*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Cập nhật tình hình dịch Covid-19 mới nhất tại Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh thành trên cả nước ngày 26/10.
Thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Gia Lai chiều tối 26-10, cho báo Pháp luật TP.HCM hay, trường hợp test nhanh dương tính với SARS-CoV-2 tại Trạm y tế phường Tây Sơn là một cán bộ công tác tại Văn phòng UBND tỉnh.
Ngay sau đó, Trung tâm y tế TP Pleiku đã lấy mẫu xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR của cán bộ này gửi CDC và đã có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Tiếp đó, Ban chỉ đạo đã khẩn trương tiến hành truy vết các F1, phong tỏa tạm thời các mốc dịch tễ liên quan. Đồng thời tạm dừng hoạt động của Trạm Y tế phường Tây Sơn. Kết quả xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR cho 123 người tại Văn phòng UBND tỉnh đều có kết quả âm tính.
Chiều tối 26/10, ngành y tế Bình Dương thông tin, trong ngày đã thực hiện xét nghiệm nhanh diện rộng cho 6.694 người, phát hiện 783 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 (chiếm tỷ lệ 11,7%).
Trong số các trường hợp nghi mắc COVID-19 trên, ngành y tế xác nhận kết quả xét nghiệm RT-PCR khẳng định có 528 ca mắc COVID-19.
Số ca mắc toàn tỉnh Bình Dương hôm nay tăng 2,1% so với ngày 25/10 (địa phương có số ca mắc tăng gồm: Dĩ An, Tân Uyên, Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Phú Giáo, Dầu Tiếng). Tuy nhiên, ngành y tế Bình Dương đánh giá số ca mắc mới tập trung nhiều nhất trong khu vực phong tỏa (85,8%) và qua sàng lọc cộng đồng (13,4%).
Theo Tiền Phong
Chiều 26-10, Sở Y tế Đắk Lắk cho báo Người lao động biết trong 24 giờ qua, tỉnh này ghi nhận 150 ca Covid-19, trong đó có 47 ca ngoài cộng đồng, nâng tổng số ca mắc lên 3.473.
Trong đó, thị xã Buôn Hồ ghi nhận 60 ca, TP Buôn Ma Thuột 59 ca, số còn lại nằm rải rác ở nhiều huyện. Tại TP Buôn Ma Thuột, trong 59 ca có tới 38 ca ngoài cộng đồng, nằm rải rác ở nhiều địa bàn; nhiều ca bệnh không rõ nguồn lây, liên quan các hàng quán khiến công tác truy viết, dập dịch gặp nhiều khó khăn.
Theo bác sĩ Võ Minh Hùng, Giám đốc Trung tâm Y tế TP Buôn Ma Thuột, ngoài số ca công bố, trong ngày, thành phố còn ghi nhận thêm hàng chục trường hợp test nhanh dương tính với SARS-CoV-2.
Trao đổi với VietNamNet, ông Phùng Quốc Lập, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Phú Thọ cho biết, tính đến 18h chiều nay 26/10, toàn tỉnh Phú Thọ có 9 giáo viên và 145 học sinh vào diện F0.
Các trường hợp này tại các trường học ở TP Việt Trì, thị xã Phú Thọ, huyện Lâm Thao, huyện Phù Ninh và huyện Tam Nông.
So với ngày hôm qua, số học sinh vào diện F0 đã tăng lên 2 em.
UBND tỉnh Phú Thọ đã có chỉ đạo cho học sinh một số địa phương tạm nghỉ học để đảm bảo an toàn phòng chống dịch.
Theo đó, từ tháng 11/2021, chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em sẽ được tổ chức trên toàn quốc với loại vaccine Comirnaty do Pfizer-BioNTech của Hoa Kỳ sản xuất, đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tiêm chủng cho trẻ em và đã được nhiều nước sử dụng. Đây là vaccine đảm bảo an toàn cho trẻ em.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đã yêu cầu các đơn vị liên quan của Bộ và các địa phương chuẩn bị triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em theo độ tuổi đã hướng dẫn trong văn bản 8688 ngày 14/10/2021 của Bộ Y tế, đảm bảo an toàn, khoa học, hiệu quả.
Việc tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 sẽ được thực hiện trước với trẻ em ở độ tuổi từ 16-17 tuổi, sau đó sẽ hạ thấp dần độ tuổi. Cha mẹ, người giám hộ cần ký phiếu đồng ý tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ.
Xem thêm tại đây.
Tiêm phòng vaccine Covidd-19 - Ảnh Việt Hùng.
Chiều nay (26/10), trao đổi với phóng viên VOV, ông Tôn Quang Vinh giải thích, thời điểm phường Bình Chuẩn tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em dưới 17 tuổi vào cuối tháng 8, đầu tháng 9/2021. Lúc này, địa phương là "điểm nóng" COVID-19 của tỉnh, mỗi ngày qua xét nghiệm sàng lọc có hàng nghìn ca mắc mới.
Nhiều thành viên trong lực lượng phòng, chống dịch COVID-19 của phường thường xuyên tiếp xúc với các F0 có nguy cơ cao lây nhiễm cho gia đình nên rất lo lắng. Cũng vì vậy, phường đã đồng ý tiêm vaccine phòng COVID-19 cho con em của lực lượng tuyến đầu.
Mặc dù biết rõ thời điểm tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em dưới 17 tuổi chưa được Bộ Y tế cho phép, nhưng để lực lượng tuyến đầu yên tâm thực hiện công tác dập dịch nên đã "xé rào".
Về số lượng trẻ dưới 17 tuổi đã được tiêm vacicne phòng COVID-19, ông Vinh cho biết, hiện chưa thống kê chính xác nhưng chỉ khoảng 10 em. Sau đợt đó, có chỉ đạo của Sở Y tế tỉnh Bình Dương về việc lập danh sách chuẩn bị tiêm vaccine cho trẻ 12-17 tuổi nên địa phương đã ngưng và chờ tiêm tại các trường.
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. Hồ Chí Minh (783), Bình Dương (528), Đồng Nai (481), An Giang (290), Đắk Lắk (162), Tiền Giang (121), Tây Ninh (120), Kiên Giang (118), Trà Vinh (108), Bạc Liêu (106), Long An (66), Nghệ An (59), Cần Thơ (57), Thanh Hóa (50), Gia Lai (46), Khánh Hòa (45), Bình Thuận (40), Bà Rịa - Vũng Tàu (33), Phú Thọ (33), Cà Mau (32), Quảng Nam (28), Hà Giang (28), Hậu Giang (27), Nam Định (26), Bình Định (23), Bình Phước (23), Bến Tre (19), Vĩnh Long (18), Hà Nội (18), Đồng Tháp (17), Thừa Thiên Huế (12), Ninh Thuận (11), Hà Nam (11), Hưng Yên (8 ), Quảng Ngãi (8 ), Đắk Nông (7), Lâm Đồng (6), Sơn La (4), Quảng Bình (3), Đà Nẵng (2), Phú Yên (2), Vĩnh Phúc (2), Kon Tum (2), Bắc Giang (2), Lai Châu (2), Tuyên Quang (2), Bắc Ninh (1), Lạng Sơn (1), Hải Dương (1).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: TP. Hồ Chí Minh (186), Sóc Trăng (87), Bạc Liêu (50).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (+129), An Giang (+58), Trà Vinh (+48).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 3.690 ca/ngày.
Theo báo Người lao động, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Ngô Minh Châu đã kết luận chỉ đạo trong cuộc họp đề xuất tạm ngưng triển khai các chốt, kiểm soát phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP. Cụ thể, 51 chốt, trạm kiểm soát sẽ tạm ngừng hoạt động từ 18 giờ ngày hôm nay 26-10.
Phó Chủ tịch UBND TP HCM giao Công an TP phối hợp các cơ quan chức năng tiếp tục tuần tra kiểm soát lưu động, chỉ đạo các tổ tuần tra lưu động kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định trong công tác phòng chống dịch tại các khu vực bến xe, ga tàu, các tuyến đường vận chuyển hàng hóa, hành khách liên tỉnh. Đặc biệt, kiểm tra, xử phạt vi phạm về nồng độ cồn đối với người lưu thông vi phạm.
Từ hôm nay 51 chốt kiểm soát cửa ngõ TP HCM chính thức dừng hoạt động. Ảnh: Người lao động
Chiều 26/10, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, trong ngày đã ghi nhận thêm 18 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó, 17 ca ở cộng đồng và 1 ca ở khu cách ly.
Phân bố theo quận, huyện gồm: Quốc Oai (10), Ba Đình (1), Hoàng Mai (6), Ba Vì (1). Phân bố theo các chùm ca bệnh, ổ dịch gồm chùm liên quan ổ dịch tại Sài Sơn, TT Quốc Oai (11), chùm liên quan ổ dịch Trần Quang Diệu – Ô Chợ Dừa (6), chùm liên quan đến các tỉnh có dịch (1).
Xem thông tin chi tiết các ca bệnh tại:
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tính đến trưa 26/10, 'ổ dịch' Covid-19 tại huyện Quốc Oai đã ghi nhận thêm 11 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó có 10 ca ở tổ dân phố Ngô Sài, thị trấn Quốc Oai và 1 ca ở phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình.
Như vậy, từ 24/10 đến nay, 'ổ dịch' Covid-19 tại huyện Quốc Oai đã ghi nhận tổng 30 ca dương tính với SARS-CoV-2. Đây là 'ổ dịch nóng, phức tạp nhất' Thủ đô hiện nay.
Trong số 30 ca dương tính, có nhiều trường hợp là lãnh đạo, cán bộ các cơ quan ở huyện Quốc Oai.
30 ca này được phân bố tại 5 quận, huyện gồm: Quốc Oai (20), Thanh Oai (6), Hà Đông (2), Sơn Tây (1) và Ba Đình (1).
Trụ sở TAND huyện Quốc Oai đang được tạm thời phong tỏa. Ảnh: Ngô Nhung.
Cụ thể, ổ dịch mới phát hiện trong cộng đồng tại thành phố Nam Định 9 ca; chùm ca bệnh ở huyện Ý Yên thêm 12 ca (trong khu cách ly tập trung) và 3 ca tại huyện Trực Ninh (là F1 của nữ bệnh nhân 889632 vừa từ Đồng Nai về Nam Định ngày 22/10). Trong đó, ổ dịch tại phường Lộc Hạ, thành phố Nam Định được đánh giá khá phức tạp, liên quan đến hai cơ sở giáo dục và một doanh nghiệp trên địa bàn thành phố này...
Ngay sau khi phát hiện ổ dịch, lực lượng chức năng thành phố Nam Định đã làm việc xuyên đêm, thần tốc truy vết, rà soát các trường hợp liên quan đến ca bệnh và bước đầu đã xác định được 337 F1. Qua test nhanh, các trường hợp này đều có kết quả âm tính với SARS-CoV-2. Hiện cơ quan chức năng đang xét nghiệm khẳng định lại.
Theo báo Tin Tức
VnExpress đưa tin, sau hai ngày phát hiện một ca nhiễm, huyện miền núi Nam Trà My ghi nhận thêm 6 ca, 83 ca test nhanh dương tính nCoV.
Đánh giá các kết quả xét nghiệm, ông Mười nhận định ổ dịch huyện Nam Trà My khá phức tạp, do các F0 liên quan trong trường học và quán hàng tại trung tâm xã.
"Sở Y tế đã cử 30 cán bộ, nhân viên y tế đến huyện Nam Tràn My truy vết, lấy mẫu xét nghiệm", ông Mười nói và cho báo trên biết ổ dịch này chưa xác định nguồn lây.
Các ca bệnh này liên quan đến nữ nhân viên công tác tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú - THCS Trà Tập (xã Trà Tập, huyện Nam Trà My), có nhà ở phường Trường Xuân, TP Tam Kỳ.
Ngày 26/10, thượng tá Đặng Việt Bình - Trưởng Công an huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang - cho Người lao động biết cơ quan này đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự "Vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người" và ra lệnh khám xét khẩn cấp đối với Công ty TNHH MTV Hải sản Mê Kông, tọa lạc ở xã Bình Đức, huyện Châu Thành.
Trước đó, ông Lê Văn Đèo (SN 1972; ngụ TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang), Giám đốc Công ty TNHH MTV Hải sản Mê Kông, đã bị xử phạt 60 triệu đồng do vi phạm hành chính trên lĩnh vực đất đai và bảo vệ môi trường. Hình thức phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động 9 tháng.
Ngày 21-10, dù đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động nhưng Công ty TNHH MTV Hải sản Mê Kông vẫn lén lút hoạt động dẫn đến bùng phát ổ dịch với 85 ca dương tính SARS-CoV-2 và 109 trường hợp F1.
Ths.BS Kiều Xuân Thy, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh – Cơ sở 3 cho hay, đại dịch Covid-19 đem đến rất nhiều thách thức trong điều trị và phục hồi sau nhiễm bệnh. Khái niệm PASC (post-acute sequelae of SARS-CoV-2 infection) – di chứng sau nhiễm cấp tính virus SARS-CoV-2 – hiện đang là từ khóa quan trọng cho các nghiên cứu tập trung về loại virus này.
Theo ghi nhận ở những người bệnh dù đã nhận kết quả âm tính sau khi nhiễm SAR-CoV-2, nhưng vẫn còn những triệu chứng khó chịu sau đợt nhiễm gây ra như: cảm giác sốt, sợ lạnh, chóng mặt, mệt mỏi…kéo dài, có thể từ 6 tuần đến vài tháng sau nhiễm.
"Trong các triệu chứng nói trên, cảm giác sốt, sợ lạnh thường khiến người bệnh lo lắng, nghi ngờ về nguy cơ tái nhiễm", bác sĩ Thy nói.
Xem tiếp bài viết tại:
Bộ GTVT ngày 26-10 đã có công văn gửi các đơn vị liên quan về việc này. Theo đó, hành khách không phải hoàn thành Bản cam kết mà cung cấp thông tin theo mẫu cho các hãng hàng không (Mẫu được đăng tải trên Website/App của các hãng hàng không hoặc kê khai tại quầy làm thủ tục hàng không). Hành khách chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của các thông tin khai báo.
Các hãng hàng không Việt Nam cần yêu cầu, chủ động hướng dẫn hành khách thực hiện khai báo điện tử (Khai báo di chuyển nội địa trên ứng dụng PC-Covid); trường hợp hành khách chưa thực hiện khai báo, các hãng hàng không có trách nhiệm bố trí nhân viên hỗ trợ, hướng dẫn hành khách cài đặt, khai báo trên ứng dụng PC-Covid hoặc các hình thức phù hợp khác trong quá trình làm thủ tục hàng không.
Theo Người lao động
Trưa nay 26/10, ông Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, cho báo Thanh Niên biết tại huyện miền núi Nam Trà My đã ghi nhận tổng cộng 60 ca dương tính Covid-19.
Trong sáng 26/10, tỉnh Quảng Nam công bố quyết định phong tỏa tạm thời một số hộ dân có nguy cơ cao lây nhiễm Covid-19 tại thôn 1 (xã Trà Mai, H.Nam Trà My).
Các điểm phong tỏa cụ thể như sau: Khu vực 1 gồm các hộ dân dọc tuyến đường ĐH10, với 11 hộ dân; khu vực 2 gồm các hộ dân dọc tuyến đường QL40B, với 18 hộ.
Thời gian phong tỏa trong 14 ngày, bắt đầu từ 0 giờ ngày 26/10.
VOV dẫn thông tin từ khảo sát của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, trong 21 quận huyện và TP. Thủ Đức, huyện Hóc Môn là địa phương có tỷ lệ phụ huynh học sinh đồng ý cho con tiêm vaccine ngừa COVID-19 chiếm tỷ lệ cao nhất, với 98,79%, thấp nhất là quận 7 với 79,18%. Trong khi đó, TP. Thủ Đức là nơi có số học sinh trong độ tuổi từ 12 - 17 đông nhất với hơn 92.000 học sinh, tỷ lệ phụ huynh đồng ý tiêm vaccine cho con là 91,86%.
Đối với học sinh khối 12, có 72.171/80.562 phụ huynh đồng ý, chiếm tỷ lệ 89,58%; ở khối 9, tỷ lệ phụ huynh học sinh đồng thuận cho con tiêm vaccine là 93,06%.
Trao đổi với PV Báo Sức Khỏe & Đời Sống sáng 26/10, BS. Trương Mạnh Sức - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hà Nam cho biết, trên địa bàn vừa phát hiện 7 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 thông qua xét nghiệm RT-PCR trên địa bàn thành phố Phủ Lý. Trong số đó có 2 vợ chồng làm tóc trên địa bàn phường Châu Sơn và 1 trường hợp là nhân viên Công ty Công trình đô thị. Các trường hợp này đều ở cộng đồng nên lực lượng chức năng đang khẩn trương điều tra, truy vết để xác định nguồn lây.
Theo CDC Hà Nam, kể từ ca bệnh BN 687.470 ở thôn Lê Lợi, xã Phù Vân, TP. Phủ Lý có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 vào chiều 19/9 đến sáng 26/10, toàn tỉnh ghi nhận 860 ca mắc COVID-19 đã được Bộ Y tế cấp mã.
Sáng 26/10, báo Người lao động dẫn thông tin từ Trung tâm Chỉ huy Phòng, chống dịch Covid-19 phường An Cư, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ đã ra thông báo khẩn về các địa điểm nguy cơ liên quan chùm ca mắc Covid-19 tại hẻm 125 Hoàng Văn Thụ và đường Đề Thám.
Theo đó, có 9 điểm liên quan chùm ca mắc Covid-19 tại hẻm 125 Hoàng Văn Thụ, gồm: Điểm tiêm ngừa Covid-19 tại Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ; chợ Cả Đài; điểm tiêm ngừa tại Trường Mầm non Tây Đô; sạp quần áo Nguyệt ở chợ An Hòa; quán trà sữa PEEKABOO; phòng khám bác sĩ Hoàng Quang Sáng; tiệm tóc Ngọc Ngân; nhà thuốc Trung Sơn trên đường Lý Tự Trọng và Ngân hàng Kiên Long tại số 38-40 đường Hòa Bình.
Liên quan chùm ca bệnh tại đường Đề Thám, 2 địa điểm có nguy cơ là tiệm mì Tân Phát và quán ăn VADO canteen.
Trung tâm Chỉ huy Phòng, chống dịch Covid-19 phường An Nghiệp, quận Ninh Kiều cũng ra thông báo khẩn tìm người liên quan đến 10 điểm có nguy cơ mắc Covid-19, gồm: Nhà số 36 và 36C, đường Huỳnh Thúc Kháng; quán cà phê Hoàng Phát 9, đường Trần Văn Hoài, phường Xuân Khánh; điểm tiêm vắc-xin đường Trần Bình Trọng; shop bách hóa mỹ phẩm số 40/22 đường Trần Hưng Đạo; Phòng Đào tạo Trường ĐH Cần Thơ;
Điểm tiêm vắc-xin Trường Tiểu học An Nghiệp; nhà xe Minh Thu, Khu Dân cư 91B, phường An Khánh; cửa hàng Cirele K, phường An Phú; quán ăn số 83 đường Hoàng Văn Thụ; tiệm sửa xe Hoàng Sơn ở số 27 đường Trần Hưng Đạo, phường An Cư.
Vietnamnet dẫn thông tin từ Cổng thông tin Covid-19 của TP.HCM, quận Bình Thạnh ghi nhận 212 ca dương tính qua test nhanh trong ngày 25/10. Đây là con số cao nhất phát sinh trong ngày tại các quận huyện của TP.HCM.
Quận Bình Thạnh hiện tiêm được 566.805 mũi vắc xin Covid-19. Trong đó có 331.227 mũi 1, 235.578 mũi 2. Hiện 76 trường hợp F0 đang cách ly tập trung, 495 F0 được cách ly tại nhà.
Hiện Bình Thạnh đang ở cấp độ 2 (vùng vàng), tổng số ca nhiễm là 25.902 tính từ ngày 27/4 đến nay.
Trưa 26/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội thông báo tìm người đến Khu đất Đầm Liễng, cuối ngõ 885 đường Tam Trinh, tổ 9, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội từ ngày 10/10 đến 25/10.
Những người đến địa điểm trên tự cách ly, hạn chế tiếp xúc và liên hệ ngay với trạm y tế, trung tâm y tế trên địa bàn hoặc Trạm Y tế phường Yên Sở (quận Hoàng Mai): 0966593646 - 02438615452, Trung tâm Y tế quận Hoàng Mai: 0243.6332628, CDC Hà Nội: 0969082115 - 0949396115 để được tư vấn và hướng dẫn.
Thông báo tìm người được phát đi sau khi tại đây ghi nhận ca dương tính với vi rút SARS-Cov-2 là bệnh nhân V.V.G (nam, sinh năm 1997; có địa chỉ tại khu đất Đầm Liễng, tổ 9, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai), là F1 của bệnh nhân N.😭 liên quan đến chùm ca bệnh tại phố Trần Quang Diệu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa. Bệnh nhân G đã được tiêm mũi 1 vắc xin phòng Covid-19 và được lấy mẫu ngày 25/10, có kết quả xét nghiệm dương tính.
Ngoài ca bệnh này, trong ngày 25 và 2610, thành phố cũng ghi nhận thêm 5 ca dương tính (ở tổ 2, phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai) liên quan đến chùm ca bệnh tại phố Trần Quang Diệu.
Trao đổi với PV vào sáng 26/10, ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội đánh giá, ổ dịch trên địa bàn huyện Quốc Oai diễn biến hết sức phức tạp, số lượng F1 được xác định nhiều.
Về nguồn lây của ổ dịch này, theo ông Tuấn, bước đầu nhận định, ổ dịch này có thể bắt nguồn từ người đàn ông có địa chỉ tại thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai làm việc tại Tòa án nhân dân huyện Quốc Oai.
Bệnh nhân này cũng đã lây cho vợ, 2 con và 2 hàng xóm.
"Tuy nhiên, nguồn lây của người cư trú tại Thanh Oai từ đâu thì chúng tôi đang phải tiếp tục điều tra, xác minh", ông Tuấn nói và cho hay, trong thời gian tới, chắc chắn sẽ phát hiện thêm các ca nhiễm mới ở ổ dịch này.
Trưa 26-10, ông Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, cho báo Người lao động biết tính tới 11 giờ cùng ngày, tại huyện miền núi Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đã ghi nhận 26 ca mắc Covid-19.
Ngoài ra, qua test nhanh trong buổi sáng 26-10 đã ghi nhận thêm 34 người có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Nâng tổng số mắc và nghi mắc tại Nam Trà My lên tới 60 người.
Các ca bệnh này liên quan đến nữ nhân viên công tác tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú - THCS Trà Tập (xã Trà Tập, huyện Nam Trà My), có nhà ở phường Trường Xuân, TP Tam Kỳ.
Như vậy, sau huyện Phước Sơn và Nam Giang, tại tỉnh Quảng Nam có thêm một huyện miền núi xuất hiện hàng chục ca mắc Covid-19.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét hơn 500 bệnh nhân có kết quả dương tính với COVID-19 nhưng không cần nhập viện. Theo đó, thanh thiếu niên và người lớn thừa cân béo phì có nhiều triệu chứng hơn người có cân nặng bình thường.
Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Pia Pannaraj, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm nhi khoa tại Bệnh viện Nhi Los Angeles, Mỹ, cho biết: "Ngay cả khi bị nhiễm một lượng virus giống nhau, thừa cân và béo phì là những yếu tố nguy cơ khiến các triệu chứng COVID-19 trầm trọng hơn".
Tiến sĩ nói thêm: "Tiêm vaccine COVID-19 cho tất cả các cá nhân, và đặc biệt là những người thừa cân và béo phì, là rất quan trọng để ngăn ngừa COVID-19 nặng".
Béo phì có thể dẫn đến bệnh COVID-19 nặng hơn vì béo phì gắn liền với các tình trạng khác khiến người bệnh ốm nặng hơn nếu nhiễm virus, Pannaraj nói.
Xem thêm bài viết tại đây.
Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Phú Thọ từ 6h00 ngày 25/10 đến 6h ngày 26/10, tỉnh Phú Thọ ghi nhận 30 ca dương tính mới.
Cụ thể: tại TP Việt Trì: 18 ca (Chu Hóa 5 ca; Dữu Lâu 01 ca, Thanh Đình 3 ca; Thụy Vân 3 ca; Thọ Sơn 4 ca; Vân Cơ 1 ca; Sông Lô 1 ca); tại Lâm Thao: 8 ca (Phùng Nguyên 2 ca; Sơn Vi 1 ca, Bản Nguyên 1 ca; Thạch Sơn 1 ca; Tiên Kiên 1 ca; TT Hùng Sơn 1 ca; Tứ Xã 1 ca); tại Phù Ninh: 3 ca (TT Phong Châu 1 ca; Phù Ninh 2 ca); tại Cẩm Khê: 1 ca (Hùng Việt 1 ca). Trong đó, tất cả các ca mắc mới thuộc các khu cách ly, khoanh vùng quản lý và các trường hợp F1 đã được theo dõi, cách ly.
Lũy tích toàn tỉnh kể từ ngày 14/10/2021 đến nay, ghi nhận 425 ca mắc COVID-19 tại Việt Trì (267 ca tại 19 xã, phường); thị xã Phú Thọ (11 ca tại 02 xã); huyện Lâm Thao (84 ca tại 10 xã, thị trấn); Phù Ninh (57 ca tại 8 xã, thị trấn); Tam Nông (5 ca tại 2 xã) và Cẩm Khê (1 ca tại 1 xã).
UBND huyện Quốc Oai (Hà Nội) sáng 26/10 ghi nhận thêm 5 ca dương tính SARS-CoV-2 liên quan ổ dịch trên địa bàn. Cả 5 trường hợp này trú tại tổ dân phố Ngô Sài, thị trấn Quốc Oai, đều là F1 đã được cách ly. Như vậy, đến nay chuỗi lây nhiễm này có tổng 24 ca dương tính.
Ngay sau khi nhận thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, chính quyền địa phương khẩn trương truy vết các F và lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ trường hợp tiếp xúc gần với ca nghi nhiễm Covid-19 ngay trong đêm 25/10 và những liên quan trong ngày 26/10.
Tối 25/10, Sở Y tế TP HCM có văn bản khẩn gửi Viện Pasteur (TP HCM) xin ý kiến về việc tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi.
Theo đó, văn bản nêu rõ thực hiện công văn số 8688 của Bộ Y tế về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi. Ngày 22/10, Ban Chỉ đạo dịch phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM đã ban hành Kế hoạch số 3522 về việc tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi tại TP HCM.
Trong khi chờ Bộ Y tế hướng dẫn, Sở Y tế TP HCM đề nghị Viện Pasteur TP HCM chấp thuận cho phép sử dụng loại vắc xin của Pfizer để tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi và hướng dẫn, tập huấn chuyên môn.
Để đảm bảo căn cứ chuyên môn khi tổ chức tiêm vắc xin cho nhóm trẻ này, Sở Y tế mong muốn Viện Trưởng Viện Pasteur sớm xem xét và có ý kiến chỉ đạo để TP HCM có cơ sở thực hiện.
TP HCM kiến nghị tiêm vắc xin cho trẻ từ 12-17 tuổi - Ảnh Việt Hùng.
Các thử nghiệm lâm sàng đã cho thấy vaccine Pfizer an toàn và hiệu quả khi được sử dụng để ngăn ngừa COVID-19 ở trẻ em từ 5 đến 11 tuổi.
Tuy nhiên, FDA chưa đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về tính an toàn và hiệu quả của vaccine vì họ chưa họp để xem xét và thảo luận về dữ liệu thử nghiệm. Nhưng vào ngày 20/9/2021, Pfizer đã phát hành một thông cáo báo chí cho biết sự tin tưởng vào khả năng tạo ra phản ứng kháng thể "mạnh mẽ" của vaccine ở trẻ em từ 5 đến 11 tuổi sau khi tiêm hai liều vaccine cách nhau 21 ngày.
CDC khuyến nghị rằng trẻ em từ 12 tuổi trở lên được chủng ngừa bằng vaccine Pfizer vì lợi ích vượt xa nguy cơ nhỏ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng.
Về cơ bản, vaccine được coi là an toàn để sử dụng cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên và hầu hết các chuyên gia mong đợi một đánh giá an toàn tương tự sẽ được thực hiện cho trẻ em dưới 12 tuổi.
Theo báo Người lao động, hiện các lực lượng hỗ trợ chống dịch từ trung ương và các tỉnh thành đã từng bước rút quân khỏi TP.HCM. Theo kế hoạch trong tháng 11, lực lượng quân y đang chốt chặn tại các Trạm y tế lưu động tại Thành phố cũng sẽ chính thức rút quân.
Kế hoạch sẵn sàng thay thế các chiến sĩ quân y và phát huy hiệu quả các trạm y tế lưu động đã được các ban chỉ đạo phòng chống dịch quận, huyện và Thành phố Thủ Đức cùng ngành y tế thiết lập phù hợp với yêu cầu thực tế, bao gồm cả đội hình dự bị để kịp thời huy động khi cần thiết.
Để luôn sẵn sàng ứng phó với dịch và thực hiện chức năng khám, chữa bệnh thông thường cho người dân, Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các bệnh viện công lập và tư nhân đang chuyển đổi những khu vực cách ly F0 trước đây trở thành các đơn vị hoặc các khoa COVID-19.
Tại buổi họp báo chiều 25/10, báo Người lao động dẫn lời Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết hiện nay, số ca mắc mới của thành phố có giảm nhưng vẫn còn ở mức cao là 73.5/100.000 dân/tuần; tương ứng mức 3 - nguy cơ cao.
Tuy nhiên, nhờ tỷ lệ tiêm vắc-xin của người trên 18 tuổi đã đạt 99% và tỷ lệ tiêm đủ liều vắc-xin của người trên 65 tuổi đã đạt 91,8% nên thành phố được xếp vào nhóm nguy cơ trung bình - cấp độ dịch ở mức 2.
Trước thực tế đó, Phó Giám đốc Sở Y tế nhấn mạnh công tác ứng phó với Covid-19 của TP.HCM vẫn ở cấp độ 3 - mức nguy cơ cao. Do đó, TP.HCM cần cực kỳ thận trọng dù số ca tử vong đang liên tục giảm.
Theo báo Thanh Niên, Hà Nội có 3 chùm ca bệnh Covid-19 cộng đồng đang phát sinh ca mới, gồm:
- Khu vực ngõ 67 Giáp Bát (Q.Hoàng Mai) liên quan nhân viên Bệnh viện 108 với 3 ca mắc.
- Chùm dịch tại cửa hàng làm tóc phố Trần Quang Diệu (Q.Đống Đa) với 4 ca mắc.
- Đặc biệt, ổ dịch huyện Quốc Oai với 19 ca dương tính được đánh giá là khá phức tạp, chưa tìm được nguồn lây nhiễm, liên quan nhiều cơ quan như công an, tòa án huyện, thị trấn...
Khu phong tỏa tại xã Sài Sơn (huyện Quốc Oai) - nơi có ca F0.
VTV dẫn nguồn tin từ báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, tính đến hết ngày 25/10, trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột ghi nhận 42 trường hợp xét nghiệm Realtime RT-PCR dương tính với SARS-CoV-2 trong cộng đồng và 32 trường hợp xét nghiệm test nhanh kháng nguyên dương tính đang chờ kết quả xét nghiệm Realtime RT-PCR khẳng định.
Đặc biệt, ổ dịch tại buôn Kô Siêr, phường Tân Lập, cơ quan y tế đã xét nghiệm trên diện rộng toàn buôn Kô Siêr với 6.500 nhân khẩu, qua đó phát hiện 45 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.
Ngoài ổ dịch tại buôn Kô Siêr, trong 2 ngày 24 và 25/10, trên địa bàn thành phố tiếp tục xuất hiện nhiều ổ dịch trong cộng đồng, đặc biệt tại khu vực đường Y Moal, phường Tân Lợi, liên quan nhóm nhân viên massage.
Theo TS BS Lê Nguyễn Thanh Nhàn – trưởng phòng Chỉ đạo tuyến Bệnh viện Nhi đồng 1, Covid-19 xuất hiện từ tháng 12/2019 đến nay đã có hơn 240 triệu người mắc bệnh, gần 5 triệu người tử vong.
Tại Việt Nam ở làn sóng thứ 4 đã có 680 nghìn người nhiễm bệnh, TP.HCM chiếm hơn 1 nửa. Theo thống kê của Bộ Y tế số trẻ em dưới 17 tuổi mắc bệnh chiếm 17 % trong đó có nhiều trường hợp phải vào ICU và đã ghi nhận có trường hợp tử vong.
Đến nay, số liệu về Covid-19 ở trẻ vẫn là một con số lớn, chúng ta vẫn cần phải quan tâm và TS Nhàn cho rằng có 3 lý do cần phải tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em ở thời điểm này:
Thứ nhất, mặc dù tỷ lệ nặng ít hơn người lớn nhưng vẫn có trường hợp nặng và tử vong nên việc trẻ em tiêm vắc xin là cần thiết để bảo vệ đứa trẻ.
Thứ hai, trẻ em mắc bệnh vẫn lây cho người khác.
Thứ ba, tỷ lệ tiêm chủng Covid-19 ở TP.HCM mũi 1 đạt trên 99%, mũi 2 trên 70%, tỷ lệ người lớn đã được tiêm chủng khi trẻ em chưa tiêm chủng thì trẻ em là đối tượng nguy cơ lây nhiễm. Vì vậy, tiêm vắc xin cho trẻ để trẻ quay lại cuộc sống bình thường mới, đi học.
Xem thêm tại:
Báo Pháp luật TP.HCM đưa tin, trong số ca nhiễm mới ngày 25/10, TP Cần Thơ ghi nhận chùm 27 F0 ở Nhà máy chế biến thủy sản trong Khu công nghiệp Thốt Nốt.
Ngay lập tức, nhà máy được phong tỏa để lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ công nhân viên. Qua xét nghiệm gộp phát hiện 10 mẫu dương tính.
Các trường hợp nghi nhiễm đã được lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR đơn và đang chờ kết quả.
Theo thông tin từ báo Kinh tế Đô thị, qua điều tra, huyện đã truy vết được 243 trường hợp F1 (đưa toàn bộ đi cách ly tập trung), 1.400 trường hợp F2, 2.890 trường hợp F3 và 250 trường hợp liên quan khác.
Để phòng chống dịch Covid-19, huyện Quốc Oai đã cách ly7 khu vực có ca nhiễm Covid-19 và 3 trụ sở cơ quan Nhà nước.
Trung tâm Y tế huyện cũng đã tổ chức lấy mẫu xét nghiệm cho 100% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động các cơ quan, đơn vị thuộc huyện và 100% người dân trong khu cách ly phong tỏa.
Nhân viên y tế lấy mẫu cho người dân ở huyện Quốc Oai.
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. Hồ Chí Minh (969), Bình Dương (517), Đồng Nai (458), An Giang (232), Tây Ninh (163), Bạc Liêu (156), Tiền Giang (111), Kiên Giang (99), Sóc Trăng (87), Long An (74), Trà Vinh (60), Bình Thuận (57), Gia Lai (52), Hậu Giang (48), Khánh Hòa (44), Cà Mau (42), Phú Thọ (37), Đắk Lắk (33), Bà Rịa - Vũng Tàu (27), Cần Thơ (26), Thừa Thiên Huế (23), Bến Tre (23), Hà Giang (22), Nam Định (21), Thanh Hóa (21), Bình Định (20), Đồng Tháp (19), Hà Nội (18), Vĩnh Long (18), Nghệ An (15), Quảng Trị (15), Hà Nam (14), Đắk Nông (13), Ninh Thuận (12), Quảng Nam (12), Bình Phước (10), Quảng Bình (8 ), Quảng Ngãi (8 ), Quảng Ninh (5), Bắc Ninh (5), Kon Tum (4), Ninh Bình (3), Lâm Đồng (3), Hà Tĩnh (3), Vĩnh Phúc (3), Phú Yên (2), Lạng Sơn (2), Hải Dương (1), Đà Nẵng (1), Thái Bình (1), Bắc Giang (1), Lai Châu (1), Lào Cai (1).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Sóc Trăng (209), Đắk Lắk (160), An Giang (65).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hậu Giang (48), Tiền Giang (33), Tây Ninh (31).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 3.609 ca/ngày.