Cập nhật lúc

Gần 370 học sinh dương tính. Thông tin về 3 ca nghi mắc biến thể Omicron bay từ TP.HCM

Cập nhật diễn biến dịch Covid-19 ngày 14/12 trên cả nước.

Gần 370 học sinh dương tính. Thông tin về 3 ca nghi mắc biến thể Omicron bay từ TP.HCM
27
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Hải Phòng không còn vùng đỏ, thêm hơn 100 ca qua khám sàng lọc

    Tin từ Sở Y tế Hải Phòng cho biết, toàn thành phố hôm nay ghi nhận thêm 211 ca dương tính SARS-CoV-2, phần lớn được phát hiện qua khám sàng lọc tại các công ty, cơ sở khám chữa bệnh.

    Gần 370 học sinh dương tính. Thông tin về 3 ca nghi mắc biến thể Omicron bay từ TP.HCM - Ảnh 1.

    Ngày 14/12, Hải Phòng thêm 211 ca, đáng chú ý 84 trường hợp được phát hiện tại công ty Aurora (Thủy Nguyên) qua xét nghiệm sàng lọc.

    Cũng trong hôm nay (14/12), ngành y tế Hải Phòng ghi nhận 3 ca tử vong do COVID-19 trong đó có 1 bệnh nhân là nữ, 69 tuổi ở Vĩnh Bảo, có bệnh lý nền suy thận mạn giai đoạn cuối.

    Liên quan công tác phòng chống dịch trên địa bàn, ngày 14/12, UBND TP Hải Phòng đã điều chỉnh cấp độ dịch cho các địa bàn thuộc 15 quận, huyện. Theo đó, toàn huyện Tiên Lãng hiện chỉ còn 8 xã vùng cam, 2 xã vùng vàng, còn lại xanh. Như vậy, đến thời điểm hiện tại, toàn thành phố Hải Phòng không còn vùng đỏ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cà Mau lần đầu tiên ghi nhận hơn 1.000 ca mắc COVID-19

    Chiều tối 14/12, thông tin từ Sở Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Cà Mau cho biết, trong 24 giờ qua trên địa bàn tỉnh ghi nhận 1.011 ca F0, trong đó có 859 ca ghi nhận trong cộng đồng, nâng tổng số ca mắc lên 18.237 ca.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thuốc Covid-19 của Pfizer đạt hiệu quả 89%

    Pfizer thông báo kết quả phân tích cho thấy thuốc viên trị Covid-19 đạt hiệu quả 89% giảm khả năng nhập viện và tử vong với trường hợp nguy cơ cao.

    Hôm nay, số ca nhiễm mới ở đâu vượt cả Hà Nội, TP.HCM? Pfizer đã có thuốc trị Covid-19 dạng viên - Ảnh 1.

    Logo của Pfizer và thuốc của hãng được chụp ngày 29/9. Ảnh:Reuters.

    "Kết quả này mang lại hy vọng to lớn về một biện pháp xử lý Covid-19 hiệu quả cao khác", Mikael Dolsten, giám đốc khoa học của hãng dược phẩm Mỹ Pfizer, hôm nay cho biết.

    Phân tích cuối cùng về kết quả nghiên cứu giai đoạn cuối xác nhận Paxlovid, thuốc trị Covid-19 dạng viên của Pfizer, đạt hiệu quả 89% giảm khả năng nhập viện và tử vong đối với người trưởng thành nguy cơ trở nặng cao nếu nhiễm nCoV.

    Pfizer đã đạt thỏa thuận với Tổ chức Bằng sáng chế Thuốc (MPP) để trao giấy phép thứ cấp sản xuất Paxlovid cho những nhà sản xuất đủ điều kiện tại 95 nước, bao gồm tất cả quốc gia thu nhập thấp và dưới trung bình, nếu sản phẩm được các cơ quan quản lý cấp phép, thông tin trên báo VnExpress.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    366 học sinh là F0, hơn 4.000 học sinh khác phải cách ly

    Chiều 14/12, Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết, tính từ ngày 15/10 đến nay, tỉnh này ghi nhận tổng cộng 366 học sinh là F0 mắc Covid-19. Đến trưa 14/12, đã có 105 em học sinh được điều trị khỏi và ra viện. Hiện đang còn 261 em học sinh đang mắc Covid-19 phải điều trị tại các cơ sở y tế. Trong đó có 28 học sinh mầm non, 74 em học sinh tiểu học, 95 em học sinh THCS và 64 em học sinh THPT.

    Hôm nay, số ca nhiễm mới ở đâu vượt cả Hà Nội, TP.HCM? Thông tin về 3 F0 nghi mắc biến thể Omicron - Ảnh 1.

    Học sinh trên địa bàn huyện Con Cuông được lấy mẫu xét nghiệm diện rộng.

    Xem chi tiết tại đây: https://soha.vn/366-hoc-sinh-l...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngày 14/12, Hà Nội phát hiện thêm 900 ca mắc Covid-19

    Ngày 14/12, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, trong ngày, thành phố phát hiện thêm 900 ca mắc Covid-19, trong đó, 315 ca cộng đồng, 447 ca ở khu cách ly và 138 ca ở khu phong tỏa.

    Theo CDC Hà Nội, đây là ngày có số ca cao nhất phát hiện trong 24h kể từ đầu dịch ở thành phố. Đồng thời, là lần đầu tiên, thành phố phát hiện 900 ca trong ngày.

    Đây cũng là ngày thứ 3 liên tiếp, thành phố ghi nhận hơn 300 ca mắc trong cộng đồng.

    Thêm 15.220 ca mới, 252 ca tử vong. Thông tin về 3 F0 bay từ TP.HCM nghi mắc biến thể Omicron - Ảnh 1.

    Xem chi tiết tại đây: https://soha.vn/ngay-14-12-ha-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thêm 15.220 ca nhiễm mới

    Tính từ 16h ngày 13/12 đến 16h ngày 14/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 15.220 ca nhiễm mới, trong đó 17 ca nhập cảnh và 15.203 ca ghi nhận trong nước (giảm 146 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 9.351 ca trong cộng đồng).

    Số bệnh nhân tử vong: 

    - Từ 17h30 ngày 13/12 đến 17h30 ngày 14/12 ghi nhận 252 ca tử vong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TP.HCM đưa 8 giải pháp ứng phó biến chủng Omicron

    Ngày 14/12, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức ký ban hành khẩn kế hoạch xây dựng thế trận y tế ứng phó với biến chủng Omicron.

    Theo đó, TP.HCM vạch ra 8 giải pháp. Thứ nhất, tăng giám sát, kiểm dịch quốc tế tại các cửa khẩu hàng không, hàng hải.

    Thứ hai, tăng giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc Covid-19 tại địa bàn dân cư, cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp.

    Thứ ba, giám sát bằng xét nghiệm nhằm sớm phát hiện ca nhiễm biến chủng Omicron. Cụ thể, TP.HCM xét nghiệm giải trình tự gene tất cả trường hợp dương tính thuộc 2 nhóm: Người nhập cảnh trong vòng 28 ngày; và người tái mắc Covid-19.

    Trường hợp thuộc 2 nhóm nêu trên dương tính với SARS-CoV-2 sẽ được chuyển tới Bệnh viện dã chiến số 12 để cách ly, điều trị và thực hiện giải trình tự gene.

    Thứ tư, tăng cập nhật thông tin trên thế giới về Omicron để đánh giá đúng mức nguy hiểm; chuẩn bị biện pháp phòng ngừa, can thiệp và tổ chức truyền thông phù hợp, hiệu quả.

    Thứ năm triển khai đầy đủ, kịp thời việc tiêm vaccine phòng Covid-19 liều bổ sung, liều nhắc lại.

    Thứ sáu, kiện toàn và triển khai đồng bộ hệ thống kiểm dịch từ cấp thành phố đến huyện, xã; ứng phó linh hoạt tùy thuộc cấp độ nguy hiểm của dịch do biến thể Omicron gây ra.

    Thứ bảy, tiếp tục triển khai đầy đủ, hiệu quả các trạm y tế lưu động; tổ chức chăm sóc F0 tại cộng đồng.

    Thứ tám, xây dựng kế hoạch triển khai bệnh viện dã chiến hoặc cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 cấp huyện, sẵn sàng kích hoạt và đưa vào hoạt động ngay khi có yêu cầu.

    TP.HCM giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị để thực hiện, tinh thần là sẵn sàng ứng phó với biến chủng Omicron, thông tin được dẫn từ báo Zing.vn.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hàng quán ế ẩm khi bán hàng mang về tại khu vực Quận Đống Đa

    Clip: Quang Đức/Kingpro

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bộ Y tế thông tin về 3 ca nghi mắc biến thể Omicron bay từ Việt Nam

    Chiều 14-12, Bộ Y tế cho biết 3 trường hợp nghi mắc biến thể mới tại Hồng Kông (Trung Quốc) bay từ Việt Nam là do chủng Delta.

    Trước đó, ngày 10-12, Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR_2005) Việt Nam (Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế) nhận được thông báo từ Cơ quan đầu mối quốc gia IHR (Bộ Y tế) Hồng Kông (Trung Quốc) về 3 trường hợp phát hiện mắc Covid-19, nghi ngờ nhiễm biến thể Omicron, ngay khi nhập cảnh Hồng Kông (Trung Quốc) ngày 8-12.

    Cả 3 trường hợp (2 công dân Việt Nam và 1 công dân là người nước ngoài) đáp chuyến bay số hiệu CX764 từ TP HCM đi Hồng Kông.

    Gần 370 học sinh dương tính. Thông tin về 3 ca nghi mắc biến thể Omicron bay từ TP.HCM - Ảnh 1.

    Xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2

    Ngay khi có thông tin, Cơ quan đầu mối quốc gia IHR (2005) Việt Nam đã liên hệ, chỉ đạo Viện Pasteur TP HCM phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM thực hiện giám sát, điều tra xử lý ổ dịch và truy vết người tiếp xúc gần với 3 trường hợp trên trong thời gian 14 ngày trước khi xuất cảnh.

    Cơ quan đầu mối thực hiện IHR Việt Nam cũng trao đổi hằng ngày với Cơ quan đầu mối IHR của Hồng Kông để tiếp tục xác minh, chia sẻ thông tin. Ngày 11-12, Hồng Kông đã cung cấp thông tin khẳng định cả 3 trường hợp mắc Covid-19 nhập cảnh từ Việt Nam theo thông báo ngày 10-12, dương tính với SARS- CoV-2. Kết quả giải trình tự gen đều thuộc biến thể Delta, không liên quan đến biến thể Omicron.

    Hiện tại, cả 3 công dân có sức khỏe ổn định, không xuất hiện triệu chứng và đang được cách ly, điều trị, thông tin trên báo Người lao động.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Một tiểu đội trưởng dân quân trật tự bị đánh đến chết ngay trên phố đi bộ

    Sự việc xảy ra tại phường Mỹ Long, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang. Nạn nhân trong vụ án mạng kinh hoàng là anh T.V.M. (SN 1994, Tiểu đội trưởng Tiểu đoàn dân quân trật tự phường Mỹ Quý, TP Long Xuyên).

    Tại cơ quan công an, Hải chỉ khai nhận bản thân nghiện ma túy và đã đánh nạn nhân đến tử vong.

    Sau khi xảy ra sự việc, cơ quan Công an TP Long Xuyên đã vào cuộc để truy tìm kẻ gây án. Đến chiều cùng ngày, lực lượng chức năng đã bắt được nghi phạm vụ án là Tạ Thanh Hải (SN 1990; ngụ phường Mỹ Long, TP Long Xuyên).

    Được biết, trong suốt thời gian từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, M. rất tích cực tham gia hỗ trợ công tác phòng chống dịch của địa phương.


    Xem chi tiết tại đây: https://soha.vn/mot-tieu-doan-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Có ca Covid-19 phí điều trị lên tới 4 tỷ

    Tùy tình trạng bệnh lý, có kèm theo bệnh lý nền hay không, hoặc thời gian điều trị… sẽ quyết định chi phí điều trị của bệnh nhân mắc COVID-19. Thực tế có ca chỉ vài triệu đồng nhưng có ca tới gần 4 tỉ đồng.

    Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, với bệnh nhân phải hồi sức chuyên sâu, thở máy, lọc máu liên tục và chạy ECMO (tim phổi nhân tạo)... chi phí điều trị rơi vào khoảng từ 1,2 - 1,5 tỉ đồng/người. Tùy thuộc vào thời gian điều trị, các bệnh nhân nặng có thở máy, chưa can thiệp ECMO chi phí khoảng từ 100-200 triệu/người. Còn đối với các bệnh nhân nhẹ và vừa trung bình (có triệu chứng), chi phí dao động từ 1-20 triệu đồng/người.


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bao nhiều người ở TPHCM đã tiêm mũi 3 vắc xin ngừa COVID-19?

    Sáng 14/12, ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc điều hành Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM cho biết, đến ngày 13/12 toàn thành phố đã tiêm hơn 14,8 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 cho người dân. Trong đó, liều bổ sung được tiêm cho 4.448 người thuộc nhóm suy giảm miễn dịch và 7.370 mũi vắc xin tăng cường cho tuyến đầu chống dịch.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thương Tín làm shipper sau khi khỏi Covid-19

    Sáng 14/12, tài tử cho biết ông làm shipper 5 ngày qua. Sau khi điều trị khỏi Covid-19, Thương Tín được một người quen - chủ quán phá lấu ở Hóc Môn - đề nghị làm công việc giao hàng cho tiệm anh. Tài tử liền nhận lời vì muốn kiếm thêm thu nhập. 

    Ông chia sẻ trên báo VnExpress: "Thời gian qua, tôi buồn vì nhiều lời ra tiếng vào rằng mình chỉ biết ở nhà, sử dụng tiền của nhà hảo tâm. Tôi muốn chứng minh mình còn sức lao động, làm được gì thì làm. Chứ chỉ để người khác giúp mình thôi cũng kỳ lắm".

    Có bệnh nhân chữa Covid-19 tốn gần 4 tỷ. Thương Tín nhiệt tình nhận đơn ship sau khi khỏi Covid-19 - Ảnh 1.

    Thương Tín (phải) bên anh Thanh Tòng - chủ quán ăn nơi ông đang giao hàng. Ảnh: Hải Nguyễn/VnXpress

    Những hôm đầu, Thương Tín cho biết nhận được bốn, năm đơn mỗi ngày, thù lao được tính theo quãng đường, chủ yếu giao ở Hóc Môn và các quận lân cận. Thu nhập không quá cao song ông vẫn nhiệt tình, nghe chủ quán báo là lập tức nhận đơn. Diễn viên thích cảm giác được đi lại, gặp gỡ trò chuyện cùng khán giả để khuây khỏa đầu óc sau thời gian ở nhà tù túng. Có người gặp ông ban đầu ngờ ngợ, sau khi nhận ra Thương Tín vui vẻ trò chuyện. "Tôi dự tính đi giao hàng lâu dài vì hiện tại chưa biết làm gì khác, các dự án phim từng mời tôi giờ đã hoãn vô thời hạn", ông cho biết.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bạc Liêu: Ca nhiễm đã qua mốc 20.000

    Ngày 14.12, tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Bạc Liêu, tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh tiếp tục diễn biến phức tạp, ca mắc trong cộng đồng liên tục tăng cao. Sáng cùng ngày, tỉnh ghi nhận thêm 475 ca mắc Covid-19, tăng 141 ca so với ngày 13.12, trong đó có 244 ca cộng đồng, 175 ca trong các khu phong tỏa, 50 ca trong các khu cách ly tập trung và 6 ca là người dân từ các tỉnh, thành khác trở về.

    Một tỉnh xin trả lại lô vắc xin Pfizer do người dân không tiêm. 25 ca tử vong tại nhà đều chưa tiêm - Ảnh 1.

    Cán bộ y tế tỉnh Bạc Liêu lấy mẫu tầm soát dịch bệnh trong đêm. Ảnh: Báo Thanh niên

    Theo thống kê, từ ngày 27.4 đến nay, tỉnh Bạc Liêu ghi nhận 20.397 ca mắc Covid-19; có 14.336 ca khỏi bệnh, xuất viện; 176 ca tử vong; hiện còn 5.885 ca đang điều trị, trong đó có 1.014 ca đang điều trị tại nhà.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Người dân không đồng ý tiêm, Quảng Trị xin trả lại lô vắc xin trong diện gia hạn

    Ngày 12-12, Sở Y tế Quảng Trị xác nhận vừa có văn bản gửi Bộ Y tế và Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương về việc xin trả lại lô vắc xin ngừa COVID-19 số 124001.

    Đây là lô vắc xin dành cho lứa tuổi 12-17 của Hãng Pfizer do Bộ Y tế cấp về trước đó, có hạn sử dụng ghi trên bao bì là 30-11-2021, nhưng sau đó được Bộ Y tế cho gia hạn sử dụng đến 28-2-2022.

    Lý do được sở này đưa ra là vì kết quả khảo sát được Sở Giáo dục - đào tạo tỉnh Quảng Trị thực hiện với nhóm tuổi này cho thấy có đến 94% số người không đồng ý tiêm.

    Sở Y tế Quảng Trị cũng đề nghị Bộ Y tế thu hồi và có phương án sử dụng khác để tránh lãng phí.

    Cũng theo Sở Y tế Quảng Trị, ngoài việc đa số người trong độ tuổi không đồng ý tiêm, tỉnh Quảng Trị cũng đã ghi nhận một số trường hợp phản ứng nặng sau tiêm, trong đó có nữ sinh lớp 12 tử vong sau 7 ngày tiêm loại vắc xin này, thông tin trên báo Tuổi trẻ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thêm 7 lô vaccine Pfizer được tăng hạn sử dụng

    Trong công văn gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) các tỉnh thành ngày 13/12, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thống kê 9 lô vaccine được gia hạn và yêu cầu CDC thông báo tới các đơn vị, điểm tiêm áp dụng hạn dùng mới.

    9 lô vaccine Pfizer này số 124001, 123002, 126001, 123001, 128002, 129001, PCA0006, PCA0017, PCA0021. Trong đó, 2 lô đã được Viện công bố gia hạn hôm 30/11 là lô 124001, 123002, với hơn 2,9 triệu liều. Như vậy, thêm 7 lô vaccine nữa được tăng hạn sử dụng, hiện chưa rõ gồm tổng cộng bao nhiêu liều. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng không công bố các địa phương được phân bổ số vaccine gia hạn này.

    Cụ thể, các lô 124001, 123002, 126001, 123001, hạn sử dụng ghi trên nhãn là ngày 30/11/2021 được tăng lên đến ngày 28/2/2022. Các lô 128002, 129001, PCA0006, PCA0017, hạn ghi trên nhãn là 31/12/2021 tăng lên đến ngày 31/3/2022. Lô PCA0021 hạn ghi trên nhãn là 31/1/2022 tăng lên 30/4/2022.

    25 ca tử vong tại nhà đều chưa tiêm. Lo người dân chủ quan, Hà Nội lên kịch bản tăng 3.000 ca/ngày - Ảnh 1.

    Viện đề nghị cán bộ y tế tư vấn kỹ cho người tiêm chủng, cha mẹ trẻ đầy đủ thông tin, tránh hiểu sai về hạn dùng của vaccine. CDC tiếp nhận và tổ chức tiêm ngay số vaccine được phân bổ, đảm bảo sử dụng hiệu quả, hoàn thành trong thời gian sớm nhất, không để hủy bỏ vaccine do hết hạn sử dụng.

    Các lô vaccine của Pfizer sản xuất từ tháng 8/2021 được tăng thêm 3 tháng thời hạn sử dụng, tức lên 9 tháng thay vì 6 tháng như trên bao bì, ở điều kiện bảo quản âm 90 đến âm 60 độ C. Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, hôm 22/10 chấp thuận tăng hạn sử dụng vaccine Pfizer nhập khẩu, trên cơ sở đề xuất từ hãng dược Pfizer.

    Trả lời VnExpress, đại diện Pfizer Việt Nam cho biết vào tháng 8, dựa trên thông tin và dữ liệu do hãng cung cấp, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã tăng hạn dùng của vaccine Pfizer thêm 3 tháng, tức từ 6 tháng lên 9 tháng ở nhiệt độ âm 90 đến âm 60 độ C. Vào tháng 9, Cơ quan Quản lý Dược châu Âu (EMA) cũng phê duyệt và đồng ý áp dụng tính thời hạn sử dụng thực tế của vaccine bằng cách cộng thêm 3 tháng vào hạn dùng (6 tháng) đang được in trên nhãn của sản phẩm. "Không có bất kỳ thay đổi nào đối với vaccine để nhằm mục đích kéo dài thời hạn sử dụng, do đó tính an toàn và hiệu quả của vaccine vẫn giữ nguyên", đại diện Pfizer Việt Nam nói.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhiều người chưa tiêm vắc xin Covid-19, tại sao TP.HCM vẫn báo cáo đạt 100%?

    Báo Vietnamnet ghi nhận báo cáo của ngành y tế TP.HCM cho biết, tỷ lệ tiêm vắc xin Covid-19 cho người trên 18 tuổi đã đạt trên 100%. Đến ngày 12/12, TP đạt 14.815.867 mũi, trong đó, 7.943.198 mũi 1, 6.872.669 mũi 2.

    Tuy nhiên, trong họp báo chiều 13/12,Chủ tịch UBND TP Thủ Đức khẳng định, 60% người tử vong vì Covid-19 của TP Thủ Đức chưa được tiêm vắc xin. Ông nói thêm, khi y tế cơ sở xuống tận nhà tiêm cho người dân, nhiều người sẵn sàng ký vào giấy từ chối tiêm chủng.

    Phóng viên đặt câu hỏi tại sao có sự chênh lệch giữa số liệu công bố và thực tế của các địa phương, vẫn còn người chưa tiêm chủng. Ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc HCDC cho rằng, TP có tình trạng di biến động dân cư phức tạp, người dân từ các địa phương khác vẫn đang về TP.HCM trong thời gian tới.

    Tỷ lệ tiêm chủng dựa trên mẫu số dân cư ở một mốc thời gian nhất định, trước dịch và sau dịch khác nhau, do đó tỷ lệ thống kê khác nhau.

    25 ca tử vong tại nhà đều chưa tiêm. Nhiều người từ chối khi cán bộ y tế đến tận nhà để tiêm vắc xin - Ảnh 1.

    “Ngay cả bây giờ nếu 100% rồi nhưng vài ngày tới sẽ thay đổi khi người từ nơi khác đến, vẫn sẽ có những người chưa được tiêm vắc xin. Việc này hết sức bình thường với TP.HCM. Không có sự mâu thuẫn của các số liệu báo cáo”, ông Tâm cho biết.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội: Số ca mắc Covid-19 tăng 'kỷ lục', xây dựng kịch bản F0 lên 2.000 - 3.000 ca/ngày

    Ngày 13/12, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã tổ chức họp bàn về công tác phòng, chống dịch Covid-19.

    Theo đó, tính riêng từ ngày 11/10 đến 18h ngày 13/12, toàn thành phố đã ghi nhận gần 15.000 ca mắc SAR-CoV-2. Riêng tuần từ ngày 6/12 đến ngày 12/12 đã phát sinh thêm 4.550 ca, đặc biệt ngày 12/12 lên tới gần 900 ca; ngày 13/12 tiếp tục ghi nhận 762 ca. Hiện thành phố vẫn còn 37 điểm phong tỏa và 9 chùm ca bệnh.

    Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho hay, dù số ca bệnh bình quân gia tăng mạnh, nhưng thành phố vẫn kiểm soát được tình hình.

    Tuy nhiên, ông Dũng cho rằng, tâm lý chủ quan còn phổ biến. Tình trạng tụ tập đông người, không thực hiện "5K" trong tổ chức lễ, đám, ăn uống ở hàng, quán... diễn ra nhiều nơi.

    25 ca tử vong tại nhà đều chưa tiêm. Lo người dân chủ quan, Hà Nội lên kịch bản 3.000 F0/ngày - Ảnh 1.

    Cùng với chủ động xây dựng kịch bản, phương án ứng phó khi số ca F0 tăng lên 2.000 và 3.000 ca/ngày, Hà Nội tiếp tục huy động sự tham gia của các bệnh viện, cơ sở y tế của các Bộ, ngành Trung ương, các cơ sở y tế ngoài công lập, hoàn thiện cơ chế để huy động, y, bác sĩ đã nghỉ hưu, lực lượng sinh viên ngành y tham gia hỗ trợ y tế tuyến cơ sở.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TP.HCM không còn "dẫn đầu" ca nhiễm nhưng ca tử vong vẫn cao

    Theo báo cáo Bộ Y tế, trong 24 giờ (từ 16h ngày 12-12 đến 16h ngày 13-12) TP.HCM ghi nhận 915 ca COVID-19, thấp hơn 3 địa phương: Hà Nội (1.000), Bình Phước (998), Tây Ninh (919). Đây được xem là ngày đầu tiên sau nhiều tháng qua TP.HCM không còn "dẫn đầu" số ca nhiễm COVID-19 trên cả nước.

    Dù ca mắc mới giảm nhưng ca tử vong trong ngày 13-12 vẫn ở mức rất cao với 75 ca, trong đó có 10 ca từ các tỉnh chuyển đến.

    Tổng số tử vong cộng dồn từ ngày 1-1 đến nay tại TP là 18.997 người. Như vậy tỉ lệ tử vong trên tổng số ca nhiễm tại TP là 3,8% và cao hơn cả nước (tỉ lệ tử vong cả nước chiếm 2% so với tổng số ca nhiễm).

    Hà Nội: Số ca mắc tăng dựng đứng, 25 ca Covid-19 tử vong tại nhà chưa tiêm vắc xin - Ảnh 1.

    Đồ họa: NGỌC THÀNH/Báo Tuổi trẻ

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TP.HCM: Xử phạt hơn 100 tỉ đồng vi phạm phòng chống dịch trong 2 tháng

    Theo thống kê của Công an TP.HCM, từ ngày 1-10 đến nay, các lực lượng đã tổ chức trên 126 lượt tuần tra kiểm soát và đã xử lý trên 87.000 trường hợp vi phạm nghị định 100, phạt tiền trên 100 tỉ đồng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Giải mã trình tự gen 19 người nước ngoài nhập cảnh mắc COVID-19 để ngăn biến chủng Omicron

    Thông tin trên được bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TPHCM, cho biết tại buổi họp báo về tình hình dịch COVID-19 diễn ra chiều 13/12.

    Theo bà Mai, thời gian qua, thành phố vẫn tiếp tục tăng cường công tác giám sát biến chủng mới ở người nhập cảnh từ nước ngoài qua đường hàng không, đường thủy đến TPHCM để kịp thời phát hiện, ngăn chặn nguy cơ lây lan trong cộng đồng.

    Hà Nội: Quận Hoàng Mai phát hiện 130 ca. 25 ca Covid-19 ở Đồng Nai chưa tiêm vắc xin tử vong tại nhà - Ảnh 1.

    Thành phố đang chủ động thực hiện các giải pháp phát hiện ngăn chặn biến chủng Omicron

    Tính riêng trong 3 ngày qua có 1.097 lượt khách nước ngoài đến TPHCM. Qua công tác kiểm tra sàng lọc, đã phát hiện 19 trường hợp dương tính. Ngay lập tức, người bệnh được chuyển đi cách ly, các mẫu dương tính được thực hiện giải mã trình tự gen để xác định biến chủng virus.

    Từ kết quả giải mã trình tự gen, bà Mai cho biết: "Các trường hợp này mang biến chủng Delta chứ không phải Omicron. Đến ngày hôm nay, trên địa bàn TPHCM chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm biến chủng Omicron".


    Xem chi tiết tại đây: https://soha.vn/giai-ma-trinh-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hơn 132,8 triệu liều vaccine COVID-19 đã được tiêm tại Việt Nam

    Hà Nội: Quận Hoàng Mai phát hiện 130 ca. 25 ca Covid-19 ở Đồng Nai chưa tiêm vắc xin tử vong tại nhà - Ảnh 1.

    Đồ họa: TTXVN

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vì sao tỉ lệ tử vong do COVID-19 ở An Giang tăng?

    TS.BS Trần Quang Hiền - giám đốc Sở Y tế tỉnh An Giang - thừa nhận số ca tử vong do dịch COVID-19 ở An Giang tăng nhanh cũng một phần do quá tải các khu điều trị tầng 3. Đến nay, An Giang có 27.466 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 619 trường hợp tử vong, chiếm 2,25% tổng số ca nhiễm. Nhiều nhất là ngày 12-12, có 25 ca tử vong, trong đó Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang 13 trường hợp và 9 trường hợp ở Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh.

    Hà Nội: Quận Hoàng Mai phát hiện 130 ca. 25 ca Covid-19 ở Đồng Nai chưa tiêm vắc xin tử vong tại nhà - Ảnh 1.

    Trong ngày 12-12, Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang có 13 trường hợp tử vong do COVID-19 - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT/Ảnh: Báo Tuổi trẻ

    "Hiện nay lượng oxy phải cung cấp rất lớn cho các bệnh viện dẫn đến 'cầu vượt cung'. Tôi đã làm việc với Trường trung cấp Y tế tỉnh An Giang để vận động khoảng 50 sinh viên y tế chi viện cho các khu điều trị. Nguyên nhân tử vong tăng gần đây chủ yếu là người bị bệnh nền, chưa tiêm vắc xin và một phần do quá tải ở các khu điều trị", báo Tuổi trẻ dẫn lời Hiền nói.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tiêm vaccine Moderna cho người tiêm mũi một vaccine Pfizer, AstraZeneca

    Bộ Y tế cho phép tiêm mũi hai bằng vaccine Moderna cho người đã tiêm mũi một bằng Pfizer hoặc AstraZeneca, trong trường hợp nguồn vaccine hạn chế.

    Khoảng cách tiêm mũi hai sau mũi một vaccine Pfizer sẽ theo hướng dẫn của nhà sản xuất; khoảng cách tiêm mũi hai sau mũi một vaccine AstraZeneca là 4-12 tuần (tùy theo địa phương). Đây là hướng dẫn mới của Bộ Y tế ban hành ngày 12/12 về việc tiêm trộn mũi hai vaccine Moderna với các vaccine phòng Covid-19 khác.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    25 ca mắc COVID-19 ở Đồng Nai tử vong tại nhà đều chưa tiêm vắc xin

    Theo Sở Y tế Đồng Nai, đến nay trên địa bàn tỉnh có 1.005 trường hợp tử vong do COVID-19, chiếm 1,09% tổng số ca mắc. Trong đó, có 25 người tử vong trong quá trình cách ly, theo dõi tại nhà.

    Ông Phan Huy Anh Vũ, giám đốc Sở Y tế Đồng Nai, cho biết các trường hợp mắc COVID-19 tử vong tại nhà là người lớn tuổi, có bệnh nền, chưa được tiêm vắc xin. Khi những người này mắc COVID-19 thì bệnh nền nhanh chóng diễn tiến xấu, không được đưa vào viện kịp thời nên tử vong.

    Hiện nay, Đồng Nai cho phép người mắc COVID-19 theo dõi tại nhà, tuy nhiên, ngành y tế khuyến cáo với người lớn tuổi, có bệnh nền, khi mắc bệnh cần lập tức đưa đến cơ sở y tế để được chăm sóc, điều trị.

    "Nhiều người lớn tuổi, có bệnh nền lo lắng khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 sẽ dễ bị phản ứng nặng. Đây là suy nghĩ sai lầm. Đến nay, tại Đồng Nai chưa ghi nhận trường hợp người lớn tuổi bị phản ứng nặng sau tiêm, hiệu lực bảo vệ của vắc xin đối với người lớn tuổi, mắc bệnh nền rất tốt", ông Phan Huy Anh Vũ nhấn mạnh.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chủ tịch TP.Thủ Đức tha thiết mong người dân đi tiêm vắc xin Covid-19

    Tại buổi họp báo định kỳ của Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM chiều 13.12, ông Hoàng Tùng, Chủ tịch UBND TP.Thủ Đức báo cáo tình hình dịch bệnh trên địa bàn, tỷ lệ tử vong và kêu gọi người dân đi tiêm vắc xin.

    Dịch Covid-19 ở TP.Thủ Đức đang ở cấp độ 2; trong 34 phường có 12 phường đạt cấp độ 1 và 22 phường đạt cấp 2.

    Ông Tùng cũng cho biết đang tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ là trên 65 tuổi và có bệnh lý nền, thống kê cho thấy có hơn 60.000 người tại TP.Thủ Đức thuộc nhóm nguy cơ cao. Việc đầu tiên là tiêm mũi nhắc lại và mũi tăng cường.

    3 tỉnh nào vượt cả TP.HCM về số ca mắc? Lãnh đạo TP.Thủ Đức tha thiết mong người dân đi tiêm vắc xin - Ảnh 1.

    Ông Hoàng Tùng, Chủ tịch UBND TP.Thủ Đức trao đổi tại buổi họp báo. Ảnh: SỸ ĐÔNG/Báo Thanh niên

    TP.Thủ Đức cũng đang rà soát những người chưa tiêm mũi nào. "Trên 60% ca tử vong đều chưa tiêm vắc xin, trong đó có cả trường hợp không có bệnh nền. Nếu không tiêm vắc xin thì tỷ lệ tử vong là trên 60%, còn nếu có thêm bệnh nền thì tỷ lệ tử vong càng cao", ông Tùng nói.

    Ông Tùng cho biết thêm, nhiều gia đình có ông bà, cha mẹ lớn tuổi và kèm bệnh lý nền nghiêm trọng như tai biến, bệnh nan y nên có tâm lý sợ tiêm vắc xin sẽ thành biến chứng nguy hiểm. Về mặt y khoa thì có tỷ lệ biến chứng nhất định khi tiêm vắc xin nhưng khi lựa chọn giữa tiêm hoặc không tiêm thì việc tiêm vắc xin sẽ bảo vệ tốt hơn.

    "Thực tế, khi vận động tại địa phương, chúng tôi nắm danh sách người chưa tiêm nhưng khi vận động khó khăn. Gia đình thậm chí ký giấy đồng ý không tiêm vắc xin. Với trách nhiệm của lãnh đạo TP.Thủ Đức, chúng tôi tha thiết mong người dân TP.Thủ Đức và TP.HCM hãy tiêm vắc xin. Nếu chưa có điều kiện đi đến trạm y tế thì chúng tôi sẽ tiêm tại nhà", ông Tùng nói và cho hay TP.Thủ Đức đang duy trì 22 điểm tiêm.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngày 13/12: Việt Nam có 15.377 ca mắc COVID-19

     - Ảnh 1.

    Đồ họa: TTXVn

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại