Cập nhật lúc

Sở hữu "kho vaccine" khổng lồ nhưng Mỹ lại "hít khói" nước khác trong tiêm chủng; Loài vật nào có thể thành vật chủ lây nhiễm Covid-19?

Pfizer/BioNTech và Moderna đã tăng giá bán sau khi thử nghiệm lâm sàng cho thấy vaccine 2 hãng này hiệu quả cao với biến thể Delta còn AstraZeneca đã đánh tiếng có thể tăng giá.

Sở hữu "kho vaccine" khổng lồ nhưng Mỹ lại "hít khói" nước khác trong tiêm chủng; Loài vật nào có thể thành vật chủ lây nhiễm Covid-19?
16
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Có 'kho vắc xin' khổng lồ, Mỹ bị bỏ lại đằng sau trong cuộc đua tiêm ngừa

    Dù nắm trong tay kho vắc xin khổng lồ nhưng tốc độ tiêm chủng COVID-19 ở Mỹ vẫn giậm chân tại chỗ so với thế giới, thậm chí đã bị hàng chục nước vượt qua mặt về tỉ lệ phủ vắc xin.

    Sở hữu kho vaccine khổng lồ nhưng Mỹ lại hít khói nước khác trong tiêm chủng; Loài vật nào có thể thành vật chủ lây nhiễm Covid-19? - Ảnh 1.

    Biểu tình chống vắc xin ở New York ngày 13-9 - Ảnh: USA Today.

    Từng có lúc chiến dịch tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 của Mỹ được cả thế giới thèm thuồng. Hàng triệu liều vắc xin và cả núi tiền đổ vào công tác hậu cần đã giúp nước này "đè bẹp" số ca nhiễm trong suốt mùa đông đầu năm nay.

    Tuy nhiên, hiện tại Mỹ thua hàng chục nước về tỉ lệ dân số được tiêm ngừa. Không tính khối G7 như Canada, Anh, Đức..., các nước như UAE, Đan Mạch, Campuchia, Mông Cổ và Chile cũng đã vượt qua Mỹ.

    Báo USA Today nhận xét Mỹ không gặp khó với nguồn cung, cái chính là nhu cầu trong dân thấp, mà cái này lại xuất phát từ những lý do phức tạp.

    "Mỹ là một quốc gia khác thường. Phản ứng chống dịch đã bị chính trị hóa quá mức nên ảnh hưởng đến nhu cầu tiêm chủng" - ông Michael Bang Petersen, giáo sư Đại học Aarhus (Đan Mạch), nhận xét.

    Ông Petersen kể rằng nói về khía cạnh chính trị COVID, ở Đan Mạch người ta hay hỏi "chính phủ có đang điều hành tốt?", trong khi ở Mỹ các chính đảng hầu như bất đồng về mọi thứ - từ quy định đeo khẩu trang, phong tỏa, cho đến hộ chiếu vắc xin.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Có 'kho vắc xin' khổng lồ, Mỹ bị bỏ lại đằng sau trong cuộc đua tiêm ngừatuoitre.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    CDC Trung Quốc: COVID-19 vẫn mở rộng phạm vi vật chủ lây nhiễm

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh (CDC) Trung Quốc cho biết virus SARS-CoV-2 vẫn mở rộng phạm vi vật chủ lây nhiễm nên cần rà soát rộng trên toàn cầu.

    Cuba lại có vắc xin mới hiệu quả 99%, thậm chí còn cải tiến liên tục để chống biến thể; Thông tin lật ngược mọi suy đoán về Covid-19 - Ảnh 1.

    Các loài được ghi nhận bị nhiễm SARS-CoV-2 trong tự nhiên. Ảnh: China CDC Weekly.

    Bài báo đăng trên website của CDC Weekly Trung Quốc ngày 8/10 cho hay ngoài con người, một số loài động vật có vú cũng có thể là vật chủ chứa virus SARS-CoV-2.

    Ông Gao Fu, Giám đốc CDC Trung Quốc, lý giải rằng sự lây truyền virus SARS-CoV-2 đã được phát hiện tại một số loài động vật có vú thông qua tiếp xúc với người mắc COVID-19, chẳng hạn như mèo, chó, sư tử, hổ trong sở thú, chồn vizon và chồn xương. Trong tự nhiên, báo tuyết, báo đốm và khỉ đột cũng nhiễm virus SARS-CoV-2.

    Bài báo cho biết virus SARS-CoV-2 đang lan rộng khó kiểm soát, trích dẫn kết quả kiểm tra huyết thanh gần đây cho thấy 40% mẫu máu hươu đuôi trắng hoang dã (Odocoileus virginianus) ở Mỹ năm 2021 có kháng thể chống lại SARS-CoV-2.

    Ngược lại, họ chỉ phát hiện kháng thể ở một vài mẫu máu hươu đuôi trắng trong năm 2019 – 2020.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    CDC Trung Quốc: COVID-19 vẫn mở rộng phạm vi vật chủ lây nhiễmbaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhiều gia đình Ấn Độ tuyệt vọng vì không thể chứng minh người thân chết vì COVID-19

    Chính phủ Ấn Độ đã hứa sẽ đền bù 670 USD cho mỗi gia đình có người thân tử vong vì COVID-19. Tuy nhiên, rất nhiều gia đình nạn nhân có thể không nhận được số tiền này vì không thể chứng minh người thân chết vì COVID-19.

    Cuba lại có vắc xin mới hiệu quả 99%, thậm chí còn cải tiến liên tục để chống biến thể; Thông tin lật ngược mọi suy đoán về Covid-19 - Ảnh 1.

    Người phụ nữ đau buồn sau khi chồng cô qua đời do COVID-19 ở Ahmedabad, Ấn Độ. Ảnh: Reuters

    Theo kênh CNN, khi làn sóng COVID-19 thứ hai ập đến và tàn phá Ấn Độ vào mùa xuân năm nay, Ankit Srivastava đã đi hết bệnh viện này đến bệnh viện khác, cố gắng tìm sự giúp đỡ cho người mẹ ốm yếu của mình. Nhưng các bệnh viện ở thành phố Varanasi đã hết chỗ, oxy, thuốc men, xét nghiệm và mọi thứ.

    "Họ nói với chúng tôi rằng mọi nơi đều đang rất tệ. Bệnh nhân phải nằm trên sàn bệnh viện, vì không có đủ giường", người đàn ông 33 tuổi nói. Mẹ anh qua đời trước khi bà được xét nghiệm COVID-19.

    Tuần này, Chính phủ Ấn Độ đã công bố chương trình đền bù khoảng 670 USD cho gia đình các nạn nhân COVID-19. Số tiền này bằng hơn một nửa thu nhập hàng năm của phần lớn người dân nước này, theo ước tính gần đây nhất của chính phủ về thu nhập bình quân đầu người năm 2019-2020.

    Về lý thuyết, chương trình sẽ hỗ trợ phần nào khó khăn cho những người như Srivastava. Nhưng các chuyên gia tin rằng số người chết thực sự có thể gấp nhiều lần con số thống kê chính thức là 450.000. Do đó, gia đình của một số nạn nhân có thể sẽ không được bồi thường vì họ không có giấy chứng tử hoặc nguyên nhân cái chết không được liệt kê là do COVID-19.

    Chính phủ Ấn Độ cam kết sẽ không có gia đình nào bị từ chối bồi thường. Nhưng vài ngày sau khi kế hoạch đền bù được công bố, các quy định đền bù vẫn chưa rõ ràng. Điều đó gây ra nỗi tuyệt vong cho nhiều người đang phải vật lộn nuôi sống gia đình sau khi mất đi trụ cột vì một trong những đợt bùng phát COVID-19 tồi tệ nhất thế giới.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Nhiều gia đình Ấn Độ tuyệt vọng vì không thể chứng minh người thân chết vì COVID-19baotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam: Ngày 10/10 số ca mắc COVID-19 giảm sâu tại 41 tỉnh, thành

    Tối 10/10, Bộ Y tế thông tin trong ngày ghi nhận 3.528 ca nhiễm mới với 15 ca nhập cảnh và 3.513 trường hợp trong nước (giảm 999 ca so với ngày trước đó) tại 41 tỉnh, thành phố, có 1.211 ca cộng đồng.

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: TP. Hồ Chí Minh (-595), Sóc Trăng (-192), An Giang (-180). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đồng Nai (+87), Cần Thơ (+23), Trà Vinh (+21). Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 4.435 ca/ngày.

    Theo Bộ Y tế, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 839.662 ca nhiễm, đứng thứ 41/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.529 ca nhiễm).

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Ngày 10/10 số ca mắc COVID-19 giảm sâu tại 41 tỉnh, thànhtienphong.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Saudi Arabia yêu cầu người ra vào các cơ quan phải tiêm đủ 2 mũi vaccine Covid-19

    Saudi Arabia yêu cầu người ra vào các cơ sở chính phủ và tư nhân phải tiêm chủng đủ hai liều vaccine ngừa COVID-19.

    Bộ Nội vụ Saudi Arabia thông báo bắt đầu áp dụng yêu cầu tiêm đủ hai liều vaccine ngừa COVID-19 để vào các cơ sở chính phủ và tư nhân cũng như tham gia các sự kiện. Yêu cầu này đã được Bộ Y tế Saudi Arabia phê duyệt để người dân có thể tham gia các sự kiện kinh tế, thương mại, văn hóa, giải trí, thể thao, du lịch, khoa học hoặc xã hội; cũng như làm việc trong các cơ sở chính phủ và tư nhân, hay lên máy bay và các phương tiện vận chuyển nói chung từ ngày 10/10.

    Cuba lại có vắc xin mới hiệu quả 99%, thậm chí còn cải tiến liên tục để chống biến thể; Thông tin lật ngược mọi suy đoán về Covid-19 - Ảnh 1.

    Saudi Arabia tiêm chủng ngừa COVID-19 để thúc đẩy hoạt động kinh tế xã hội. Nguồn: SPA

    Hơn 43 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 đã được sử dụng ở Saudi Arabia và nước này gần như kiểm soát được dịch COVID-19 khi tỉ lệ lây nhiễm hiện nay thấp.

    Trong 24 giờ qua, nước này có 4 trường hợp tử vong do mắc COVID-19 và 35 trường hợp nhiễm mới. Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát tới nay, Saudi Arabia có tổng cộng hơn 548.000 ca mắc COVID-19, trong đó 8.743 người đã tử vong./.

    Mời độc giả đọc bài viết gốc tại đây:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vaccine ngừa COVID-19 do Iran-Cuba hợp tác sản xuất đạt hiệu quả 99%

    Phía Iran tuyên bố Pasteurcovac - một loại vaccine ngừa COVID-19 do Iran và Cuba hợp tác phát triển đã chứng minh hiệu quả với Covid-19 lên đến 99%.

    Đó là khẳng định của Chủ tịch Viện Pasteur Iran - tiến sĩ Alireza Biglari vào ngày 9/10. Tiến sĩ Biglari nói rằng đây là loại vaccine COVID-19 duy nhất trên thế giới tăng cường cùng với hai liều chính, và Pasteurcovac thích hợp cho những người trên 3 tuổi.

    Bằng chứng từ hang dơi lật ngược mọi suy đoán về SARS-COV-2; Dùng đại đao chém COVID: Trung Quốc gồng mình đi ngược cả thế giới - Ảnh 1.

    Iran và Cuba phát triển vaccine ngừa COVID-19 đạt hiệu quả 99%. Nguồn: IRNA

    Theo Tiến sĩ Biglari, Pasteurcovac cũng là vaccine duy nhất có thể được cải tiến để cập nhật theo các đột biến mới của COVID-19. Ông lưu ý rằng vaccine đã qua giai đoạn thứ ba thử nghiệm lâm sàng trên 44.000 tình nguyện viên ở Cuba và 24.000 tình nguyện viên ở Iran cho thấy hiệu quả 91,6% sau liều tăng cường.

    Theo đánh giá, vaccine đã kích thích khả năng miễn dịch hơn 99% sau khi tiêm liều thứ ba. Viện Pasteur Iran sẽ sản xuất và cung cấp cho Bộ Y tế nước này 3 triệu liều vaccine Pasteurcovac trong vòng 3 tháng, sau đó sẽ tăng cường công suất lên gấp 2 đến 3 lần./.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bằng chứng cho thấy COVID-19 không có nguồn gốc từ hang dơi Trung Quốc

    Một nhóm các nhà khoa học Pháp đã tìm thấy bằng chứng cho thấy virus SARS-CoV-2 không bắt nguồn từ hang động ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

    Bằng chứng từ hang dơi lật ngược mọi suy đoán về SARS-COV-2; Dùng đại đao chém COVID: Trung Quốc gồng mình đi ngược cả thế giới - Ảnh 1.

    Ảnh minh hoạ: Sputnik

    Theo đài Sputnik (Nga),  năm ngoái, một nhóm các nhà nghiên cứu Ấn Độ đã xuất bản một báo cáo cho rằng hang động Mojiang - phía tây nam Trung Quốc, cách thành phố Vũ Hán 1.500 km - có thể là nơi sản sinh virus Corona mới. Nghiên cứu này cho biết một loại virus tương tự SARS-CoV-2, lây nhiễm từ dơi móng ngựa, đã được phát hiện ở quận Mojiang vào năm 2012.

    Vào thời điểm đó, 6 công nhân tại hầm mỏ Mojiang đã mắc bệnh hô hấp nghiêm trọng sau khi cạo phân dơi trong hang để khai thác đồng. Những người đàn ông, từ 35 đến 63 tuổi, sau đó đã được đưa vào bệnh viện ở thành phố Côn Minh, thủ phủ của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, với các triệu chứng ho dai dẳng, sốt, đau đầu, đau ngực và khó thở. Ba người cuối cùng đã không qua khỏi.

    Một cuộc xét nghiệm sau đó cho thấy các thợ mỏ đã bị nhiễm một loại virus Corona, được đặt tên là RaTG13. Các mẫu virus này đã được Viện Virus học Vũ Hán thu thập. Các nhà khoa học Ấn Độ cho rằng RaTG13 là họ hàng gần của SARS-CoV-2. Tuy nhiên, các đồng nghiệp người Pháp mới đây đã tuyên bố điều ngược lại.

    Theo kết quả nghiên cứu sơ bộ, dự kiến được công bố vào năm sau, những người thợ mõ nhiễm RaTG13 có các triệu chứng rất khác với những biểu hiện của bệnh nhân COVID-19. Các nhà khoa học Pháp cũng đặt câu hỏi tại sao các bác sĩ và những người tiếp xúc gần với các thợ mỏ lại không mắc bệnh.

    Nghiên cứu hồ sơ y tế của các thợ mỏ này, các nhà khoa học đã phát hiện rằng không giống bệnh nhân COVID-19, những bệnh nhân nhiễm virus RaTG13 bị họ ra máu và dịch nhầy. Ảnh chụp CT cho thấy những người thợ mỏ này cũng không bị xơ phổi như nhiều bệnh nhân COVID-19 phải nhập viện.

    "Một câu hỏi khác đó là tại sao một loại virus đã giết chết hơn 5 triệu người và lây nhiễm cho trên 200 triệu người trong 18  tháng lại không gây ra bất kỳ ca bệnh nào trong suốt 7 năm, từ năm 2012 đến 2019", nghiên cứu cho biết.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tranh cãi khả năng Mỹ sắp thoát đại dịch

    Nhiều chuyên gia dự đoán đại dịch ở Mỹ bắt đầu thoái lui khi chứng kiến ca Covid-19 giảm gần đây, nhưng một số tin nguy hiểm vẫn chưa qua.

    Dùng đại đao chém COVID: Trung Quốc gồng mình đi ngược cả thế giới; Chỉ số cho thấy Việt Nam đã kìm hãm đại dịch rất hiệu quả - Ảnh 1.

    Một khu phố ở Manhattan, thành phố New York, Mỹ tháng trước. Ảnh: NY Times.

    Ba tuần trước, đợt bùng phát Covid-19 mùa hè ở Mỹ, do chủng Delta lây lan nhanh và tiêm chủng đình trệ, đã chạm đỉnh với trung bình gần 176.000 ca nhiễm mới mỗi ngày. Nhưng hiện tại, số ca nhiễm mới trung bình đã giảm hơn 50%, xuống mức hơn 99.600 mỗi ngày. Số ca nhập viện đã giảm 20% và số ca tử vong giảm 13% trong vòng 14 ngày qua. Tỷ lệ xét nghiệm cho kết quả dương tính ở Mỹ cũng giảm xuống dưới 6,5%, từ mức hơn 10% hồi cuối tháng 8.

    "Cá nhân tôi cho rằng đây là đợt bùng phát lớn cuối cùng", Scott Gottlieb, cựu ủy viên Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), nói đầu tuần này.

    Mặc dù virus có thể không bao giờ biến mất hoàn toàn, nhiều chuyên gia tin Covid-19 sẽ trở thành bệnh thông thường như cúm, mối đe dọa ít nguy hiểm hơn mà con người có thể sống chung. Những người lạc quan như Gottlieb tin rằng tình hình dịch trong mùa đông năm nay ở Mỹ sẽ tốt hơn năm ngoái.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Tranh cãi khả năng Mỹ sắp thoát đại dịchvnexpress.net
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Sydney chuẩn bị bước vào ngày tiệc tùng

    Sau gần 4 tháng phong tỏa, 5 triệu người dân thành phố Sydney, Australia đang chuẩn bị dỡ bỏ "xiềng xích" của Covid-19 để tận hưởng những khoảnh khắc tự do đầu tiên từ tháng 7.

    Với 70% dân số đủ điều kiện đã được tiêm chủng đầy đủ, bang New South Wales, bao gồm thủ phủ Sydney, từ ngày 11/10 sẽ cho phép mở cửa trở lại toàn bộ cơ sở bán lẻ, quán bar, nhà hàng, rạp chiếu phim và rạp hát, đồng thời cho phép người dân đi lại hạn chế.

    Khi tỷ lệ tiêm chủng đạt 80% vào 1-2 tuần sau, số lượng các quy định giới hạn sẽ còn giảm xuống. Du khách sẽ được phép lái xe và nghỉ lễ ở bất cứ đâu trong bang New South Wales.

    Brian Barry, một chủ khách sạn tại vùng Central Coast, nằm ở phía bắc Sydney, cho biết các phòng của ông đã được khách đặt kín chỗ cho nhiều tháng tới. Ông tin rằng đây là khởi đầu của một cuộc bùng nổ du khách địa phương.

    Cảnh tượng tương tự cũng diễn ra ở Sydney. Những người làm công tác tổ chức và quảng bá sự kiện đang phải làm việc mọi lúc để đáp ứng nhu cầu của những khách hàng muốn bù đắp lại khoảng thời gian thiếu thốn vừa qua.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Sydney chuẩn bị bước vào ngày tiệc tùngzingnews.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ tiêm hơn 7 triệu liều vaccine một tuần

    Mỹ tiêm hơn 7 triệu liều vaccine Covid-19 trong tuần qua, mức cao nhất kể từ đầu tháng 7, một phần nhờ nhu cầu tiêm mũi tăng cường.

    Thông tin được đưa ra trong bài đăng trên Twitter hôm 9/10 của Cyrus Shahpar, giám đốc dữ liệu Covid-19 của Nhà Trắng. Ông cho biết thêm rằng trong số 1,15 triệu liều vaccine được tiêm vào ngày 9/10 tại Mỹ, mũi tăng cường chiếm tới 502.000.

    Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), nước này đã tiêm 7,79 triệu mũi tăng cường kể từ khi kế hoạch được triển khai từ giữa tháng 8, dành cho người trên 65 tuổi, dễ mắc bệnh nghiêm trọng và làm công việc nguy cơ cao.

    Ngoài mũi tăng cường, chiến dịch tiêm chủng Covid-19 tại Mỹ gần đây còn có nhiều động lực thúc đẩy khác, bao gồm quy định bắt buộc tiêm chủng đối với một số đối tượng lao động. Tổng thống Mỹ Joe Biden yêu cầu các doanh nghiệp trên 100 nhân viên phải đảm bảo toàn bộ nhân sự được tiêm vaccine hoặc xét nghiệm nCoV hàng tuần, quy định được cho là ảnh hưởng đến 80 triệu người. Việc Mỹ phê duyệt hoàn toàn vaccine của Pfizer cũng được cho là một nguyên nhân.

    Kết quả là số liều vaccine Covid-19 được triển khai tại Mỹ duy trì tốc độ tăng đều đặn và lên mức cao nhất trong vòng ba tháng, với trung bình một triệu liều được tiêm mỗi ngày, gần gấp đôi so với giữa tháng 7. CDC cho biết tính đến sáng 9/10, Mỹ đã tiêm tổng cộng 401.819.240 liều vaccine Covid-19 và phân phối 487.277.035 liều.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Mỹ tiêm hơn 7 triệu liều vaccine một tuầnvnexpress.net
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam chỉ còn 9% bệnh nhân COVID-19 đang điều trị

    Đến nay đã có 760.801 bệnh nhân COVID-19 ở nước ta khỏi bệnh, chiếm 91% tổng số ca mắc COVID-19.

    Các nước thay đổi chiến lược chống dịch, vì sao Trung Quốc vẫn một mình một kiểu?; Nước giàu vung tiền chốt đơn hàng chục triệu liều, vaccine rục rịch tăng giá - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa. Ảnh: Chinhphu.vn.

    Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

    - Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 836.134 ca mắc COVID-19 , đứng thứ 42/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.493 ca nhiễm).

    - Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

    + Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 831.523 ca, trong đó có 755.622 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

    + Có 09/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Phòng, Thái Bình.

    + Có 10 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Thọ, Ninh Bình, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai.

    + Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM (409.061), Bình Dương (221.300), Đồng Nai (54.327), Long An (33.226), Tiền Giang (14.477).

    Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

    (Số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cdc. kcb. vn)

    1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

    - Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 9/10 là 1.319 nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 760.801

    2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.014 ca, trong đó:

    - Thở ô xy qua mặt nạ: 3.391

    - Thở ô xy dòng cao HFNC: 788

    - Thở máy không xâm lấn: 145

    - Thở máy xâm lấn: 668

    - ECMO: 22

    3. Số bệnh nhân tử vong:

    - Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 119 ca.

    - Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 20.442 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.

    - So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 135/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 30/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

    Tình hình xét nghiệm

    - Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 19.899.799 mẫu cho 55.617.772 lượt người.

    Tình hình tiêm chủng vaccine COVID-19

    Tổng số liều vaccine đã được tiêm là 51.968.108 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 37.725.480 liều, tiêm mũi 2 là 14.242.628 liều

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Việt Nam chỉ còn 9% bệnh nhân COVID-19 đang điều trịvtv.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lý do Trung Quốc kiên trì chiến lược 'không Covid'

    Gần 20% dân số chưa tiêm chủng và tâm lý chưa sẵn sàng sống chung với dịch khiến Trung Quốc thận trọng khi điều chỉnh chiến lược chống Covid-19.

    Nhiều quốc gia từng áp dụng những biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt nhằm chống Covid-19 đang dần nới lỏng hạn chế, trong bối cảnh tỷ lệ tiêm chủng tăng và chính phủ các nước muốn tìm cách phục hồi nền kinh tế.

    Nhưng Trung Quốc, nước đi đầu trong nỗ lực kiềm chế Covid-19 bằng biện pháp phong tỏa và kiểm soát biên giới chặt chẽ, hiện vẫn ở chế độ "chờ và xem", chưa thể hiện dấu hiệu nào cho thấy Bắc Kinh sẽ thay đổi chiến lược "không Covid" của mình.

    "Ở Trung Quốc, chúng tôi cũng đang thảo luận về chiến lược mới đó... mọi thứ đều có thể thay đổi", Cao Phúc, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CCDC) hôm 6/10 nói tại một hội nghị y tế trực tuyến do Brunei tổ chức.

    Ông cho biết thêm rằng giới chức y tế đã nhiều lần điều chỉnh cách thức chống dịch quốc gia và sẵn sàng "đánh giá lại" tình hình bất cứ lúc nào. Dù vậy, để coi Covid-19 là bệnh đặc hữu vẫn là một bước chuyển lớn đối với Trung Quốc.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Lý do Trung Quốc kiên trì chiến lược 'không Covid'vnexpress.net
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thế giới vượt 238 triệu ca mắc; Ca tử vong mới ở Nga cao kỷ lục

    Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Mỹ (trên 41.000 ca), Anh (34.950 ca) và Nga (29.362 ca).

    Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Nga (968 ca), Mỹ (578 ca) và Mexico (489 ca).

    Nước giàu vung tiền, nhanh chóng chốt đơn hàng chục triệu liều vaccine cho năm sau, vaccine rục rịch tăng giá; Vì sao các nước Bắc Âu ngừng tiêm Moderna cho nam giới trẻ tuổi? - Ảnh 1.

    Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Saint Petersburg, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN

    Với các con số trên, có thể thấy tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp tại Nga khi số ca mắc và tử vong mới ở nước này đều thuộc hàng cao nhất thế giới trong 24 giờ qua. Đặc biệt, số ca tử vong  còn ở mức cao nhất trong một ngày kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Cho đến nay, Nga có tổng cộng 7.746.718 ca nhiễm, trong đó có 215.453 người không qua khỏi.

    Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov trong tuần qua cho biết chính quyền Nga đang rất lo ngại trước tỷ lệ tử vong cao vì COVID-19 ở nước này và nguyên nhân chính là do mức độ tiêm chủng chưa đủ. Ông Peskov cũng cho hay Điện Kremlin đã tăng cường các biện pháp nâng cao hiểu biết cho người dân về sự cần thiết của tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tại sao các nước Bắc Âu hạn chế dùng vaccine COVID-19 của Moderna?

    Theo CNBC, ngày 7/10, cơ quan y tế quốc gia Phần Lan (THL) thông báo sẽ ngừng sử dụng vaccine của Moderna ở nam giới trẻ tuổi. Theo đó, mọi nam giới dưới 30 tuổi sẽ dùng vaccine của Pfizer/BioNTech.

    Các nước giàu gom vaccine cho năm sau, vaccine rục rịch tăng giá; Vì sao các nước Bắc Âu ngừng tiêm Moderna cho nam giới trẻ tuổi? - Ảnh 1.

    Tiêm chủng vaccine COVID-19 cho người dân tại Ishoej, Đan Mạch. Ảnh: AFP/TTXVN

    Chỉ một ngày trước, Thụy Điển cho biết sẽ ngừng tiêm vaccine của Moderna đối với những người sinh sau năm 1991 sau khi dữ liệu cho thấy tình trạng viêm cơ tim gia tăng ở những thanh niên đã được tiêm phòng. Theo cơ quan y tế Thụy Điển, mối liên hệ này đặc biệt rõ ràng đối với vaccine Spikevax của Moderna, đặc biệt là sau mũi tiêm thứ 2.

    Trong khi đó, nhà chức trách Đan Mạch thông báo tất cả những người dưới 18 tuổi sẽ không được tiêm vaccine của Moderna. Những người đã tiêm mũi 1 vaccine của Moderna sẽ không tiêm mũi thứ 2 bằng vaccine này.

    Người phát ngôn của Moderna cho biết công ty này đã biết thông tin nhà chức trách Thụy Điển và Đan Mạch quyết định tạm dừng tiêm vaccine của hãng này cho thanh niên do nguy cơ hiếm gặp của viêm cơ tim. Tuyên bố nêu rõ những người bị tác dụng phụ thường nhẹ và có xu hướng phục hồi trong một thời gian ngắn sau khi được điều trị và nghỉ ngơi.

    Ba quốc gia Bắc Âu đưa ra quyết định trên dựa trên một nghiên cứu chưa được đăng và được gửi tới Cơ quan Y tế châu Âu để đánh giá.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Các nước lại bắt đầu gom vắc xin cho năm sau

    Rút kinh nghiệm phải tranh giành căng thẳng vừa qua, một số nước đã bắt đầu đàm phán sớm để có được giá vắc xin hợp lý và đủ dùng cho chương trình tiêm tăng cường trong năm 2022.

     - Ảnh 1.

    Các hãng dược thường kèm điều kiện giữ kín giá bán trong hợp đồng vì lo các nước khác dựa trên đó làm cơ sở đàm phán. Pfizer xác nhận hãng áp dụng tới 3 giá bán khác nhau, tùy thuộc vào mức độ phát triển của quốc gia - Ảnh: AFP

    Phục vụ chương trình tiêm tăng cường (tiêm mũi 3) trong nước và lo sợ các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đẩy giá vắc xin lên cao là hai lý do khiến các nước đàm phán mua vắc xin sớm.

    Giữa tháng 8 vừa qua, Vương quốc Anh, nước có nhiều ca mắc COVID-19 nhất châu Âu, đã bắt đầu đàm phán mua hàng chục triệu liều vắc xin để dùng vào mùa thu năm tới. Thời điểm đó Chính phủ Anh vẫn đang tranh luận sôi nổi về việc có nên tiêm tăng cường mũi 3 hay không.

    Dù mọi chuyện chưa ngã ngũ, Anh đã nhanh chóng "chốt đơn" 35 triệu liều Pfizer với giá 22 bảng/liều bất chấp việc mắc hơn 4 bảng so với hợp đồng trước đó.

    Theo giải thích của truyền thông Anh, nguyên nhân tăng giá là do sự xuất hiện của các biến thể mới của SARS-CoV-2 khiến các nước sốt sắng tìm mua vắc xin, đẩy nhu cầu trên toàn cầu lên cao.

    Báo The Guardian của Anh lưu ý Pfizer/BioNTech và Moderna đã tăng giá bán sau khi có các thử nghiệm lâm sàng cho thấy vắc xin của các hãng này vẫn cho hiệu quả cao với biến thể Delta.

    Trong lúc đó AstraZeneca và Johnson & Johnson vẫn tiếp tục cam kết cung cấp vắc xin trên cơ sở phi lợi nhuận cho đến khi đại dịch kết thúc. Giá mỗi liều AstraZeneca dao động từ 2 - 5 USD chủ yếu là do chi phí vận chuyển và bảo quản khác nhau.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Các nước lại bắt đầu gom vắc xin cho năm sautuoitre.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhiều nước chuẩn bị mở cửa nền kinh tế và dỡ hạn chế đi lại

    Do việc triển khai chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 đạt nhiều tiến triển, qua đó giúp giảm số ca mắc mới mỗi ngày, nên Mỹ - quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh trên thế giới, với 45.135.620 ca mắc và 732.477 ca tử vong, đã quyết định mở cửa đối với các du khách quốc tế có giấy chứng nhận tiêm các loại vaccine ngừa COVID-19.

    Thông báo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ nêu rõ những người đã được tiêm 1 trong 6 loại vaccine được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép/phê duyệt hoặc được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) liệt kê để sử dụng khẩn cấp sẽ đáp ứng các tiêu chí đến Mỹ.

    Trước đó, Nhà Trắng đã thông báo từ tháng 11 tới sẽ dỡ bỏ hạn chế đi lại bằng đường hàng không tới 33 quốc gia, áp dụng với những người đã tiêm phòng vaccine đầy đủ. Tuy nhiên, thông báo khi đó không nói rõ loại vaccine nào sẽ được chấp nhận. Trong số các nước này có Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Iran và phần lớn các nước châu Âu có tỷ lệ bao phủ vaccine cao.

    Tại Đông Nam Á, sau khi ghi nhận 9 ngày liên tục đầu tháng 10/2021 có số ca mắc COVID-19 ở mức thấp, chỉ quanh ngưỡng 200 ca/ngày, Campuchia đang hy vọng về khả năng mở cửa trở lại hoàn toàn nền kinh tế và xã hội trong thời gian sớm nhất có thể. Trong 24 giờ qua, Campuchia xác nhận có thêm 23 người tử vong và 220 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua, bao gồm 17 ca nhập cảnh và 203 ca lây nhiễm cộng đồng. Như vậy tính đến ngày 9/10, Campuchia phát hiện tổng cộng 114.571 ca mắc COVID-19, trong đó có 107.376 người đã khỏi bệnh và 2.482 người tử vong.

    Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun cho biết trong vòng 10-15 ngày tới, nếu Campuchia kiểm soát được số ca nhiễm mới và tử vong vì COVID-19 ở mức như hiện nay, nước này sẽ mở cửa nền kinh tế và xã hội ở tất cả các lĩnh vực. 

    Để có thể sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường, chính quyền thủ đô Phnom Penh đã ra thông báo chi tiết về chiến dịch tiêm mũi tăng cường thứ ba cho người dân bắt đầu từ ngày 11/10 tới. Theo đó, người dân sẽ được tiêm mũi tăng cường miễn phí bằng vaccine của hãng Sinovac (Trung Quốc) và phải sau mũi thứ hai ít nhất 4 tháng.

    Singapore cũng ra thông báo sẽ mở cửa đường biên giới và không yêu cầu cách ly với những người đã tiêm đủ vaccine từ 9 quốc gia châu Âu và Bắc Mỹ gồm Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Italy, Đan Mạch, Hà Lan và Tây Ban Nha từ ngày 19/10 tới đây. Lực lượng đặc trách về COVID-19 cho biết cùng với việc mở rộng áp dụng cơ chế làn đi lại cho người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine (VTL) với 9 quốc gia trên, Singapore sẽ giảm bớt các yêu cầu xét nghiệm PCR với người nhập cảnh.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại