Cập nhật lúc

NÓNG: Mỹ phát hiện biến thể mới của SARS-CoV-2; COVID-19 quá kinh hoàng: Nga hụt hơi, ông Putin sắp không giữ được 1 cam kết quan trọng

Tình hình COVID-19 tiếp tục có diễn biến phức tạp trên toàn thế giới.

NÓNG: Mỹ phát hiện biến thể mới của SARS-CoV-2; COVID-19 quá kinh hoàng: Nga hụt hơi, ông Putin sắp không giữ được 1 cam kết quan trọng
22
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Anh: Nhiều biến thể của virus SARS-CoV-2 biến mất có thể do Delta

    Biến thể Delta đang ngày một áp đảo và dường như đang khiến các biến thể khác bị "tuyệt chủng" tại Anh.

    NÓNG: Mỹ phát hiện biến thể mới của SARS-CoV-2; COVID-19 quá kinh hoàng: Nga hụt hơi, ông Putin sắp không giữ được 1 cam kết quan trọng - Ảnh 1.

    Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Blackburn, phía Tây Bắc vùng England. Ảnh: AFP/TTXVN

    Biến thể Delta, lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ, xuất hiện ở Anh vào tháng 3. Biến thể này nhanh chóng cho thấy khả năng lây nhiễm cao hơn nhiều so với biến thể Alpha, vốn đã được coi là dễ lây nhiễm hơn so với chủng virus ban đầu.

    Theo báo cáo của Cơ quan Y tế công vùng England (PHE) của Anh hồi tháng 6, Delta có khả năng lây lan cao hơn 64% so với biến thể Alpha. Hiện tại, Delta chiếm tới 99% số ca bệnh được giải trình tự gene ở Anh.

    Hai "đối thủ" chính của Delta là Alpha và Beta (lần đầu tiên được tìm thấy ở Nam Phi) cũng đã giảm. Trên thế giới còn các biến thể khác như Mu, lần đầu tiên được xác định ở Colombia, và biến thể Lambda, lần đầu tiên phát hiện ở Peru. Tuy nhiên, cả hai đã không thể tồn tại ở Anh vì chúng không lây nhiễm như Delta. Điều này cũng đúng với Kappa, lần đầu tiên được ghi nhận ở Ấn Độ và Gamma, đến từ Nhật Bản và Brazil. Hai biến thể này đều không tồn tại được ở Anh.

    Trong chương trình The Andrew Marr Show trên kênh BBC One, Tiến sĩ Jenny Harries, người đứng đầu Cơ quan An ninh và Y tế của Vương quốc Anh (UKHSA), cho biết nhiều "biến thể đáng lo ngại" được xác định ở Anh trong năm qua đã biến mất hoặc đang suy giảm nhanh chóng. Bà nhận định: "Với sự áp đảo của biến thể Delta, có vẻ như nhiều biến thể khác đã được phát hiện (trước đó) đang tuyệt chủng, và một số biến thể đang được theo dõi đã tăng nhẹ". Tuy nhiên, bà nhấn mạnh người dân vẫn cần cảnh giác trong bối cảnh mùa đông sắp đến gần.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO khuyến cáo về vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em

    NÓNG: Mỹ phát hiện biến thể mới của SARS-CoV-2; COVID-19 quá kinh hoàng: Nga hụt hơi, ông Putin sắp không giữ được 1 cam kết quan trọng - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em tại Sale, Maroc ngày 8/10/2021. Ảnh: THX/TTXVN


    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra khuyến cáo về việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em. Theo đó, trẻ em và thanh thiếu niên có xu hướng mắc bệnh nhẹ hơn so với người lớn. Vì vậy, việc tiêm chủng cho trẻ ít khẩn cấp hơn so với người lớn tuổi, người có bệnh mạn tính và nhân viên y tế. Theo WHO, cần có thêm bằng chứng về việc sử dụng các loại vaccine ngừa COVID-19 khác nhau ở trẻ em để có thể đưa ra khuyến nghị chung về việc tiêm chủng cho trẻ chống lại COVID-19.

    Nhóm Chuyên gia cố vấn chiến lược về tiêm chủng (SAGE) của WHO đã xác nhận vaccine của Pfizer phù hợp để sử dụng cho những người từ 12 tuổi trở lên. Trẻ em từ 12-15 tuổi có nguy cơ cao có thể tiêm vaccine này cùng với các nhóm ưu tiên khác.

    Các thử nghiệm vaccine cho trẻ em đang được tiến hành và WHO sẽ cập nhật khuyến nghị của mình khi có bằng chứng hoặc tình hình dịch tễ cho thấy có sự thay đổi trong chính sách.

    Trong khi đó, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đưa ra hướng dẫn rất chi tiết về việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Theo CDC, mặc dù ít bị mắc COVID-19 hơn so với người lớn nhưng trẻ em vẫn có thể mắc và lây bệnh cho người khác. Do đó, CDC khuyến cáo tất cả mọi người từ 12 tuổi trở lên nên tiêm vaccine để phòng COVID-19.

    CDC khẳng định vaccine ngừa COVID-19 an toàn và hiệu quả. Tiêm vaccine có thể giúp trẻ giảm nguy cơ mắc COVID-19, ngăn ngừa lây lan, không trở nặng. Trẻ em trên 12 tuổi nhận liều lượng vaccine của Pfizer giống như người lớn (không thay đổi theo trọng lượng). Hai mũi tiêm cách nhau 3 tuần.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2

    Phòng thí nghiệm Giải trình tự và gene siêu vi EVT thuộc Đại học Y khoa Shreveport, bang Louisiana (Mỹ) thông báo đã phát hiện một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 ở bang này.

    NÓNG: Mỹ phát hiện biến thể mới của SARS-CoV-2; COVID-19 quá kinh hoàng: Nga hụt hơi, ông Putin sắp không giữ được 1 cam kết quan trọng - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại một trạm lấy mẫu tại TIAA Bank Field, Jacksonville, bang Florida, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

    Biến thể mới, có tên B.1.630, được phát hiện lần đầu tiên ở Mỹ vào đầu tháng 3. Tuần trước, phòng thí nghiệm đã giải trình tự gene của hai mẫu thu thập ở thành phố Baton Rouge. Biến thể này chưa được đặt tên theo chữ cái Hy Lạp như Alpha, Delta vì số lượng mẫu còn rất nhỏ. Biến thể chứa đột biến E484Q, có thể giúp virus "thoát" được hệ miễn dịch của vật chủ.

    Người đứng đầu phòng thí nghiệm Krista Queen cho biết mặc dù biến thể này hiện chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ song các cơ quan chức năng sẽ theo dõi chặt chẽ để phát hiện kịp thời bất kỳ sự thay đổi nào.

    Thống kê cho thấy khoảng 79 ca nhiễm biến thể B.1.630 tại Mỹ. Theo bà Queen, đột biến là hoạt động hoàn toàn tự nhiên và bình thường của virus khi nó cố thâm nhập và lây lan sang nhiều vật chủ. Các virus RNA, trong đó có virus SARS-CoV-2, dễ bị đột biến hơn do phương pháp sao chép bộ gene. Càng lây lan nhiều lần giữa các vật chủ khác nhau, thì virus sẽ liên tục tạo ra một bản sao của chính mình. Bản sao này có thể không giống bản gốc 100%, dẫn đến đột biến.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Không có chuyến bay quốc tế nào đến Bali (Indonesia) trong ngày đầu mở cửa

    Ngày hôm nay (14/10), đảo du lịch Bali của Indonesia mở cửa đón khách du lịch quốc tế sau hơn 1 năm đóng của do dịch Covid-19. Tuy nhiên trong ngày đầu tiên, chưa có chuyến bay quốc tế nào hạ cánh xuống Bali.

    Sân bay quốc tế Ngurah Rai Bali ngày trong ngày đầu tiên mở cửa vắng bóng du khách nước ngoài. Trên biển báo chuyến bay vẫn chưa có danh sách chuyến bay quốc tế. Có 35 khách sạn cách ly ở Bali trong tình trạng sẵn sàng nhưng cũng chưa nhận được những đơn đặt phòng đầu tiên dù quy định cách ly của Indonesia đã giảm từ 8 ngày xuống còn 5 ngày.

    Anh Nyoman, đại lý du lịch Mesari ở Bali chia sẻ: "Hiện nay, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng để đón khách du lịch quốc tế song vẫn chưa nhận được đặt tour. Các nhân viên trong công ty đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine và duy trì các giao thức y tế như xịt khuẩn tay, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách. Tôi hi vọng du khách sẽ sớm quay trở lại với thiên đường du lịch Bali".

    Phó Thống đốc Bali, Tjokorda Oka Artha Ardhana Sukawati xác nhận chưa nhận được thông báo về chuyến bay quốc tế đến Bali. Theo ông Oka, phải mất ít nhất 1 tháng để lượng du khách quốc tế bắt đầu trở lại Bali. Bởi khách đến du lịch Bali cần phải hoàn thiện các hồ sơ như xin Visa du lịch, giấy xét nghiệm Covid-19 âm tính và chứng nhận 2 mũi vaccine bằng tiếng Anh cùng bảo hiểm liên quan chữa trị Covid-19 trị giá 100.000 USD. Bên cạnh đó, việc mở lại đường bay quốc tế đến đảo các vị thần trong thời gian ngắn cũng không phải là điều dễ dàng đối với các hãng hàng không.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thái Lan miễn cách ly cho du khách nhập cảnh từ 5 nước

    Từ ngày 1/11 tới, Thái Lan miễn quy định cách ly đối với khách du lịch bằng đường hàng không đã tiêm phòng COVID-19 đầy đủ đến từ 5 quốc gia gồm Anh, Mỹ, Đức, Singapore và Trung Quốc.

    COVID-19 quá kinh hoàng: Nga hụt hơi, ông Putin sắp không giữ được một cam kết quan trọng; Chiến công khủng của ngoại giao Việt Nam - Ảnh 1.

    Khách du lịch tới sân bay quốc tế Phuket, Thái Lan. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

    Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, phát biểu ngày 14/10, người phát ngôn Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 của Chính phủ Thái Lan (CCSA) Taweesilp Visanuyothin cho biết du khách đã tiêm chủng đầy đủ từ những nước nói trên đến quốc gia Đông Nam Á này sẽ không phải thực hiện cách ly nếu có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR trước khi đến. Du khách từ 5 nước này được coi là có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 thấp.

    Ông Taweesilp cũng cho biết số lượng điểm đến được mở cho khách du lịch cũng sẽ tăng từ 4 tỉnh (Phuket và một phần các tỉnh Surat Thani, Phangnga và Krabi) lên 17 tỉnh quan trọng về mặt kinh tế. Sự mở rộng này sẽ bao gồm toàn bộ thủ đô Bangkok, tỉnh Samut Prakan (chỉ sân bay Suvarnabhumi), một phần của tỉnh Prachuap Khiri Khan (Hua Hin và Nong Kae) cùng toàn bộ hai tỉnh Krabi và Phangnga. Từ ngày 1/12 tới, 16 tỉnh lớn khác sẽ mở cửa trở lại, bao gồm Chiang Rai, Mae Hong Son, Lamphun, Phrae và Sukhothai. Tuy nhiên, CCSA vẫn chưa hoàn thành toàn bộ danh sách các tỉnh bổ sung.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Công ty Nhật Bản chuẩn bị ra mắt vắc xin Covid-19 gốc thực vật đầu tiên

    Công ty Nhật Bản chuẩn bị ra mắt vắc xin Covid-19 gốc thực vật đầu tiên.

    COVID-19 quá kinh hoàng: Nga hụt hơi, ông Putin sắp không giữ được một cam kết quan trọng; Chiến công khủng của ngoại giao Việt Nam - Ảnh 1.

    Nơi sản xuất vắc xin gốc thực vật của Medicago

    Tờ Financial Times đưa tin nhà sản xuất thuốc hàng đầu Nhật Bản Mitsubishi Tanabe Pharma ngày 12.10 cho biết công ty con Medicago có trụ sở tại Quebec, Canada của họ sẽ nộp đơn xin nhà chức trách nước này phê duyệt vắc xin ngừa Covid-19 có nguồn gốc thực vật đầu tiên trên thế giới vào cuối năm nay.

    Loại vắc xin này do Medicago phát triển. Cho đến nay, vẫn chưa có vắc xin ngừa Covid-19 làm từ thực vật nào được cấp phép trên thế giới. Đầu tháng này, Medicago cho biết công ty có kế hoạch nộp đơn xin cơ quan quản lý Nhật Bản cấp phép vắc xin này vào tháng 3.2022. Nhà sản xuất thuốc lá Marlboro là công ty Philip Morris International hiện sở hữu 25% công ty Medicago, theo Financial Times.

    Công ty nghiên cứu thị trường Mỹ Transparency Market Research vào tháng 9 dự đoán rằng thị trường vắc xin gốc thực vật, bao gồm cả những loại vắc xin ngừa các bệnh khác, sẽ trị giá 2,34 tỉ USD vào năm 2031.

    Financial Times dẫn lời ông Toshifumi Tada, người đứng đầu bộ phận phát triển kinh doanh vắc xin của Mitsubishi Tanabe Pharma, cho biết ông không nghĩ nhu cầu vắc xin Covid-19 sẽ đột ngột biến mất. "Vẫn còn nhiều điều chưa chắc chắn về các biến thể mới", ông Tada nói.

    Vắc xin Covid-19 có nguồn gốc từ thực vật của Medicago đã cho thấy kết quả khả quan trong các cuộc thử nghiệm.

    Vào tháng 5, Medicago cho biết những người được tiêm vắc xin Covid-19 của công ty trong cuộc thử nghiệm gồm 24.000 tình nguyện viên có lượng kháng thể cao gấp 10 lần so với những người đã mắc Covid-19 trước đó. Theo Medicago, vắc xin này cũng không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng trong thử nghiệm.

    Vắc xin này chứa một chất bổ trợ giúp tăng cường phản ứng miễn dịch do tập đoàn dược phẩm khổng lồ GlaxoSmithKline của Anh sản xuất. Vắc xin gốc thực vật của Medicago được tiêm làm hai liều cách nhau 21 ngày.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Australia có kế hoạch ngừng sản xuất vaccine của hãng AstraZeneca

    Ngày 14/10, Bộ trưởng Y tế Australia Greg Hunt xác nhận chính phủ liên bang sẽ không gia hạn hợp đồng sản xuất vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca với công ty CSL, ngoài 51 triệu liều đã thỏa thuận với công ty này.

    COVID-19 quá kinh hoàng: Nga hụt hơi, ông Putin sắp không giữ được một cam kết quan trọng; Chiến công khủng của ngoại giao Việt Nam - Ảnh 1.

    Vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca. PAP/TTXVN

    Theo phóng viên TTXVN Sydney, nhà máy của CSL ở thành phố Melbourne hiện đang sản xuất khoảng 1 triệu liều mỗi tuần, trong đó hơn 800.000 liều được gửi tới các nước trong khu vực Thái Bình Dương và Đông Nam Á. Người phát ngôn của CSL cho biết công ty đã sản xuất hơn 20 triệu trong số 51 triệu liều được giao, và dự kiến sẽ hoàn thành hợp đồng vào đầu năm sau.

    Khoảng 12,5 triệu liều vaccine của hãng AstraZeneca đã được sử dụng trong nước cho người dân Australia, trong khi hơn 3,5 triệu liều đã được gửi đến các quốc đảo Thái Bình Dương và một số nước Đông Nam Á.

    Theo quan chức cấp cao trong Bộ Y tế Australia, Giáo sư Brendan Murphy, chính phủ liên bang cam kết cung cấp tổng cộng 40 triệu liều vaccine cho các quốc gia khác và "một phần lớn" trong số này sẽ lấy từ nguồn 30 triệu liều mà công ty CSL vẫn đang có kế hoạch sản xuất. Ngoài 40 triệu liều trên, Canberra còn cung cấp 20 triệu liều vaccine khác cho khu vực thông qua Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF).

    Chính phủ của Thủ tướng Scott Morrison cũng cam kết đóng góp 100 triệu AUD (70 triệu USD) trong khuôn khổ sáng kiến của các quốc gia thành viên Đối thoại an ninh bốn bên (Nhóm "Bộ tứ" bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia) để triển khai 1,2 tỷ liều vaccine cho các nước và vùng lãnh thổ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hàn Quốc dự kiến chuyển sang 'sống chung với COVID-19' từ tháng 11 tới

    Chính phủ Hàn Quốc đã chính thức bắt đầu thảo luận các biện pháp "sống chung với COVID-19" sau khi thành lập "Ủy ban hỗ trợ khôi phục đời sống thường nhật" vào ngày 13/10.

    Chiến công ngoại giao: Quốc đảo TBD không kịp tiêm hết cho dân, Việt Nam vận động chớp nhoáng lô vắc xin quý giá về ngay TP.HCM - Ảnh 1.

    Khách hàng mua sắm tại một chợ ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 8/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

    Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Thủ tướng Hàn Quốc Kim Boo-kyum và Giáo sư Choe Jae-chun thuộc Đại học Ehwa với vai trò đồng Chủ tịch của ủy ban này sẽ cùng với 40 thành viên, bao gồm các quan chức chính phủ và các chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau, đã tập trung thảo luận về việc có nên áp dụng "thẻ tiêm chủng" (vốn đang gây tranh cãi), xác định cách mở rộng điều trị COVID-19 tại nhà cũng như việc có tiếp tục công bố số ca mắc mới hằng ngày như đang được thực hiện hay không... Ủy ban trên gồm 4 tiểu ban là Kinh tế và dân sinh, Văn hóa và xã hội, An toàn và tự trị, Phòng dịch và y tế.

    Phát biểu tại cuộc họp đầu tiên của ủy ban trên, Thủ tướng Kim Boo-kyum đã kêu gọi các ban ngành hữu quan thay đổi suy nghĩ, không lo ngại dịch COVID-19 mà coi đây là một bệnh truyền nhiễm có thể kiểm soát để tiến tới khôi phục đời sống thường nhật cho người dân. Ông Kim Boo-kyum đề ra 3 phương hướng lớn để khôi phục đời sống thường nhật, trong đó việc cần làm trước mắt là "khôi phục dần dần, từng bước". Để giảm thiểu tỷ lệ lây nhiễm, Chính phủ Hàn Quốc sẽ phải xem xét phương án quản lý phòng dịch mới như áp dụng "Thẻ thông hành vaccine" đồng thời củng cố hệ thống y tế. Tiếp đến là "khôi phục một cách bao trùm" và cuối cùng là "đời sống thường nhật đồng hành cùng người dân".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Dân số Nga giảm kỷ lục do đại dịch Covid-19

    Theo một nhà nhân khẩu học độc lập, dân số tự nhiên của Nga trong 12 tháng qua đã trải qua đợt suy giảm thời bình lớn nhất do đại dịch Covid-19.

    COVID-19 quá kinh hoàng: Nga hụt hơi, ông Putin sắp không giữ được một cam kết quan trọng; Chiến công khủng của ngoại giao Việt Nam - Ảnh 1.

    Một nhân viên y tế Nga cạnh xe cấp cứu bên ngoài bệnh viện dành cho bệnh nhân Covid-19 ở Moscow. Ảnh: REUTERS

    The Guardian ngày 13.10 dẫn lời nhà nhân khẩu học độc lập người Nga Alexei Raksha cho biết dân số nước này đã giảm 997.000 người trong khoảng thời gian từ tháng 10.2020 đến tháng 9 năm nay. Đây là đợt suy giảm lớn nhất trong thời bình được ghi nhận từ trước đến nay.

    Ông Raksha đã tính ra con số này từ dữ liệu số người chết và số ca sinh được chính phủ ghi nhận.

    Nga là một trong những quốc gia bị đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề nhất. Nước này ghi nhận ít nhất 660.000 ca tử vong bất thường (excess death) kể từ đầu năm 2020, theo dữ liệu của chính phủ.

    Các báo cáo trước đó của chính phủ cũng cho thấy mức độ sụt giảm dân số ở Nga vào năm 2020 cao hơn 11 lần so với thời kỳ trước đại dịch năm 2019. Sự sụt giảm dân số nghiêm trọng đã cho thấy tác động của đại dịch lên cơ cấu xã hội của Nga.

    Dân số Nga là một trong những vấn đề được Điện Kremlin quan tâm hàng đầu trước đại dịch. Các chuyên gia cho rằng dịch Covid-19 đã làm vấn đề dân số của Nga thêm trầm trọng. Hiện nước này có khoảng 145 triệu người, thấp hơn so với khi Tổng thống Vladimir Putin lần đầu lên nắm quyền vào năm 2000.

    Tổng thống Putin thừa nhận trong cuộc họp báo thường niên năm 2019 rằng viễn cảnh nước Nga suy giảm dân số khiến ông "ám ảnh". Đảo ngược cuộc khủng hoảng nhân khẩu học vào năm 2024, cuối nhiệm kỳ của ông Putin, là một trong những cam kết quan trọng được đưa ra trong chiến dịch tái tranh cử năm 2018 của tổng thống Nga.

    Những năm qua, Điện Kremlin đã đưa ra một số chính sách và tăng phúc lợi nhằm thúc đẩy tỷ suất sinh như chi số tiền lớn cho các gia đình có nhiều hơn hai con. Tuy nhiên, bất chấp các nỗ lực, một báo cáo năm 2019 của chính phủ cho biết dân số Nga có thể giảm hơn 12 triệu người vào năm 2035.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhật Bản bất ngờ lội ngược dòng như thế nào trong cuộc chiến Covid-19?

    Số ca mắc Covid-19 mới tại Nhật Bản đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm qua, tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng một làn sóng dịch bệnh mới có thể bùng phát vào mùa đông.

    Trở lại từ bờ vực khủng hoảng Covid-19

    Chỉ vài ngày sau khi bế mạc Thế vận hội Tokyo 2020, Nhật Bản dường như đã chịu tổn thương nghiêm trọng bởi Covid-19. Ngày 13/8, Tokyo ghi nhận số ca mắc Covid-19 mới cao kỷ lục, với 5.773 ca, do sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta. Trên toàn quốc, số ca mắc bệnh vượt quá 25.000 ca.

    Chiến công ngoại giao: Quốc đảo TBD không kịp tiêm hết cho dân, Việt Nam vận động chớp nhoáng lô vắc xin quý giá về ngay TP.HCM - Ảnh 1.

    Tình trạng khẩn cấp Covid-19 tại Nhật Bản đã được dỡ bỏ hoàn toàn vào ngày 1/10. Ảnh: Shutterstock

    Số ca lây nhiễm SARS-CoV-2 tăng vọt đã làm tăng thêm sự phẫn nộ của một bộ phận công chúng phản đối tổ chức Thế vận hội. Các bệnh viện rơi vào trạng thái căng thẳng chưa từng có, tình trạng thiếu giường bệnh khiến hàng nghìn người có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 phải phục hồi sức khỏe tại nhà. Một số trường hợp đã tử vong khi điều trị tại nhà.

    Tình trạng khẩn cấp ở thủ đô và các khu vực khác đã được áp dụng trong gần 6 tháng và tiếp tục được gia hạn thêm một lần nữa.

    Tuy nhiên, một điều đáng chú ý đã xảy ra ở Nhật Bản sau 2 tháng kể từ khi Thế vận hội kết thúc. Tuần này, gần 2 tuần kể từ khi các biện pháp khẩn cấp cuối cùng được dỡ bỏ, số ca mắc Covid-19 mới tiếp tục giảm mạnh ở Tokyo và trên toàn quốc.

    Trong khi nhiều khu vực của châu Âu, trong đó có cả Anh, đang nỗ lực để ngăn số ca mắc bệnh tăng, các ca nhiễm virus ở Nhật Bản đã giảm xuống mức thấp nhất trong một năm qua. Đây được coi là một tín hiệu lạc quan cho thấy điều tồi tệ nhất có thể đã qua đối với nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới.

    Hôm 11/10, Tokyo ghi nhận 49 ca mắc  Covid-19  mới, số ca mắc bệnh hàng ngày thấp nhất kể từ cuối tháng 6/2020, và toàn quốc ghi nhận 369 ca.

    Các chuyên gia cho rằng, không có yếu tố nào có thể giải thích sự thay đổi bất ngờ trong diễn biến Covid-19 của Nhật Bản. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đồng tình rằng sau một sự khởi đầu chậm chạp đáng thất vọng, việc triển khai tiêm chủng của Nhật Bản đã trở thành một chiến dịch y tế cộng đồng ấn tượng.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bệnh Covid-19 nhẹ vẫn có thể tử vong vì chứng huyết khối tĩnh mạch

    Một cuộc nghiên cứu diễn ra ở châu Âu đã phát hiện nguy cơ xuất hiện huyết khối tĩnh mạch ở những người bệnh Covid-19, khác với kết luận trước đây cho rằng chỉ có người bệnh nặng mới xảy ra tình trạng này.

    Chiến công ngoại giao: Quốc đảo TBD không kịp tiêm hết cho dân, Việt Nam vận động chớp nhoáng lô vắc xin quý giá về ngay TP.HCM - Ảnh 1.

    Huyết khối tĩnh mạch không chỉ xảy ra cho người bệnh nặng

    Đội ngũ do bác sĩ Alex Spyropoulos của Viện Nghiên cứu Y khoa Feinstein (New York, Mỹ) dẫn đầu đã theo dõi 2.292 bệnh nhân được đưa đến phòng cấp cứu với mức độ bệnh Covid-19 từ nhẹ đến trung bình. Vào thời điểm nhập viện, họ chưa có dấu hiệu xuất hiện huyết khối tĩnh mạch.

    Bốn tuần sau, các nhà nghiên cứu phát hiện huyết khối tĩnh mạch hình thành với tần suất cứ mỗi 200 người bệnh nhẹ lại có một trường hợp và con số này tăng lên gần 5 trong số 200 người bệnh ở mức độ trung bình.

    Trình bày trong báo cáo đăng trên chuyên san Thrombosis Research, nhóm chuyên gia cho rằng các bác sĩ nên lưu ý kỹ hơn những trường hợp bệnh nhẹ và trung bình, đặc biệt là nhóm đối tượng nhập viện dù không bệnh nặng, nhằm ngăn chặn nguy cơ tử vong vì huyết khối tĩnh mạch.

    Vào thời điểm bệnh nhân ở mức độ vừa nhập viện, các bác sĩ nên tiến hành xét nghiệm nhằm phát hiện những trường hợp có protein d-dimer cao trong máu. Đây là dấu hiệu cho thấy nguy cơ xảy ra huyết khối tĩnh mạch cao hơn bình thường.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tháng 10, vắc xin mới về 20% so với dự kiến: Bộ trưởng Bộ Y tế lý giải 3 khó khăn lớn trong việc tiếp cận vắc xin của Việt Nam

    Chiến công ngoại giao: Quốc đảo TBD không kịp tiêm hết cho dân, Việt Nam vận động chớp nhoáng lô vắc xin quý giá về ngay TP.HCM - Ảnh 1.

    Tiêm vắc xin Covid-19 tại TP HCM - Ảnh Việt Hùng.

    Theo Bộ trưởng Bộ y tế Nguyễn Thanh Long, với chiếm lược ngoại giao vắc xin, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 80 triệu liều vắc xin phòng Covid-19. Tuy nhiên, trong tháng 10 này, vắc xin mới về được 20% so với dự kiến.

    Số liệu thống kê của Bộ Y tế, trong ngày 12/10 có 1.039.374 liều vắc xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 56.330.750 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 39.837.150 liều, tiêm mũi 2 là 16.493.600 liều.

    Thời gian qua, với nỗ lực lớn trong chiến lược vắc xin, đặc biệt là tích cực thực hiện ngoại giao vaccine, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 80 triệu liều vắc xin phòng Covid-19.

    Tuy nhiên theo Bộ trưởng Bộ Y tế, Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới chưa thể tự sản xuất được vắc xin Covid-19 nên việc tiếp cận vắc xin gặp không ít khó khăn.

    Cụ thể, 3 khó khăn lớn được ông Long chỉ ra như sau:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    'Hậu trường' ngoại giao vaccine: Thành công nhờ vận động toàn diện

    Theo Đại sứ Việt Nam tại Australia Nguyễn Tất Thành, công tác ngoại giao vaccine của Việt Nam bước đầu thành công là nhờ sự vận động toàn diện, nhịp nhàng, tìm đúng người và chọn đúng thời điểm.

    Công tác ngoại giao Covid-19 của Đại sứ quán Việt Nam tại Australia được triển khai từ năm 2020. Đầu quý II năm nay, theo chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, công tác này chuyển trọng tâm sang ngoại giao vaccine, phù hợp với chiến lược vaccine của Chính phủ.

    Là đất nước nằm giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, Australia gần gũi với Đông Nam Á không chỉ về địa lý mà cả về văn hóa, lịch sử... Từ năm 2020, Australia đã cam kết hỗ trợ vaccine cho ASEAN. Riêng với Việt Nam, tháng 4/2021, bạn cam kết hỗ trợ vaccine trị giá 40 triệu AUD, tuy nhiên thời gian chuyển giao là giữa năm 2022.

    Khi diễn biến dịch bệnh tại Việt Nam trở nên phức tạp, Australia có quyết định rất nhanh. Chỉ ba ngày sau khi điện đàm với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, ngày 28/5 Thủ tướng Scott Morrison có công thư khẳng định cam kết của Australia hỗ trợ vaccine cho Việt Nam vào cuối năm nay, đầu năm sau.

    Thời điểm này, tỷ lệ tiêm chủng của Australia thấp nhất trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Hơn nữa, Australia cũng chưa có đủ vaccine nên chưa thể cam kết chuyển giao sớm hơn. Chạy đua với thời gian, chúng tôi đẩy mạnh vận động trong tháng Sáu, gặp gỡ tất cả đối tác quan trọng và viết thư gửi các bộ trưởng, nghị sĩ và thủ hiến. Chúng tôi cũng vận động doanh nghiệp Australia và Việt kiều tác động qua kênh riêng.

    Chiến công ngoại giao: Quốc đảo TBD không kịp tiêm hết cho dân, Việt Nam vận động chớp nhoáng lô vắc xin quý giá về ngay TP.HCM - Ảnh 1.

    Đại sứ Nguyễn Tất Thành họp trực tuyến với Bộ trưởng Y tế Australia Greg Hunt vận động vaccine Covid-19. (Nguồn: ĐSQ Việt Nam tại Australia)

    Tất cả các đối tác này đều dốc lòng hỗ trợ. Các Thủ hiến trả lời cặn kẽ, Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Y tế phía bạn có thư phúc đáp, lần đầu tiên Phòng Thương mại Australia (Auscham) có thư chung gửi Thủ tướng, Hội Trí thức Việt kiều có thư gửi Ngoại trưởng, đề nghị ưu tiên hỗ trợ vaccine cho Việt Nam.

    Ngay khi có điều kiện, Australia nhớ tới đề nghị cụ thể của lãnh đạo ta. Sau trao đổi trực tuyến với Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng (ngày 30/7), bạn thông báo chuyển vaccine đợt đầu giúp ta (15/8). Sau điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn (27/8), Ngoại trưởng Marise Payne thông báo Australia sẽ hỗ trợ thêm cho Việt Nam qua Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc-UNICEF (4/9)....

    Đại sứ có thể chia sẻ một vài kỷ niệm đáng nhớ trong quá trình triển khai ngoại giao vaccine?

    Chủ tịch Hạ viện Tony Smith từng thăm chính thức Việt Nam tháng 7/2018 và từ đó có tình cảm đặc biệt với đất nước, con người và nhất là lãnh đạo ta.

    Ngày 10/5, khi tới chào xã giao ông Tony Smith, tôi mời ông tới nhà dự cơm thân, ông nhận lời và tự tay viết vào danh thiếp số điện thoại di động cá nhân cho tôi. Ngày 7/6, khi trao đổi trực tuyến với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, ông Tony Smith khẳng định sẽ tác động chính phủ Australia sớm hỗ trợ vaccine cho Việt Nam. Ông đã giữ đúng cam kết.

    Một kỷ niệm nữa mà tôi không thể quên là vận động "chớp nhoáng" 30.000 liều AstraZeneca của Papua New Guinea. Vào một ngày Chủ nhật cuối tháng Tám, tôi được biết Papua New Guinea dư một số liều vaccine không kịp tiêm hết cho người dân.

    Cao ủy Papua New Guinea John Kali nhắn tôi: "Tuần tới chuyển công hàm để tôi báo cáo thủ đô". Chỉ một giờ sau công hàm đã có trên bàn làm việc, ông nhắn lại: "Người anh em, việc này liên quan đến sinh mạng con người, tôi sẽ xử lý ngay!".

    Nhờ có sự thúc đẩy tích cực và hiệu quả của Cao ủy John Kali, người từng làm Bí thư Thường trực Bộ Ngoại giao Papua New Guinea, lô 30.000 liều vaccine AstraZeneca từ Port Moresby đã về tới TP. Hồ Chí Minh ngày 10/9.

    Sau đó, một số liều vaccine tương tự từ các quốc đảo Thái Bình Dương khác cũng được điều chuyển sang Việt Nam. Số lượng nhỏ nhưng đầy ý nghĩa.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng thống Brazil nói tiêm vắc xin với ông là vô nghĩa, mặc các chỉ trích

    Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro vẫn kiên quyết không tiêm vắc xin COVID-19, nói rằng ông sẽ là người cuối cùng tiêm ngừa. Ông khẳng định mình có đề kháng tốt nên việc tiêm ngừa là vô nghĩa.

    Nước láng giềng của Việt Nam bất ngờ vượt mặt nhiều nước lớn trên thế giới, nhiều chỉ số Mỹ-Trung cũng phải ngả mũ thán phục - Ảnh 1.

    Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro từng nói rằng ông sẽ là người cuối cùng tiêm ngừa COVID-19 - Ảnh: REUTERS

    Trong phỏng vấn mới nhất vào ngày 13-10, ông Bolsonaro tiếp tục có các phát ngôn gây tranh cãi về vắc xin ngừa COVID-19.

    "Tôi đã quyết định không tiêm ngừa. Tôi đang coi các nghiên cứu mới, tôi đã có miễn dịch cao nhất, vậy tại sao tôi phải tiêm ngừa" - Hãng tin AFP dẫn lời chính trị gia 66 tuổi nói, cho rằng việc tiêm ngừa với ông là vô nghĩa. Thời gian qua, ông thường xuyên nói rằng các xét nghiệm cho thấy kháng thể của ông rất cao.

    Tổng thống Brazil nói rằng ông không chống vắc xin, nhưng không ủng hộ cơn "cuồng" mua vắc xin.

    Ông cũng cho biết mình phản đối "hộ chiếu vắc xin" mà một số địa phương trong nước đang áp dụng. "Với tôi, tự do là trên hết. Nếu người dân không muốn tiêm ngừa, đó là quyền của họ, vậy thôi" - ông Bolsonaro nói.

    Nước láng giềng của Việt Nam bất ngờ vượt mặt nhiều nước lớn trên thế giới, nhiều chỉ số Mỹ-Trung cũng phải ngả mũ thán phục - Ảnh 2.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Campuchia được đánh giá là một trong những quốc gia hàng đầu trên thế giới về tiêm chủng COVID-19

    Nước láng giềng của Việt Nam bất ngờ vượt mặt nhiều nước lớn trên thế giới, nhiều chỉ số Mỹ-Trung cũng phải ngả mũ thán phục - Ảnh 1.

    Bộ Y tế Campuchia, trích số liệu từ FT Vaccine tracker, cho biết Campuchia hiện là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về tiêm chủng Covid-19.

    Trong khu vực ASEAN, Campuchia đứng thứ hai sau Singapore trong khi đối với châu Á, Campuchia đứng thứ ba sau Singapore và Trung Quốc.

    Khmer Times dự đoán Campuchia sẽ lọt vào top 5/7 ở cả ba hạng mục vào ngày 31/10 do quy trình tiêm liều thứ hai cho trẻ em và tiêm nhắc lại cho người lớn.

    Đối với người lớn, Campuchia đã tiêm liều đầu tiên cho khoảng 99,32% đối với những người trên 18 tuổi, trong đó hơn 95% đã được tiêm chủng đầy đủ. 90,07% thanh thiếu niên từ 12 đến 18 đã được tiêm liều đầu tiên cùng với 1.658.579 người đã được tiêm chủng đầy đủ cả hai liều. Về nhóm trẻ em từ 6 đến 12 tuổi, 97,08% trong số đó đã được tiêm ít nhất một liều trong khi 911.128 trẻ đã được tiêm liều thứ hai.

    Trong khi nhiều nước phát triển vẫn đang cân nhắc việc sử dụng liều tăng cường, Campuchia đã bắt đầu chiến dịch vào đầu tháng 8 và tính đến ngày 13/10, đã tiêm liều tăng cường cho 1.148.427 người lớn.

    Bài viết được lược dịch từ:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vì sao Moderna từ chối chia sẻ công thức sản xuất vaccine ngừa Covid-19?

    Moderna không có ý định chia sẻ công thức vaccine ngừa Covid-19 vì hãng dược này có thể tăng sản lượng lên đến 3 tỷ liều vaccine vào năm 2022.

    Tập đoàn dược Moderna của Mỹ không có ý định chia sẻ công thức vaccine ngừa Covid-19 bởi hãng này cho rằng sẽ có thể tăng sản lượng nhanh chóng và cho rằng đây là cách tốt nhất để đảm bảo nguồn cung vaccine cho thế giới.

    Trước đó, Liên Hợp Quốc đã hối thúc Moderna chia sẻ công thức sản xuất vaccine nhưng Moderna cho rằng sẽ hiệu quả hơn nếu họ tự sản xuất.

    Bất chấp mọi thúc giục, Moderna vẫn giữ khư khư công thức vắc xin; Thế giới nín thở chờ kết quả điều tra ở Vũ Hán - Ảnh 1.

    Moderna từ chối chia sẻ công thức sản xuất vaccine ngừa Covid-19. (Ảnh minh họa: Getty Images)

    Chủ tịch Moderna, ông Noubar Afeyan cam kết từ 1 năm trước rằng sẽ không kiện bản quyền bất kỳ công ty nào muốn sản xuất vaccine chống dịch. Song, ông Noubar Afeyan nhấn mạnh rằng, trong vòng 6-9 tháng tới, cách hiệu quả nhất để làm ra vaccine đảm bảo chất lượng là để Moderna tự sản xuất bởi khó có thể khẳng định rằng các doanh nghiệp khác có đảm bảo được sản lượng và tiêu chuẩn vaccine hay không.

    Ông Noubar Afeyan cho biết Moderna đã đi từ con số 0 lên 1 tỷ liều vaccine ngừa Covid-19 chỉ trong chưa đầy 1 năm. Do đó, Chủ tịch Moderna tự tin rằng hãng có thể sản xuất tới 3 tỷ liều vaccine vào năm 2022.

    Mới đây, Moderna đã tuyên bố kế hoạch mở một nhà máy sản xuất vaccine ở châu Phi, thế nhưng chúng cũng phải mất vài năm để có thể xây dựng nhà máy và đưa vào vận hành./.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhà khoa học Việt Nam trở lại nhóm điều tra nguồn gốc Covid mới của WHO, người quen của TQ bị loại

    Vào đầu năm nay, WHO đã cử đội ngũ đến Trung Quốc và phối hợp với giới chức địa phương để điều tra nguồn gốc Covid-19. Báo cáo chung của WHO-Trung Quốc vào tháng 3 cho rằng giả thuyết virus corona rò rỉ từ phòng thí nghiệm là "hầu như không có khả năng" và nghiêng về giả thuyết virus lây nhiễm từ động vật sang người một cách tự nhiên.

    Đến tháng 7, ông Tedros thừa nhận đã có sự "vội vàng" trong việc bác bỏ kịch bản virus rò rỉ, đồng thời kêu gọi nhanh chóng tổ chức giai đoạn 2 của cuộc điều tra. Tuy nhiên, Bắc Kinh phản đối ý kiến này và cáo buộc cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19 đã bị chính trị hóa với sự thao túng của Mỹ.

    Vượt qua 700 ứng viên xuất sắc, chuyên gia Việt Nam được chọn tham gia cuộc điều tra quan trọng nhất ở Vũ Hán - Ảnh 1.

    Nhà khoa học Việt Nam Nguyễn Việt Hùng từng tham gia cuộc điều tra Covid-19 giai đoạn 1, được công bố trong danh sách thành viên của Sago ngày 13/10/2021 (Ảnh: ILRI)

    Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) và Washington Examiner, có 6 thành viên nhóm điều tra mới của WHO đã tham gia đội ngũ gồm 10 chuyên gia đến Trung Quốc để điều tra giai đoạn 1 đầu năm nay.

    Những người này gồm: Giáo sư virus học Thea Fischer từ Đại học Copenhagen (Đan Mạch), tiến sĩ Marion Koopmans (Hà Lan), nhà dịch tễ học người Anh John Watson, nhà nghiên cứu người Nga Vladimir Dedkov, tiến sĩ Elmoubasher Farag - chuyên gia cấp cao về dịch tễ học bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế Qatar, và tiến sĩ Nguyễn Việt Hùng - đồng lãnh đạo Chương trình Sức khỏe Động vật và Con người, đại diện khu vực Đông Á và Đông Nam Á của Viện Nghiên cứu chăn nuôi quốc tế (ILRI, có trụ sở tại Nairobi, Kenya).

    Trong khi đó, Peter Daszak - chủ tịch của EcoHealth Alliance và là nhân vật gây tranh cãi thời gian qua do những thông tin về các dự án hợp tác với Viện Virus học Vũ Hán (WIV) - từng là thành viên điều tra của WHO giai đoạn 1 nhưng không có tên trong danh sách mới.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO công bố 26 chuyên gia điều tra nguồn gốc Covid-19 giai đoạn hai

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm nay đã công bố thành phần nhóm chuyên gia gồm 26 người sẽ tham gia vào giai đoạn hai cuộc điều tra nguồn gốc đại dịch Covid-19

    Vượt qua 700 ứng viên xuất sắc, chuyên gia Việt Nam được chọn tham gia cuộc điều tra quan trọng nhất ở Vũ Hán - Ảnh 1.

    Một nhân viên phun thuốc khử trùng tại bệnh viện ở Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 3/2020 (Ảnh: Reuters).

    Theo báo South China Morning Post, nhóm 26 thành viên này gồm các chuyên gia về virus, dịch tễ học, động vật học, an toàn sinh học và các lĩnh vực khác.

    Các chuyên gia này được lựa chọn từ hơn 700 ứng viên. Họ đến từ nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Kenya và Brazil.

    Nhóm có tên gọi Nhóm cố vấn khoa học về nguồn gốc các mầm bệnh (viết tắt là SAGO). SAGO sẽ đảm nhận cuộc điều tra giai đoạn hai về nguồn gốc đại dịch Covid-19 sau khi 10 chuyên gia quốc tế đến Trung Quốc đầu năm nay.

    Sáu thành viên của nhóm ban đầu cũng có tên trong danh sách nhóm điều tra giai đoạn hai, gồm nhà virus học người Hà Lan Marion Koopmans, chuyên gia dịch tễ Đan Mạch Thea Fischer, chuyên gia dịch tễ Anh John Watson, nhà nghiên cứu Nga Vladimir Dedkov, chuyên gia sức khỏe động vật của Việt Nam - Tiến sĩ Nguyễn Việt Hùng, chuyên gia dịch tễ Qatar ElmoubasherFarag.

    Nhà khoa học Trung Quốc có tên trong danh sách SAGO là Yang Yungui, phó giám đốc Viện nghiên cứu Di truyền thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc. Ông Yang cũng từng tham gia vào cuộc điều tra giai đoạn một với vai trò thành viên đoàn Trung Quốc.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga phát hiện thuốc làm dịu "cơn bão cytokine"

    Thuốc làm dịu "cơn bão cytokine", một phát hiện cứu mạng do các nhà khoa học Nga tìm ra, có thể là chìa khóa giúp ngăn chặn "cuộc tấn công tự sát" của cơ thể bệnh nhân bị COVID-19 nặng.

    Bây giờ hoặc không bao giờ: Thế giới nín thở chờ bí mật ở Vũ Hán được phơi bày; Tin vui: Nga tìm ra khắc tinh của bão cytokine - Ảnh 1.

    Bệnh nhân COVID-19 tại Nga được điều trị - Ảnh: SPUTNIK

    Một nhóm các nhà khoa học Nga đã tìm ra loại thuốc có khả năng thay đổi đáng kể việc điều trị COVID-19, khi giúp làm dịu phản ứng quá mức của "cơn bão cytokine" ở bệnh nhân nhưng cũng không phá hủy phản ứng miễn dịch của họ.

    Loại thuốc này có tên là Leitragin, được Trung tâm Nghiên cứu công nghệ y sinh thuộc Cơ quan Y tế và sinh học Liên bang Nga (FMBA) phát triển. Hiện thuốc Leitragin đang được thử nghiệm lâm sàng tại Nga.

    Trước đây, các chất cơ bản của thuốc Leitragin đã được các bác sĩ Liên Xô và sau này là Nga sử dụng trong y học để điều trị các bệnh viêm loét.

    Tuy nhiên, Trung tâm FMBA đã phát hiện cách sử dụng thuốc này để điều trị những ca viêm phổi nặng ở bệnh nhân COVID-19.

    Sau khi bị virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể, chính phản ứng "thái quá" của hệ miễn dịch khiến một số bệnh nhân bị suy nội tạng và tử vong. Phản ứng này của hệ miễn dịch gọi là "cơn bão cytokine".

    Cố gắng ngăn chặn phản ứng miễn dịch thái quá này, trong khi vẫn duy trì khả năng chống lại virus của cơ thể là điều mà các nhà khoa học và giới y tế tại các đơn vị chăm sóc đặc biệt trên toàn thế giới đã cố gắng giải quyết trong đại dịch COVID-19.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Xét nghiệm mẫu máu ở Vũ Hán để điều tra nguồn gốc Covid-19

    Những mẫu máu được lưu giữ tại Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) trong 2 năm qua sắp được xét nghiệm nhằm truy tìm nguồn gốc Covid-19 .

    CNN hôm qua (13.10) dẫn lời một quan chức Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cho hay nước này chuẩn bị xét nghiệm hàng chục ngàn mẫu máu tại ngân hàng máu ở TP.Vũ Hán nhằm điều tra nguồn gốc Covid-19. Động thái này diễn ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều lời kêu gọi minh bạch về SARS-CoV-2 .

     - Ảnh 1.

    Lực lượng chức năng khử trùng đồ đạc từ chợ hải sản Vũ Hán ở Trung Quốc . Ảnh: REUTERS

    Đây là những mẫu máu được lưu giữ tại ngân hàng máu trong 2 năm qua nhằm dùng làm bằng chứng nếu cần trong các vụ kiện tụng liên quan việc hiến máu. Thời hạn lưu giữ 2 năm sắp hết đối với các mẫu máu được lấy vào cuối năm 2019, thời điểm mà nhiều chuyên gia cho rằng là lúc SARS-CoV-2 mới lây nhiễm ở người. Quan chức Ủy ban Y tế Trung Quốc cho biết việc xét nghiệm đang được chuẩn bị và sẽ tiến hành khi các mẫu máu đến thời hạn 2 năm.

    Trong số khoảng 200.000 mẫu máu trên, có những mẫu được lấy từ tháng 10 - 11.2019 từng được các điều tra viên của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đề nghị tiếp cận để điều tra nguồn gốc Covid-19. Theo đó, những mẫu máu có thể cung cấp thông tin then chốt giúp xác định thời gian và địa điểm vi rút gây Covid-19 lây lan sang người. Ông Lương Vạn Niên, người dẫn đầu nhóm chuyên gia Trung Quốc làm việc với nhóm điều tra của WHO, hồi tháng 7 nói rằng nước này sẽ kiểm tra và giao kết quả cho nhóm chuyên gia nước ngoài. Ông cũng thừa nhận dù ca bệnh đầu tiên tại Vũ Hán được báo cáo vào ngày 8.12.2019, nhưng một số nghiên cứu cho rằng có thể còn có trường hợp xảy ra trước đó.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO nói về 'cơ hội cuối' để tìm nguồn gốc Covid-19

    WHO nói nhóm điều tra mới thành lập có thể là "cơ hội cuối cùng" để xác định nguồn gốc của đại dịch Covid-19.

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm qua công bố danh sách 26 thành viên của nhóm cố vấn khoa học về nguồn gốc mầm bệnh mới (SAGO). Nhóm sẽ điều tra các mầm bệnh mới nổi có khả năng gây ra dịch và đại dịch, trong đó có nCoV.

    Mike Ryan, giám đốc chương trình khẩn cấp của WHO, cho rằng nhóm điều tra mới có thể là cơ hội cuối cùng để xác định nguồn gốc Covid-19. "Đây là cơ hội tốt nhất của chúng ta và cũng có thể là cơ hội cuối cùng để hiểu được nguồn gốc của loại virus này", ông nói.

     - Ảnh 1.

    Một khu phố ở Vũ Hán, Trung Quốc, vào tháng 2/2021. Ảnh: Reuters.

    Hồi đầu năm nay, nhóm chuyên gia do WHO dẫn đầu đã dành 4 tuần cùng các nhà khoa học Trung Quốc để tìm hiểu nguồn gốc của đại dịch ở Vũ Hán và khu vực lân cận. Báo cáo chung vào tháng 3 kết luận nCoV có thể đã được lây truyền từ dơi sang người qua vật trung gian, nhưng cần nghiên cứu thêm.

    Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng cuộc điều tra này bị cản trở do thiếu dữ liệu về những ngày đầu dịch bùng phát, đồng thời kêu gọi điều tra thêm các phòng thí nghiệm.

    Maria van Kerkhove, người phụ trách kỹ thuật về Covid-19 của WHO, cũng hy vọng có thêm các cuộc điều tra với hơn 30 nghiên cứu được đề xuất. Trong đó, thông tin về kết quả xét nghiệm kháng thể của người dân Vũ Hán năm 2019 được xem là "cực kỳ quan trọng" để xác định nguồn gốc đại dịch.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    COVID-19 tới 6 giờ ngày 14/10: Mỹ, Nga ca tử vong cao nhất thế giới; Ấn Độ đẩy mạnh xuất khẩu vaccine

    Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 399.100 trường hợp mắc COVID-19 và 6.721 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu xấp xỉ 240 triệu ca, trong đó trên 4,88 triệu người không qua khỏi.

    Bây giờ hoặc không bao giờ: Thế giới nín thở chờ bí mật ở Vũ Hán được phơi bày; Tin vui: Nga tìm ra khắc tinh của bão cytokine - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế Israel chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Jerusalem ngày 15/8/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN

    Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 14/10 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 239.857.588 ca, trong đó có 4.887.834 người tử vong.

    Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh và tử vong trong ngày tiếp tục xu thế chững lại trên phạm vi toàn cầu, những vùng dịch "nóng nhất" ở châu Á và châu Âu đều chứng kiến số ca tử vong và mắc mới có xu thế giảm.

    Chỉ còn vài nước tình hình vẫn đáng ngại với sự bùng phát của biến chủng virus Delta. Trong số này, Mỹ, Ấn Độ, Iran, Nga và Brazil số ca mắc mới vẫn cao. Mỹ lại quay lại vị trí quốc gia có số ca mắc mới trong ngày cao nhất thế giới với trên 70.000 ca, trong khi số ca tử vong bất ngờ tăng lên trên 1.400 trường hợp. Mỹ và Nga là hai nước có số ca tử vong trong ngày 13/10 cao nhất thế giới, với lần lượt 1.434 và 984 trường hợp.

    Bây giờ hoặc không bao giờ: Thế giới nín thở chờ bí mật ở Vũ Hán được phơi bày; Tin vui: Nga tìm ra khắc tinh của bão cytokine - Ảnh 2.

    Vaccine ngừa COVID-19 của hãng Moderna. Ảnh: AFP/ TTXVN

    Đại dịch sau gần 2 năm đến nay xuất hiện và lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 217 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 17 triệu ca và trên 80.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 13/10, thế giới có 118 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 98 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì dịch bệnh.

    Với tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tiếp tục tăng, nhiều nước trên thế giới đang lần lượt điều chỉnh chiến lược phòng chống dịch, chuyển từ "zero COVID-19" sang "sống chung với COVID-19", trong đó một số nước sự kiến sẽ thông quan từ tháng 11 tới.

    Thủ tướng Hàn Quốc Kim Boo-kyum cho biết nước này cũng đang cẩn trọng cân nhắc kế hoạch bước vào trạng thái bình thường mới trong bối cảnh tỷ lệ tiêm chủng cao hơn. Ủy ban dân sự - chính phủ, bao gồm các chuyên gia dân sự và quan chức chính phủ, đã được thành lập để đưa ra kế hoạch "sống chung với COVID-19". Thủ tướng Kim cho biết chính phủ sẽ chuẩn bị để coi COVID-19 là một căn bệnh truyền nhiễm có thể kiểm soát được, qua đó khôi phục đời sống bình thường cho người dân. Ông cũng khẳng định chưa thể bỏ ngay khẩu trang và chính phủ vẫn để ngỏ chuẩn bị cho tình huống dịch bệnh xấu hơn, cũng như xem xét biện pháp dùng thẻ vaccine cho phép người dân tiếp cận nhiều hơn các nơi công cộng.


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại