Cập nhật lúc

Tin vui: Lô hàng quý báu từ nước láng giềng sắp về Việt Nam; CEO HSBC nói rõ điều "không nước nào giỏi hơn" Việt Nam

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đích thân lên tiếng và gọi tình huống ông đang trải qua là một "thí nghiệm tự nhiên" để kiểm tra hiệu quả của vaccine Sputnik V do Nga sản xuất.

Tin vui: Lô hàng quý báu từ nước láng giềng sắp về Việt Nam; CEO HSBC nói rõ điều "không nước nào giỏi hơn" Việt Nam
24
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Nga chưa tính đến phương án đóng cửa lại vì Covid-19

    Tin vui: Lô hàng quý báu từ nước láng giềng sắp về Việt Nam; CEO HSBC nói rõ điều không nước nào giỏi hơn Việt Nam - Ảnh 1.

    Đây là thông tin được người phát ngôn của Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết ngày 15/9. Phát biểu của ông Peskov đưa ra trong bối cảnh một số chuyên gia dự đoán về làn sóng lây nhiễm mới tại nước này sẽ xảy ra vào cuối tháng 9.

    Mặt khác, theo các số liệu gần đây, tình hình Covid-19 lây nhiễm ở Nga còn phức tạp. Tỷ lệ lây nhiễm dao động trên dưới 18.000 ca/ngày, trong khi con số tử vong cũng dao động quanh mốc 800 ca/ngày và là nước có số người tử vong cao do virus corona trong những tháng trở lại đây.

    Theo ông Peskov, các nhà chức trách chưa thảo luận về khả năng đưa ra các hạn chế mới hoặc các biện pháp mạnh tay hơn như đóng cửa đất nước.Trước đó, tháng 3/2020, nhiều quốc gia, trong đó có Nga, đã áp dụng các biện pháp hạn chế quyết liệt nhằm cắt đứt chuỗi lây nhiễm của virus corona như chuyển sang chế độ làm việc và học tập tại nhà, áp dụng chế độ thẻ đi lại, tạm dừng nhiều hoạt động kinh doanh và dịch vụ.

    Nga chưa tính đến phương án đóng cửa lại vì Covid-19vov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phúc Kiến bùng ổ dịch, Trung Quốc vẫn tổ chức sự kiện 46.000 người: Ông Tập đích thân khai mạc

    Hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã thông báo, lễ khai mạc Đại hội được tổ chức vào 20h ngày hôm nay, 15/9 (theo giờ địa phương), tại Trung tâm Thể thao Olympic Tây An, tỉnh Thiểm Tây.

    "Tổng bí thư Ban chấp hành trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy trung ương Tập Cận Bình sẽ dự lễ khai mạc và tuyên bố khai mạc Đại hội," thông cáo của Tân Hoa Xã, đồng thời được phát đi trên báo đảng Trung Quốc Nhân dân Nhật báo, nêu.

    Các nhà phân tích Trung Quốc nói rằng công tác phòng chống dịch bệnh của Đại hội thể thao Trung Quốc được tổ chức toàn diện và nghiêm ngặt hơn cả Thế vận hội mùa hè tại Tokyo hồi tháng 7 vừa qua, với hệ thống quản lý khép kín có thể sẽ tạo ra tiêu chuẩn áp dụng tại Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh năm 2022.

    Việc Chủ tịch Tập Cận Bình dự lễ khai mạc Đại hội được cho là thể hiện lòng tin của Trung Quốc đối với mức độ an toàn và các biện pháp phòng chống Covid-19 tại sự kiện này.

    Trong khi Trung Quốc đang chứng kiến đợt bùng phát dịch Covid-19 mới ở tỉnh miền đông Phúc Kiến, thành phố Tây An vẫn xúc tiến sự kiện thể thao lớn nhất đất nước, dự kiến thu hút 46.200 người tham dự - gồm các nghệ sĩ, vận động viên, khán giả, kỹ thuật viên, nhân viên an ninh và các quan chức.

    Phúc Kiến bùng dịch, số phận siêu sự kiện 46.000 người ở TQ: Hành động của ông Tập nói lên tất cảsoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tin vui cho thế giới: Ấn Độ cân nhắc nối lại xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19

    Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Ấn Độ đang xem xét sớm nối lại công tác xuất khẩu vaccine COVID-19, chủ yếu là sang thị trường châu Phi, trong bối cảnh đa số người trưởng thành ở nước này đã hoàn tất tiêm chủng ngừa COVID-19 và nguồn cung vaccine đã gia tăng.

    Tin vui: Lô hàng quý báu từ nước láng giềng sắp về Việt Nam; CEO HSBC nói rõ điều không nước nào giỏi hơn Việt Nam - Ảnh 1.

    Nghiên cứu viên bào chế vaccine phòng COVID-19 tại phòng thí nghiệm của Viện sản xuất vaccine lớn nhất Ấn Độ ở Pune. Ảnh tư liệu: REUTERS/TTXVN

    Ấn Độ - nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới - đã ngừng xuất khẩu vaccine từ tháng 4 vừa qua để tập trung cho chiến dịch tiêm chủng trong nước, trong bối cảnh làn sóng thứ hai của dịch COVID-19 bùng phát. Chính phủ Ấn Độ đặt mục tiêu tiêm chủng cho toàn bộ 944 triệu người trưởng thành vào tháng 12 tới. Tính đến thời điểm hiện tại, 61% dân số Ấn Độ đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine ngừa COVID-19.

    Trước khi ngừng xuất khẩu vaccine, Ấn Độ đã tặng hoặc bán 66 triệu liều vaccine cho gần 100 quốc gia. Nước này đã đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng từ tháng trước, đặc biệt là khi nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, Viện Huyết thanh Ấn Độ, đã tăng hơn gấp đôi sản lượng vaccine của AstraZeneca NSE 0,33% lên 150 triệu liều một tháng so với mức tháng 4.

    Ấn Độ cân nhắc nối lại xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19baotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Biến thể Delta dập tắt đà hồi phục của kinh tế Trung Quốc

    Tin vui: Lô hàng quý báu từ nước láng giềng sắp về Việt Nam; CEO HSBC nói rõ điều không nước nào giỏi hơn Việt Nam - Ảnh 1.

    Một loạt số liệu kinh tế mới được công bố đều thấp hơn so với dự báo.

    Nền kinh tế Trung Quốc đã yếu đi đáng kể trong tháng 8, sau khi chính phủ nước này áp đặt các biện pháp nghiêm ngặt để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, khiến chi tiêu tiêu dùng và hoạt động du lịch bị ảnh hưởng nặng nề ngay trong cao điểm kỳ nghỉ hè.

    Theo số liệu vừa được công bố, doanh số bán lẻ tăng trưởng 2,5% so với 1 năm trước, thấp hơn rất nhiều so với mức ước tính 7% mà các chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của Bloomberg đưa ra trước đó. Sản lượng công nghiệp tăng trưởng 5,3%, cũng thấp hơn mức dự báo 5,8%.

    Đầu tư tài sản cố định trong 8 tháng đầu năm tăng trưởng 8,9%, sát với dự báo. Tỷ lệ thất nghiệp đi ngang, ở mức 5,1%.

    Tổng cục thống kê Trung Quốc nhận định "các ổ dịch Covid-19 và thiên tai đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế". Mặc dù kinh tế Trung Quốc vẫn tiếp tục hồi phục trong tháng 8, "môi trường toàn cầu khá ảm đạm và phức tạp, và những tác động từ các chùm lây nhiễm mới trong nước cùng với các thảm họa tự nhiên như lũ lụt lên nền kinh tế đang được phản ánh rõ ràng qua các số liệu".

    Biến thể Delta dập tắt đà hồi phục của kinh tế Trung Quốccafef.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Australia thiệt hại 33 tỷ AUD do tấn công mạng trong đại dịch Covid-19

    Hôm nay (15/9), Australia công bố Báo cáo các mối đe dọa mạng hàng năm lần thứ 2 do Trung tâm An ninh mạng (ACSC), Cảnh sát Liên bang và Ủy ban Tình báo Hình sự cùng tham gia biên soạn với nhiều nội dung rất đáng chú ý.

    Theo Báo cáo này, trong năm tài chính vừa qua, tính từ tháng 7/2020 đến tháng 6/2021, Trung tâm An ninh mạng nhận được hơn 67.500 báo cáo về tội phạm mạng, tức là cứ mỗi 8 phút, Trung tâm này nhận được một báo cáo tấn công mạng, tăng gần 13% so với cùng thời điểm của năm trước.

    Theo ước tính của Trung tâm An ninh mạng, các vụ tấn công mạng đã gây thiệt hại cho các doanh nghiệp và cá nhân tại Australia số tiền là 33 tỷ AUD. Trong đó, mỗi doanh nghiệp của nước này đã phải chi hơn 50.000 AUD trong 12 tháng để xử lý các vụ tội phạm mạng xâm nhập hệ thống thư điện tử (email) của doanh nghiệp.

    Tội phạm mạng đã khai thác đại dịch Covid-19 và đang tích cực nhắm mục tiêu vào các dịch vụ y tế và những người dân dễ bị tổn thương để thực hiện các hoạt động gián điệp, đánh cắp tiền và dữ liệu nhạy cảm. Các báo cáo về tội phạm mạng liên quan đến mã độc tống tiền (ransomware) đã tăng gần 15% so với năm ngoái và thủ đoạn này vẫn là một trong những mối đe dọa mạng nghiêm trọng nhất.

    Australia thiệt hại 33 tỷ AUD do tấn công mạng trong đại dịch Covid-19vov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Quỹ Temasek (Singapore) hỗ trợ nhiều vật tư y tế, về Việt Nam ngay ngày 17/9

    Ngày 15/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore đã tiếp nhận lô hàng đầu tiên do Quỹ Temasek hỗ trợ cho Việt Nam chống dịch và sẽ chuyển về nước trên chuyến bay hỗ trợ công dân của Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines vào ngày 17/9 tới đây.

    Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, tham dự buổi bàn giao trực tiếp lô hàng đầu tiên do Quỹ Temasek hỗ trợ có đại diện Đại sứ quán Việt Nam, Tham tán Công sứ Lê Công Dũng và Giám đốc cấp cao Joanne Ng của Quỹ Temasek.

    Tin vui: Lô hàng quý báu từ nước láng giềng sắp về Việt Nam; CEO HSBC nói rõ điều không nước nào giỏi hơn Việt Nam - Ảnh 1.

    Ảnh: Lê Dương - TTXVN

    Số hàng hỗ trợ của Quỹ Temasek cho Việt Nam lần này gồm 16 máy trợ thở các loại, 250.000 khẩu trang y tế cao cấp (FFP2 và KN95), 200.000 tấm chắn giọt bắn, 100.000 bộ đồ bảo hộ, 5.000 kính bảo hộ và 4.500 bộ găng tay. 

    Lô hàng đầu tiên có khối lượng 8.400 kg, gồm 16 máy trợ thở, 10.000 bộ đồ bảo hộ, 50.000 khẩu trang cao cấp BYD KN95, 4.500 bộ găng tay, 5.000 kính bảo hộ,...

    Ông Lê Công Dũng cho biết sau khi về tới Việt Nam ngày 17/9, lô hàng đầu tiên sẽ được bàn giao ngay cho Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Số hàng hỗ trợ còn lại sẽ được chuyển về Việt Nam trong thời gian sớm nhất.

    Năm 2020, quỹ đầu tư hàng đầu thế giới thuộc sở hữu của chính phủ Singapore này cũng đã hỗ trợ Việt Nam 10 máy trợ thở.

    Tiếp nhận lô hàng đầu tiên do Quỹ Temasek hỗ trợ Việt Nam phòng chống dịch Covid-19baoquocte.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Indonesia: Ca mắc Covid-19 giảm gần 94%, du khách nội địa đến Bali tăng gấp 10 lần sau khi nới lỏng hạn chế

    Hôm nay (15/9), Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Bali, ông Ramia Adnyana cho biết, sau khi chính phủ nới lỏng lệnh hạn chế hoạt động cộng đồng (PPKM) từ ngày 13/9, lượng khách du lịch Indonesia đến Bali đã tăng hơn 10 lần so với thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh. 

    Tính riêng du khách đến bằng đường hàng không, con số đã tăng từ 600 du khách/ngày lên tới 3.500 – 4.500 du khách/ngày.

    Bất chấp COVID, 1 điều ở Việt Nam làm CEO HSBC thốt lên chắc nịch: Không quốc gia nào giỏi hơn! - Ảnh 1.

    Du khách nội địa đến Bali tăng trở lại khi dịch Covid-19 giảm. Ảnh: Getty

    Đây là một tín hiệu tốt lành cho đảo du lịch Bali sau gần 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh Covid-19. Hiện tại, các doanh nghiệp lữ hành tại Bali đang khẩn trương hoàn thiện các dự án phục vụ trở lại khách du lịch, song song với kế hoạch chung của địa phương nhằm đưa Bali trở lại cuộc sống bình thường trong vòng 3 - 6 tháng tới.

    Gần đây, nhờ chính sách giới hạn hoạt động cộng đồng, số ca mắc Covid-19 tại Indonesia đã giảm 93,9%, đặc biệt khu vực đảo Java - Bali giảm tới 96% so với mức đỉnh dịch ngày 15/7. Với tiềm năng đón hàng chục triệu lượt du khách trong và ngoài nước mỗi năm, chính phủ Indonesia hy vọng sự hồi sinh của Bali sẽ góp phần đưa ngành du lịch của nước này sớm phục hồi sau đại dịch./.

    Du khách nội địa đến Bali (Indonesia) tăng gấp 10 lần sau khi nới lỏng hạn chếvov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Các nhà khoa học Israel tìm ra thuốc kháng virus “có thể ngăn Covid-19”

    Một nhóm khoa học gia Israel khẳng định một loại thuốc kháng virus từng được sử dụng để điều trị HIV có thể điều trị Covid-19 an toàn và hiệu quả, báo The Jerusalem Post đưa tin ngày 14-9.

    Công ty Code Pharma, trụ sở Hà Lan nhưng có văn phòng nghiên cứu và phát triển ở Israel, đã hoàn tất thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 đối với thuốc Codivir trong điều trị Covid-19.

    Quá trình thử nghiệm giai đoạn 2 dự kiến bắt đầu vào tháng tới, với sự tham gia của khoảng 150 bệnh nhân đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Tây Ban Nha, Brazil và Nam Phi.

    Theo Giám đốc điều hành (CEO) Code Pharma Zyon Ayni, mục tiêu của họ là hoàn tất thử nghiệm giai đoạn 2 trong 3-6 tháng rồi xin cấp phép sử dụng khẩn cấp thuốc Codivir .

    Quá trình thử nghiệm giai đoạn 1 vừa hoàn thành tại Brazil dưới sự phê chuẩn của Ủy ban Đạo đức Nghiên cứu Quốc gia (CONEP). 12 bệnh nhân trong độ tuổi 18-60, với các triệu chứng Covid-19 từ nhẹ đến trung bình, đã tham gia vào cuộc thử nghiệm này. Bảy trong số này được xét nghiệm Covid-19 2 ngày/lần kể từ thời điểm tiêm Codivir. Họ được tiêm 2 liều/ngày trong 10 ngày.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    HSBC dự báo về 2 viễn cảnh của kinh tế Việt Nam trong năm 2021

    Ngày 13/9, ông Tim Evans - Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam đưa ra một số nhận định về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2021.

    Theo ông Tim Evans, viễn cảnh kinh tế đến cuối năm phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả triển khai tiêm vaccine cho người dân kết hợp mở cửa lại nền kinh tế đúng thời điểm. HSBC đã đặt ra hai viễn cảnh cho nền kinh tế Việt Nam cho đến cuối năm.

    Mặc kệ COVID, phẩm chất của Việt Nam làm CEO HSBC tràn trề tin tưởng: Không quốc gia nào giỏi hơn! - Ảnh 1.

    Ông Tim Evans-Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam. (Ảnh: Vietnam+)

    Viễn cảnh 1, tăng trưởng GDP nằm trong ngưỡng 5%-5,5%, phụ thuộc vào tiến độ và mức hiệu quả của chương trình tiêm vaccine, việc mở cửa lại nền kinh tế cùng với khả năng phục hồi và khởi động lại các thị trường xuất khẩu lớn trong bối cảnh nhiều thách thức do biến chủng Delta.

    Viễn cảnh 2, nếu chương trình tiêm vaccine triển khai không đủ nhanh trong khi giãn cách còn kéo dài, nền kinh tế sẽ chịu thêm nhiều tác động nặng nề và thêm áp lực lên chuỗi cung ứng, GDP sẽ có khả năng tăng trưởng ở mức 3,5%-4%.

    "Dù trong viễn cảnh nào, nền kinh tế cũng cần được mở cửa trở lại và triển khai một cách thận trọng và bài bản theo lộ trình," ông Tim Evans nhấn mạnh.

    "Khách hàng của chúng tôi được khuyến cáo nên gạt bỏ những "niềm đau" trước mắt và bắt đầu lên kế hoạch cho tương lai khi chúng ta vượt qua dịch bệnh tồi tệ này. Cơ hội sẽ mở ra, kinh tế sẽ phát triển, Việt Nam sẽ phục hồi và một lần nữa chứng minh không quốc gia nào giỏi hơn Việt Nam khi phải đương đầu với một thách thức hay trở ngại", CEO HSBC Việt Nam cho biết.

    HSBC đã điều chỉnh mức dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 xuống 5,1% phản ánh tác động nặng nề của đợt bùng dịch thứ tư.

    Cách duy nhất để vượt qua tình thế ngặt nghèo này là chủ động triển khai tiêm phòng và đảm bảo ngành y tế có đủ nguồn lực để điều trị cho các bệnh nhân nặng.

    Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam đánh giá, hoạt động tiêu dùng sẽ khôi phục rất mạnh mẽ ngay khi đợt bùng dịch này dần lắng xuống.

    Bấp chấp tình cảnh hiện tại, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư trong trung hạn. Các điều kiện nền tảng vững mạnh của Việt Nam sẽ giúp các nhà đầu tư gạt bỏ những biến động ngắn hạn do COVID-19.

    Việt Nam bắt đầu thảo luận từng bước mở cửa kinh tế, CEO HSBC Việt Nam đưa ra 2 viễn cảnh và khẳng định: “Không quốc gia nào giỏi hơn đất nước này khi phải đương đầu với thách thức hay trở ngại”cafebiz.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc thiết lập bản đồ chính xác đầu tiên về chuỗi truyền bệnh biến thể Delta

    Một nhóm các nhà dịch tễ học hàng đầu từ Trung Quốc, bao gồm cả nhà khoa học hàng đầu Zhong Nanshan, đã lập bản đồ chính xác về chuỗi truyền bệnh hoàn chỉnh  lần đầu tiên trên thế giới của biến thể Delta. 

    Nghiên cứu được công bố trên EClinicalMedicine, kỳ vọng sẽ cung cấp dữ liệu đáng tin cậy cho các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát trên thế giới chống lại chủng vi rút này.

    Nghiên cứu dựa trên các ca lây nhiễm hàng loạt do chủng Delta gây ra ở Quảng Châu vào 21/5 và đã được kiểm soát vào tháng 6.

    Các nhà nghiên cứu quan sát thấy sự lây truyền của vi rút trong đợt bùng phát chủ yếu là qua tiếp xúc trực tiếp và gần nhau, với 30,8% trường hợp lây nhiễm xảy ra qua các bữa ăn, tiếp theo là tiếp xúc trong gia đình (30,13%), lây truyền trong cộng đồng (18,59%) và các đường lây truyền khác bao gồm công việc và tiếp xúc xã hội (19,87%).

    Theo nghiên cứu, biến thể Delta có thời gian ủ bệnh ngắn hơn và tốc độ lây truyền nhanh hơn, với thời gian ủ bệnh trung bình chỉ 4,7 ngày, ngắn hơn đáng kể so với chủng ban đầu (6,3 ngày).

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số liệu chứng tỏ sức mạnh của vũ khí trị Covid-19

    Chỉ có 640 người (đã được tiêm phòng vắc-xin đầy đủ) chết vì Covid-19 trong số hơn 50.000 ca tử vong 7 tháng đầu năm 2021 ở Anh.

    Theo số liệu của Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS), những người được tiêm vắc-xin Covid-19 đầy đủ chỉ chiếm 1,2% tất cả trường hợp tử vong liên quan đến Covid-19 ở Anh trong 7 tháng đầu năm nay. Hầu hết đều bị nhiễm bệnh trước khi họ được tiêm mũi thứ hai hoặc dương tính với Covid-19 trong vòng 14 ngày kể từ khi tiêm mũi thứ hai.

    Điều này cho thấy tỉ lệ tử vong của những người được tiêm phòng vắc-xin Covid-19 đầy đủ thấp hơn nhiều so với những người chỉ mới tiêm một mũi hoặc chưa tiêm mũi nào.

    Thống kê của ONS cho thấy từ ngày 2-1 đến ngày 2-7 năm nay, trong số 51.281 người chết vì Covid-19 ở Anh có 640 người (chiếm 1,2%) được tiêm phòng đầy đủ trước đó, bao gồm cả những người bị nhiễm bệnh trước khi họ được tiêm phòng.

    Trong khi đó, 3/4 trong số 51.281 người tử vong là các bệnh nhân đặc biệt dễ bị tổn thương lâm sàng và khoảng 61,1% ca tử vong là nam giới.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Số liệu chứng tỏ sức mạnh của vũ khí trị Covid-19nld.com.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhật Bản thu hồi số vaccine Pfizer có dị vật

    Thành phố Sagamihara thuộc tỉnh Kanagawa, Nhật Bản đã quyết định thu hồi một lượng vaccine Pfizer sau khi phát hiện có dị vật màu trắng.

    Theo lãnh đạo thành phố, trong các ngày 11 và 12/9 tại hai cơ sở tiêm chủng của khu vực Minamiku và ngày 14/9 tại cơ sở tiêm khu vực Chuo, nhân viên y tế đã phát hiện có dị vật màu trắng trong vaccine Pfizer. Thành phố đã quyết định ngừng tiêm và thu hồi lọ vaccine này.

    Số liệu ở Anh chứng tỏ sức mạnh của vũ khí trị Covid-19; Lỗ hổng bất ngờ gây bùng dịch trở lại ở Trung Quốc - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa: Reuters

    Về số vaccine khác trong cùng lô, chính quyền thành phố cho biết, sau khi kiểm tra, nếu không phát hiện dị vật thì tiếp tục cho tiêm chủng. Hiện việc phân tích dữ liệu về dị vật có trong vaccine đang khẩn trương tiến hành. Hoạt động tiêm chủng vẫn diễn ra bình thường.

    Ngoài ra, thành phố Kamakura cũng thuộc tỉnh Kanagawa đã phát hiện có dị vật tương tự trong vaccine Pfizer. Theo đại diện thành phố, dị vật có chiều dài khoảng 1mm được phát hiện trong một lọ vaccine. Ngay lập tức, thành phố đã đình chỉ tiêm đối với lọ vaccine này. Lọ vaccine này có trong lô vaccine FF5357. Tuy nhiên, đại diện thành phố cho biết vẫn sẽ tiêm số vaccine còn lại trong lô sau khi đã có kiểm tra kỹ càng.

    Cơ quan Y tế của hai thành phố trên cũng đã liên lạc với công ty dược phẩm Pfizer của Mỹ để thông báo về việc dị vật có trong vaccine.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Nhật Bản thu hồi số vaccine Pfizer có dị vậtvov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc: Các ca bệnh ở ổ dịch Phúc Kiến có thể đã xuất hiện trước đó 10 ngày

    Tại ổ dịch mới này ở Phủ Điền, Phúc Kiến, Trung Quốc, chỉ trong vòng 3 ngày, 64 ca bệnh mới mới đã được phát hiện. Theo dữ liệu chính thức, ít nhất 18 học sinh tiểu học đã bị mắc Covid-19.

    Tại ổ dịch mới này, trường học trở thành điểm lây lan nghiêm trọng. Theo trang eeo.com.vn của Trung Quốc, ổ dịch Covid-19 mới có thể đã xuất hiện trong một trường tiểu học ở thị trấn Fengting, huyện Xianyou, thành phố Phủ Điền, tỉnh Phúc Kiến trong 10 ngày.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhật Bản thông báo viện trợ cho Việt Nam thêm 400.000 liều vắc xin AstraZeneca

    Trong phát biểu ngày 14-9, ông Motegi cho biết Việt Nam sẽ nhận được thêm 400.000 liều AstraZeneca.

    Theo Hãng tin Reuters, Đài Loan, Thái Lan và Brunei cũng sẽ nhận được viện trợ vắc xin của Nhật Bản từ 1,3 triệu liều này. Đài Loan sẽ nhận thêm 500.000 liều vắc xin, Thái Lan nhận 300.000 liều và Brunei nhận 100.000 liều.

    Hiện chưa rõ khi nào đợt viện trợ này sẽ được phân phối đến các quốc gia trong danh sách nhận.

    Ngoại trưởng Motegi cho biết Nhật Bản đã viện trợ hơn 23 triệu liều vắc xin AstraZeneca được sản xuất tại Nhật Bản cho các quốc gia, vùng lãnh thổ ở Nam Á và khu vực Thái Bình Dương.

    Nhật cũng đã quyên góp 1 tỉ USD và 30 triệu liều vắc xin vào cơ chế tiếp cận vắc xin công bằng COVAX.

    Theo thông tin từ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, tính cả số lượng công bố hôm nay thì tổng số vắc xin phòng COVID-19 mà Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam là 3,58 triệu liều.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc bùng phát ổ dịch từ trường tiểu học

    Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc ngày 14/9 thông báo nước này vừa ghi nhận thêm 59 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, đều ở tỉnh Phúc Kiến. Con số này cao hơn gần gấp ba lần thống kê của một ngày trước đó (22 ca).

    Quốc gia châu Á bứt tốc, đẩy Mỹ xuống bét bảng tiêm chủng G-7; Quốc đảo hiếm hoi kiên trì theo đuổi Zero Covid - Ảnh 1.

    Một học sinh lớp 4 ở Phủ Điền được lấy mẫu xét nghiệm. Ảnh: ECNS

    Chỉ trong vòng bốn ngày, tổng cộng 102 ca bệnh trong cộng đồng đã được báo cáo ở tỉnh Phúc Kiến. Tâm dịch của Phúc Kiến là Phủ Điền- thành phố 3,2 triệu dân. Xét nghiệm sơ bộ một số mẫu bệnh phẩm ở Phủ Điền cho thấy bệnh nhân nhiễm biến thể Delta. Ổ dịch ở Phủ Điền đã lan ra một số thành phố khác như Hạ Môn, Tuyền Châu, theo Thời báo Hoàn cầu.

    Ca bệnh đầu tiên ở Phủ Điền được ghi nhận vào ngày 10/9. Nguồn lây được cho là một người đàn ông từ Singapore trở về Trung Quốc vào ngày 4/8 nhưng 38 ngày sau mới nhận kết quả dương tính sau khi hoàn tất quá trình cách ly. Điều này khiến nhiều người suy đoán về khả năng ủ bệnh kéo dài và kêu gọi tăng thời gian cách ly. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng trường hợp ủ bệnh lâu như vậy rất hiếm khi xảy ra, nên ca F0 đầu tiên có thể đã lây bệnh từ nguồn khác.

    Cơ quan y tế đã xác định được hai chuỗi lây truyền ở Phủ Điền, gồm một chuỗi liên quan đến trường tiểu học Putou và một chuỗi liên quan đến nhà máy giày Xiesheng. Cả hai địa điểm đều ở quận Tiên Du, buộc quận này phải tiến hành xét nghiệm toàn bộ 900.000 cư dân vào thứ hai. Chính quyền Phủ Điền yêu cầu người dân không rời khỏi thành phố và đóng cửa hầu hết các trường học.

    Đợt bùng phát ở Phủ Điền được đánh giá là rất phức tạp, vì trong ổ dịch trường tiểu học có nhiều học sinh chưa được tiêm chủng. Virus được cho là đã lây lan trong trường học khoảng 10 ngày trước khi ổ dịch được phát hiện. Đã có ít nhất 20 ca bệnh là trẻ em dưới 12 tuổi. Jin Dongyan, Giáo sư trường Khoa học Y sinh thuộc Đại học Hong Kong cho biết, các trường học có thể dễ dàng trở thành ổ dịch, và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nhóm người cao tuổi vì nhiều trẻ em ở Trung Quốc sống chung với ông bà.

    Theo các chuyên gia, đợt bùng phát mới nhất ở trường tiểu học Putou đã cho thấy tính cấp thiết của việc tiêm chủng cho các học sinh nhỏ tuổi. Thành phố Phủ Điền đã bắt đầu tiêm ngừa COVID-19 cho nhóm đối tượng 12-17 tuổi, nhưng nhóm từ 3 đến 11 tuổi vẫn chưa được bảo vệ. Tháng trước, vắc-xin bất hoạt do viện nghiên cứu của Sinopharm ở Vũ Hán sản xuất đã được chính quyền Trung Quốc chấp thuận sử dụng khẩn cấp cho nhóm 3-17 tuổi.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc bùng phát ổ dịch từ trường tiểu học

    Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc ngày 14/9 thông báo nước này vừa ghi nhận thêm 59 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, đều ở tỉnh Phúc Kiến. Con số này cao hơn gần gấp ba lần thống kê của một ngày trước đó (22 ca).

    Số liệu ở Anh chứng tỏ sức mạnh của vũ khí trị Covid-19; Lỗ hổng bất ngờ gây bùng dịch trở lại ở Trung Quốc - Ảnh 1.

    Một học sinh lớp 4 ở Phủ Điền được lấy mẫu xét nghiệm. Ảnh: ECNS

    Chỉ trong vòng bốn ngày, tổng cộng 102 ca bệnh trong cộng đồng đã được báo cáo ở tỉnh Phúc Kiến. Tâm dịch của Phúc Kiến là Phủ Điền- thành phố 3,2 triệu dân. Xét nghiệm sơ bộ một số mẫu bệnh phẩm ở Phủ Điền cho thấy bệnh nhân nhiễm biến thể Delta. Ổ dịch ở Phủ Điền đã lan ra một số thành phố khác như Hạ Môn, Tuyền Châu, theo Thời báo Hoàn cầu.

    Ca bệnh đầu tiên ở Phủ Điền được ghi nhận vào ngày 10/9. Nguồn lây được cho là một người đàn ông từ Singapore trở về Trung Quốc vào ngày 4/8 nhưng 38 ngày sau mới nhận kết quả dương tính sau khi hoàn tất quá trình cách ly. Điều này khiến nhiều người suy đoán về khả năng ủ bệnh kéo dài và kêu gọi tăng thời gian cách ly. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng trường hợp ủ bệnh lâu như vậy rất hiếm khi xảy ra, nên ca F0 đầu tiên có thể đã lây bệnh từ nguồn khác.

    Cơ quan y tế đã xác định được hai chuỗi lây truyền ở Phủ Điền, gồm một chuỗi liên quan đến trường tiểu học Putou và một chuỗi liên quan đến nhà máy giày Xiesheng. Cả hai địa điểm đều ở quận Tiên Du, buộc quận này phải tiến hành xét nghiệm toàn bộ 900.000 cư dân vào thứ hai. Chính quyền Phủ Điền yêu cầu người dân không rời khỏi thành phố và đóng cửa hầu hết các trường học.

    Đợt bùng phát ở Phủ Điền được đánh giá là rất phức tạp, vì trong ổ dịch trường tiểu học có nhiều học sinh chưa được tiêm chủng. Virus được cho là đã lây lan trong trường học khoảng 10 ngày trước khi ổ dịch được phát hiện. Đã có ít nhất 20 ca bệnh là trẻ em dưới 12 tuổi. Jin Dongyan, Giáo sư trường Khoa học Y sinh thuộc Đại học Hong Kong cho biết, các trường học có thể dễ dàng trở thành ổ dịch, và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nhóm người cao tuổi vì nhiều trẻ em ở Trung Quốc sống chung với ông bà.

    Theo các chuyên gia, đợt bùng phát mới nhất ở trường tiểu học Putou đã cho thấy tính cấp thiết của việc tiêm chủng cho các học sinh nhỏ tuổi. Thành phố Phủ Điền đã bắt đầu tiêm ngừa COVID-19 cho nhóm đối tượng 12-17 tuổi, nhưng nhóm từ 3 đến 11 tuổi vẫn chưa được bảo vệ. Tháng trước, vắc-xin bất hoạt do viện nghiên cứu của Sinopharm ở Vũ Hán sản xuất đã được chính quyền Trung Quốc chấp thuận sử dụng khẩn cấp cho nhóm 3-17 tuổi.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Trung Quốc bùng phát ổ dịch từ trường tiểu họctienphong.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    New Zealand kiên trì chiến lược không ca mắc Covid-19

    Chính phủ New Zealand hôm nay kêu gọi người dân hưởng ứng chương trình tiêm vaccine để bảo vệ bản thân và để tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu thế giới về chiến lược loại bỏ dịch bệnh Covid-19.

    Mặc dù số ca mắc Covid-19 mới mỗi ngày đang có xu hướng giảm, nhưng chính phủ New Zealand ngày hôm nay (14/9) vẫn tiếp tục kêu gọi người dân đi tiêm vaccine Covid-19, nhất là tại các khu vực có nguy cơ dịch bệnh cao và đang bị phong tỏa ở cấp độ cao nhất như thành phố Auckland.

    Trong một phát biểu vào ngày hôm nay (14/9), Thủ tướng Jacinda Ardern khẳng định tiêm chủng thực sự có khả năng ngăn ngừa các ca mắc Covid-19 chuyển nặng phải nhập viện và cứu sống nhiều sinh mạng. Thông điệp của chính phủ New Zealand trong những ngày này không có gì khác là kêu gọi người dân đi tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình. Và nếu người dân Auckland hưởng ứng lời kêu gọi tiêm chủng thì thành phố lớn nhất New Zealand sẽ đạt mục tiêu 80% dân số trong độ tuổi tiêm chủng tiêm được tiêm 1 mũi vaccine trong tuần này.

    Thủ tướng Ardern cho biết bắt đầu từ ngày mai (15/9) nước này sẽ sử dụng các xe buýt tiêm chủng để đẩy nhanh tốc độ bao phủ vaccine, trong đó mô hình này sẽ tập trung triển khai tại các khu vực đang có tỷ lệ tiêm chủng thấp hoặc các khu vực mà người dân khó tiếp cận các điểm tiêm chủng. Thủ tướng Ardern cũng khẳng định mong muốn New Zealand sẽ tiếp tục dẫn đầu thế giới về chiến lược loại bỏ Covid-19 và tỷ lệ tiêm chủng cao là cách đất nước này có thể đạt được điều đó.

    Các tuyên bố của Thủ tướng Ardern được đưa ra trong bối cảnh ngày hôm nay nước này chỉ ghi nhận 15 ca mắc Covid-19, giảm mạnh so với 33 ca của hôm qua (13/9). New Zealand hiện áp dụng cảnh báo y tế cấp 2 đối với hầu hết các thành phố. Riêng điểm nóng dịch bệnh là thành phố Auckland đang duy trì mức báo động dịch bệnh cấp 4 và dự kiến sẽ được hạ một cấp phong tỏa vào thứ Tư tuần sau (22/9).

    Tính đến nay, 66,5% dân số từ 12 tuổi trở lên tại New Zealand đã được tiêm một mũi vaccine Covid-19 và 34% đã được tiêm chủng đầy đủ./.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Trung Quốc ghi nhận nhiều ca mắc Covid-19 ở trẻ em, New Zealand kiên trì chiến lược ZeroVOV
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Anh lên kế hoạch tiêm nhắc lại vắc-xin COVID-19 hàng năm như cúm mùa

    Ông Nadhim Zahawi, Bộ trưởng đặc trách việc tiêm chủng phòng chống đại dịch COVID-19 trên toàn quốc của chính phủ Anh, cho biết người dân Anh hoàn toàn có thể được tiêm định kỳ vắc-xin phòng COVID-19 hàng năm cùng lúc với việc tiêm phòng cúm mùa, trong bối cảnh chính phủ nước này đang chuẩn bị mở rộng chiến dịch tiêm phòng COVID-19 trong những ngày tới.

    Số liệu ở Anh chứng tỏ sức mạnh của vũ khí trị Covid-19; Lỗ hổng bất ngờ gây bùng dịch trở lại ở Trung Quốc - Ảnh 1.

    Vương quốc Anh đã phê duyệt việc tiêm vắc-xin COVID-19 cho nhóm tuổi từ 12 đến 15. Ảnh minh họa: BBC.

    "Nếu có thể, chúng tôi sẽ cố gắng đồng nhất giữa [việc tiêm nhắc lại vắc-xin COVID-19] với việc tiêm phòng vắc-xin cúm mùa hàng năm. Các phòng khám đa khoa (GP) và nhà thuốc sẽ là trụ cột của chương trình tiêm chủng mở rộng này, qua đó có thể sớm tiêm nhắc lại cho nhiều người dân nhất có thể", ông Zahawi nói trong một chương trình của BBC.

    Bên cạnh đó, vị Bộ trưởng đặc trách về vắc-xin của chính phủ Anh cũng kì vọng việc mở rộng chiến dịch tiêm phòng COVID-19, bao gồm việc tiêm nhắc lại cho những người trên 50 tuổi và nhóm đối tượng có hệ miễn dịch suy yếu nghiêm trọng, sẽ là "mảnh ghép cuối cùng còn thiếu" để giúp nước này tiếp tục trạng thái "bình thường mới" trong mùa đông sắp tới mà không phải trải qua bất kì lần phong tỏa nào nữa.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhật Bản tăng tốc tiêm chủng, đẩy Mỹ xuống cuối nhóm G-7 về tỉ lệ phủ vắc-xin

    Số liệu ở Anh chứng tỏ sức mạnh của vũ khí trị Covid-19; Lỗ hổng bất ngờ gây bùng dịch trở lại ở Trung Quốc - Ảnh 1.

    Tỉ lệ dân số tiêm ít nhất một mũi vắc-xin COVID-19 ở Nhật Bản đã tăng lên 63,6%, vượt qua Mỹ, dù Nhật Bản bắt đầu chiến dịch tiêm chủng chậm hơn nhiều tháng.

    Sự tăng trưởng về tỉ lệ tiêm chủng của Nhật Bản đã đẩy Mỹ xuống chót bảng trong số các quốc gia thuộc nhóm G-7.

    Theo Our World in Data, xếp thứ tự từ cao xuống thấp, tỉ lệ dân số được tiêm ít nhất một mũi vắc-xin ở các quốc gia G-7 lần lượt là: Canada (74,6%), Pháp (73,2%), Ý (72,6%), Anh (71%), Đức (65,9%), Nhật Bản (63,6%) và Mỹ (62,4%).

    Tỉ lệ dân số được tiêm đủ liều lần lượt là: Canada (69%), Anh (65%), Ý (64%), Pháp (63%), Đức (62%), Mỹ (53%) và Nhật Bản (52%).

    Nhật Bản đã tiêm tổng cộng 145,8 triệu liều vắc-xin COVID-19, với hơn 51% dân số được tiêm đủ liều, theo số liệu được chính phủ công bố hôm nay, 14/9.

    Việc triển khai tiêm chủng ở Nhật Bản bắt đầu chậm và muộn hơn so với các quốc gia phát triển khác, nhưng đã tiến triển nhanh chóng kể từ đầu mùa hè. Ngược lại, Mỹ có khởi đầu thuận lợi nhưng tốc độ tiêm chủng thời gian gần đây đã giảm đáng kể, một phần do vấn đề tiêm chủng bị chính trị hoá, một phần do các nhóm phản đối vắc-xin.

    Nhật Bản đã đạt tốc độ một triệu mũi tiêm/ngày vào giữa tháng Sáu, và vẫn duy trì tốc độ đó đến thời điểm hiện tại dù phải đối phó với làn sóng dịch mới do biến thể Delta.

    Nhóm dân số được tiêm chủng ở Nhật Bản chủ yếu là những người cao tuối, vốn là đối tượng ưu tiên. Gần 90% nhóm dân số từ 65 tuổi trở lên ở Nhật Bản đã được tiêm cả hai mũi.

    Bấm link để đọc toàn bộ bài viết nguồn tại đây 

    Nhật Bản tăng tốc tiêm chủng, đẩy Mỹ xuống cuối nhóm G-7 về tỉ lệ phủ vắc-xintienphong.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    "Thủy triều" dữ dội từ đại dịch Covid-19 nhấn chìm các trường đại học TQ: Cảnh tượng có "một không hai"

    Một "làn sóng" bưu kiện tràn ngập các trường đại học Trung Quốc khi sinh viên quay trở lại trường học sau khi những hạn chế để phòng chống đại dịch Covid-19. Điều này khiến phụ huynh và học sinh gặp khó khăn trong việc vận chuyển những nhu yếu phẩm cần thiết tới chỗ học.

    Số liệu ở Anh chứng tỏ sức mạnh của vũ khí trị Covid-19; Lỗ hổng bất ngờ gây bùng dịch trở lại ở Trung Quốc - Ảnh 1.

    Những người làm việc ở Đại học Jian Qiao, Thượng Hải nói với Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) rằng, hàng hóa đã bị tắc nghẽn tại khuôn viên trường. Những người này cũng cho biết thêm, tình trạng tắc ứ của đồ đạc trong quá trình vận chuyển này là bởi khuôn viên trường đã bị phong tỏa, ngăn cách với các khu vực xung quanh để ngừa sự bùng phát của Covid-19.

    Các sinh viện gọi các khu vực nhận hàng là những chiến trường, các nguồn tin cho biết, thùng hàng tắc ứ, khiến việc di chuyển rất khó khăn. Nhiều gia đình đã lựa chọn phương án mua luôn đồ dùng mới cho con thay vì chờ lấy đồ được vận chuyển.

    "Khi đến nơi nhận hàng, tôi bị sốc khi nhìn thấy các bưu kiện. Thật buồn cười," một sinh viên chia sẻ trên mạng xã hội Weibo.

    Các trường khác cũng đã trải qua những điều tương tự như trường Jian Qiao.

    Giám đốc một công ty vận chuyển ở tỉnh Chiết Giang, Chen Sheng cho biết, nơi giao hàng của anh chịu trách nhiệm gửi bưu kiện đến 8 trường cao đẳng, đại học trong khu vực và đã gửi ít nhất 5.000 bưu kiện mỗi ngày kể từ tháng 9, số lượng này gấp đôi con số bình thường, Ningbo Evening News đưa tin.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Philippines chuyển sang giãn cách khoanh vùng

    Dự kiến, thủ đô Manila sẽ ngưng các hạn chế vì dịch COVID-19 diện rộng từ ngày 16/9 trong khi Chính phủ Philippines tiến hành thử nghiệm thí điểm về giãn cách xã hội theo khoanh vùng tại thành phố này. 

    Việc giãn cách xã hội theo khoanh vùng sẽ đi kèm với 5 mức cảnh báo để xác định phạm vi được phép vận hành của các đơn vị kinh doanh. Việc giãn cách xã hội theo khoanh vùng sẽ nhắm đến các tòa nhà, đường phố hoặc khu dân cư nhất định thay vì bao phủ toàn thành phố như hiện nay. 

    Nếu thành công, "công thức" tương tự có thể được áp dụng trên khắp Philippines. Thay đổi trong chiến thuật COVID-19 của Chính phủ Philippines cũng có thể sớm tạo điều kiện cho các trường học mở lớp trực tiếp có giới hạn và những cơ sở giải trí trong nhà hoạt động trở lại ở khu vực có tỷ lệ lây lan thấp cùng năng lực y tế tương xứng.

    Manila với 13 triệu người là điểm nóng dịch của Philippines. Chỉ tính riêng trong 30 ngày qua, tổng số ca mắc mới COVID-19 của Manila đã chiếm tới hơn 1/5 số ca của toàn quốc là 2,2 triệu trường hợp.

    Số liệu ở Anh chứng tỏ sức mạnh của vũ khí trị Covid-19; Lỗ hổng bất ngờ gây bùng dịch trở lại ở Trung Quốc - Ảnh 1.

    Philippines đã ghi nhận kỷ lục ca nhiễm mới trong ngày 11/9, với 26.303 ca. Ảnh: Reuters.

    Ngày 14/9, Bộ trưởng Tài chính Philippines Carlos Dominguez thông báo nước này đã có đủ vaccine ngừa COVID-19 để tiêm cho 100 triệu người dân từ nay tới cuối năm. Theo ông Carlos Dominguez, tính tới ngày 12/9, số vaccine được tài trợ và đặt mua của chính phủ đã đạt mức 121,13 triệu liều. Khoảng 50,21 triệu liều khác được quyên góp từ các đối tác song phương và qua chia sẻ của cơ chế COVAX. Ngoài ra, 24,12 triệu liều vaccine được các chính quyền địa phương và công ty tư nhân đặt mua sẽ giúp mở ra khả năng đủ vaccine tiêm cho 100 triệu người dân quốc gia Đông Nam Á này.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vượt 2 triệu ca mắc, Malaysia bắt đầu mở cửa trở lại nền kinh tế

    Ngày 14/9, Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob cho biết chính phủ không còn coi việc phong tỏa là một biện pháp thích hợp để kiềm chế sự gia tăng của dịch bệnh COVID-19, đồng thời cho rằng những hành động như vậy có thể dẫn đến những hệ lụy khác. Do vậy, chính phủ đã quyết định mở cửa trở lại một số lĩnh vực nhất định của nền kinh tế. Theo đó, Giai đoạn 1 của Kế hoạch Phục hồi Quốc gia (NRP) gồm 4 giai đoạn, sẽ có 11 lĩnh vực kinh doanh ở các bang được mở cửa trở lại

    Các lĩnh vực kinh doanh được đề cập là dịch vụ rửa xe ô tô; siêu thị điện máy; cửa hàng đồ gia dụng và đồ dùng nhà bếp; cửa hàng nội thất; cửa hàng dụng cụ thể thao; cửa hàng phụ kiện xe hơi; trung tâm phân phối và bán xe ô tô; chợ sáng và chợ nông sản; cửa hàng quần áo, thời trang và phụ kiện; cửa hàng trang sức cũng như tiệm cắt tóc và trung tâm làm đẹp.

    Số liệu ở Anh chứng tỏ sức mạnh của vũ khí trị Covid-19; Lỗ hổng bất ngờ gây bùng dịch trở lại ở Trung Quốc - Ảnh 1.

    Học sinh đeo khẩu trang nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại một trường học ở Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: AFP/TTXVN.

    Phát biểu tại phiên họp Quốc hội cùng ngày, Thủ tướng Ismail cho biết chính phủ lo ngại rằng việc phong tỏa kéo dài có thể tác động tiêu cực đến người dân, đặc biệt là về vấn đề sức khỏe tâm thần. Ông nhấn mạnh việc mở cửa trở lại một số lĩnh vực kinh tế không chỉ giúp phục hồi nền kinh tế, mà còn cung cấp không gian và cơ hội để người dân cải thiện cuộc sống của họ.  Ông cho biết quyết định được đưa ra sau khi Bộ Y tế đã đánh giá rủi ro và cân nhắc về tỷ lệ tiêm chủng. Đến thời điểm hiện tại, 74,7% dân số trưởng thành của Malaysia đã hoàn thành tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19.

    Đề cập đến những lưu ý khi quy định giãn cách dần được dỡ bỏ đối với những người đã hoàn thành tiêm chủng, Thủ tướng Ismail cho rằng mặc dù một số lĩnh vực được phép mở cửa trở lại song phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt như bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng, xuất trình chứng nhận tiêm chủng đủ 14 ngày.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng thống Putin đích thân lên tiếng sau thông báo tự cách ly

    Chỉ ít lâu sau khi đưa ra thông báo sẽ tự cách ly do có tiếp xúc với người nhiễm COVID-19, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đích thân lên tiếng và gọi tình huống ông đang trải qua là một "thí nghiệm tự nhiên" để kiểm tra hiệu quả của vaccine Sputnik V do Nga sản xuất.

    Cụ thể, phát biểu trong cuộc họp với các quan chức chính phủ và ban lãnh đạo đảng Nước Nga Thống nhất cầm quyền trước thềm cuộc bầu cử Quốc hội sắp tới, Tổng thống Putin giải thích rằng ông đã tiếp xúc "rất gần" với một người nhiễm COVID-19 trong suốt 1 ngày.

    Tổng thống Putin đã tiêm đủ 2 liều vaccine Sputnik V và cho biết mức độ kháng thể trong cơ thể ông sau khi tiêm vaccine "khá cao, nhưng chúng ta phải theo dõi xem kết quả trong thực tế ra sao".

    Tổng thống Putin cũng nói thêm rằng ca nhiễm được phát hiện ở gần ông là người đã tiêm vaccine, nhưng "có vẻ mũi tiêm nhắc lại của người đó hơi muộn".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Quảng Tây viện trợ Việt Nam 800.000 liều vaccine Sinopharm

    Theo tin từ Bộ Ngoại giao, ngày 14/9/2021, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Bí thư Đảng ủy Khu Tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) Lu Xinshe (Lộc Tâm Xã).

    Số liệu ở Anh chứng tỏ sức mạnh của vũ khí trị Covid-19; Lỗ hổng bất ngờ gây bùng dịch trở lại ở Trung Quốc - Ảnh 1.

    Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trước sau như một coi trọng phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, trong đó, luôn ủng hộ Bộ, ngành, địa phương Việt Nam tăng cường hợp tác hữu nghị với Quảng Tây.

    Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cảm ơn Quảng Tây đã quyết định viện trợ cho Việt Nam 800 nghìn liều vắc-xin SinoPharm cùng nhiều trang thiết bị, vật tư y tế phòng chống dịch bệnh.

    Về hợp tác thời gian tới, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị hai bên duy trì trao đổi, tiếp xúc ở các cấp với hình thức linh hoạt; tăng cường chia sẻ thông tin, chính sách liên quan đến công tác phòng chống dịch, phối hợp phòng chống dịch tại khu vực biên giới; áp dụng các biện pháp hữu hiệu để duy trì đà tăng trưởng hợp tác kinh tế - thương mại, tạo thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam, nhất là hàng nông sản, thủy sản nhập khẩu vào Trung Quốc, không để gián đoạn giao thương, chuỗi cung ứng, chuỗi logistic; phối hợp quản lý tốt khu vực biên giới, đẩy nhanh xây dựng kết nối hạ tầng cửa khẩu, sớm hoàn tất thủ tục nội bộ để nâng cấp các cửa khẩu và kịp thời xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh.

    Bí thư Khu ủy Quảng Tây Lộc Tâm Xã khẳng định, Quảng Tây đánh giá cao đà phát triển tốt đẹp của quan hệ Trung – Việt cũng như những thành quả trong hợp tác hữu nghị giữa Quảng Tây với các Bộ, ngành, địa phương Việt Nam thời gian qua; bày tỏ Quảng Tây sẽ nỗ lực nâng cao hiệu suất thông quan hàng hóa ở cửa khẩu đường sắt và đường bộ, tạo điều kiện để các mặt hàng của Việt Nam, nhất là nông sản nhập khẩu vào Quảng Tây và qua Quảng Tây đi sâu vào các tỉnh nội địa Trung Quốc và sang khu vực Trung Á; thời gian tới, Quảng Tây sẽ thực hiện tốt nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, tăng cường giao lưu hữu nghị và hợp tác thực chất với các địa phương Việt Nam, nhất là các tỉnh biên giới, góp phần củng cố quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc - Việt Nam./.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại