Cập nhật lúc

Việt Nam đề nghị Pfizer thực hiện cam kết cung cấp 51 triệu liều vắc xin trong 2021; Trung Quốc dựng "pháo đài" rộng bằng 46 sân bóng đá, canh phòng "cực gắt"

Tình hình Covid-19 tiếp tục có diễn biến phức tạp trên thế giới.

Việt Nam đề nghị Pfizer thực hiện cam kết cung cấp 51 triệu liều vắc xin trong 2021; Trung Quốc dựng "pháo đài" rộng bằng 46 sân bóng đá, canh phòng "cực gắt"
22
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Việt Nam đề nghị Pfizer đề nghị Pfizer thực hiện cam kết cung cấp đủ 51 triệu liều vắc xin trong năm 2021

    Ngày 15/10, Ủy ban ASEAN tại Washington D.C. đã có buổi làm việc với ông Stephen Claeys, Giám đốc Cấp cao về Chính sách Thương mại của công ty Pfizer, về hợp tác giữa Pfizer với các nước khu vực Đông Nam Á. Đại sứ Hà Kim Ngọc và các Đại sứ, đại diện của tất cả 10 nước ASEAN tại Hoa Kỳ. Đại sứ Hà Kim Ngọc đã tham dự sự kiện này.

    Việt Nam đề nghị Pfizer thực hiện cam kết cung cấp 51 triệu liều vắc xin trong 2021; Trung Quốc dựng pháo đài rộng bằng 46 sân bóng đá, canh phòng cực gắt - Ảnh 1.

    Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc tham dự sự kiện.

    Thay mặt Ủy ban ASEAN tại Washington D.C., Đại sứ Philippines đánh giá đây là một cuộc họp quan trọng nhằm giúp tìm ra các hình thức hợp tác thích hợp giữa các nước ASEAN và Pfizer để cùng ứng phó với đại dịch. Ông Stephen Clayes cho biết Pfizer cam kết tạo sự tiếp cận bình đẳng với giá cả hợp lý cho tất cả mọi người. Pfizer đã cung cấp vắc xin cho các nước ASEAN theo các cơ chế trên và hỗ trợ một số nước ASEAN nâng cao nhận thức về vắc xin. Ông ghi nhận các ý kiến đóng góp tích cực của các nước ASEAN; cho biết Pfizer sẽ thực hiện các cam kết đã ký, trong đó có các cam kết với Việt Nam.

    Đại sứ Hà Kim Ngọc đánh giá cao sự hỗ trợ của Pfizer đối với Việt Nam, đề nghị Pfizer thực hiện cam kết với Lãnh đạo cấp cao Việt Nam cung cấp đủ 51 triệu liều vắc xin trong năm 2021 và tiếp tục trao đổi với các cơ quan Việt Nam về việc cung cấp vắc xin trong năm 2022. Đại sứ Ngọc cũng đề nghị Pfizer hợp tác với Việt Nam trong việc sản xuất thuốc điều trị Covid-19 và thúc đẩy để có vắc xin hiệu quả và an toàn cho trẻ em.

    Đại sứ và đại diện của nhiều nước ASEAN như Philippines, Singapore… chia sẻ quan điểm của Việt Nam về việc Pfizer nên xây dựng cơ sở sản xuất tại Đông Nam Á, một khu vực đang phát triển nhanh và năng động; khuyến nghị nên có sự hợp tác ba bên giữa Pfizer, ASEAN và chính quyền Hoa Kỳ trong việc phòng chống đại dịch; và đề nghị Pfizer tiếp tục hỗ trợ các nước sống chung với đại dịch và chuẩn bị ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Pháp tạm dừng sử dụng vaccine Moderna cho mũi tiêm tăng cường

    Hội đồng Y tế cấp cao của Pháp hôm qua (15/10) ra khuyến nghị tạm dừng việc sử dụng vaccine Moderna của Mỹ cho mũi tiêm tăng cường để đánh giá thêm về các phản ứng phụ.

    Trung Quốc dựng pháo đài rộng bằng 46 sân bóng đá, canh phòng cực gắt; Campuchia có thành tích đột phá - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa: Reuters

    Trong thông báo đưa ra, Cơ quan Y tế cấp cao Pháp (HAS) giải thích, quyết định trên dựa trên các báo cáo nghiên cứu cho thấy vaccine Moderna có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ gây viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi, cho dù các trường hợp gặp phản ứng phụ này vẫn là rất hiếm.

    Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh đang được cải thiện, Pháp sẽ tạm dừng sử dụng vaccine Moderna cho mũi tiêm tăng cường tại thời điểm hiện nay và chờ đợi đánh giá chính thức từ Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA). Cơ quan Y tế cấp cao Pháp khuyến nghị trước mắt chỉ sử dụng vaccine Pfizer/BioNTech cho tiêm mũi thứ 3.

    Trước Pháp, từ đầu tháng 10, các quốc gia Bắc Âu đã tạm đình chỉ việc sử dụng vaccine Moderna để tiêm cho thanh, thiếu niên dưới 30 tuổi. Ireland thậm chí không sử dụng vaccine Moderna đối với cả người trưởng thành. Trong các báo cáo đưa lên Cơ quan Dược phẩm châu Âu, giống như Pháp, cơ quan y tế những nước này đều cho rằng vẫn còn những điểm chưa rõ ràng trong việc sử dụng vaccine Moderna, như các vấn đề về liều lượng vaccine cũng như độ tuổi tiêm.

    Bấm link để đọc toàn bộ bài viết nguồn tại đây 

    Pháp tạm dừng sử dụng vaccine Moderna cho mũi tiêm tăng cườngvov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Campuchia cận mốc 100% trẻ em 6-12 tuổi được tiêm chủng

    Tính từ ngày 17/9 đến ngày 14/10, Campuchia đã tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho 97,98% trong số 1.897.382 trẻ em từ 6 đến 12 tuổi ở nước này.

    Nỗ lực tiêm vaccine cho trẻ em tại Campuchia đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Chương trình này một lần nữa chứng minh khả năng tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ em từ 6 đến 12 tuổi, theo Khmer Times.

    Chuyên gia ám chỉ Trung Quốc tự thấy đang làm sai; Thành tích đột phá của láng giềng Việt Nam khiến các nước ao ước - Ảnh 1.

    Trẻ em đi tiêm vaccine tại Campuchia. Ảnh: Khmer Times.

    Từ ngày 17/9, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã phát động chiến dịch tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ em. Trong gần một tháng qua, các cơ quan liên quan đã nỗ lực để đảm bảo toàn bộ trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 12 được tiêm chủng đầy đủ.

    Đến ngày 14/10, nước này đã tiêm chủng cho 1.859.084 trẻ, tương đương 97,98% trong tổng cộng 1.897.382 trẻ đủ điều kiện. Như vậy, chỉ còn 38.298 trẻ chưa được tiêm vaccine ngừa Covid-19.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nghĩa địa công lớn nhất nước Mỹ chôn cất nạn nhân COVID-19 sẽ thành công viên

    Thành phố New York muốn Đảo Hart, nơi chôn cất các nạn nhân tử vong vì COVID-19 và AIDS, trở thành một địa điểm hấp dẫn hơn.

    Trung Quốc dựng pháo đài rộng bằng 46 sân bóng đá, canh phòng cực gắt; Campuchia có thành tích đột phá - Ảnh 1.

    Người ủng hộ Đảo Hart muốn biến nơi này thành một công viên tưởng niệm thanh bình. Ảnh: Getty Images

    Trước tình cảnh các thi thể chất đống trong đợt bùng phát đại dịch COVID-19 đầu tiên ở New York, nhiều người chết đã được chôn trong những ngôi mộ tập thể trên Đảo Hart, nghĩa trang công cộng lớn nhất của nước Mỹ. Năm ngoái, số lượng người được chôn cất tăng gần gấp 3 lần, cộng với hơn một triệu người New York đã được an táng trên đảo từ trước.

    Đảo Hart là nơi toạ lạc nghĩa địa công cộng lớn nhất ở New York kể từ thế kỷ 19. Rất nhiều thi thể đã được chôn cất ở đó trong những trận dịch khác, như dịch AIDS hay đại dịch cúm năm 1918.

    Trong phần lớn thời gian đó, Đảo Hart được quản lý giống như một nhà tù. Các chuyến thăm được tổ chức theo lịch trình và bị kiểm soát chặt chẽ. Phần lớn công chúng không được tiếp cận nơi này và hầu hết công việc trên đảo được thực hiện bởi các tù nhân Đảo Rikers, với một khoản thù lao nhỏ.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Nghĩa địa công lớn nhất nước Mỹ chôn cất nạn nhân COVID-19 sẽ thành công viênbaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thêm dấu hiệu của việc Trung Quốc từ bỏ 'Zero Covid-19'

    Hai chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu Trung Quốc gần đây đã ám chỉ rằng nước này có thể nới lỏng chính sách “không khoan nhượng với Covid-19”.

    Trong các cuộc phỏng vấn trên các phương tiện truyền thông, người đứng đầu Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc George Gao (Cao Phúc) và nhà dịch tễ học hàng đầu Chung Nam Sơn cho biết khi tỷ lệ tiêm chủng tiến đến 85%, các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt có thể bắt đầu nới lỏng, theo Straits Times.

    "Tôi không nghĩ Trung Quốc có thể tiếp tục như vậy (áp dụng hạn chế nghiêm ngặt) trong một thời gian dài vì đây là một bệnh dịch trên toàn thế giới. Trung Quốc và thế giới phải hợp tác để cùng nhau để vượt qua đại dịch này", bác sĩ Chung nói với tạp chí Southern People Weekly vào tháng trước.

    Chuyên gia ám chỉ Trung Quốc tự thấy đang làm sai; Thành tích đột phá của láng giềng Việt Nam khiến các nước ao ước - Ảnh 1.

    Hai chuyên gia hàng đầu Trung Quốc ám chỉ việc nước này có thể nới lỏng chính sách "không khoan nhượng" với Covid-19. Ảnh: AFP.

    Trong khi đó, tiến sĩ Cao nói với tạp chí Caijing rằng nếu tỷ lệ tiêm chủng ở Trung Quốc đạt 85% vào đầu năm 2022, nước này sẽ có cơ hội "mở cửa", theo Strait Times.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Kỷ lục 1.000 ca Covid-19 tử vong trong một ngày ở Nga

    Số ca Covid-19 tử vong và số ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ ở Nga tăng lên mức cao kỷ lục mới, trong khi tỷ lệ tiêm vắc xin ở nước này vẫn còn thấp.

    Trung Quốc dựng pháo đài rộng bằng 46 sân bóng đá, canh phòng cực gắt; Campuchia có thành tích đột phá - Ảnh 1.

    Tính đến ngày 16.10, số người chết vì Covid-19 ở Nga đã tăng lên hơn 222.000

    Lực lượng phòng chống Covid-19 của Nga hôm nay 16.10 ghi nhận thêm 1.002 ca Covid-19 tử vong trong 24 giờ, vượt số người chết vì bệnh này/ngày ở mức cao kỷ lục là 999 được công bố hôm qua, nâng tổng số ca tử vong lên 222.315, theo hãng tin TASS.

    Lực lượng phòng chống Covid-19 của Nga hôm nay còn ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 mới/ngày cao kỷ lục là 33.208, nâng tổng số ca nhiễm lên hơn 7,9 triệu ca.

    Số ca Covid-19 tử vong và số ca nhiễm mới/ngày ở Nga tăng trong lúc tỷ lệ tiêm vắc xin ở Nga vẫn còn ở mức thấp. Tính đến hôm nay, chỉ 31% dân số nước này được tiêm vắc xin đầy đủ, theo AFP.

    Hôm 14.10, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov gọi tỷ lệ tiêm vắc xin tại Nga ở mức thấp "không thể chấp nhận", nhưng loại trừ khả năng phong tỏa, và nhấn mạnh giới chức phải "tiếp tục giải thích với người dân là cần phải tiêm vắc xin". Ông Peskov nhấn mạnh với giới phóng viên: "Không tiêm vắc xin là vô trách nhiệm".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc nhân đôi ‘đặt cược’ cho chiến lược ‘Zero COVID’

    Ở ngoại ô thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, một khu phức hợp rộng bằng 46 sân bóng đá tiêu chuẩn đang được gấp rút hoàn thành với thời gian xây dựng ngắn kỉ lục.

    Trung Quốc dựng pháo đài rộng bằng 46 sân bóng đá, canh phòng cực gắt; Campuchia  - Ảnh 1.

    Drone và robot sẽ phục vụ bữa ăn và khử khuẩn, vệ sinh buồng cách ly tại Trạm Y tế Quốc tế Quảng Châu. Ảnh: AP

    Ảnh chụp trên không Trạm Y tế Quốc tế Quảng Châu do truyền thông nhà nước Trung Quốc công bố cho thấy hàng dãy nhà ba tầng màu xám đang được hoàn thiện. Địa điểm này cách xa các khu vực đông dân cư của Quảng Châu. Theo kế hoạch, khu phức hợp này sẽ chuyên cách ly người từ nước ngoài vào Trung Quốc, với 5.000 phòng.

    Tại đây, thiết bị bay không người lái (drone) và robot sẽ đảm nhận việc phân phát bữa ăn, vệ sinh buồn từng phòng. Mỗi phòng cũng sẽ được bố trí hệ thống điều hòa, thông gió hoàn chỉnh, bảo đảm dịch vụ cách ly phi tiếp xúc trực tiếp. Trong khu này cũng có đủ 2.000 giường cho nhân viên sống, sinh hoạt ngay tại chỗ và họ cũng sẽ phải trải qua quy trình cách ly sau quá trình làm việc luân phiên một tháng.

    Trạm y tế này có chi phí xây dựng lên đến 250 triệu USD và là khu vực cách ly, ngăn chặn dịch bệnh lây lan từ nguồn nhập khẩu. Trạm sẽ thay thế hệ thống cách ly bằng khách sạn vốn tồn tại nhiều bất cập, không đảm bảo tiêu chuẩn chống dịch. Trung Quốc cũng có kế hoạch xây dựng những cơ sở tương tự trên khắp cả nước.

    Đó không phải là tín hiệu cho thấy quốc gia đông dân nhất thế giới đang chuẩn bị có các bước đi để sống chung với COVID-19. Ngược lại, Trung Quốc vẫn quyết tâm theo đuổi chiến lược "không COVID" (Zero COVID).

    Phó Thủ tướng Trung Quốc Tôn Xuân Lan (Sun Chunlan) trong tuần này đã kêu gọi các cấp chính quyền thực thi biện pháp kiểm soát dịch bệnh "tăng cường và có mục tiêu" khi mùa đông đang đến gần. Một số thành phố tại Trung Quốc cũng đã bắt đầu triển khai tiêm mũi tăng cường cho một số nhóm đối tượng người dân, ví dụ như nhân viên làm việc tại sân bay.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Campuchia chuẩn bị mở cửa toàn bộ nền kinh tế

    Trung Quốc dựng pháo đài rộng bằng 46 sân bóng đá, canh phòng cực gắt; Campuchia có thành tích đột phá - Ảnh 1.

    Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN

    Theo phóng viên TTXVN tại Campuchia, ngày 16/10, báo Khmer Times đưa tin Ủy ban liên bộ về phòng chống dịch COVID-19 đã quyết định sửa đổi các điều kiện về đi lại và quy định về cách ly phòng dịch cho người đến hoặc trở về Campuchia theo hướng nới lỏng so với trước đây. Cụ thể, các quan chức kết thúc chuyến công tác nước ngoài sẽ chỉ phải cách ly tập trung 3 ngày. Điều kiện tương tự cũng được áp dụng với các nhà ngoại giao và quan chức tổ chức quốc tế.

    Người nước ngoài là nhà đầu tư, doanh nhân, chuyên gia có thư đảm bảo hoặc thư mời khi nhập cảnh Campuchia cũng chỉ phải cách ly tập trung 3 ngày. Với người dân thông thường, kể cả công dân Campuchia lẫn người nước ngoài, thời gian cách ly tập trung là 7 ngày. Những người thuộc danh mục khác mà chưa tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 hoặc tiêm chưa đủ liều vẫn phải cách ly tập trung đủ 14 ngày.

    Trước đó, ngày 15/10, người phát ngôn của Bộ Y tế Campuchia, bà Youk Sambath đã có những đánh giá lạc quan về kế hoạch chiến lược mở cửa trở lại một cách an toàn để thúc đẩy kinh tế quốc gia và chiến lược này yêu cầu người dân tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WTO chưa nhất trí bỏ bản quyền đối với vaccine ngừa COVID-19

    Các nước thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tiếp tục bất đồng về bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với các loại vaccine ngừa COVID-19. Nhiều nước cho rằng một thỏa thuận như vậy chỉ có thể đạt được khi một số nước có "thỏa hiệp thực sự".

    Canada bị Trung Quốc chơi một vố đau, kèo vắc xin vỡ tan tành; Phòng thí nghiệm Anh sai lầm chết người, Covid lây lan khắp nơi - Ảnh 1.

    Vaccine phòng COVID-19 của hãng Johnson & Johnson. Ảnh: AFP/ TTXVN

    Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, sau nhiều tháng bất đồng, cuộc thảo luận giữa các thành viên WTO về vấn đề này trong hai ngày 13-14/10 vừa qua tại Geneva (Thụy Sĩ) mang tính xây dựng hơn, nhưng vẫn chưa thể đi đến thống nhất chung. Một quan chức WTO cho biết đã có những dấu hiệu đáng khích lệ. Nam Phi đề nghị các thành viên WTO có sự lựa chọn cụ thể, hoặc tạm đình chỉ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine phòng COVID-19 để thu hẹp khoảng cách về tỷ lệ tiêm chủng trên thế giới hoặc theo cách thức của Liên minh châu Âu (EU), đó là linh hoạt trong các quy tắc để giải quyết vấn đề cung cấp vaccine mà không cần từ bỏ bằng sáng chế.

    Theo Tổng Giám đốc WTO, Ngozi Okonjo-Iweala, các cuộc đàm phán về việc từ bỏ bản quyền đối với vaccine ngừa COVID-19 đã "bế tắc", nhưng các cuộc tham vấn không chính thức vẫn đang tiếp tục. Bà bày tỏ tin tưởng các bên có thể sớm tìm được tiếng nói chung. Dự kiến cuộc họp chính thức tiếp theo sẽ diễn ra ngày 26/10 tới.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hình phạt cực 'nặng đô' với người không tiêm vắc xin Covid-19 tại các nước

    Singapore

    Đảo quốc sư tử đưa ra các quy định khác nhau đối với người dân dựa theo tình trạng tiêm phòng vắc xin Covid-19 của cá nhân.

    Cụ thể, những người chưa tiêm phòng sẽ không được phép tới các trung tâm thương mại, cửa hàng trừ trường hợp là người cần chăm sóc y tế hoặc chăm sóc cho trẻ nhỏ.

    Bộ Y tế Singapore nhấn mạnh, những thay đổi trong công tác phòng dịch là nhằm "bảo vệ những người chưa tiêm phòng", cũng như giải phóng sức ép đối với hệ thống chăm sóc y tế cộng đồng.

    Australia

    Tất cả nhân viên y tế và người trong độ tuổi lao động, cùng nhân viên làm việc ở những khách sạn được dùng làm khu cách ly phải tiêm phòng vắc xin Covid-19. Những người cố tình đi làm trước khi tiêm đủ liều vắc xin Covid-19 sẽ bị phạt 20.000 đôla Australia.

    Các bang như Victoria và New South Wales còn yêu cầu người điều hành quán cà phê, nhà thờ, rạp chiếu phim phải đảm bảo nhân viên làm việc tại chỗ đã được tiêm chủng. Họ có quyền từ chối không phục vụ những khách hàng chưa tiêm vắc xin Covid-19. Những người chưa tiêm phòng hiện chỉ được làm việc tại nhà.

    Anh

    Nhân viên làm việc tại các nhà dưỡng lão ở Anh phải tiêm vắc xin Covid-19 hoặc sẽ bị đuổi việc.

    Hộ chiếu vắc xin được dùng để vào câu lạc bộ đêm và những nơi tập trung đông người đã được áp dụng ở xứ Wales và Scotland.

    Chỉ những khán giả đã tiêm phòng mới được vào sân bóng đá xem các trận thi đấu thuộc khuôn khổ Premier League. Các nhóm lưu động được thành lập để tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên hoặc bắt buộc đối với khán giả vào sân.

    Trung Quốc

    Chỉ những người đã tiêm vắc xin Covid-19 mới được tới các địa điểm công cộng như bệnh viện và siêu thị ở nhiều tỉnh như Giang Tây và Chiết Giang.

    Tại các tỉnh khác như Hà Nam và Quảng Tây, những sinh viên có người thân trong gia đình chưa tiêm đủ liều vắc xin Covid-19 thì không được quay trở lại học tại các trường đã mở cửa hồi tháng Chín.

    Bấm link để đọc toàn bộ bài viết tại đây 

    Hình phạt cực 'nặng đô' với người không tiêm vắc xin Covid-19 tại các nướcinfonet.vietnamnet.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bí quyết Nhật Bản "lội ngược dòng" để tăng tỷ lệ tiêm vaccine, giảm lây nhiễm Covid-19

    Vào giữa tuần này, Nhật Bản thông báo tỷ lệ tiêm chủng mũi 1 và 2 đã vượt Mỹ và các nước châu Âu, đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới.

    Nhật Bản "lội ngược dòng" giảm tỷ lệ lây nhiễm Covid-19

    Các nhà phân tích nhận định rằng, việc Nhật Bản chuyển sang sống chung với Covid-19 do nước này đạt tỷ lệ tiêm chủng cao, số ca mắc giảm chỉ còn 3 con số. Vậy Nhật Bản đã đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng ra sao để trong thời gian ngắn đạt tỷ lệ bao phủ cả 2 mũi vaccine lên mức trên 73% mũi 1 và hơn 64% mũi 2?

    Canada bị Trung Quốc chơi một vố đau, kèo vắc xin vỡ tan tành; Phòng thí nghiệm Anh sai lầm chết người, Covid lây lan khắp nơi - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa: Reuters

    Thời điểm bắt đầu tiêm vaccine Covid-19 tại Nhật Bản bắt đầu từ tháng 2 năm nay cho những đối tượng ưu tiên như y tá, bác sĩ…, tháng 4 mở rộng cho đối tượng người già từ 65 tuổi trở lên. Đến cuối tháng 5, chỉ có khoảng hơn 4% số người cao tuổi được tiêm vaccine, mặc dù đây là đối tượng hầu hết đều mong muốn tiêm vaccine. Đến tháng 7 cũng chỉ có khoảng hơn 34% dân số được tiêm mũi 1. Điều này khiến chính phủ bị chỉ trích là tiến hành tiêm chủng quá chậm.

    Nguyên nhân chính của việc này là do số vaccine mà Nhật Bản đặt mua không đủ cung cấp cho các địa phương, mặc dù chính phủ đã đặt mua sớm từ các công ty dược của Mỹ, Anh… Mặt khác, Nhật Bản thận trọng trong việc kiểm định, chỉ cho phép sử dụng 2 loại vaccine đó là Pfizer và Moderna trong kế hoạch tiêm chủng, cộng thêm nhiều người không muốn tiêm.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Bí quyết Nhật Bản "lội ngược dòng" để tăng tỷ lệ tiêm vaccine, giảm lây nhiễm Covid-19vov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga phát triển vaccine có thể chống lại một số loại virus khác nhau

    Các nhà khoa học Nga đã bắt đầu nghiên cứu tiền lâm sàng vaccine có thể chống lại một số loại virus khác nhau hoặc một số biến thể của một loại virus.

    Hãng thông tấn Tass dẫn lời Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh Quốc gia mang tên Gamalei, ông Alexander Ginzburg cho biết các chuyên gia của Trung tâm đang phát triển nền tảng công nghệ vaccine mới có thể chống lại nhiều loại virus khác nhau.

    Canada bị Trung Quốc chơi một vố đau, kèo vắc xin vỡ tan tành; Phòng thí nghiệm Anh sai lầm chết người, Covid lây lan khắp nơi - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa: Tass.

    Theo ông Ginzburg, loại vaccine này đã được bắt đầu thử nghiệm tiền lâm sàng trên khỉ. Công nghệ này có thể ngay lập tức bảo vệ một người khỏi các chủng virus khác nhau của cùng một mầm bệnh hoặc chống lại các loại virus khác nhau cùng một lúc.

    Dựa trên cách tiếp cận này, các nhà khoa học có thể kết hợp các kháng nguyên khác nhau của virus cúm và virus corona.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Nga phát triển vaccine có thể chống lại một số loại virus khác nhauvov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ tiếp nhận du khách quốc tế tiêm kết hợp vaccine

    Trong một động thái nhằm khuyến khích khách du lịch tới Mỹ, ngày 15/10, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của nước này cho biết du khách quốc tế tiêm kết hợp các loại vaccine ngừa COVID-19 do các hãng khác nhau sản xuất vẫn được nhập cảnh Mỹ.

    Canada bị Trung Quốc chơi một vố đau, kèo vắc xin vỡ tan tành; Phòng thí nghiệm Anh sai lầm chết người, Covid lây lan khắp nơi - Ảnh 1.

    Người dân tập trung trên cầu Brooklyn ở New York, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

    Một người phát ngôn của CDC Mỹ nêu rõ: "Mặc dù CDC Mỹ không khuyến khích kết hợp các loại vaccine khác nhau trong quy trình tiêm chủng, song chúng tôi công nhận rằng điều này ngày càng phổ biến tại các quốc gia khác, do đó cần được công nhận trong hồ sơ vaccine". CDC Mỹ đồng thời lưu ý rằng các loại vaccine này phải là các loại vaccine được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cấp phép sử dụng.

    Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh trước đó cùng ngày, Chính phủ Mỹ thông báo sẽ dỡ bỏ các hạn chế đi lại với những người nước ngoài đã được tiêm ngừa COVID-19 đầy đủ. Theo đó, người đến từ hơn 30 quốc gia trong "danh sách xanh" của Mỹ sẽ được phép nhập cảnh nước này qua các cửa khẩu hàng không và đường bộ từ ngày 8/11.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Mỹ tiếp nhận du khách quốc tế tiêm kết hợp vaccinebaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc thất hứa với Canada

    Cuộc hợp tác bất thành của chính phủ Canada với một công ty sản xuất vắc-xin ở Trung Quốc trong thời kỳ đầu của đại dịch đã khiến nỗ lực sản xuất vắc-xin COVID-19 của Canada bị trì hoãn gần hai năm.

    Các tài liệu của chính phủ do The Fifth Estate thu được cho thấy các quan chức Canada đã lãng phí hàng tháng trời chờ đợi một loại vắc xin được đề xuất từ Trung Quốc để thử nghiệm thêm và chi hàng triệu USD để nâng cấp một cơ sở sản xuất nhưng tới nay nó vẫn chưa bao giờ sản xuất một liều vắc xin COVID-19.

    Cụ thể, Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Canada (NRC) đã ký một thỏa thuận với CanSino Biologics có trụ sở tại Thiên Tân vào đầu tháng 5/2020 để "theo dõi nhanh tình hình vắc xin COVID-19 ở Canada để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp cho đại dịch."

    Vắc xin CanSino, do nhóm nghiên cứu khoa học của quân đội Trung Quốc tạo ra, sẽ được chuyển đến Canada để thử nghiệm trên người vào tháng 5 năm đó. Nếu thành công, vắc-xin sẽ được sản xuất tại một cơ sở tạm thời ở Montreal mà NRC đã cam kết cung cấp 44 triệu đô la để nâng cấp.

    Vắc xin mắc kẹt ở Trung Quốc

    Trong nhiều tháng, NRC đã cố gắng tăng số liều mà cơ sở có thể sản xuất cho công chúng. Nhưng cuối cùng, vắc-xin CanSino có thể sẽ không bao giờ đến được Canada.

    Canada bị Trung Quốc chơi một vố đau, kèo vắc xin vỡ tan tành; Phòng thí nghiệm Anh sai lầm chết người, Covid lây lan khắp nơi - Ảnh 1.

    Thủ tướng Justin Trudeau đã công bố thỏa thuận này với người dân Canada vào ngày 16/5/2020. Nhưng một bản ghi nhớ của chính phủ liên bang vào cuối tháng đó cho thấy Đại sứ quán Canada tại Bắc Kinh vẫn đang làm việc để vắc xin được thông quan bởi hải quan Trung Quốc.

    Bản ghi nhớ cho biết: "Vắc xin CanSino vẫn còn ở Trung Quốc. Đại sứ quán có [cuộc họp] vào ngày mai. Nếu vắc xin được thông quan [vào ngày mai], chúng có thể được đưa lên chuyến bay vào ngày 27."

    Nhưng loại vắc xin này đã không được đưa lên máy bay vào ngày 27/5 năm đó.

    Bài viết được tổng hợp từ:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Anh đình chỉ phòng xét nghiệm COVID-19 vì "biến' dương tính thành âm tính 43.000 mẫu

    Một phòng xét nghiệm COVID-19 ở thành phố Wolverhampton của Anh vừa bị đình chỉ do có sai sót lớn. Khoảng 43.000 người ở vùng tây nam nước Anh bị xét nghiệm sai, từ dương tính thành âm tính.

    Nghi án tiêm vaccine hết hạn ở Đài Loan, lãnh đạo lý giải bất ngờ; Biến thể Delta bốc hơi ở Mỹ, chuyên gia chỉ ra thảm cảnh kinh hoàng - Ảnh 1.

    Một điểm lấy mẫu xét nghiệm ở Anh - Ảnh: The Guardian.

    Theo báo The Guardian, đây là lỗi của phòng xét nghiệm.

    Thông báo của cơ quan an ninh y tế Anh cho biết: "Bộ phận xét nghiệm và truy vết của Dịch vụ y tế Anh đã đình chỉ hoạt động phòng xét nghiệm COVID-19 của Công ty Immensa Health Clinic ở thành phố Wolverhampton, sau khi điều tra sự việc nhiều người có kết quả xét nghiệm PCR âm tính dù trước đó đã dương tính qua xét nghiệm nhanh".

    Theo Dịch vụ y tế Anh, ước tính có khoảng 400.000 mẫu đã được xử lý tại phòng xét nghiệm này, phần lớn kết quả là âm tính.

    Tuy nhiên, khoảng 43.000 người có thể đã nhận được kết quả xét nghiệm PCR âm tính không chính xác trong thời gian từ ngày 8-9 đến ngày 12-10, đa số ở tây nam nước Anh.

    Mặc dù đây là sự cố riêng lẻ ở một phòng xét nghiệm nhưng tất cả các mẫu xét nghiệm thực hiện tại đây đã được chuyển đến các phòng xét nghiệm khác.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Anh đình chỉ phòng xét nghiệm COVID-19 vì 'biến' dương tính thành âm tính 43.000 mẫutuoitre.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    EU cảnh báo Covid-19 và cúm mùa có thể gây ra "đại dịch kép"

    Cao ủy EU về Y tế và An toàn Thực phẩm Stella Kyriakides hôm qua (15/10) cảnh báo, khi mùa Đông đến, sự lưu hành đồng thời của virus gây ra đại dịch Covid-19 và cúm theo mùa có thể gây ra "đại dịch kép".

    Nghi án tiêm vaccine hết hạn ở Đài Loan; Biến thể Delta bốc hơi ở Mỹ, chuyên gia chỉ ra thảm cảnh kinh hoàng - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa: Reuters.

    Theo bà Stella Kyriakides, khi chưa có đại dịch Covid-19, đã có tới 40.000 người ở Liên minh châu Âu (EU) thiệt mạng mỗi năm do các nguyên nhân liên quan đến cúm. Cao ủy EU về Y tế và An toàn Thực phẩm kêu gọi người dân tiêm vaccine phòng bệnh cúm theo mùa bởi tiêm chủng vẫn là hình thức phòng ngừa hiệu quả nhất đối với cả dịch Covid-19 lẫn bệnh cúm.

    Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Âu, gần 3/4 dân số trưởng thành ở EU đã được tiêm phòng ngừa Covid-19 nhưng tỷ lệ tiêm chủng ở EU không đồng đều. Trong khi 90% số người trưởng thành ở Bồ Đào Nha và Ireland đã được tiêm chủng đầy đủ thì tỷ lệ này ở Romania chỉ là 35% và ở Bulgaria là 24%. Sự chênh lệch về tỷ lệ tiêm chủng cũng diễn ra ở bệnh cúm mùa./.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    EU cảnh báo Covid-19 và cúm mùa có thể gây ra "đại dịch kép"vov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Israel bước đầu đẩy lui làn sóng Covid-19 nhờ tiêm chủng mũi 3, khẩu trang và thẻ xanh

    Israel đã phải chống chọi nhiều làn sóng Covid-19. Thời gian qua, nhờ áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp, nhất là tiêm chủng mũi 3, Israel đã cải thiện được tình hình, bước đầu làm giảm đáng kể số ca nhiễm mới...

    Tình hình sáng sủa dần

    Các nhà khoa học và giới chức y tế cho hay, vào thời điểm 4 tháng sau khi bước vào một trong những đợt bùng phát Covid-19 tồi tệ nhất, Israel bắt đầu chứng kiến sự giảm mạnh ca nhiễm mới, ca bệnh nặng nhờ vào việc áp dụng các mũi tiêm chủng tăng cường, hộ chiếu vaccine, và quy định phải đeo khẩu trang.

    Israel hứng chịu làn sóng dịch bệnh Covid-19 thứ 4 vào tháng 6/2021 do biến thể Delta lây lan siêu nhanh.

    Thay vì áp dụng các biện pháp phong tỏa mới, chính phủ Israel đã tiến hành chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 mũi 3, sử dụng vaccine Pfizer/BioNTech cho những người từ 12 tuổi trở lên, cùng với đó là quy định phải đeo khẩu trang và bắt buộc sử dụng "thẻ xanh" – chứng nhận đã tiêm chủng, đã phục hồi sau khi mắc bệnh Covid-19, hoặc có xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 gây ra bệnh này khi tới các địa điểm công cộng như nhà hàng...

    Kể từ khi dịch Covid-19 đạt đỉnh ở Israel vào đầu tháng 9, số ca nhiễm trong ngày tại nước này đã giảm hơn 80%, còn số ca bệnh nặng giảm gần một nửa.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Israel bước đầu đẩy lui làn sóng Covid-19 nhờ tiêm chủng mũi 3, khẩu trang và thẻ xanhvov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga dự định cung cấp vaccine cho 1 tỷ người trong năm 2022

    Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Fortune ngày 15/10, Tổng Giám đốc Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF), ông Kirill Dmitriev, cho biết trong năm sau Nga sẽ sản xuất lượng vaccine Sputnik V và Sputnik Light đủ để tiêm chủng cho 1 tỷ người.

    Nga đặt mục tiêu cao cả khiến thế giới phải ngưỡng mộ thán phục; Biến thể Delta bốc hơi ở Mỹ, chuyên gia chỉ ra thảm cảnh kinh hoàng - Ảnh 1.

    Vaccine Sputnik Light phòng COVID-19 của Nga. Ảnh: Reuters/TTXVN

    Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Fortune ngày 15/10, Tổng Giám đốc Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF), ông Kirill Dmitriev, cho biết trong năm sau Nga sẽ sản xuất lượng vaccine Sputnik V và Sputnik Light đủ để tiêm chủng cho 1 tỷ người.

    Cũng theo ông Dmitriev, đến cuối năm nay, số liều vaccine Sputnik V và Sputnik Light sẽ đủ tiêm cho 700 triệu người. "Chúng tôi không cố gắng trở thành người chơi lớn trên thị trường nhưng chúng tôi muốn đóng góp một phần công sức", ông giải thích.

    Tháng trước, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Gamaleya, ông Alexander Gunzburg, cho biết khoảng 57 triệu bộ vaccine Sputnik V hai liều đã được đưa vào lưu hành.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nghi án tiêm vaccine AstraZeneca hết hạn cho dân rúng động đảo Đài Loan: Chính quyền lý giải sai sót

    Lãnh đạo cơ quan y tế thành phố Đài Bắc, đảo Đài Loan, bác bỏ cáo buộc của ủy viên Hội đồng thành phố Lin Ying-meng rằng ít nhất 2 cư dân đã bị tiêm các mũi vaccine Covid-19 hết hạn.

    Bà Lin đăng tải thông tin trên Facebook vào ngày 12/10 rằng bà có bằng chứng cho thấy chính quyền đã để cho một phần số vaccine AstraZeneca mà Nhật Bản viện trợ Đài Loan bị hết hạn.

    Đến thăm một điểm tiêm chủng tại Đài Bắc vào sáng ngày 13/10, Phó Thị trưởng Đài Bắc Tsai Ping-kun đáp trả cáo buộc trên, khẳng định toàn bộ số vaccine AstraZeneca mà thành phố có đã được sử dụng vào ngày 2/10 - một ngày trước khi vaccine hết hạn.

    Theo ông Tsai, Đài Bắc nhận được 1.500 liều trong lô vaccine ngày 18/9, và nhận 246 liều khác thuộc cùng lô vào ngày 23/9. Ông cho biết do có các liều vaccine chưa được sử dụng nên các cơ sở ngoại trú đặc biệt đã được mở tại 17 đơn vị y tế vào ngày 27/9 để phục vụ người dân tiêm mũi thứ 2.

    Hệ thống giám sát tiêm chủng của Đài Bắc thể hiện rằng toàn bộ vaccine được phân bổ đã sử dụng hết tính đến ngày 2/10 - ông Tsai nêu.

    Nghi án tiêm vaccine hết hạn ở Đài Loan, lãnh đạo lý giải bất ngờ; Biến thể Delta bốc hơi ở Mỹ, chuyên gia chỉ ra thảm cảnh kinh hoàng - Ảnh 1.

    Ủy viên độc lập của Hội đồng thành phố Đài Bắc Lin Ying-meng (giữa) trong cuộc họp báo ngày 13/10, với các bằng chứng cáo buộc ít nhất 2 cư dân bị tiêm vaccine Covid-19 hết hạn (Ảnh: Taipei Times)

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    “Biến thể Delta sắp hết người để lây nhiễm”: Mỹ sẽ thoát khỏi cơn ác mộng Covid-19?

    Theo các nhà khoa học, khả năng miễn dịch tăng lên và những thay đổi trong hành vi của con người là lý do dẫn đến sự sụt giảm số ca mắc Covid-19 tại Mỹ trong thời gian gần đây, nhưng vẫn còn nhiều điều chưa thể lường trước được.

    Sau một đợt bùng phát dịch nghiêm trọng vào mùa hè do sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta, virus SARS-CoV-2 dường như đang "rút lui" tại Mỹ.

    Mỹ ghi nhận khoảng 90.000 ca mắc Covid-19 mới mỗi ngày, giảm hơn 40% kể từ tháng 8. Số người nhập viện và tử vong do Covid-19 cũng giảm.

    43.000 người Anh chịu trận vì sai lầm chết người; AstraZeneca sẽ kết liễu Covid-19 bằng phát minh bom tấn? - Ảnh 1.

    Tiêm vaccine Covid-19 tại Mỹ. Ảnh: Getty Images

    Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh vẫn chưa thuyên giảm trên khắp nước Mỹ khi bang Alaska vẫn chứng kiến số ca nhiễm SARS-CoV-2 tăng cao. Mặc dù vậy, trên toàn quốc, xu hướng số ca mắc bệnh giảm là điều có thể thấy rõ. Điều này mang lại hy vọng rằng điều tồi tệ nhất đối với Mỹ có thể đã qua.

    Trong gần 2 năm qua, Mỹ đã trải qua nhiều đợt bùng phát Covid-19 khiến các bệnh viện trở nên quá tải. Rất khó để tìm ra lý do khiến virus sinh sôi và lây lan trong mỗi đợt dịch. Điều này khiến việc đưa ra dự đoán về diễn biến đại dịch trong tương lai gặp khó khăn.

    Khi mùa đông đang đến gần, có nhiều lý do để lạc quan về tình hình dịch bệnh tại Mỹ. Gần 70% người lớn đã được tiêm chủng đầy đủ và nhiều trẻ em dưới 12 tuổi có thể sẽ đủ điều kiện để tiêm chủng sau vài tuần nữa. Các nhà quản lý liên bang sẽ sớm cấp phép loại thuốc kháng virus đầu tiên để điều trị Covid-19.

    Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo rằng đại dịch vẫn chưa kết thúc. Mỗi ngày Mỹ vẫn ghi nhận gần 2.000 ca tử vong do dịch bệnh và một đợt bùng phát mới vào mùa đông là điều có thể xảy ra. Theo các chuyên gia, vẫn còn nhiều người Mỹ chưa tiêm chủng và còn quá sớm để dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch cơ bản.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thêm bước tiến cho hỗn hợp kháng thể ngừa Covid-19 của AstraZeneca

    Cơ quan quản lý dược phẩm của châu Âu hôm 14.10 cho biết đã bắt đầu đánh giá hỗn hợp kháng thể của AstraZeneca, loại thuốc đầu tiên ngoài vắc xin có hiệu quả ngừa Covid-19.

    Cơ quan Thuốc châu Âu (EMA) thông báo bắt đầu xem xét hỗn hợp kháng thể Evusheld (còn gọi là AZD7442) dựa trên kết quả thực tế từ các nghiên cứu lâm sàng. Thông báo được đưa ra khoảng một tuần sau khi AstraZeneca nộp đơn xin cấp phép sử dụng khẩn cấp loại thuốc này cho các cơ quan chức năng Mỹ.

    Khác với vắc xin dùng để kích thích hệ miễn dịch tạo kháng thể và tế bào chống nhiễm, Evusheld chứa các kháng thể được tạo ra trong phòng thí nghiệm sẽ tồn tại trọng cơ thể nhiều tháng để ngăn chặn virus khi cơ thể bị nhiễm. Evusheld bao gồm 2 kháng thể đơn dòng là tixagevimab và cilgavimab.

    43.000 người Anh chịu trận vì sai lầm chết người; AstraZeneca sẽ kết liễu Covid-19 bằng phát minh bom tấn? - Ảnh 1.

    AstraZeneca đang đàm phán với Mỹ và các nước khác về việc cung cấp Evusheld. Ảnh: Reuters

    Thử nghiệm cho thấy thuốc có hiệu quả với người chưa nhiễm virus, và giúp giảm tử vong và bệnh nặng khi được dùng điều trị trong vòng một tuần kể từ khi có triệu chứng.

    Về phía AstraZeneca, công ty nói rằng đang đàm phán các thỏa thuận cung cấp Evusheld với Mỹ và các nước khác.

    Thử nghiệm cho thấy thuốc có hiệu quả với người chưa nhiễm virus, và giúp giảm tử vong và bệnh nặng khi được dùng điều trị trong vòng một tuần kể từ khi có triệu chứng.

    Về phía AstraZeneca, công ty nói rằng đang đàm phán các thỏa thuận cung cấp Evusheld với Mỹ và các nước khác.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Toàn thế giới đã ghi nhận trên 240,5 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2

    Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 15/10 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 240.543.401 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.900.281 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi là 217.818.977 người.

     - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Tarzana, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

    Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 741.898 ca tử vong trong tổng số 45.639.563 ca. Tiếp đó là Ấn Độ với 451.906 ca tử vong trong số 34.041.091 ca. Brazil đứng thứ 3 với 602.201 ca tử vong trong số 21.612.237 ca.

    Tính theo tỷ lệ dân số, Peru là quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất, theo đó cứ 100.000 người dân thì có 606 người tử vong. Tiếp đến là Bosnia-Herzegovina với 338 người và CH Bắc Macedonia với 331 người/100.000 dân.

    Xét theo khu vực, Mỹ Latinh và Caribe hiện có trên 1,5 triệu ca tử vong trong trên 45,4 triệu ca. Tiếp đến là châu Âu, có trên 70 triệu người mắc COVID-19, trong đó có trên 1,3 triệu ca tử vong. Châu Á ghi nhận trên 1,1 triệu ca tử vong trong trên 76,8 triệu ca. Bắc Mỹ có trên 1,1 triệu ca tử vong trong trên 54,1 triệu ca. Châu Phi ghi nhận trên 214.800 ca tử vong, trong khi số người không qua khỏi ở châu Đại Dương là trên 3.100 người.

    Trong 24 giờ qua, Lào đã ghi nhận 573 ca mắc mới COVID-19; trong đó có tới 571 ca lây nhiễm cộng đồng, số còn lại là các ca nhập cảnh được cách ly ngay. Theo Bộ Y tế Lào, tình hình dịch COVID-19 tại nước này vẫn diễn biến phức tạp khi số ca mắc tăng cao tại một số tỉnh, thành tiếp tục gây áp lực lớn đối với hệ thống y tế quốc gia. Đáng chú ý, sau khi tỉnh Luang Prabang có số ca mắc tăng đột biến hôm 14/10 thì ngày 15/10, tỉnh Khammuan lại vượt thủ đô Viêng Chăn về số ca lây nhiễm cộng đồng khi ghi nhận 161 ca. Đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào đã lên tới 31.188 ca, trong đó có 36 người tử vong.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại