Cập nhật lúc

[TIN MỚI DỊCH COVID-19] 4,5 ngày Việt Nam không có ca mắc mới; Chưa phê duyệt nghiên cứu tiêm vắc xin lao cho cán bộ y tế tuyến đầu chống COVID-19

Theo Bản tin lúc 18h00 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, đến thời điểm này không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Như vậy, đã 4,5 ngày trôi qua, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới nào.

undefined
35
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Bắc Ninh lên phương án cách ly 71 chuyên gia, lao động Trung Quốc

     Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bắc Ninh thông tin trên Dân trí, thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh về việc đón, thực hiện cách ly và quản lý nhóm chuyên gia, lao động kỹ thuật Trung Quốc của công ty TNHH Funing Precision Component  sang làm việc tại công ty TNHH Funing Precision Component Việt Nam, Sở Y tế tỉnh xây dựng kế hoạch đón, cách ly 71 chuyên gia, lao động kỹ thuật Trung Quốc tại cửa khẩu Hữu Nghị - Lạng Sơn.

    71 người này được kiểm tra y tế chặt chẽ, mặc đồ bảo hộ chống dịch và di chuyển bằng xe chuyên dụng đã khử khuẩn từ cửa khẩu Hữu Nghị - Lạng Sơn về khách sạn Intemation tại phường Võ Cường, cách ly 14 ngày.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    'Ổ dịch' bar Buhhda nhiều lần bị xử phạt vì bảng hiệu và tên gọi

    Liên quan việc quản lý kinh doanh đối với quán bar Buddha (phường Thảo Điền, quận 2, TP/HCM), theo UBND quận 2, quán này nhiều lần bị xử phạt vì bảng hiệu và tên gọi. 

    Ngày 21/10/2011, UBND quận 2 đã kiểm tra và xử phạt 7,5 triệu đồng đối với quán bar Buhhda do vi phạm trong lĩnh vực văn hóa và buộc tháo dỡ bảng hiệu; Ngày 13/4/2018, quán bar này tiếp tục bị phạt 72,9 triệu đồng vì vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, lao động, thương mại.

    Hiện, bar Buhhda đã ngưng hoạt động kinh doanh theo quyết định phong tỏa của UBND quận 2 để phòng chống dịch bệnh Covid-19 và tháo dỡ biển hiệu "Buddha bar&grill".

    Hà Nội dự kiến cho học sinh đi học trở lại vào đầu tháng 5; Giám đốc Bệnh viện Phổi TW: Vắcxin lao không có khả năng chặn COVID-19 - Ảnh 1.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: TP.HCM sẵn sàng đón các chuyến bay quốc tế

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Giám đốc Bệnh viện Phổi TW: Vắcxin lao không có khả năng chặn COVID-19

    Theo TTXVN/Vietnamplus, Phó Giáo sư-Tiến sỹ Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, vừa khuyến cáo vắcxin ngừa bệnh lao (BCG) không có khả năng ngăn chặn mắc COVID-19.

    Tôi tin rằng vắcxin ngừa bệnh lao (BCG) không có khả năng ngăn chặn mắc COVID-19 mà chỉ có thể điều hòa hệ thống miễn dịch và đây cũng chỉ là một giả thuyết. Hiện nay không có một chỉ định nào về tiêm vắcxin BCG để phòng COVID-19, kể cả ở các nước trên thế giới. Vì vậy, người dân không tự ý tiêm vắc xin BCG và cần tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng bệnh của Bộ Y tế gồm đeo khẩu trang, thường xuyên sát khuẩn tay, thực hiện giãn cách xã hội...” - Phó Giáo sư-Tiến sỹ Nguyễn Viết Nhung
    Hà Nội dự kiến cho học sinh đi học trở lại vào đầu tháng 5; Giám đốc Bệnh viện Phổi TW: Vắcxin lao không có khả năng chặn COVID-19 - Ảnh 2.
    “Tới đây, chúng tôi sẽ hợp tác với các giáo sư ở Pháp thực hiện một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đánh giá vắc xin BCG có phòng được COVID-19 hay không, dựa trên giả thuyết BCG có thể tác động đến sức đề kháng miễn dịch, gọi là đề kháng miễn dịch bẩm sinh hoặc đề kháng miễn dịch tự nhiên khi sinh ra chúng ta đã có. Nó không phải đặc hiệu chống được bệnh lao, bệnh cúm hay COVID-19 nhưng có thể làm điều hòa hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể phản ứng với COVID-19 một cách vừa phải, đủ để bảo vệ chứ không phản ứng một cách quá mức. Ví dụ như bệnh nhân số 91 rất khỏe mạnh nhưng bệnh lại diễn biến rất nặng có thể do phản ứng quá mức của cơ thể...” - Phó Giáo sư-Tiến sỹ Nguyễn Viết Nhung

     

    Phó Giáo sư-Tiến sỹ Nguyễn Viết Nhung cho biết ông đã báo cáo Bộ Y tế về hai hướng nghiên cứu chính.

    Thứ nhất là thử nghiệm lâm sàng. Việt Nam, Campuchia và Pháp sẽ cùng tham gia một nghiên cứu để đánh giá về việc BCG có tác dụng trong phòng bệnh COVID-19 cho những người có nguy cơ cao là các cán bộ y tế hay không. 

    Thứ hai là khảo sát trên chính những bệnh nhân COVID-19 tại Việt Nam, so sánh đối chứng giữa nhóm từng được tiêm vắc xin BCG ngày bé với nhóm không được tiêm để xem có gì khác biệt hay không.


    Thông tin được dẫn từ nguồn https://www.vietnamplus.vn/gia...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thêm 7 bệnh nhân mắc COVID-19 khỏi bệnh, Việt Nam đã có 214 ca khỏi

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội dự kiến cho học sinh đi học trở lại vào đầu tháng 5

    Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của TP diễn ra chiều tối 20/4, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý cho biết nếu tình hình phòng chống dịch COVID-19 tốt lên, nửa đầu tháng 5 TP sẽ cho học sinh đi học trở lại. 

    "Nếu tình hình tốt lên, có thể nửa đầu tháng 5 TP sẽ cho học sinh đi học trở lại. Hiện đã có điều chỉnh kế hoạch năm học, nhưng điều kiện cần và đủ thì chúng ta phải triển khai cho các cháu đi học. TP sẽ có chỉ đạo cụ thể sau" - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý

     

    Hà Nội dự kiến cho học sinh đi học trở lại vào đầu tháng 5; TIN VUI: 4,5 ngày Việt Nam không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới - Ảnh 2.

    Học sinh ngồi cách nhau 2m (ảnh Sở GD&ĐT Cà Mau)

    Thông tin được dẫn từ nguồn https://tuoitre.vn/ha-noi-du-k...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đề xuất chạy tàu Hà Nội - TP.HCM như bình thường từ 30/4

     Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đề xuất Bộ Giao thông vận tải cho phép chạy tàu khách Thống Nhất trên tuyến Hà Nội - TP.HCM trở lại bình thường từ ngày 30/4.

    Theo Tổng Công ty, do thực hiện cách ly xã hội nên từ ngày 1/4 đến 16/4 chỉ chạy 2 đoàn tàu Thống Nhất chở khách trên tuyến Hà Nội - TP.HCM; Ngày 17/4 tổ chức chạy thêm 2 đoàn tàu chở khách trên tuyến này, vẫn dừng khai thác toàn bộ tàu khách tuyến địa phương. 

    Để giảm bớt khó khăn cho ngành và nâng cao thu nhập, đời sống người lao động và chuẩn bị tốt cho việc phục vụ người dân, Tổng công ty Đường sắt đề xuất Bộ Giao thông vận tải cho phép chạy thêm 2 đoàn tàu chở khách trên tuyến Hà Nội - TP.HCM từ ngày 23/4.

    Từ ngày 30/4 trở đi cho phép chạy tàu khách như bình thường trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM.

    4,5 ngày Việt Nam không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới; Hà Nội và TP.HCM kiến nghị giảm mức giãn cách xã hội sau ngày 22/4 - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa: Internet

    Thông tin được dẫn từ nguồn https://tuoitre.vn/de-xuat-cha...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tin vui: 4,5 ngày Việt Nam không có ca mắc mới COVID-19

    Theo Bản tin lúc 18h00 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, đến thời điểm này không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Như vậy, đã 4,5 ngày trôi qua, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới nào. Trong ngày đã có 12 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, hiện chỉ còn 54 bệnh nhân đang điều trị.

    Tổng số ca mắc: 268 trường hợp, trong đó có 160 người từ nước ngoài chiếm 59,7%,108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%.

    Hà Nội dự kiến cho học sinh đi học trở lại vào đầu tháng 5; TIN VUI: 4,5 ngày Việt Nam không có ca mắc mới COVID-19 - Ảnh 1.

    Nguồn: Bộ Y tế

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng: Sẽ xem xét hạ nguy cơ dịch COVID-19

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội và TP.HCM kiến nghị giảm mức giãn cách xã hội sau ngày 22/4

    Báo cáo với Thủ tướng tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương, chiều 20/4, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Ngô Văn Quý khẳng định, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn đang được kiểm soát tốt. Do đó, thay mặt UBND TP.Hà Nội, ông Quý đề xuất, đến ngày 22/4, nếu không có ca mắc mới, Hà Nội được điều chỉnh ra khỏi nhóm các tỉnh, thành có nguy cơ cao, giảm mức độ giãn cách xã hội; thực hiện phòng chống dịch theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng.

    Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Ngô Văn Quý

     

    "Nếu đến 22/4 không có ca mới, các ổ dịch tiếp tục kiểm soát được, Hà Nội đề nghị Ban Chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia có thể nghiên cứu, giảm mức giãn cách xã hội ở Thủ đô; các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 thực hiện theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng",

    https://thanhnien.vn/thoi-su/h...

     

     Chung quan điểm này, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cũng có đề xuất tương tự, kiến nghị Thủ tướng sớm có chỉ thị mới để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, thúc đẩy phục hồi sản xuất kinh doanh phù hợp với thực tế.

     

    Thông tin được dẫn từ nguồn https://thanhnien.vn/thoi-su/h...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    2 nữ bệnh nhân tại Hà Tĩnh nhiễm COVID-19 xuất viện

    Bệnh viện đa khoa Cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh) vừa làm lễ xuất viện cho 2 bệnh nhân nhiễm COVID-19, gồm bệnh nhân 210 và bệnh nhân 238 sau nhiều ngày điều trị tại bệnh viện.

    Thời điểm mới vào viện, cả 2 bệnh nhân có các biểu hiện sốt, ho nhẹ. Tuy nhiên sau 1 thời gian điều trị và được các bác sỹ tại bệnh viện chăm sóc, tăng cường thuốc bổ và sức đề kháng nên các bệnh nhân có tiến triển tốt hơn. Sau 1 tháng điều trị, cả 2 bệnh nhân có kết quả 3 lần âm tính với SARS-CoV-2, các chỉ số cơ thể đều bình thường nên được cho xuất viện về nhà tiếp tục cách ly đủ 14 ngày theo quy định.

    Cùng ra viện với 2 bệnh nhân này còn có chị P.T.L. (25 tuổi, trú tại huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh). L. là chị họ của bệnh nhân 238, cùng làm việc tại 1 quán bar ở Thái Lan.

    Sắp tới, Hà Nội sẽ kiến nghị nới lỏng giãn cách xã hội; Chưa phê duyệt nghiên cứu tiêm vắc xin lao cho cán bộ y tế tuyến đầu chống dịch COVID-19 - Ảnh 1.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chưa phê duyệt nghiên cứu tiêm vắc xin lao cho cán bộ y tế tuyến đầu chống dịch COVID-19

    Báo Hà Nội Mới thông tin, gần đây, một số cơ quan báo chí đăng tải thông tin về việc Bệnh viện Phổi Trung ương sẽ thực hiện nghiên cứu lâm sàng tiêm vắc xin phòng lao (BCG) để đánh giá mối liên quan của vắc xin này với COVID-19. Dự kiến, đối tượng được tiêm thử nghiệm vắc xin BCG là 800 y, bác sĩ tuyến đầu chống dịch COVID-19 và người tiếp xúc gần với ca bệnh dương tính. Tuy nhiên, theo Bộ Y tế, nghiên cứu này hiện chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt thực hiện.

    Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, hiện nay có một số nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng vắc xin phòng lao (BCG) để tăng cường miễn dịch, chống lại vi rút SARS-CoV-2 đang được triển khai tại Australia và Đức với đối tượng nghiên cứu là các cán bộ y tế làm việc ở bệnh viện có nguy cơ cao bị nhiễm vi rút. Chính vì vậy, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo đã có Công văn số 327/K2ĐT-KHCN gửi Bệnh viện Phổi trung ương về việc đề xuất nghiên cứu khả năng sử dụng vắc xin phòng lao (BCG) trong phòng, chống dịch COVID-19.

    Theo đó, thực hiện chủ trương huy động mọi nguồn lực khoa học và công nghệ phục vụ hoạt động phòng, chống dịch COVID-19, theo Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28-1-2020 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 156/QĐ-BYT ngày 20-1-2020 của Bộ Y tế, theo chỉ đạo của Bộ Y tế, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo đề nghị Bệnh viện Phổi Trung ương làm đầu mối, phối hợp với chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) khẩn trương xem xét, đề xuất định hướng nghiên cứu và phương án triển khai ứng dụng vắc xin BCG phòng, chống dịch COVID-19 tại Việt Nam.

    Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, các đơn vị liên quan mới đang trong giai đoạn chuẩn bị hồ sơ, xây dựng đề cương nghiên cứu. Bộ Y tế hiện chưa tiếp nhận hồ sơ, đề cương của nghiên cứu lâm sàng này. Do đó, nghiên cứu chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt thực hiện.

    Sắp tới, Hà Nội sẽ kiến nghị nới lỏng giãn cách xã hội; Chưa phê duyệt nghiên cứu tiêm vắc xin lao cho cán bộ y tế tuyến đầu chống dịch COVID-19 - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa: Ngô Nhung/ Người lao động

    Với các nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng (thực hiện trên người tình nguyện), theo Bộ Y tế, đơn vị nghiên cứu cần xây dựng đề cương và chỉ được triển khai sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Trước khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và triển khai, tất cả nghiên cứu y sinh học liên quan đến con người đều phải được Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế xem xét, nhận xét, hướng dẫn và chấp thuận về đạo đức và khoa học.

    Trong quá trình triển khai, Hội đồng sẽ theo dõi, giám sát các nghiên cứu trong việc tuân thủ đề cương và các quy định về đạo đức trong nghiên cứu; đánh giá việc ghi nhận, báo cáo, xử lý các biến cố bất lợi xảy ra trong quá trình nghiên cứu.

    Theo chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, tại Việt Nam, vắc xin phòng lao BCG được sử dụng từ hơn 30 năm nay và là một trong những vắc xin cơ bản dành cho trẻ nhỏ, được tiêm cho trẻ trong tháng đầu sau sinh.


    Thông tin được dẫn từ nguồn http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cuộc sống trong thôn Hạ Lôi sau hơn mười ngày cách ly

    Tiền phong ghi nhận, 2.973 hộ dân với 10.872 nhân khẩu tại thôn Hạ Lôi (Mê Linh - Hà Nội) đang thực hiện cách ly trong thời gian 28 ngày, từ ngày 8/4 - 5/5/2020 để phòng chống dịch COVID-19. Đến nay thôn Hạ Lôi đã trải qua gần một nửa thời gian phong tỏa cách ly.

    Hàng ngày luôn luôn có lực lượng y tế đến từng nhà dân đo thân nhiệt, hỏi thăm tình hình sức khỏe mỗi người. Tất cả các số liệu được tổng hợp ngày 2 lần nhằm không để sót, lọt những trường hợp có biểu hiện thân nhiệt cao hoặc hạ so với mức cho phép. 

    Kể từ khi bị cách ly, mỗi hộ dân sẽ được cấp một thẻ ra ngoài (trong phạm vi thôn bị cách ly) để mua nhu yếu phẩm thiết yếu. Mỗi gia đình chỉ được 1 người ra ngoài, các hộ gia đình được phát xen kẽ với ngày chẵn, lẻ khác nhau nhằm đảm bảo việc cách ly triệt để.

    Những ai may mắn dược ra ngoài cũng tranh thủ ra vườn hoa gần nhà cắt tỉa hoa vứt bỏ để đảm bảo giữ được gốc cho vụ sau. Một số loại hoa, trồng cấy một lần như hoa ly, loa kèn, cúc... đều bị nhổ bỏ vào bãi rác do không thể bán ra thị trường vào dịp này.

    Hình ảnh do PV Tiền phong ghi nhận:

    Sắp tới, Hà Nội sẽ kiến nghị nới lỏng giãn cách xã hội; Sẵn sàng ‘chung sống an toàn’ với dịch COVID-19 nhưng tuyệt đối không chủ quan - Ảnh 1.
    Sắp tới, Hà Nội sẽ kiến nghị nới lỏng giãn cách xã hội; Sẵn sàng ‘chung sống an toàn’ với dịch COVID-19 nhưng tuyệt đối không chủ quan - Ảnh 2.
    Sắp tới, Hà Nội sẽ kiến nghị nới lỏng giãn cách xã hội; Sẵn sàng ‘chung sống an toàn’ với dịch COVID-19 nhưng tuyệt đối không chủ quan - Ảnh 3.
    Sắp tới, Hà Nội sẽ kiến nghị nới lỏng giãn cách xã hội; Sẵn sàng ‘chung sống an toàn’ với dịch COVID-19 nhưng tuyệt đối không chủ quan - Ảnh 4.
    Sắp tới, Hà Nội sẽ kiến nghị nới lỏng giãn cách xã hội; Sẵn sàng ‘chung sống an toàn’ với dịch COVID-19 nhưng tuyệt đối không chủ quan - Ảnh 5.

    Thông tin và hình ảnh được dẫn từ nguồn https://www.tienphong.vn/xa-ho...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Sắp tới, Hà Nội sẽ kiến nghị nới lỏng giãn cách xã hội

    Theo Dân trí, ngày 20/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Ban thường vụ Thành ủy TP. Hà Nội về tình hình phát triển kinh tế - xã hội 3 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm của 9 tháng cuối năm. Phát biểu tại đây, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ cho biết, kết quả của cuộc làm việc với Thủ tướng có ý nghĩa lớn khi Hà Nội sẽ có định hướng để bàn quyết sách cụ thể phát triển Thủ đô trong thời gian tới.

    Đối với việc phòng, chống dịch Covid-19, Bí thư Thành uỷ Hà Nội cho biết, Hà Nội là một địa bàn trọng điểm có rủi ro cao (xâm nhập từ bên ngoài, lây nhiễm từ bên trong với các ổ dịch phức tạp như Trúc Bạch, Bạch Mai, Mê Linh). Tuy nhiên, Thành uỷ Hà Nội và cả hệ thống chính trị đều quán triệt, chỉ đạo Trung ương, Thủ tướng là mệnh lệnh và phải thực hiện nghiêm.

    Theo đó, Hà Nội có Ban chỉ đạo từ TP đến các quận, huyện, đều thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng dịch. Do đó, đến nay Hà Nội đã có kết quả bước đầu và cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, không để lây lan. Bảo vệ được Hà Nội cũng là góp phần thành công chung trong công tác phòng, chống dịch của cả nước.

    Sắp tới đây, Hà Nội kiến nghị Thủ tướng cân nhắc trên bộ tiêu chí của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch quốc gia để đánh giá, xếp loại mức độ rủi ro Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh khác để có thể nới lỏng một phần nào đó giãn cách xã hội, đảm bảo vừa phòng chống dịch nhưng cũng vừa có điều kiện khôi phục sản xuất ở mức độ nhất định. “Hà Nội xin hứa với Thủ tướng sẽ quyết tâm làm tốt việc này”, Bí thư Hà Nội bày tỏ.

    Sắp tới, Hà Nội sẽ kiến nghị nới lỏng giãn cách xã hội; Sẵn sàng ‘chung sống an toàn’ với dịch COVID-19 nhưng tuyệt đối không chủ quan - Ảnh 1.

    Thông tin được dẫn từ nguồn https://dantri.com.vn/xa-hoi/h...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TPHCM: Tiếp tục duy trì 2 bệnh viện chuyên điều trị COVID-19

    Ghi nhận của Thanh niên online cho hay, theo Sở Y tế TP.HCM, sau hơn 2 tháng hoạt động, BV dã chiến Củ Chi đã tiếp nhận cách ly kiểm dịch, cách ly điều trị tổng số 560 ca, trong đó có 108 ca nghi nhiễm, trong số này có 34 ca xác định dương tính với COVID-19. Còn BN điều trị COVID-19 tại Cần Giờ sau hơn 1 tháng hoạt động đã tiếp nhận điều trị cho 141 ca, trong đó có 16 ca xác định dương tính.

    Theo Sở Y tế TP, nếu không có 2 BV này thì chắc chắn BV Bệnh nhiệt đới sẽ quá tải và khả năng các BV đa khoa của TP phải tiếp nhận điều trị Covid-19, điều này đồng nghĩa với chấp nhận một nguy cơ tiềm ẩn, đó là làm tăng nguy cơ lây nhiễm chéo Covid-19 tại các BV.

    Dù đã hơn 10 ngày qua TP không có bệnh nhân nhiễm mới nhưng các BV được phân công tiếp nhận và điều trị bệnh nhân dương tính COVID-19 vẫn luôn trong tư thế sẵn sàng.

    TP quyết định vẫn tiếp tục duy trì các trạng thái sẵn sàng hoạt động của 2 BV chuyên điều trị COVID-19 trong thời gian tiếp theo.

    Sẵn sàng ‘chung sống an toàn’ với dịch COVID-19 nhưng tuyệt đối không chủ quan; Việt Nam có 207 ca khỏi, tròn 4 ngày không ghi nhận ca mắc mới - Ảnh 1.

    Một trong số những bệnh nhân rời Bệnh viện Dã chiến Củ Chi. Ảnh: Người lao động

    Thông tin được dẫn từ nguồn https://thanhnien.vn/thoi-su/t...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Sẵn sàng ‘chung sống an toàn’ với dịch COVID-19 nhưng tuyệt đối không chủ quan

    Theo báo Chính phủ, tại cuộc họp sáng 20/4, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tập trung thảo luận một số nội dung chính: Khám chữa bệnh an toàn; đi học an toàn, đi lại an toàn; sản xuất, kinh doanh an toàn; du lịch an toàn…

    Các ý kiến cho rằng phải có sự điều chỉnh trong chỉ đạo để thích ứng với diễn biến mới của dịch bệnh. Mục tiêu là phải chung sống tuyệt đối an toàn, nhất định không được chủ quan, nhưng cũng tận dụng thời cơ kiểm soát được dịch bệnh để phát triển sản xuất, kinh doanh. Mọi lĩnh vực, hoạt động đều phải có người chịu trách nhiệm

    Ban Chỉ đạo yêu cầu Bộ Y tế tiếp tục rà soát thật chặt chẽ tất cả quy định liên quan đến tiếp nhận người đến khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế. Chính quyền địa phương căn cứ vào hướng dẫn của ngành y tế có quy định bổ sung và Chủ tịch UBND tỉnh chịu trách nhiệm.

    Ban Chỉ đạo nhấn mạnh trách nhiệm rất lớn của Bộ Công Thương đối với việc xây dựng, ban hành hướng dẫn sản xuất, kinh doanh an toàn cho các DN, đơn vị sản xuất, nhà máy, xí nghiệp. Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho rằng việc duy trì hoạt động của các DN lớn thời gian qua là kinh nghiệm tốt để các DN khác tham khảo trước khi tổ chức sản xuất lại. Bộ Công Thương đã yêu cầu các DN xây dựng lại quy trình sản xuất kinh doanh, làm việc, đi lại, bảo đảm khoảng cách an toàn… trong thời điểm dịch bệnh hiện nay.

    Tuy nhiên, nhiều thành viên Ban Chỉ đạo nêu thực tế các DN vừa và nhỏ, những cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ, lao động tự do, người bán rong… sẽ gặp rất nhiều khó khăn để có thể bảo đảm tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn, quy định an toàn khi hoạt động, làm việc trở lại.

    Sẵn sàng ‘chung sống an toàn’ với dịch COVID-19 nhưng tuyệt đối không chủ quan; Việt Nam có 207 ca khỏi, tròn 4 ngày không ghi nhận ca mắc mới - Ảnh 1.

    Cuộc họp sáng 20/4 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Ảnh: VGP

    Ban Chỉ đạo yêu cầu Bộ Công Thương có văn bản chỉ đạo quyết liệt, sâu sát hơn. Cụ thể đối với loại hình nhà máy, công xưởng cần hướng dẫn từ lúc công nhân đi vào, giao nhận ca, ăn uống, đến khi tan ca, đưa đón…. Tuỳ vào điều kiện thực tế, địa phương có thể bổ sung các quy định, hướng dẫn, bảo đảm cụ thể, đầy đủ, không được bỏ sót, bỏ lọt.

    Sẵn sàng ‘chung sống an toàn’ với dịch COVID-19 nhưng tuyệt đối không chủ quan; Việt Nam có 207 ca khỏi, tròn 4 ngày không ghi nhận ca mắc mới - Ảnh 2.

    Xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2 cho hàng trăm tiểu thương và người lao động tại chợ đầu mối Long Biên. Ảnh: Tiến Tuấn

    Bộ LĐ-TB&XH phải có quy định, hướng dẫn khung về đảm bảo an toàn cho người lao động tại các cơ sở sản xuất tại các nhà máy, xí nghiệp, hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ, lao động tự do...

    Đặc biệt, địa phương chịu trách nhiệm chính trong hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định an toàn, phòng, chống dịch đối với hoạt động của nhóm các siêu thị, chợ dân sinh, cửa hàng nhỏ lẻ (ví dụ như sửa xe máy, cắt tóc…), lao động tự do, người bán hàng rong… trên địa bàn.

    Bộ Công Thương cũng cần rà soát, bổ sung hướng dẫn, quy định để bảo bảo hoạt động lưu thông hàng hoá, tiếp tục theo dõi, bám sát tình hình giá cả, thị trường hàng hóa tại các địa phương để kịp thời ứng phó trong trường hợp thị trường có biến động. Đồng thời, tiếp thu các vướng mắc khó khăn, kiến nghị của hệ thống phân phối để đề xuất hướng xử lý, hỗ trợ kịp thời.

    Bộ Y tế chịu trách nhiệm hướng dẫn về bảo đảm an toàn trong các công sở, văn phòng…


    Thông tin được dẫn từ nguồn http://baochinhphu.vn/Suc-khoe...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bộ Y tế nêu nguyên nhân BN 188 có xét nghiệm SARS-CoV-2 trái ngược

    Theo VOV, sáng nay, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn thông tin cụ thể về trường hợp BN 188 được điều trị tại BVĐK tỉnh Hà Nam dương tính trở lại với SARS-CoV-2 sau khi xuất viện.

    Bệnh nhân sau 2 lần xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 đã được bệnh viện công bố khỏi bệnh và thông báo với Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh (CDC) Hà Nội và đưa về cách ly tại nhà ở Chương Mỹ, Hà Nội. Trong thời gian cách ly tại nhà, bệnh nhân có biểu hiện ho, tức ngực và được báo cho CDC Hà Nội. Kết quả xét nghiệm ngày 17/4 của bệnh nhân là dương tính với virus SARS-CoV-2. Ngay lập tức, bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW cơ sở 2 (Đông Anh, Hà Nội). Tại đây, bệnh nhân được xét nghiệm vào 13h ngày 18/4 và đến sáng 19/4 đã có kết quả xét nghiệm bằng kỹ thuật Real Time PCR âm tính.

    “Đây là 2 kết quả mang tính chất ngược nhau trong thời gian rất ngắn trên một đối tượng bệnh nhân. Chúng tôi nhận định, có thể là vấn đề liên quan đến khả năng, năng lực xét nghiệm trong tình huống ở các đơn vị phải xét nghiệm một số lượng lớn có thể đặt ra vấn đề lây nhiễm chéo giữa các mẫu bệnh phẩm hay không. Với tất cả các trường hợp dương tính, ngành y tế xác định thực hiện quyết liệt biện pháp cách ly, theo dõi, kể cả cho nhập viện. Với vấn đề khẳng định các xét nghiệm và công bố ca dương tính ngay lập tức hay không, chúng tôi đề nghị vẫn phải có quy trình để kiểm tra thông tin, kỹ thuật và năng lực trước khi công bố với dư luận, nhằm tránh tình trạng xáo trộn, hoang mang”, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn

    Thực tế, các chuyên gia y tế nhiều lần phân tích vấn đề bệnh nhân Covid-19 sau khi có xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 lại dương tính trở lại. Trong đó, có trường hợp bệnh nhân khi lấy mẫu xét nghiệm có dính “xác virus” thì lại dương tính.

    Bộ Y tế nêu nguyên nhân BN 188 có xét nghiệm SARS-CoV-2 trái ngược; Việt Nam có 207 ca khỏi, tròn 4 ngày không ghi nhận ca mắc mới - Ảnh 2.

    Bệnh nhân được Bệnh viện đa khoa Hà Nam công bố khỏi bệnh hôm 16-4 - Ảnh: Bộ Y tế

    Thông tin được dẫn từ nguồn https://vov.vn/tin-24h/bo-y-te...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thêm 5 bệnh nhân mắc COVID-19 khỏi bệnh, Việt Nam có 207 ca khỏi

     Thông tin từ tiểu Ban điều trị - Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết, hôm nay (20/4), cả nước đã có 5 bệnh nhân mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh. Trong đó có 2 bệnh nhân người nước ngoài và 3 bệnh nhân quốc tịch Việt Nam.

    Cụ thể, tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình có BN 228 (nam, 29 tuổi, quốc tịch Việt Nam) được công bố khỏi bệnh; Tại bệnh viện Đa khoa khu vực Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo - Hà Tĩnh có BN 210 (nữ, 26 tuổi, quốc tịch Việt Nam) và BN 238 (nữ, 17 tuổi, quốc tịch Việt Nam); Tại bệnh viện dã chiến Củ Chi - TP. Hồ Chí Minh BN 224 (nam, 39 tuổi, quốc tịch Brazil) và BN 236 (nữ, 26 tuổi, quốc tịch Anh) được công bố khỏi bệnh.

    Các trường hợp trên sẽ tiếp tục được cách ly và theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo.

    Như vậy, Việt Nam đã có 207 người được điều trị khỏi COVID-19.

    Thêm 5 bệnh nhân mắc COVID-19 khỏi bệnh, Việt Nam có 207 ca khỏi; Tròn 4 ngày Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới; Ngày đêm túc trực cứu phi công người Anh - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa: VOV

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Toàn bộ F1 của nhân viên Samsung mắc COVID-19 có kết quả âm tính

    VOV dẫn thông tin từ Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống Covid-19 cho biết, liên quan đến ca bệnh làm việc tại Công ty SamSung, Bắc Ninh (BN 262), đã rà soát 221 trường hợp tiếp xúc gần (F1), 1.112 trường hợp F2. 

    Xét nghiệm toàn bộ đối tượng F1 và 140 trường hợp liên quan tại các tỉnh khác đều cho kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.

    Với trường hợp BN 268 tại Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, đã rà soát được 917 trường hợp, trong đó, 69 người tiếp xúc F1; 325 người tiếp xúc F2 và 523 người tiếp xúc F3. Đã cách ly tập trung 252 người, cách ly tại nhà 665 người và lấy 302 mẫu xét nghiệm. Đến ngày 19/4, xác định 251 mẫu âm tính với virus SARS-CoV-2.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngày đêm túc trực cứu phi công người Anh

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng: Hà Nội phải phòng chống dịch COVID-19 tốt nhất, gương mẫu nhất

    Theo Tuổi trẻ online, Sáng nay 20/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc làm việc với Ban thường vụ Thành ủy TP Hà Nội về tình hình phát triển kinh tế - xã hội 3 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm của 9 tháng cuối năm.

    Phát biểu mở đầu cuộc làm việc với Hà Nội, để chuẩn bị cho phát triển kinh tế - xã hội sau khi dịch bệnh cơ bản được giải quyết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt ra yêu cầu Hà Nội phải làm công tác phòng chống dịch COVID-19 tốt nhất, gương mẫu nhất. Bên cạnh đó, phải cố gắng hoàn thành các mục tiêu quan trọng cơ bản của năm 2020, đóng góp quan trọng cho cả nước hoàn thành nhiệm vụ, "Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội".

    Tròn 4 ngày Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới; Bệnh nhân 188 dương tính sau khi ra viện đã có kết quả âm tính trở lại với SARS-CoV-2 - Ảnh 1.

    Ảnh: VGP

    "Các đồng chí đạt con số tăng trưởng gần 4% GDP trong quý I là cố gắng nhưng so với cùng kỳ thì còn thấp do dịch bệnh", Thủ tướng nhấn mạnh, cần quyết liệt hơn nữa, xốc tới hơn nữa, giải quyết "mạch nguồn" của các ách tắc.Nêu rõ luôn lắng nghe các kiến nghị của Hà Nội để cố gắng xử lý, tạo điều kiện cho thủ đô, Thủ tướng cho rằng Hà Nội phải vươn lên, làm gương về phát triển.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam cơ bản đáp ứng được nhu cầu xét nghiệm COVID-19

    Theo TTXVN/Vietnamplus, thông tin từ Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 tại cuộc họp diễn ra sáng 20/4 cho biết hiện nay, Việt Nam cơ bản đáp ứng được nhu cầu xét nghiệm khẳng định COVID-19.

    Cụ thể, hiện cả nước có 111 phòng xét nghiệm có đủ năng lực xét nghiệm COVID-19 đối với kỹ thuật Realtime RT- PCR. Trong số này có 39 phòng đã được phép xét nghiệm khẳng định COVID-19 gồm: 22 cơ sở y tế tuyến Trung ương và các bệnh viện, 14 trung tâm kiểm soát bệnh tật và 3 đơn vị ngoài ngành y tế với công suất tối đa khoảng 13.000 mẫu/ngày.

    Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã hỗ trợ Việt Nam khoảng 10.000 test và tiếp tục xem xét hỗ trợ khoảng 40.000 test Realtime RT-PCR của Berlin, Đức sản xuất. Công ty Việt Á đã cấp phát trên 70.000 test cho các đơn vị triển khai xét nghiệm COVID-19.

    Bộ Y tế đã phân bổ 40 máy xét nghiệm nhanh cho các đơn vị thuộc ngành y tế, quân y và trên 30.000 test kèm theo máy; 140.000 sinh phẩm Realtime RT-PCR do Công ty cổ phần công nghệ Việt Á sản xuất và dự kiến phân bổ tiếp 100.000 test này.

    Ngoài ra, các phòng xét nghiệm thực hiện chẩn đoán COVID-19 đã chủ động tìm nguồn cung ứng, mua sắm từ các nguồn trong nước và nhập khẩu.

    Tròn 4 ngày Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới; Việt Nam cơ bản đáp ứng được nhu cầu xét nghiệm COVID-19 - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa: Tiến Tuấn

    Thông tin được dẫn từ nguồn https://www.vietnamplus.vn/vie...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bệnh nhân 188 dương tính sau khi ra viện đã có kết quả âm tính trở lại với SARS-CoV-2

    Sáng 20/4, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, kết quả xét nghiệm lại của bệnh nhân 188 (nhân viên Công ty Trường Sinh- người tái dương tính sau khi điều trị tại BV Đa khoa tỉnh Hà Nam, được công bố khỏi bệnh) đã âm tính với virus SARS-CoV-2.

    Theo đó, mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân được xét nghiệm khẳng định bằng phương pháp Real- time PRC tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Hiện bệnh nhân vẫn đang tiếp tục được cách ly, theo dõi sức khỏe tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 Đông Anh.

    Tròn 4 ngày Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới; Việt Nam cơ bản đáp ứng được nhu cầu xét nghiệm COVID-19 - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa

    Trước đó, bệnh nhân số 188 tên là L.T.H (44 tuổi, quê Mỹ Lương, Chương Mỹ, Hà Nội) đươc điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam trong vòng 18 ngày. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân đã được lấy mẫu xét nghiệm và kết quả 2 lần âm tính vào ngày 11 và 15/4/2020.

    Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh ngày 16/4 và sau đó, chuyển về cách ly theo dõi sức khoẻ tại nhà xã Mỹ Lương (Chương Mỹ, Hà Nội).

    Đến sáng ngày 17/4, bệnh nhân có biểu hiện ho khan từng cơn, thân nhiệt đo được 36,8 độ; hơi tức ngực; không chảy nước mũi. Huyện Chương Mỹ (Hà Nội) sau đó đã chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện lấy mẫu xét nghiệm gửi CDC Hà Nội; đến sáng ngày 18/4, CDC Hà Nội thông báo bệnh nhân L.T.H. dương tính với SARS-CoV-2.

                                                                                                                                  Hoàng Đan

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    [Infographic] Việt Nam không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới trong 4 ngày

    Tròn 4 ngày Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới; TIN VUI Ở TP.HCM: Bệnh nhân phi công người Anh có cải thiện, hôm nay sẽ có thêm 2 người khỏi bệnh - Ảnh 1.

    (nguồn infographics: TTXVN/Vietnamplus)

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    107 trường hợp liên quan đến BN268 âm tính với SARS-CoV-2

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TP.HCM: Bệnh nhân phi công người Anh có cải thiện, hôm nay sẽ có thêm 2 bệnh nhân khỏi bệnh

     Cập nhật tình hình bệnh nhân 91 (nam, 43 tuổi, quốc tịch Anh, trú quận 2, TP.HCM - là phi công) điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM sáng 20/4 cho thấy, hiện tại tình trạng bệnh nhân không sốt, mạch huyết áp bình thường, rối loạn đông máu kiểm soát tạm ổn, chức năng phổi có cải thiện, bệnh nhân tiếp tục thở máy và hỗ trợ ECMO.

    Theo báo cáo của hệ thống giám sát dịch bệnh, tổng số trường hợp COVID-19 tại TP.HCM xác định đến ngày 20/4/2020 là 54 trường hợp, trong đó có 49 trường hợp đã xuất viện. 

    Hôm nay (20/4), dự kiến sẽ có 2 bệnh nhân xuất viện (BN 224, BN 236). Như vậy, TP.HCM sẽ chỉ còn 3 bệnh nhân COVID-19 điều trị. Các trường hợp còn lại sức khỏe ổn định, đang được theo dõi điều trị.

    Tròn 4 ngày Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới; TIN VUI Ở TP.HCM: Bệnh nhân phi công người Anh có cải thiện, hôm nay sẽ có thêm 2 bệnh nhân khỏi bệnh - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa: Như Ý/Tiền phong

    Thông tin được dẫn từ nguồn https://suckhoedoisong.vn/tphc...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tất cả người tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19 số 266 ở Thường Tín đều âm tính

    Theo tin từ Sức khỏe&Đời sống, sáng 20/4, Bộ Y tế cho biết đã có kết quả 1.246 mẫu xét nghiệm của các trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19 số 266 tại thôn Đông Cứu, Thường Tín, Hà Nội. Theo đó, tất cả các trường hợp này đều âm tính.

    Ngay sau khi có thông tin về bệnh nhân mắc COVID-19 số 266, UBND huyện Thường Tín đã chỉ đạo các ngành chức năng thực hiện giải pháp khoanh vùng, cách ly để xử lý ổ dịch. Tiến hành điều tra, tổ chức cách ly tập trung ngay trong ngày 14/4 đối với đối tượng tiếp xúc gần; đối tượng tiếp xúc với người tiếp xúc gần được cách ly tại nhà. 

    UBND huyện cũng ban hành quyết định cách ly 28 ngày đối với khu vực xóm Trên, thôn Đông Cứu là nơi bệnh nhân 266 sinh sống, với tổng số 399 hộ, 1.367 nhân khẩu.

    Tròn 4 ngày Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới; Chuyên gia lý giải về ca tái nhiễm COVID-19 ở Hà Nội: Có thể virus tồn tại trong trạng thái ngủ - Ảnh 1.

    Tình hình dịch bệnh tại Hà Nội đến 19h ngày 19/4/2020.

    Thông tin được dẫn từ nguồn https://suckhoedoisong.vn/tat-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chuyên gia lý giải về ca tái nhiễm Covid-19 ở Hà Nội: Có thể virus tồn tại trong trạng thái "ngủ"

    Phân tích về trường hợp bệnh nhân 188 (ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội) sau khi xuất viện ngày 16/3 đã có xét nghiệm dương tính trở lại với virus SARS-CoV-2, PGS.TS Trần Đắc Phu (Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp Sự kiện Y tế công cộng Việt Nam) chia sẻ trên An ninh Thủ đô: Đây là ca tái nhiễm Covid-19 đầu tiên ghi nhận ở Hà Nội, song trên thế giới không hiếm gặp. Chẳng hạn, tại Hàn Quốc, hiện đã có tới hơn 100 ca tái nhiễm Covid-19 sau khi ra viện.

    PGS.TS Trần Đắc Phu cho hay, ngành y tế Hàn Quốc cũng như Tổ chức Y tế Thế giới hiện cũng đang tìm hiểu thêm về nguyên nhân khiến các trường hợp bị tái nhiễm Covid-19. Các kết quả điều tra ban đầu cho thấy có thể do một số nguyên nhân khác nhau. Cụ thể như: có thể sự hoạt động trở lại của lượng virus còn tồn đọng trong cơ thể bệnh nhân. Nếu hệ miễn dịch của bệnh nhân chưa phát triển được đủ để chống lại virus hoặc hệ miễn dịch bị yếu đi sau khi hồi phục, lượng virus trước đây chưa được phát hiện có thể được kích hoạt trở lại.

    Một giả thiết nữa là loại virus mới này có khả năng tồn tại trong trạng thái "ngủ" trước khi được kích hoạt trở lại. Bên cạnh đó, lỗi trong việc lấy mẫu, xử lý mẫu và xét nghiệm có thể là một nguyên nhân.

    Tròn 4 ngày Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới; Chuyên gia lý giải về ca tái nhiễm Covid-19 ở Hà Nội: Có thể virus tồn tại trong trạng thái ngủ - Ảnh 1.

    PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng

    Cũng theo PGS.TS Trần Đắc Phu, phía ngành y tế Hàn Quốc nhận định, những bệnh nhân Covid-19 bị tái nhiễm sau khi đã được công bố khỏi bệnh, về lý thuyết thì vẫn có khả năng lây lan cho người khác nhưng thực tế khả năng lây lan rất nhỏ. Trong hơn 100 ca tái nhiễm ở Hàn Quốc, tới nay chưa ghi nhận ca lây nhiễm thứ phát nào từ các ca này.

    Còn tại Việt Nam, các bệnh nhân sau khi được công bố khỏi bệnh và ra viện thì đều phải tiếp tục cách ly tại nơi cư trú thêm 14 ngày. Cụ thể như trường hợp bệnh nhân số 188 ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội), bệnh nhân được phát hiện tái dương tính với SARS-CoV-2 trong thời gian đang cách ly tại nhà, sau đó ngay lập tức được đưa vào cách ly tại cơ sở y tế. Do đó, nguy cơ lây lan trong cộng đồng là không nhiều.


    Thông tin được dẫn từ nguồn https://anninhthudo.vn/doi-son...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Robot khử khuẩn phòng cách ly COVID-19 ở BV Nhiệt đới Hà Nội

    Robot khử khuẩn phòng cách ly Covid-19 ở BV Nhiệt đới Hà Nội

    Video được dẫn từ nguồn https://video.vietnamnet.vn/ro...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cận cảnh y, bác sĩ trên chiến tuyến “chống giặc” COVID-19

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tròn 4 ngày Việt Nam không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới

    Bản tin của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 sáng ngày 20/4 cho biết không có ca mắc mới COVID-19. 

    Kể từ ca mắc 268 được ghi nhận sáng 16/4, đến nay chưa ghi nhận ca mắc mới.

    Tổng số ca mắc vẫn là 268 trường hợp, trong đó, 160 người từ nước ngoài chiếm 59,7%; 108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%.

    Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 62.998 người, trong đó cách ly tập trung tại bệnh viện là 279 người; cách ly tập trung tại cơ sở khác là 11.338 người; cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 51.381 người.

    Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 13 ca; Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2: 07 ca.

     

    Tròn 4 ngày Việt Nam không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới; Bệnh nhân phi công người Anh tiến triển khả quan nhưng vẫn phải thở máy - Ảnh 1.

    Nguồn: Bộ Y tế


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thanh Hóa: Từ 20/4, một số dịch vụ sẽ được phép hoạt động trở lại

    Theo ghi  nhận của Dân trí, chiều 19/4, ông Nguyễn Đình Xứng (Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh này) thống nhất cho phép một số dịch vụ trên địa bàn tỉnh này hoạt động trở lại.

    Cụ thể, đồng ý cho phép các tuyến vận tải hành khách cố định, xe hợp đồng, xe du lịch nội tỉnh, xe buýt, xe taxi, xe điện 4 bánh hoạt động trở lại từ 0h00 ngày 20/4/2020. Trong quá trình hoạt động, các phương tiện phải được khử trùng sau mỗi lần đón, trả khách; không chở quá 50% số ghế quy định (đối với xe dưới 40 chỗ ngồi) và không được chở quá 20 khách đối với xe trên 40 chỗ ngồi.

    Ngoài ra, tiếp tục ngừng hoạt động các tuyến vận tải khách liên tỉnh cho đến khi có thông báo mới.

    Cho phép hoạt động trở lại các dịch vụ cắt tóc, gội đầu với điều kiện tại một cơ sở và tại một thời điểm phục vụ không quá 2 khách nhưng phải thực hiện triệt để các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của ngành Y tế (phải ghi chép đầy đủ thông tin cá nhân của khách, thường xuyên khử khuẩn cơ sở thực hiện dịch vụ…

    4 ngày liên tiếp Việt Nam không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới; Bệnh nhân phi công người Anh tiến triển khả quan nhưng vẫn phải thở máy - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa: Báo Thanh Hóa

    Theo báo Thanh Hóa, Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa đồng ý cho học sinh các trường: Trung học cơ sở, trung học phổ thông, các cơ sở giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp, các trường đại học trên địa bàn tỉnh đi học trở lại từ ngày 21/4/2020 nhưng phải thực hiện triệt để các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của ngành Y tế (như: khử khuẩn phòng học, kiểm tra thân nhiệt, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn,...). Đối với học sinh tiểu học và mầm non tiếp tục nghỉ học cho đến khi có thông báo mới.


    Một số thông tin được dẫn từ nguồn https://dantri.com.vn/xa-hoi/t...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bệnh nhân phi công người Anh tiến triển khả quan nhưng vẫn phải thở máy

    Tin từ VOV cho hay, theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, hiện nay tình trạng sức khoẻ của phi công người Anh mắc Covid-19 nặng (BN 91) tiếp tục có diễn biến lâm sàng ổn định, bệnh nhân không còn tình trạng chảy máu.

    Việt Nam là 1 trong 3 quốc gia trên thế giới có trên 200 trường hợp nhiễm Covid-19 trở lên chưa có trường hợp tử vong.

     Hiện tại bệnh nhân không sốt, mạch huyết áp bình thường, rối loạn đông máu kiểm soát tạm ổn, chức năng phổi có cải thiện, bệnh nhân tiếp tục thở máy và hỗ trợ ECMO. Đặc biệt, kết quả xét nghiệm bằng RT PCR đều âm tính với SARS-CoV-2 ở cả dịch rửa phế quản và dịch mũi họng.

    Bệnh nhân phi công người Anh tiến triển khả quan nhưng vẫn phải thở máy;  - Ảnh 2.

    Ảnh minh họa: Đình Thức

    Thông tin được dẫn từ nguồn https://vov.vn/tin-24h/benh-nh...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lào Cai: "ATM gạo" đến với vùng cao Sa Pa

    Sáng 19/4, "ATM gạo" đã đến xã Liên Minh - tỉnh Lào Cai, địa bàn có nhiều hộ nghèo, thiếu ăn trong ngày giáp hạt và thực hiện cách ly xã hội trong mùa dịch COVID-19 để cấp, phát gạo miễn phí. Mỗi hộ có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương sẽ được nhận một lần 10kg. Gạo bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam ghi nhận 268 ca mắc COVID-19. 202 người đã được điều trị khỏi

    Theo số liệu cập nhật lúc 22h00 ngày 19/4, Việt Nam ghi nhận 268 trường hợp mắc COVID -19. Ngày thứ 3 liên tiếp Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới. 

    Ở diễn biến trước đó, trong ngày 19/4 có thêm 2 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu (BN 156 và 241), nâng tổng số người được điều trị khỏi bệnh lên 202 trường hợp.

    Về tình hình bệnh nhân 188 sau khi xuất viện ngày 16/3 đã có xét nghiệm dương tính trở lại với virus SARS-CoV-2, Tiểu ban điều trị - Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết, bệnh nhân đã được chuyển tới Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 để tiếp tục theo dõi. Hiện tình trạng bệnh nhân ổn định, ho khan nhẹ.

    Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19 khuyến cáo người dân tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo về phòng, chống dịch và hướng dẫn của ngành y tế, không nên chủ quan, lơ là, tránh để tình trạng dịch có thể tiếp tục lây lan trong cộng đồng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại