông nói thêm rằng Tổng thống Putin vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về việc có tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 vào cuối tháng tới tại Rome hay không.

    Trước đó, Điện Kremlin đã áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để đảm bảo sức khoẻ cho Tổng thống Putin.

    Các vị khách đến thăm Điện Kremlin phải đi qua đường hầm khử trùng đặc biệt, các nhà báo tham dự sự kiện có mặt ông Putin phải trải qua nhiều lần xét nghiệm PCR, một số người ông Putin gặp được yêu cầu cách ly trước đó và được xét nghiệm COVID-19.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Ông Putin tiết lộ có vài chục nhân viên thân cận mắc COVID-19tienphong.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Nga ưu tiên tiếp cận vaccine và đẩy nhanh chuyển giao công nghệ vaccine cho Việt Nam

    Chiều 16/9, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã điện đàm với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin.

    Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn Tổng thống đã chúc mừng các đồng chí lãnh đạo và nhân dân Việt Nam nhân dịp Quốc khánh vừa qua và khẳng định, Việt Nam trước sau như một luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Nga. Tổng thống Vladimir Putin một lần nữa chúc mừng đồng chí Nguyễn Xuân Phúc được Quốc hội tín nhiệm bầu tiếp tục giữ trọng trách Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Đề nghị quan trọng của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với ông Putin và lời hứa chắc nịch của Tổng thống Nga - Ảnh 1.

    Trao đổi về hợp tác giữa hai nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Vladimir Putin đều bày tỏ vui mừng với những kết quả tích cực trong quan hệ giữa hai nước trong thời gian qua bất chấp tác động không thuận do đại dịch COVID-19 gây ra. Nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác hậu đại dịch, hai nhà Lãnh đạo đã nhất trí có các biện pháp nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho thương mại và đầu tư song phương, mở rộng hợp tác và đẩy mạnh triển khai các dự án quan trọng trên các lĩnh vực mũi nhọn như năng lượng, dầu khí, cũng như quốc phòng và an ninh.

    Về hợp tác phòng chống dịch COVID-19, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng thành công của Liên bang Nga trong phòng chống dịch COVID-19 thời gian qua, bày tỏ cảm ơn và mong Nga tiếp tục hỗ trợ Việt Nam về vaccine, thuốc điều trị và vật tư y tế chống dịch, ưu tiên tiếp cận vaccine và đẩy nhanh chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine cho Việt Nam. 

    Về phần mình, Tổng thống Putin đánh giá cao hợp tác giữa hai nước trong phòng chống dịch COVID-19 thời gian qua với nhiều hành động thiết thực và cụ thể, khẳng định tiếp tục hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ với Việt Nam nhằm sớm đẩy lùi đại dịch COVID-19.

    Tổng thống Vladimir Putin mời Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Ngavtv.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phát hiện những người có "siêu kháng thể" với COVID-19

    Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện một số người có hệ miễn dịch phản ứng rất mạnh trước các biến thể của virus SARS-CoV-2, trong đó có cả biến thể siêu lây nhiễm Delta. 

    Hiện tượng này được giới khoa học gọi là "siêu miễn dịch" hay còn gọi là "miễn dịch hỗn hợp".

    Hãng thông tấn Reuters trích nghiên cứu cho thấy, người có hệ miễn dịch hỗn hợp là người từng nhiễm virus SARS-CoV-2 , sau đó được tiêm vaccine sử dụng công nghệ mRNA. Cơ thể họ không chỉ tạo ra lượng kháng thể lớn mà những kháng thể ấy có độ linh hoạt cao, có khả năng chống chọi nhiều loại biến thể đang hoành hành trên thế giới.

    Các nhà nghiên cứu cho biết "siêu kháng thể" này cũng sẽ phát huy hiệu quả trước bất cứ biến thể nào xuất hiện trong tương lai, bởi chúng có thể vô hiệu hóa được virus SARS-CoV-1, là chủng virus gốc đã gây ra đại dịch SARS hồi năm 2003.

    Tuy nhiên, những người sở hữu "siêu kháng thể" này vẫn còn rất ít.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Phát hiện những người có 'siêu kháng thể' với COVID-19vtv.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng thống Vladimir Putin mời Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Nga

    Chiều 16/9, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã điện đàm với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin. 

    Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn Tổng thống đã chúc mừng các đồng chí lãnh đạo và nhân dân Việt Nam nhân dịp Quốc khánh vừa qua và khẳng định, Việt Nam trước sau như một luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Nga. Tổng thống Vladimir Putin một lần nữa chúc mừng đồng chí Nguyễn Xuân Phúc được Quốc hội tín nhiệm bầu tiếp tục giữ trọng trách Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Trao đổi về hợp tác giữa hai nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Vladimir Putin đều bày tỏ vui mừng với những kết quả tích cực trong quan hệ giữa hai nước trong thời gian qua bất chấp tác động không thuận do đại dịch COVID-19 gây ra. Nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác hậu đại dịch, hai nhà Lãnh đạo đã nhất trí có các biện pháp nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho thương mại và đầu tư song phương, mở rộng hợp tác và đẩy mạnh triển khai các dự án quan trọng trên các lĩnh vực mũi nhọn như năng lượng, dầu khí, cũng như quốc phòng và an ninh.

    Về hợp tác phòng chống dịch COVID-19, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng thành công của Liên bang Nga trong phòng chống dịch COVID-19 thời gian qua, bày tỏ cảm ơn và mong Nga tiếp tục hỗ trợ Việt Nam về vaccine, thuốc điều trị và vật tư y tế chống dịch, ưu tiên tiếp cận vaccine và đẩy nhanh chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine cho Việt Nam. Về phần mình, Tổng thống Putin đánh giá cao hợp tác giữa hai nước trong phòng chống dịch COVID-19 thời gian qua với nhiều hành động thiết thực và cụ thể, khẳng định tiếp tục hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ với Việt Nam nhằm sớm đẩy lùi đại dịch COVID-19.

    Nhân dịp này, Tổng thống Vladimir Putin mời Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sớm thăm chính thức Liên bang Nga. Chủ tịch nước đã vui vẻ nhận lời và chúc Liên bang Nga tổ chức thành công bầu cử Đu-ma Quốc gia (Hạ viện) Quốc hội Nga, cũng như mong sớm được đón Tổng thống Vladimir Putin thăm chính thức Việt Nam.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Tổng thống Vladimir Putin mời Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Ngavtv.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga phản đối quy định lãnh đạo thế giới dự họp Đại hội đồng LHQ phải tiêm vaccine

    Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc (LHQ) bày tỏ quan điểm “ngạc nhiên và thất vọng” khi Chủ tịch Đại hội đồng LHQ ủng hộ quy định các đại biểu dự phiên họp tại New York phải cung cấp chứng nhận tiêm chủng vaccine.

    Chủ tịch nước sắp đến Cuba và Mỹ, có nghị trình quan trọng về vaccine; Trung Quốc lại vô địch thế giới, 1 chỉ số vượt cả Mỹ, Nhật, Châu Âu - Ảnh 1.

    Đại sứ, Trưởng phái đoàn Đại diện Thường trực của Nga tại LHQ, ông Vassily Nebenzia. Ảnh: TASS

    Nga phản đối yêu cầu trình chứng nhận tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 mới được phép tham dự phiên họp tuần lễ cấp cao Đại hội đồng LHQ khóa 76 (UNGA 76).

    Đại sứ, Trưởng phái đoàn Đại diện của Nga tại LHQ Vassily Nebenzia đã nêu bật quan điểm này trong bức thư gửi tới Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Abdulla Shahid, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres và tất cả phái đoàn ngoại giao các nước tại LHQ.

    Trong thư, Đại sứ Nebenzia bày tỏ quan điểm "ngạc nhiên và thất vọng" trước việc Chủ tịch Abdulla Shahid gửi thư tới các nước thành viên Đại hội đồng, thông báo quan điểm của cơ quan này ủng hộ yêu cầu của chính quyền thành phố New York về trình giấy chứng nhận vaccine trước khi vào dự UNGA 76. "Chúng tôi kịch liệt phản đối quy định chỉ người có chứng nhận vaccine mới được phép vào phòng họp của Đại hội đồng", ông Nebenzia viết trong bức thư.

    Theo Đại sứ Nga, quy định này đi ngược lại thỏa thuận giữa LHQ và Mỹ ký năm 1947 liên quan đến Trụ sở của LHQ, vi phạm Hiến chương LHQ. Ông lưu ý rằng quy định mới này không tính đến một loạt các khía cạnh khác như: quyền của những người không thể tiêm vaccine vì những nguy cơ y tế, người vừa mới hồi phục sau khi mắc COVID-19 và đã có kháng thể, hoặc là người người đã tiêm vaccine nhưng không đăng ký qua các Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh quốc gia.

    Tại New York - nơi đặt trụ sở của LHQ, chính quyền áp dụng quy định người dân phải trình chứng nhận tiêm chủng khi tham dự các sự kiện trong nhà. Giới chức thành phố cho biết yêu cầu này được áp dụng cả với trụ sở LHQ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sắp có chuyến đi đến Cuba và Mỹ

    Trả lời báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Đặng Hoàng Giang cho biết, nhận lời mời của Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cuba Miguel Díaz-Canel, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ thăm chính thức Cuba từ ngày 18 đến này 20/9/2021. 

    Ngay sau đó, từ ngày 21 đến ngày 24/9/2021, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 76 và thực hiện một số hoạt động song phương tại Hoa Kỳ.

    Chuyến công tác lần này của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có mục tiêu bao trùm đó là triển khai ở cấp cao đường lối đối ngoại "độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại" được thông qua tại Đại hội Đảng XIII. Ngoài ra, chuyến thăm chính thức Cuba thể hiện chủ trương thúc đẩy quan hệ của Việt Nam với các đối tác ưu tiên, các nước bạn bè truyền thống; là dịp để Việt Nam khẳng định tình đoàn kết, sự ủng hộ mạnh mẽ đối với Cuba trong giai đoạn nhiều thách thức; thể hiện rõ bản sắc ngoại giao chân tình, thủy chung của Việt Nam với các nước bạn bè, anh em.

    Bên cạnh đó, các hoạt động song phương tại Hoa Kỳ sẽ góp phần quan trọng tăng cường hợp tác của ta với chính quyền mới của Hoa Kỳ; thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện đang phát triển tốt đẹp; phù hợp với mục tiêu, lợi ích chung của hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ. Chủ tịch nước dự kiến sẽ gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ để thông tin về những nỗ lực của Việt Nam trong kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh, khôi phục sản xuất, qua đó củng cố niềm tin, thu hút thêm vốn đầu tư của các nhà đầu tư, doanh nghiệp Hoa Kỳ và các đối tác.

    Đặc biệt, Việt Nam sẽ thể hiện rõ mong muốn cùng các nước giải quyết các vấn đề cấp bách hiện nay, nhất là vấn đề phòng chống đại dịch Covid-19. Với mục tiêu đó, ngoài tham dự Phiên thảo luận cấp cao của ĐHĐ LHQ, Chủ tịch nước sẽ gặp gỡ nhiều nguyên thủ quốc gia, các đối tác tại Mỹ để trao đổi các biện pháp phòng chống Covid-19 và phục hồi sau đại dịch; đồng thời thúc đẩy việc hỗ trợ, chuyển giao vắc-xin phòng Covid-19; gặp các doanh nghiệp sản xuất vắc-xin hàng đầu của Hoa Kỳ để có được những cam kết chuyển giao sớm nhất, nhanh nhất, nhiều nhất vắc-xin có thể cho Việt Nam cũng như thuốc chữa bệnh, trang thiết bị, vật tư y tế phòng chống Covid-19.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Giới chuyên gia nhận định thời gian dịch COVID-19 kết thúc

    Trung Quốc lại vô địch thế giới, 1 chỉ số vượt cả Mỹ, Nhật, Châu Âu; Việt Nam vừa tiếp nhận món quà quý từ Đức - Ảnh 1.

    Học sinh tại một trường học ở New York, Mỹ, ngày 13/9/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

    Hãng tin Bloomberg dẫn ý kiến của các nhà khoa học cho rằng khác với những đại dịch trước đây, COVID-19 sẽ không thể kết thúc trong vòng 6 tháng tới, mà cần nhiều thời gian hơn, dù rằng nhiều quốc gia đã nhanh chóng triển khai và thu được hiệu quả đối với chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19. Giới khoa học đều cho rằng đợt bùng phát hiện nay sẽ được kiểm soát khi hầu hết dân số toàn cầu, khoảng 90-95%, có khả năng miễn dịch nhờ tiêm chủng hoặc miễn dịch tự nhiên sau khi đã khỏi bệnh. Giới chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêm vaccine ngừa COVID-19.

    Giáo sư Lone Simonsen - một nhà dịch tễ học thuộc Đại học Roskilde ở Đan Mạch khẳng định: "Nếu không tiêm phòng, bạn sẽ giống như một mục tiêu dễ bị tấn công, vì virus sẽ lan rộng và tấn công hầu như tất cả mọi người vào mùa Thu và mùa Đông này". Theo bà, trong 130 năm qua, thế giới ghi nhận 5 đại dịch cúm và trong 5 đại dịch trên, đợt lâu nhất kéo dài 5 năm. Các đại dịch còn lại bao gồm 2-4 đợt lây nhiễm trong thời gian trung bình 2 hoặc 3 năm. COVID-19 được xác định là đại dịch nghiêm trọng hơn, khi thế giới đã bước sang năm thứ hai với làn sóng dịch bệnh thứ 3 và vẫn chưa thấy hồi kết. Do đó, virus SARS-CoV-2 có thể sẽ không đi theo con đường giống như các đại dịch trong quá khứ. Với con số tử vong là hơn 4,6 triệu người cho đến nay, số người tử vong vì COVID-19 đã cao gấp đôi so với bất kỳ đợt bùng phát dịch bệnh nào kể từ dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918.

    Trong khi đó, làn sóng lây nhiễm mới có thể sản sinh ra những biến thể mới. Ông Michael Osterholm, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chính sách về Bệnh Truyền nhiễm tại Đại học Minnesota ở bang Minneapolis, đồng thời là cố vấn của Tổng thống Mỹ Joe Biden, nhận định "những đợt bùng phát này sẽ tiếp tục xảy ra trên khắp thế giới. Sau đó, nó sẽ giảm dần, có khả năng sẽ giảm xuống thấp. Và sau đó, rất có thể sẽ có đợt bùng phát khác vào mùa thu và mùa Đông".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc đã tiêm chủng đầy đủ cho hơn 1 tỷ người dân

    Trung Quốc đã tiêm chủng cho hơn 70% tổng dân số chỉ sau chưa đầy 10 tháng chính thức chấp nhận vaccine Sinopharm.

    Theo hãng tin Bloomberg, Trung Quốc đã tiêm chủng thành công cho hơn 1 tỷ người, tương đương hơn 70% tổng dân số toàn quốc, qua đó vượt qua cả Châu Âu lẫn Mỹ về tốc độ phủ sóng vaccine. Dẫu vậy, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này vẫn chưa có kế hoạch dỡ bỏ hoàn toàn lệnh giãn cách thuộc hàng nghiêm ngặt nhất toàn cầu.

    Báo cáo của Hội đồng sức khỏe quốc gia Trung Quốc (NHC) cho thấy tính đến ngày 15/9/2021, nước này đã tiêm tổng cộng 2,16 tỷ liều vaccine cho hơn 1,01 tỷ người.

    Trung Quốc lại vô địch thế giới, 1 chỉ số vượt cả Mỹ, Nhật, Châu Âu; Việt Nam vừa tiếp nhận món quà quý từ Đức - Ảnh 1.

    Vượt cả Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu

    Trung Quốc là nơi đầu tiên phát hiện ca nhiễm Sars nCov-2 và hiện cũng đang là nền kinh tế lớn hiếm hoi đi đầu trong chiến dịch tiêm chủng. Mỹ và Nhật Bản hiện mới chỉ tiêm chủng cho hơn 50% dân số trong khi tỷ lệ này là 60% ở Anh và Đức.

    Tại Ấn Độ, công xưởng sản xuất vaccine cho chương trình Covax, chuyên cung cấp vaccine cho những nước nghèo với giá ưu đãi cũng mới chỉ tiêm chủng chưa đến 15% tổng dân số.

     Mời độc giả đọc toàn bộ bài viết tại đây:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bắt buộc tiêm chủng: Canh bạc của Tổng thống Pháp khiến Mỹ phải “ngước nhìn”

    Tại Mỹ, chiến dịch tiêm chủng đang bị chững lại. Theo một cuộc thăm dò của Axios-Ipsos, chỉ có khoảng 62% dân số Mỹ được tiêm ít nhất 1 liều vaccine. Giờ đây, Mỹ đang tìm cách học tập một số thành công của Pháp.

    Sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố một kế hoạch lớn nhằm kiểm soát dịch bệnh Covid-19 đang ngày càng nghiêm trọng tại Mỹ, trong đó ban hành một loạt quy định tiêm chủng mới. Một câu hỏi đã được đặt ra là liệu việc tiêm vaccine bắt buộc có mang lại hiệu quả hay không? Ở bên kia Đại Tây Dương, Pháp đang chứng minh biện pháp này bắt đầu mang lại lợi ích.

    Nhưng đến tháng 7/2021, khi tốc độ tiêm chủng chững lại và số ca mắc Covid-19 gia tăng, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã ban hành yêu cầu tiêm vaccine ngừa Covid-19 bắt buộc trên diện rộng để đảm bảo có thể nối lại phần lớn các hoạt động thường nhật. 

    Việt Nam vừa tiếp nhận món quà quý từ Đức trong sáng nay - Hé lộ thời điểm Việt Nam có vaccine COVID-19 tự sản xuất - Ảnh 1.

    Một điểm tiêm chủng vaccine Covid-19 tại Martinsburg, bang Tây Virginia, Mỹ hôm 11/3. Ảnh: Reuters.

     Theo đó, kể từ ngày 1/8, bất cứ ai không có "thẻ thông hành y tế" để chứng minh đã được tiêm phòng hoặc có xét nghiệm âm tính với Covid-19 trong thời gian gần nhất, sẽ không thể vào các nhà hàng, quán bar hoặc di chuyển đường dài bằng tàu hỏa. 

    Khoảng 2,7 triệu nhân viên chăm sóc sức khỏe - chưa được tiêm phòng tính đến ngày 1/9, sẽ đối mặt với nguy cơ bị sa thải hoặc bị đình chỉ công việc. Quyết định của Tổng thống Macron được coi là canh bạc có tính toán tại một quốc gia nơi nhiều người dân đề cao chủ nghĩa cá nhân và có tâm lý do dự tiêm vaccine.

    Khi đề xuất của Tổng thống Macron đến tay các nhà lập pháp Pháp, hàng trăm nghìn người đã xuống đường biểu tình để phản đối quy định “thẻ thông hành y tế”. Nhưng sau tất cả những ồn ào, phần lớn người Pháp đã bỏ phiếu ủng hộ quy định này.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc ghi nhận 80 ca mắc mới COVID-19

    Ủy ban y tế quốc gia Trung Quốc ngày 16/9 thông báo Trung Quốc đại lục ghi nhận 80 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 15/9, tăng so với 73 ca ngày trước đó.

    Việt Nam vừa tiếp nhận món quà quý từ Đức trong sáng nay - Hé lộ thời điểm Việt Nam có vaccine COVID-19 tự sản xuất - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho trẻ em tại Phúc Kiến, Trung Quốc, ngày 12/9/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

    Trong số ca mắc mới nói trên, 49 ca lây nhiễm cộng đồng, hầu hết tại tỉnh Phúc Kiến ở Đông Nam Trung Quốc, so với 50 ca ghi nhận 1 ngày trước đó. Ngoài ra có 13 ca mắc mới không triệu chứng, so với 16 ca 1 ngày trước đó. Không có ca tử vong mới nào được thông báo.

    Tính đến ngày 15/9, Trung Quốc đại lục ghi nhận tổng cộng 95.493 ca mắc COVID-19 với 4.636 ca tử vong.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam tiếp nhận hơn 850 nghìn liều vaccine COVID-19 AstraZeneca

    Việt Nam vừa tiếp nhận món quà quý từ Đức trong sáng nay - Hé lộ thời điểm Việt Nam có vaccine COVID-19 tự sản xuất - Ảnh 1.

    Vaccine COVID-19 của Chính phủ Đức tặng được vận chuyển về kho lạnh của Viện Vệ sinh dịch tễ TW để bảo quản và thực hiện phân bổ theo quy định. Ảnh: Đại sứ quán Đức.

    852.480 liều vắc-xin AstraZeneca ngừa COVID-19 đã về đến Hà Nội hôm nay (16/9). Đây là đóng góp của Chính phủ Đức cho chiến dịch tiêm chủng của Việt Nam.

    Việc hỗ trợ vắc-xin này được thực hiện qua cơ chế phân bổ vắc-xin quốc tế COVAX với sự phối hợp chặt chẽ của UNICEF và WHO Việt Nam cũng như Chính phủ Việt Nam.

    Nhân dịp lô vắc-xin về đến Hà Nội, Đại sứ Đức tại Việt Nam, TS. Guido Hildner, phát biểu:

    "Tôi rất vui mừng về lô vắc-xin của Đức được chuyển đến qua cơ chế COVAX này. Nước Đức luôn sát cánh cùng Việt Nam trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19. Chúng ta chỉ có thể chiến thắng đại dịch khi nó được khống chế ở khắp mọi nơi. Chính vì vậy, Đức và Liên minh Châu Âu ủng hộ chiến dịch tiếp cận công bằng và minh bạch vắc-xin ngừa Covid-19 trên toàn cầu qua cơ chế COVAX."

    Với lô vắc-xin do Chính phủ Đức ủng hộ này, Việt Nam đã nhận 12.578.110 liều vắc-xin COVID-19 qua cơ chế COVAX. Cơ chế COVAX do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Liên minh Đổi mới Sáng tạo Sẵn sàng cho Dịch bệnh (CEPI) và Liên minh Vắc-xin (GAVI) đồng khởi xướng và UNICEF là đối tác thực hiện chính.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Singapore tăng cường các biện pháp phòng dịch cho trẻ em và người già

    Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tại nước này những ngày gần đây tăng lên mức cao nhất trong hơn 1 năm qua, Singapore đã tăng cường các biện pháp phòng dịch, đặc biệt cho những người dễ bị tổn thương như trẻ em chưa được tiêm vaccine phòng bệnh và người cao tuổi.

    Tin vui: Hé lộ thời điểm Việt Nam có vaccine COVID-19 tự sản xuất - Láng giềng sát vách Việt Nam đạt thành tích khủng - Ảnh 1.

    Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Singapore. Ảnh: AFP/TTXVN

    Theo đó, tổng số 808.000 bộ xét nghiệm nhanh kháng nguyên (ART) sẽ được phân phát cho học sinh và nhân viên các trường tiểu học, trường mầm non và trường giáo dục đặc biệt thuộc Bộ Giáo dục Singapore (MOE) trên toàn quốc trong tuần này để học sinh có thể tự làm xét nghiệm tại nhà với sự hỗ trợ của phụ huynh. Mỗi học sinh sẽ được nhận 3 bộ ART.

    Nếu kết quả xét nghiệm ART dương tính, học sinh sẽ được yêu cầu làm xét nghiệm PCR tại phòng khám gần nhà. Học sinh sẽ phải nghỉ học trong khi chờ kết quả và thông báo kết quả cho nhà trường.

    Bộ trưởng Giáo dục Chan Chun Sing cho biết đây là một phần trong cách tiếp cận 4 mũi nhằm đảm bảo trường học an toàn với COVID-19. Cách tiếp cận này cũng bao gồm việc cho học sinh nghỉ ở nhà nếu các em không được khỏe, các biện pháp quản lý an toàn ở trường học, khoanh vùng những trường hợp mắc COVID-19 và trường hợp tiếp xúc.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga chưa tính đến phương án đóng cửa lại vì Covid-19

     Mặc dù tình hình dịch Covid-19 tại Nga còn phức tạp, song chính quyền chưa tính đến phương án thắt chặt hơn các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, bao gồm phương án đóng cửa đất nước như đã từng áp dụng vào đầu năm 2020. 

    Đây là thông tin được người phát ngôn của Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết ngày 15/9. Phát biểu của ông Peskov đưa ra trong bối cảnh một số chuyên gia dự đoán về làn sóng lây nhiễm mới tại nước này sẽ xảy ra vào cuối tháng 9.

    Mặt khác, theo các số liệu gần đây, tình hình Covid-19 lây nhiễm ở Nga còn phức tạp. Tỷ lệ lây nhiễm dao động trên dưới 18.000 ca/ngày, trong khi con số tử vong cũng dao động quanh mốc 800 ca/ngày và là nước có số người tử vong cao do virus corona trong những tháng trở lại đây.

    Tin vui: Hé lộ thời điểm Việt Nam có vaccine COVID-19 tự sản xuất - Láng giềng sát vách Việt Nam đạt thành tích khủng - Ảnh 1.

    (Ảnh: Tass)

    Theo ông Peskov, các nhà chức trách chưa thảo luận về khả năng đưa ra các hạn chế mới hoặc các biện pháp mạnh tay hơn như đóng cửa đất nước.

    Trước đó, tháng 3/2020, nhiều quốc gia, trong đó có Nga, đã áp dụng các biện pháp hạn chế quyết liệt nhằm cắt đứt chuỗi lây nhiễm của virus corona như chuyển sang chế độ làm việc và học tập tại nhà, áp dụng chế độ thẻ đi lại, tạm dừng nhiều hoạt động kinh doanh và dịch vụ.

    Sau khi khởi động các chiến dịch tiêm chủng, cùng với tỷ lệ miễn dịch cộng đồng gia tăng, các hạn chế dần được dỡ bỏ, nền kinh tế Nga đang dần phục hồi tiệm cận mức trước đại dịch.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc đã tiêm vaccine cho 91% thanh thiếu niên 12-17 tuổi

    Tin vui: Hé lộ thời điểm Việt Nam có vaccine COVID-19 tự sản xuất - Láng giềng sát vách Việt Nam đạt thành tích khủng - Ảnh 1.

    Truyền thông Trung Quốc cho biết nước này đã tiêm đủ 2 liều vaccine cho khoảng 91% học sinh trong độ tuổi 12-17. Tỷ lệ tiêm chủng 2 liều của giáo viên và học sinh trên 18 tuổi là 95%.

    Mặc dù tỉ lệ tiêm chủng cho độ tuổi thanh thiếu niên của Trung Quốc cao như vậy, nhưng Bộ Giáo dục nước này vẫn khuyến cáo các viện và trường học đặt ưu tiên hàng đầu là phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cứ 500 người Mỹ lại có 1 người tử vong vì COVID-19

    Tin vui: Hé lộ thời điểm Việt Nam có vaccine COVID-19 tự sản xuất - Láng giềng sát vách Việt Nam đạt thành tích khủng - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân tử vong do COVID-19 tới nhà xác bệnh viện ở New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

    Theo worldometers, tính tới hết ngày 15/9, đã có gần 685.000 trường hợp tử vong vì COVID-19 tại Mỹ. Trong khi đó, tính đến tháng 4/2020, dân số nước này là 331,4 triệu người.

    Đó là một con số nghiêm trọng được đưa ra khi các bệnh viện ở Mỹ đang chật vật với số lượng bệnh nhân COVID-19 và ngày càng có nhiều trẻ em nhiễm virus SARS-CoV-2. Với hy vọng kiểm soát lây lan và ngăn ngừa nhiều ca tử vong, giới chức Mỹ đang ban hành quy định bắt buộc tiêm chủng tại nơi làm việc và đeo khẩu trang trong trường học tại nhiều nơi.

    Tính đến 14/9, trung bình mỗi ngày Mỹ ghi nhận 152.300 trường hợp mới mắc COVID-19, cao gấp 13 lần mức của ngày 22/6.

    Mới chỉ có 54% dân số Mỹ tiêm đủ 2 liều vaccine. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), tỷ lệ người dân tiêm mũi vaccine đầu tiên mỗi ngày giảm 4% so với tuần trước và 28% so với tháng 8.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam sẽ có ít nhất 1 vaccine COVID-19 tự sản xuất vào cuối năm 2021

    Bộ Y tế cho biết, từ nay đến cuối năm 2021, Việt Nam sẽ có ít nhất có 1 vaccine COVID-19 được cấp phép khẩn cấp và triển khai tiêm trong nước từ đầu năm 2022. 

    Theo báo cáo của Bộ Y tế, Việt Nam là một trong số ít nước trong khu vực đã chủ động nghiên cứu vaccine, với có 3 ứng viên vaccine đang được thử nghiệm lâm sàng ở các giai đoạn khác nhau. Trong đó, 2 loại vaccine là phát triển trong nước và 1 vaccine được chuyển giao công nghệ nước ngoài. Ngoài ra, Việt Nam đang tiếp tục hợp tác với 1 số quốc gia trong chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine khác.

    Thông tin tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, Việt Nam là nước đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vaccine COVID-19 tự nghiên cứu và phát triển. Song song với các nỗ lực đàm phán mua vaccine từ các nhà sản xuất nước ngoài, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về nghiên cứu, phát triển vaccine phòng COVID-19 trong nước, Bộ Y tế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, thử nghiệm lâm sàng vaccine COVID-19 cho các nhà sản xuất và doanh nghiệp trong nước.

    "Để sớm phát triển vaccine COVID-19 trong nước theo tinh thần rút gọn tối đa các trình tự, thủ tục hành chính nhưng vẫn bảo đảm các nguyên tắc, quy định về pháp lý, khoa học và thực tiễn, các Hội đồng chuyên môn, các Vụ, Cục chức năng của Bộ Y tế đã chủ động hướng dẫn, hỗ trợ, các đơn vị nghiên cứu, các nhà sản xuất trong triển khai nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, hồ sơ đăng ký lưu hành vaccine", Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nhấn mạnh.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Pfizer lên tiếng về chất lạ phát hiện trong vaccine tại Nhật Bản

    Trả lời họp báo ngày 15.9, Pfizer Nhật Bản nói chất lạ màu trắng nhiều khả năng là thành phần sản xuất vaccine nhưng chưa hòa tan hết. Chất lạ này không ảnh hưởng đến độ an toàn hay chất lượng của vaccine, theo Kyodo News.

    Người nước ngoài tiêm ở Hà Nội, nói 1 câu làm Việt Nam nở mày nở mặt - Láng giềng sát vách Việt Nam đạt thành tích khủng - Ảnh 1.

    Pfizer Nhật Bản khẳng định các lọ vaccine chứa chất lạ vẫn an toàn.

    Pfizer Nhật Bản khẳng định các lọ vaccine trên vẫn có thể được sử dụng một cách an toàn, nếu chất màu trắng tan ra khi được pha loãng để tiêm. Công ty cũng phát hiện 95 lọ như vậy trong dây chuyền sản xuất, tính đến ngày 5.9.

    Pfizer Nhật Bản cũng cho biết thêm, rằng công ty đang điều tra về nguyên liệu được sử dụng trong lô vaccine bị ảnh hưởng.

    "Vaccine Pfizer-BioNTech được sản xuất dưới sự kiểm soát chặt chẽ nhất để đảm bảo chất lượng, độ tinh khiết và hiệu lực, được sử dụng một cách an toàn và hiệu quả", công ty cho biết. "Pfizer đã nhận được báo cáo và đang điều tra toàn diện".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mũi vaccine tăng cường của Pfizer có thể giảm 20 lần nguy cơ mắc bệnh nặng

    Theo dữ liệu từ một nghiên cứu ngắn hạn ở Israel, liều vaccine thứ ba của Pfizer-BioNTech có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh ở những người từ 60 tuổi trở lên.

    Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Y học New Zealand ngày 15/9 chỉ ra rằng, nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 giảm 11 lần và nguy cơ mắc bệnh nặng giảm 20 lần ở những người tiêm mũi tăng cường so với những người tiêm 2 liều vaccine.

    Nghiên cứu của Israel đã theo dõi hơn 1,1 triệu người Israel trên 60 tuổi, những người đã tiêm 2 mũi vaccine Pfizer. Các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Weizmann, Viện Công nghệ Technion ở Israel, Bộ Y tế Israel, Đại học Tel Aviv và các nhà khoa học khác đã so sánh nguy cơ lây nhiễm và mắc bệnh nặng giữa những người tiêm mũi tăng cường và những người không tiêm.

    Theo Bloomberg, một lưu ý chính là nghiên cứu của Israel dựa trên sự theo dõi ngắn hạn. Chiến dịch tiêm mũi tăng cường của Israel bắt đầu vào ngày 30/7 và nghiên cứu này diễn ra đến ngày 31/8. Nguy cơ lây nhiễm và mắc bệnh nặng được xem xét sau 12 ngày kể từ khi tiêm liều vaccine thứ ba.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Báo động bùng phát các ca mắc COVID-19 ở trẻ em tại Mỹ

    Người nước ngoài tiêm ở Hà Nội, nói 1 câu làm Việt Nam nở mày nở mặt - Láng giềng sát vách Việt Nam đạt thành tích khủng - Ảnh 1.
    Học sinh tại một trường học ở New York, Mỹ, ngày 13/9/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

    Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các ca mắc COVID-19 đang gia tăng ở trẻ em tại Mỹ khi năm học bắt đầu và nhiều trường không bắt buộc học sinh phải đeo khẩu trang. Viện Nhi khoa Mỹ cho biết số ca mắc mới hằng tuần hiện đã lên tới 243.373 ca, tăng khoảng 240% kể từ tháng 7 vừa qua. Một báo cáo chung của Viện Nhi khoa Mỹ và Hiệp hội Bệnh viện nhi đồng cho rằng tuy số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nghiêm trọng ở trẻ em không nhiều nhưng cần nghiên cứu thêm về tác động lâu dài của đại dịch đối với trẻ em, trong đó sức khỏe thể chất.

    Cho đến nay, hơn 5 triệu trẻ em tại Mỹ đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 kể từ khi đại dịch bùng phát, chiếm 15,1% tổng số trường hợp mắc bệnh ở Mỹ. Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ, những trẻ từ 12 tuổi trở lên đều đủ điều kiện tiêm vaccine ngừa COVID-19, nhưng tỷ lệ tiêm chủng cho thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 12-17 thấp hơn so với các nhóm tuổi lớn hơn. Theo Tiến sĩ Carissa Etienne, Giám đốc của Tổ chức Y tế liên Mỹ, số ca mắc COVID-19 ở trẻ em và thanh thiếu niên tại Mỹ và Canada đã lên tới hơn 1,9 triệu ca.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội đã tiêm được hơn 5,1 triệu liều vaccine COVID-19

    Tính đến tối 15.9, Hà Nội tiêm được 5.126.569 mũi tiêm (mũi 1: 4.721.300; mũi 2: 405.269), sử dụng 4.687.618/5.359.676 liều vaccine được cấp, đạt tiến độ 87,5% trên tổng số vaccine được cấp.

    Công tác xét nghiệm, thực hiện Kế hoạch 206/KH-UBND ngày 8.9.2021, đến 6h ngày 13.9, các đơn vị đã lấy 2.631.036 mẫu (1.781.389 mẫu PCR, 849.641 test nhanh), phát hiện 16 ca mắc (Thường Tín 3, Hoàng Mai 4, Thanh Trì 3, Đống Đa 2, Thanh Xuân 2, Hai Bà Trưng 2). Các đơn vị tiếp tục khẩn trương thực hiện lấy mẫu và làm xét nghiệm.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Campuchia đạt thành tích "khủng", chuẩn bị tiêm cho trẻ từ 3-6 tuổi

    Láng giềng Việt Nam đạt thành tích khủng, chuẩn bị tiêm cho trẻ từ 3-6 tuổi; TQ tổ chức sự kiện cực lớn dù có ổ dịch mới - Ảnh 1.

    Campuchia chuẩn bị tiến thêm một bước nữa trong nỗ lực tiêm chủng cho người dân của mình chống lại COVID-19 khi Thủ tướng Hun Sen công bố kế hoạch tiêm chủng cho trẻ từ 3-6 tuổi.

    Với mục tiêu tiêm chủng cho 10 triệu người trưởng thành, Campuchia đã tiêm ít nhất 1 liều vaccine COVID-19 cho 9.787.524 người, trong số đó có 8.722.929 người đã tiêm đủ 2 mũi. 

    Đối với 2 triệu thanh thiếu niên từ 12 đến dưới 18 tuổi, Campuchia đã tiêm chủng cho 1.718.673 đối tượng - đạt 87,38% mục tiêu.

    Campuchia cũng đã tiêm liều vaccine tăng cường cho 799.908 người, bắt đầu từ đầu tháng 8.

    Như vậy, Campuchia cho đến nay đã tiêm phòng cho khoảng 71,91% trên tổng dân số 16 triệu người.

    Thủ tướng Hun Sen cho biết, bắt đầu từ ngày 17/9, trẻ em từ 6-12 tuổi sẽ bắt đầu được tiêm chủng và ngay sau hoặc giữa chiến dịch này, giai đoạn tiêm chủng thứ 5 sẽ bắt đầu đối với trẻ em từ 3-6 tuổi.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam cam kết đặt người dân vào trung tâm chính sách trong đại dịch

    Hình ảnh đáng ngưỡng mộ tại quốc gia sát vách Việt Nam - Cảm nhận của người nước ngoài tiêm vaccine COVID-19 ở Hà Nội - Ảnh 1.

    Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai phát biểu tại một phiên thảo luận của Hội đồng Nhân quyền. Nguồn: TTXVN

    Ngày 13.9, tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở Geneva (Thụy Sĩ), khóa họp lần thứ 48 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã diễn ra chủ yếu theo hình thức trực tuyến, bảo đảm yêu cầu phòng chống dịch COVID-19. Đoàn Việt Nam tham dự do Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva làm trưởng đoàn.

    Ngày 14.9, phát biểu tại phiên đối thoại với Cao ủy nhân quyền Liên Hợp Quốc về Báo cáo cập nhật về tình hình nhân quyền trên thế giới, Phó Trưởng Phái đoàn Việt Nam, Tham tán Công sứ Nguyễn Phương Anh cho rằng, trước những thách thức chưa từng có và ảnh hưởng nghiêm trọng do đại dịch COVID-19 tạo ra, các nước cần tăng cường sự đoàn kết và hợp tác chặt chẽ để ứng phó hiệu quả đối với đại dịch COVID-19, nhất là bảo đảm tiếp cận kịp thời và bình đẳng đối với vaccine COVID-19 và các biện pháp điều trị COVID-19 cho tất cả mọi người.

    Đại diện Việt Nam cảm ơn sự hỗ trợ kịp thời của cộng đồng quốc tế dành cho Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, nhất là khi Việt Nam phải đối mặt với làn sóng COVID-19 nghiêm trọng do những biến chủng mới gây ra.

    Bên cạnh đó, Đại diện Việt Nam khẳng định Việt Nam quyết tâm đặt người dân vào trung tâm của các chính sách, tăng cường khả năng ứng phó y tế đối với đại dịch COVID-19, thực hiện các chương trình hỗ trợ xã hội và tài chính với quy mô phù hợp nhằm bảo đảm các quyền con người cơ bản của người dân. Bảo vệ và hiện thực hóa quyền con người cho tất cả mọi người trong bối cảnh hậu COVID-19 cần một bước chuyển căn bản trong cách tiếp cận và ưu tiên, do đó, Việt Nam kêu gọi Hội đồng Nhân quyền tham gia vào nhiệm vụ phục hồi sau đại dịch COVID-19 nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc khai mạc Đại hội Thể thao toàn quốc dù Phúc Kiến bùng phát ổ dịch mới

    Trong khi Trung Quốc đang chứng kiến đợt bùng phát dịch Covid-19 mới ở tỉnh miền đông Phúc Kiến, thành phố Tây An vẫn xúc tiến sự kiện thể thao lớn nhất đất nước, thu hút hơn 46.000 người tham dự - gồm các nghệ sĩ, vận động viên, khán giả, kỹ thuật viên, nhân viên an ninh và các quan chức. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tham dự lễ khai mạc sự kiện này vào ngày 15/9 vừa qua.

    Đại hội Thể thao toàn quốc Trung Quốc lần thứ 14, diễn ra trong thời gian 15-27/9, là sự kiện thể thao toàn diện quy mô lớn đầu tiên ở Trung Quốc kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát đầu năm ngoái. Đây cũng là sự kiện thể thao lớn nhất trước thềm Olympic Bắc Kinh diễn ra năm sau.

    Hình ảnh đáng ngưỡng mộ tại quốc gia sát vách Việt Nam - Cảm nhận của người nước ngoài tiêm vaccine COVID-19 ở Hà Nội - Ảnh 1.
    Hình ảnh đáng ngưỡng mộ tại quốc gia sát vách Việt Nam - Cảm nhận của người nước ngoài tiêm vaccine COVID-19 ở Hà Nội - Ảnh 2.
    Hình ảnh đáng ngưỡng mộ tại quốc gia sát vách Việt Nam - Cảm nhận của người nước ngoài tiêm vaccine COVID-19 ở Hà Nội - Ảnh 3.
    Hình ảnh đáng ngưỡng mộ tại quốc gia sát vách Việt Nam - Cảm nhận của người nước ngoài tiêm vaccine COVID-19 ở Hà Nội - Ảnh 4.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca mắc mới và tử vong tại Mỹ tăng vọt

    Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 16/9 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 227.150.515 ca, trong đó có 4.671.404 người tử vong.

    Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh trong ngày đang có dấu hiệu chững lại trên phạm vi toàn cầu, những vùng dịch "nóng nhất" ở châu Á và châu Âu, trong khi số ca tử vong cũng có xu thế giảm.

    Nhiều nước Á-Âu tình hình vẫn đáng ngại với sự bùng phát của biến chủng virus Delta hết sức nguy hiểm. Đặc biệt, Mỹ, Ấn Độ, Iran, Anh và Brazil số ca mắc mới vẫn cao một cách báo động. Mỹ lại quay lại vị trí quốc gia có số ca mắc mới trong ngày cao nhất thế giới với trên 127.000 ca, trong khi số ca tử vong cũng dẫn đầu với gần 2.000 trường hợp.

    Cảm nhận của người nước ngoài tiêm vaccine COVID-19 ở Hà Nội - Lí do 1 nước Đông Nam Á phải hoãn kế hoạch tái mở cửa - Ảnh 1.

    Cảnh vắng lặng trên đường phố thủ đô London, Anh khi lệnh giãn cách được ban bố nhằm ngăn dịch COVID-19 lây lan, ngày 3/4/2020. Ảnh: Getty Images/TTXVN

    Đại dịch sau gần 2 năm đến nay xuất hiện và lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 202 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là gần 19 triệu ca và trên 103.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 15/9, thế giới có 104 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 84 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch.

    Mỹ vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất với 42.433.211 ca mắc và 684.576      ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với trên 33 triệu ca mắc và trên 443.900 ca tử vong. Đứng thứ ba là Brazil với trên 21 triệu ca bệnh, trong đó trên 588.000 ca tử vong.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Singapore phát hiện 2 ổ dịch mới, ca nhiễm mới tăng trở lại, hoãn kế hoạch tái mở cửa

    Cảm nhận của người nước ngoài tiêm vaccine COVID-19 ở Hà Nội - Lí do 1 nước Đông Nam Á phải hoãn kế hoạch tái mở cửa - Ảnh 1.

    2 ổ dịch mới được phát hiện tại các viện dưỡng lão của Singapore.

    Sau khi ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày cao kỷ lục sau hơn 12 tháng vào ngày 14/9 vừa qua (837 trường hợp), Singapore đã tiếp tục phát hiện thêm 807 ca nhiễm mới trong ngày 15/9.

    Nước này cũng phát hiện thêm các ca nhiễm tại 2 ổ dịch mới là viện dưỡng lão Orange Valley và viện dưỡng lão Jamiyah.

    Để đối phó tình trạng số ca nhiễm mới trong cộng đồng tăng trở lại, chính phủ Singapore đã tạm hoãn các kế hoạch tái mở cửa và áp dụng lại một số hạn chế.

    81% dân số Singapore đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19 - nếu như không tính trẻ dưới 12 tuổi thì tỉ lệ tiêm phủ vaccine là 90% - và số bệnh nhân biến chứng nặng nói chung là khá thấp. Chỉ có 4 ca tử vong trong 28 ngày qua, tất cả đều là người chưa tiêm chủng, theo Bộ Y tế Singapore.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người nước ngoài

    Từ chiều 15/9, Hà Nội triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc trên địa bàn thành phố.

    Ông Oh Won Jun là người Hàn Quốc đã sinh sống tại Hà Nội hơn 10 năm. Dù có điều kiện trở về nước tiêm vaccine ngừa COVID-19 nhưng ông Oh quyết định ở lại để đợi tiêm ở Việt Nam.

    Cảm nhận của người nước ngoài tiêm vaccine COVID-19 ở Hà Nội - Ca nhiễm mới bốc đầu ở 1 nước Đông Nam Á - Ảnh 1.

    "Tôi thấy chính phủ Việt Nam không hề phân biệt người nước ngoài và người Việt Nam và tiến hành tiêm chủng cho toàn dân. Chúng tôi rất an tâm và thực sự biết ơn. Tôi rất tự hào với bạn bè ở quê hương vì những nỗ lực phòng chống dịch của Việt Nam - quê hương thứ hai của tôi", ông Oh chia sẻ.

    Hà Nội sẽ tiến hành tiêm chủng vaccine COVID-19 cho người nước ngoài sinh sống trên địa bàn tại Trung tâm y tế quận Nam Từ Liêm và Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội. Người nước ngoài sinh sống tại Hà Nội có thể liên lạc với các đại sứ quán, các hiệp hội người nước ngoài và cơ quan đại diện các nước để các cơ quan này lên danh sách tiêm vaccine COVID-19 miễn phí.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Campuchia sẽ tiêm vaccine cho trẻ từ 6-12 tuổi

    Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, ngày 15/9, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen cho biết trẻ em từ 6-12 tuổi sẽ được tiêm phòng COVID-19.

     - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

    Theo kế hoạch, chiến dịch quốc gia về tiêm phòng cho trẻ từ 6-12 tuổi sẽ bắt đầu từ ngày 17/9 và Thủ tướng Hun Sen sẽ chủ trì lễ phát động chiến dịch này tại Cung Hòa Bình. Ông Hun Sen nhấn mạnh rằng nếu không tiêm phòng COVID-19 cho trẻ trong độ tuổi từ 6-12, Campuchia không thể mở cửa trở lại các trường tiểu học trên cả nước.

    Campuchia ước tính có gần 1,9 triệu trẻ từ 6-12 tuổi. Trong giai đoạn tiếp theo, Campuchia sẽ tiêm phòng COVID-19 cho trẻ từ 3-6 tuổi.

    Hiện Campuchia đang tiến hành 3 chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19, gồm chiến dịch tiêm phòng cho người trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên), tiêm phòng cho thanh thiếu niên từ 12-18 tuổi và tiêm mũi tăng cường thứ ba.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Toàn thế giới đã ghi nhận trên 226,8 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2

    Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến khoảng 22h00 ngày 14/9 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 226.848.211 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.666.397 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi là 203.608.297 người.

    Cảm nhận của người nước ngoài tiêm vaccine COVID-19 ở Hà Nội - Lí do 1 nước Đông Nam Á phải hoãn kế hoạch tái mở cửa - Ảnh 1.

    Học sinh đeo khẩu trang và được đo thân nhiệt để phòng lây nhiễm COVID-19 tại một trường học ở Phnom Penh, Campuchia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

    Trong bối cảnh diễn biến dịch bệnh vẫn hết sức khó lường, do sự hoành hành của biến thể Delta cùng nguy cơ có thể có thêm nhiều biến thể mới xuất hiện trong thời gian tới, nhiều nước trên thế giới đã chuyển từ phương châm phòng, chống dịch bệnh sang chiến lược sống chung an toàn với COVID-19.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại