*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Căn cứ quân sự Bani Walid ở Libya là nơi xuất hiện hình ảnh "lính đánh thuê Nga" được không vận và cơ động dưới sự bảo vệ của các tổ hợp Pantsir-S1 trong tuần qua.
Thổ Nhĩ Kỳ vừa chuyển ít nhất 4 khẩu pháo tự hành M110 tới Tây Bắc Syria và triển khai tại Idlib.
Những siêu pháo tự hành này được cho là thuộc biên chế của Trung đoàn pháo binh số 106 Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, đã vượt qua cửa khẩu Kafr Lusin để tiến vào Idlib, Syria.
Hãng thông tấn Ihlas News đã công bố một đoạn video ghi lại hình ảnh những cỗ pháo này đang hành quân dọc theo tỉnh Haytay.
Pháo tự hành M110 cỡ nóng 203mm có tầm bắn tối đa từ 16m8km cho tới 25km, tuy loại đạn và có thể đạt tới 30km nếu sử dụng đạn tăng tầm. Hiện có khoảng 219 khẩu pháo tự hành loại này đang có trong biên chế Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoài pháo lớn, theo Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (SOHR), trong vài ngày qua, đã có tới hơn 100 xe quân sự Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào Idlib.
Việc Ankara tăng cường lực lượng tới Idlib dường như không phải để chống khủng bố bởi chúng đứng chân nhiều khi là ngay sát bên cạnh các căn cứ của Thổ Nhĩ Kỳ. Vì vậy, những lực lượng này được cho là để đối phó với Quân đội Syria và các đồng minh của họ.
hổ Nhĩ Kỳ tiếp tục triển khai pháo hạng nặng tới Idlib, Syria
Thổ Nhĩ Kỳ đã chuyển nhiều xe tăng M60 do Mỹ chế tạo tới Libya để tham chiến giúp Chính phủ Đoàn kết dân tộc (GNA), các nguồn tin Thổ Nhĩ Kỳ cho biết.
Những nguồn tin này cũng công bố một bức ảnh về những chiếc xe tăng này được cho là giao cho lực lượng GNA. Ảnh được chụp ở ngoại vi Thủ đô Tripoli của Libya, nơi Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và lính đánh thuê Syria triển khai dày đặc.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ hiện có trong biên chế khoảng hơn 1.500 xe tăng M60, trong đó có một số đã được nâng cấp lên chuẩn Sabra Mk II bởi công ty IMI của Israel.
Pháo binh Quân đội Syria hiện đang dồn dập khai hỏa ở Nam Idlib nhằm vào ngoại vi các thị trấn Beni, Deir Sunbul và Jabal Al-Zawiya. Cùng thời điểm này, đang có một máy bay trinh sát quần đảo trên khu vực các mục tiêu.
Tin chiến trường xác nhận hôm nay 31/05/2020, Quân đội Syria (SAA) đã chính thức mở lại đợt tấn công nhằm vào lực lượng thánh chiến tại thị trấn chiến lược Kabani trên vùng nông thôn Đông Bắc tỉnh Latakia.
Theo một báo cáo chiến trường từ tỉnh Latakia, SAA và lực lượng Vệ binh Cộng hòa đã tập kích hỏa lực bằng pháo binh và tên lửa vào thị trấn Kabani, nhằm vào các chiến hào và hầm ngầm của phiến quân thánh chiến.
Động thái này cho thấy dường như SAA đang chuẩn bị mở chiến dịch tiến công đánh chiếm Kabani.
Hiện thị trấn chiến lược Kabani đang nằm trong sự kiểm soát của lực lượng thánh chiến người nước ngoài thuộc 2 nhóm vũ trang Đảng Hồi giáo Turkestan (TIP) và Hay’at Tahrir Al-Sham (HTS).
Hai nhóm vũ trang này đã nhiều lần bẻ gãy các đợt tấn công của Quân đội Syria vào Kabani, gây tổn thấy rất lớn cả về sinh lực lẫn vũ khí trang bị cho quân chính phủ tại địa hình đồi núi hiểm trở này.
Giới chức Syria hôm nay tuyến bố đã thông xe trở lại đường cao tốc nối giữa Aleppo và Raqqa sau hơn 8 năm bị đóng cửa.
Tỉnh trưởng Raqqa, ông Obaid Al-Hassan, đã xác nhận sự kiện này trong một thông báo đặc biệt với kênh Al-Watan rằng đường cao tốc quốc tế Raqqa-Aleppo, nối giữa tỉnh Aleppo với tỉnh Raqqa thông qua thành phố Tabaqa đã chính thức thông xe trở lại.
Tuyến đường huyết mạch thông xe trở lại giúp giải quyết việc giao thương giữa Raqqa và vùng nông thôn xung quanh với các khu vực thuộc Aleppo, thúc đẩy phát triển kinh tế ở khu vực này.
Hiện thành phố Raqqa đang nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng Dân chủ Syria (SDF) nhưng đã có thỏa thuận cho phép người dân ở 2 địa phương qua lại.
Theo các chuyên gia, quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga dự kiến sẽ trở nên lạnh nhạt mà nguyên nhân có thể bắt nguồn từ quyết định của Ankara xây dựng một con kênh đào qua Istanbul khiến Nga gặp “vấn đề” ở Biển Đen.
Ankara dự định cho phép bất kỳ tàu chiến nào của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đi từ Địa Trung Hải qua kênh đào Istanbul vào Biển Đen. Khi việc xây dựng kênh đào này hoàn tất, nó có thể phá vỡ Công ước Montreux, và đây đã là một thách thức và mối đe dọa rất nghiêm trọng đối với Moscow.
Theo báo Die Welt (Đức), Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã quyết định đào một con kênh dài 45 km đi qua Istanbul và con kênh này không bị các hạn chế quốc tế.
Rõ ràng với Thổ Nhĩ Kỳ, kênh đào là một ưu tiên vì trong trường hợp này, nó không chỉ có lợi ích thương mại mà cả sức mạnh địa chính trị. Nhưng đối với Nga, con kênh này có thể trở thành một vấn đề đáng kể.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh ngày 30/5 tuyên bố New Delhi sẽ không để "niềm tự hào bị tổn thương" trong căng thẳng biên giới hiện nay với Trung Quốc, nhưng quyết tâm giải quyết tranh chấp thông qua các cuộc đàm phán với Bắc Kinh.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ đã so sánh tình trạng hiện nay với thời điểm năm 2017 mà ông mô tả là rất căng thẳng tại cao nguyên Doklam song New Delhi đã không lùi bước.
Ấn Độ đã phái thêm 5.000 binh sĩ đến vùng Ladakh, trên dãy Himalaya để tăng viện cho lực lượng đang trấn giữ vùng đất dọc theo Đường kiểm soát thực tế hiện được coi là biên giới với Trung Quốc.
Đây là phản ứng mới nhất của Ấn Độ sau khi Trung Quốc cũng cho triển khai số quân tương tự bên phần đất Trung Quốc.
- Các chiến đấu cơ liên quân do Saudi dẫn đầu ném bom khu vực Najran 10 lần;
- Các chiến đấu cơ liên quân do Saudi dẫn đầu ném bom khu vực Zaher 3 lần;
- Các chiến đấu cơ liên quân do Saudi dẫn đầu ném bom khu vực Kitaf 6 lần;
- Các chiến đấu cơ liên quân do Saudi dẫn đầu ném bom khu vực Shada 3 lần;
- Các chiến đấu cơ liên quân do Saudi dẫn đầu ném bom khu vực Haradh 5 lần;
- Các chiến đấu cơ liên quân do Saudi dẫn đầu ném bom khu vực Qaniyah 3 lần;
- Các chiến đấu cơ liên quân do Saudi dẫn đầu ném bom khu vực Majzar 12 lần;
- Giao tranh dữ dội giữa Houthi và liên quân do Saudi dẫn đầu tiến tục nổ ra tại 2 khu vực Majzar và Madghal;
- Houthi được cho là có 47 lần vi phạm lệnh ngừng bắn tại al-Hudaydah trong vòng 24h qua. Đợt tấn công nhỏ của liên quân đã bị Houthi bẻ gãy tại khu vực Hays.
Thổ Nhĩ Kỳ vừa chuyển ít nhất 4 khẩu pháo tự hành M110 tới Tây Bắc Syria và triển khai tại Idlib.
Những siêu pháo tự hành này được cho là thuộc biên chế của Trung đoàn pháo binh số 106 Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, đã vượt qua cửa khẩu Kafr Lusin để tiến vào Idlib, Syria.
Hãng thông tấn Ihlas News đã công bố một đoạn video ghi lại hình ảnh những cỗ pháo này đang hành quân dọc theo tỉnh Haytay.
Pháo tự hành M110 cỡ nóng 203mm có tầm bắn tối đa từ 16m8km cho tới 25km, tuy loại đạn và có thể đạt tới 30km nếu sử dụng đạn tăng tầm. Hiện có khoảng 219 khẩu pháo tự hành loại này đang có trong biên chế Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoài pháo lớn, theo Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (SOHR), trong vài ngày qua, đã có tới hơn 100 xe quân sự Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào Idlib.
Việc Ankara tăng cường lực lượng tới Idlib dường như không phải để chống khủng bố bởi chúng đứng chân nhiều khi là ngay sát bên cạnh các căn cứ của Thổ Nhĩ Kỳ. Vì vậy, những lực lượng này được cho là để đối phó với Quân đội Syria và các đồng minh của họ.
hổ Nhĩ Kỳ tiếp tục triển khai pháo hạng nặng tới Idlib, Syria
Hãng tin Reuters cho biết từ hôm qua, Thứ Bảy ngày 30/05/2020, Công ty Dầu khí Quốc gia Venezuela (PDSA) đã bắt đầu cung cấp nhiên liệu vừa được Iran chuyển tới cho các đầu mối (trạm xăng).
Khi giới chức của quốc gia có giá xăng thấp nhất thế giới trong 2 thập kỷ vừa qua chuẩn bị triển khai công tác bán lẻ xăng dầu thì con tàu dầu Iran thứ 5 đang đi nốt những hải lý cuối cùng trong hành trình tới Venezuela.
Tàu dầu Iran mang tên Clavel đi sau cùng trong đội hình 5 chiếc dự kiến sẽ tiến vào vùng EEZ của Venezuela vào đêm nay, theo giờ địa phương.
Cần phải nhấn mạnh rằng, trong tổng số 1.800 trạm xăng ở Venezuela, hiện chỉ có 240 trạm duy trì hoạt động.
- Murad Abu Hamoud Al-Azizi, Tư lệnh Lữ đoàn Sultan Murad do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn đã bị giết chết tại mặt trận Al-Kazirma ở phía Nam thủ đô Tripoli;
- Giao tranh dữ dội vẫn liên tục tiếp diễn giữa GNA và LNA tại các khu vực Ayn Zara và Wadi Rabi;
- Máy bay không người lái (UAV) Thổ Nhĩ Kỳ tấn công khu vực Abu Qarin;
- Theo các nguồn tin ủng hộ LNA, lực lượng này đã bắn rơi 3 chiếc UAV ở gần khu vực Bani Walid chỉ trong 24h.
Bộ Tư lệnh châu Phi của Mỹ (AFRICOM) vừa tuyên bố nước này có thể điều quân tới Tunisia để đối phó với "mối đe dọa Nga" ở Bắc Phi sau khi tướng Stephen Townsend - Tư lệnh AFRICOM có cuộc điện đàm với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Tunisia, ông Imed Hazgui.
"Nga đang tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa trong cuộc xung đột ở Libya, tình hình an ninh khu vực Bắc Phi đang là mối lo ngại lớn. Chúng tôi đang tìm các phương thức mới để ứng phó, trong đó bao gồm cả việc sử dụng lực lượng thuộc Lữ đoàn hỗ trợ an ninh tới Tunisia", Tư lệnh AFRICOM tuyên bố trong thông cáo báo chí mới nhất.
- Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bị tố cáo là đã nã pháo vào nhiều vị trí của Quân đội Syria (SAA) ở gần Urem al-Kubra;
- Khủng bố IS đã tấn công một xe bán tải của lực lượng ủng hộ chỉnh phủ Syria gần al-Sukhna bằng thiết bị nổ cài ven đường và bằng súng máy. IS tuyên bố đã giết chết 2 binh sĩ trong xe;
- KHông quân Syria đã nhận được các máy bay tiêm kích MiG-29 của Nga;
- Quân đội Syria nã pháo vào các vị trí của phiến quân gần Deir Sunbul và Benin;
- Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tập kích hỏa lực bằng pháo binh vào nhiều vị trí của lực lượng SDF ở gần Ayn Issa.
Tàu dầu Iran mang tên Clavel, đi cuối cùng trong đội hình 5 chiếc đang ở rất gần vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Venezuela. Hiện nó chỉ còn cách khu vực này khoảng hơn 200 hải lý.
Dự kiến vào 22h35 đêm nay 31/05 theo giờ UTC (tức 05h35 sáng mai 01/06/2020 theo giờ Việt Nam) tàu dầu Iran này sẽ vào EEZ của Venezuela.
Trung tâm truyền thông Aleppo ủng hộ phe đối lập cho biết Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai hệ thống tên lửa phòng không tầm xa tới Tây Bắc tỉnh Idlib của Syria.
Theo nguồn tin này, vị trí đặt trận địa của hệ thống tên lửa phòng không tầm xa này là tại Talat Al-Nabi Ayoub, điểm cao nhất tại tỉnh Idlib.
Không có bất cứ ức ảnh cũng như thông tin nào thêm được tiết lộ về hệ thống tên lửa phòng không này.
Trước đó, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai một trong số các tổ hợp phòng không của họ tới Idlib và bố trí trận địa ở gần thủ phủ Idlib và đó là một tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần.
Thổ Nhĩ Kỳ gần đây thường xuyên cảnh báo Quân đội Syria rằng nếu tiến hành bất cứ cuộc không kích nào ở Tây Bắc Syria thì các hệ thống phòng không này sẽ khai hỏa đánh chặn.
Tuy nhiên, cùng thời gian này, Không quân Nga liên tục thực hiện các chuyến bay tuần tra trên không tại bầu trời 2 tỉnh Idlib và Aleppo, thậm chí chiến đấu cơ Nga còn áp sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ ở độ cao thấp và trung bình.
Ngày hôm nay, 31/5, truyền thông Trung Đông dẫn tuyên bố của Chủ tịch Quốc hội Iran Mohammad-Bagher Ghalibaf cho rằng bất kỳ cuộc đàm phán nào với Mỹ cũng sẽ là "vô ích."
Tuyên bố trên được đưa ra trong bài phát biểu quan trọng đầu tiên của ông Ghalibaf trước Quốc hội vốn do phe bảo thủ chi phối.
Theo ông Ghalibaf, Quốc hội Iran bác bỏ "các cuộc đàm phán và thỏa hiệp với Mỹ," cho rằng điều này không đem lại kết quả và chỉ có hại.
Ngoài ra, ông Ghalibaf cũng tái khẳng định cam kết của Quốc hội nước này về việc ủng hộ Palestine, phong trào Hezbollah ở Liban, phong trào Hồi giáo Hamas, phong trào Hồi giáo Jihad, những người dân bị áp bức ở Yemen cũng như các tổ chức tôn giáo, nhà nước và chính phủ Iraq.
Ông Ghalibaf, vốn từng là chỉ huy lực lượng không quân thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), được cho là nhân vật theo đường lối bảo thủ.
Chuyên gia Michael Rubin, cựu quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ, hiện là học giả tại Viện Doanh nhân Mỹ (AEI), nhận định trên tạp chí National Interest rằng căng thẳng biên giới Trung-Ấn là cuộc khủng hoảng có nguy cơ biến thành xung đột quân sự.
Gần đây, các binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc liên tục chạm trán nhau ở Ladakh và cao nguyên Sikkim. Một vài cuộc ẩu đả xảy ra khiến các binh sĩ hai bên bị thương.
Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc tìm cách cải tạo cơ sở hạ tầng, gia cố phòng tuyến ở vùng tranh chấp. Ngược lại, Trung Quốc coi việc Ấn Độ cải thiện năng lực hậu cần, mở rộng xây đường sá ở khu vực tranh chấp là điều đáng lo ngại.
Ngoài ra, cách định nghĩa Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) giữa hai nước có những khác biệt nên binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ thường xuyên tuần tra vượt ranh giới.
Sự can thiệp của Trung Quốc ở biên giới Ấn Độ một mặt sẽ phải hứng chịu sự đáp trả mạnh mẽ từ New Delhi. Mặt khác, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không dễ dàng bỏ qua cơ hội này để làm suy yếu Trung Quốc.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã kêu gọi Ấn Độ và Pakistan hạ nhiệt căng thẳng cả về hành động quân sự lẫn những phát ngôn.
Phát biểu họp báo chung sau khi gặp Ngoại trưởng Pakistan Shah Mahmood Qureshi, ông Guterres bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình ở Kashmir và những căng thẳng kéo dài dọc Ranh giới kiểm soát (LoC).
Tổng thư ký Liên hợp quốc cho hay, ông đã nhiều lần nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc thực hiện kiềm chế tối đa, cũng như nhắc lại lời đề nghị làm trung gian hòa giải nếu cả hai bên đề nghị.
AMN cho biết các máy bay tiên kích MiG-29 mới mà Bộ Quốc phòng Nga vừa bàn giap cho Quân đội Syria vào cuối tuần vừa rồi sẽ không được chuyển giao cho quốc gia khác.
Theo nguồn tin quân sự từ Damascus, Bộ Quốc phòng Nga đã quyết định tăng cường khả anwng chiến đấu cho Không quân Syria (SyAAF) bằng việc chuyển giao một lô tiêm kích MiG-29 đã quan nâng cấp cho SyAAF.
Nguồn tin này cho biết những chiếc MiG-29 mới này sẽ giúp Không quân Syria tăng cường đáng kể sức mạnh chiến đấu, đặc biệt là sau khi Thổ Nhĩ Kỳ khiến họ thiệt hại khá nặng hồi tháng 3 vừa rồi.
Bình luận về việc Nga đàm phán mở rộng các căn cứ tại Syria, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng Duma Quốc gia ( Hạ viện Nga ) Yury Shvytkin cho rằng kế hoạch này nhằm tăng cường công năng và đảm bảo an ninh của các căn cứ quân sự Khmeimim và Tartus của Nga ở Syria.
Theo ông Yury Shvytkin, hiện nay căn cứ Tartus có chức năng khá hạn chế, cần phải làm nhiều việc để nó trở thành căn cứ hải quân một cách đầy đủ, mở rộng công năng phục vụ các tàu chiến ra vào cảng để sửa chữa, tiếp nhiên liệu và khi cần thiết có thể giáng đòn tấn công cần thiết vào các nhóm khủng bố.
Chia sẻ ý kiến về căn cứ không quân Khmeimim , ông Shvytkin cho rằng tại đây có các sân bay quân sự và dân sự đang hoạt động song song, điều này là không phù hợp và cần phải tách biệt ra nhằm đảm bảo an toàn cho các nhân viên và các thiết bị đặt tại căn cứ này.
Ông Shvytkin nói: "Việc mở rộng sẽ cho phép chúng ta giải quyết hiệu quả hơn các nhiệm vụ được giao cho nhóm chiến đấu của quân đội (Nga) tại Syria và, tất nhiên, để đảm bảo an toàn cho đội ngũ quân nhân và các thiết bị chiến đấu, xe bọc thép đặt tại căn cứ này."
Quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan đã trải qua một năm 2019 đầy thăng trầm, trong đó khu vực Kashmir - nơi tranh chấp giữa hai bên - là ngòi nổ của mọi căng thẳng.
Pakistan và Ấn Độ đã đứng trên bờ vực chiến tranh hạt nhân khi ngày 14-2-2019 xảy ra vụ tấn công khủng bố làm 44 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng ở phần lãnh thổ Kashmir do Ấn Độ kiểm soát.
Ngay sau đó, Ấn Độ đơn phương tiến hành không kích các cơ sở của lực lượng Hồi giáo cực đoan trên lãnh thổ Pakistan để đáp trả việc này. Vụ không kích của Ấn Độ vào Pakistan ngày 26-2-2019 đã khiến Pakistan phản kích mãnh liệt, đẩy hai nước vào trạng thái căng thẳng đỉnh điểm.
Chính phủ Pakistan coi việc đáp trả cứng rắn với Ấn Độ là nhằm củng cố uy tín của quân đội, cũng như tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên, do cả hai nước đều nhận thức rõ lợi ích của môi trường hòa bình hiện tại, dù chỉ là nền hòa bình mong manh, nên căng thẳng đã không leo thang thành một cuộc chiến tranh quy mô.
Mặc dù Kashmir là một “điểm nóng” không mới nhưng việc “điểm nóng” này bùng phát trong năm 2019 và tiếp tục có dấu hiệu tăng nhiệt gần đây cho thấy nguyên nhân gốc rễ dẫn đến khủng hoảng là sự mất lòng tin nghiêm trọng giữa Ấn Độ và Pakistan và một khi vấn đề này không được giải quyết thì đây sẽ vẫn là ngòi nổ xung đột của khu vực trong tương lai.
Lực lượng Chính phủ Đoàn kết dân tộc (GNA) do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn vừa giành thắng lợi lớn trước Quân đội Quốc gia Libya (LNA) do tướng Haftar chỉ huy ở gần Thủ đô Tripoli.
Theo GNA, các lực lượng của họ đã tiến công và có đột phá lớn khi chiếm được nhiều vị trí dọc theo trục Ramleh và ngoại vi sân bay Tripoli. GNA đã bắt sống 2 xe bán tải gắn vũ khí và phá hủy 7 xe khác, buộc LNA phải rút lui khỏi các vị trí kể trên.
Hiện LNA chưa đưa ra thông báo nào xác nhận những diễn biến mới nhất này.
Trước 2 vụ bắn hạ máy bay trinh sát Ấn Độ mới nhất vào cuối tháng 5/2020 này, Pakistan luôn thể hiện sự cứng rắn đối với bất cứ sự xâm phạm nào.
Còn nhớ, hồi giữa tháng 4 vừa qua Ấn Độ và Pakistan đã đấu pháo dữ dội tại khu vực Kashmir. Căng thẳng bắt đầu từ ngày 11.4 làm 3 dân thường Ấn Độ thiệt mạng và 5 người bị thương.
Trong khi đó, phía Pakistan tố cáo binh lính Ấn Độ vi phạm lệnh ngừng bắn trước và nổ súng nhắm vào dân thường.
AP dẫn thông báo của quân đội Pakistan ngày 12.4 cho biết 2 người bị thương nặng và được sơ tán ngay trong đêm. Trước đó một ngày, 6 người khác bị thương sau khi binh lính Ấn Độ phóng một loạt rocket và đạn cối vào khu vực dân thường sinh sống.
Giao tranh cũng xảy ra vào cuối tuần trước đó làm 5 lính đặc nhiệm Ấn Độ và 5 tay súng nổi dậy thiệt mạng tại vùng xung quanh Đường ranh giới kiểm soát (LoC), phân chia khu vực quản lý của 2 nước ở Kashmir.
Xa hơn, vào tháng 2/2019, giữa 2 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân này đã có 5 ngày căng thẳng sát bên bờ vực chiến tranh.
Nguồn cơn của căng thẳng bùng phát là vụ đánh bom tự sát ngày 14/2 khiến 44 binh sĩ chết ở vùng Kashmir do Ấn Độ quản lý. Phiến quân Jaish-e-Mohammed tại Pakistan nhận trách nhiệm.
Để đáp trả vụ đánh bom, máy bay Ấn Độ sáng 26/2 vượt qua Đường Kiểm soát, biên giới thực tế giữa Ấn Độ và Pakistan tại Kashmir, để không kích các địa điểm được cho là trại huấn luyện khủng bố Jaish-e-Mohammed.
Đây là lần đầu tiên Ấn Độ sử dụng không lực trên đất Pakistan kể từ chiến tranh năm 1971. Islamabad tức giận, tuyên bố sẽ trả đũa. Ngày 27/2, Pakistan cho biết họ đã bắn hạ hai máy bay Ấn Độ, một chiếc rơi xuống khu vực Kashmir do Pakistan kiểm soát trong khi máy bay còn lại rơi xuống phía Ấn Độ. Họ bắt được một phi công.
Ấn Độ xác nhận họ mất một máy bay và tuyên bố đã bắn hạ một tiêm kích của Pakistan. Họ yêu cầu Pakistan bàn giao phi công.
Kênh truyền hình NDTV của Ấn Độ tiết lộ trận không chiến dữ dội trên bầu trời khu vực tranh chấp Kashmir có sự tham gia của 8 tiêm kích Ấn Độ và 24 chiến đấu cơ Pakistan.
Cuộc khủng hoảng làm dấy lên báo động trên toàn thế giới vì Ấn Độ và Pakistan đều là hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Nhiều người lo ngại về nguy nổ ra chiến tranh toàn diện. Rất may sau đó ngòi nổ chiến tranh đã được 2 nước chủ động tháo gỡ dưới sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.
Cập nhật cách đây ít giờ cho thấy tàu dầu Iran mang tên Clavel, chiếc đi cuối cùng tỏng hạm đội 5 tàu còn cách vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Venezuela chừng 322 hải lý (khoảng 580km) vữa.
Với tốc độ như hiện tại (12,3 hải lý/h), dự kiến vào 22h50 đêm nay giờ UTC (tức khoảng 5h50p sáng mai 01/06) nó sẽ tiến vào vùng EEZ của Venezuela và sẽ được tàu chiến cùng máy bay Quân đội nước chủ nhà hộ tống vào cảng.
Quân đội Pakistan thông báo các lực lượng của họ vừa bắn hạ 1 máy bay không người lái (UAV) do thám loại nhỏ của Ấn Độ khi chiếc UAV này xâm phạm khu vực do Pakistan kiểm soát ở gần đường Ranh giới kiểm soát (LOC).
Thiếu tướng Babar Iftikhar Quân đội Pakistan cho biết chiếc máy bay nói trên đã tiến sâu vào lãnh thổ của họ khoảng 700m, buộc các đơn vị phòng không Pakistan bố trí gần khu vực Nekrun phải kích hoạt, khai hỏa tiêu diệt.
Đây là lần thứ 2 trong vòng cuối tuần qua phòng không Pakistan bắn hạ UAV trinh sát của Ấn Độ với lý do là xâm phạm không phận của họ. Vụ bắn rơi UAV trước đó của Ấn Độ được phòng không Pakistan thực hiện hôm 27/05/2020.
Bộ Quốc phòng Ấn Độ hiện chưa lên tiếng bình luận về những thông tin mới nhất này, tuy nhiên, căng thẳng giữa Pakistan và Ấn Độ ngày một tăng cao, nếu 2 bên không giữ được những cái "đầu lạnh" rất có thể xảy ra xung đột vượt tầm kiểm soát.
Hãng tin Interfax dẫn quyết định của chính phủ Nga cho biết Tổng thống Vladimir Putin đã chỉ thị cho Bộ Quốc phòng cùng với Bộ ngoại giao đàm phán với Syria về việc mở rộng căn cứ quân sự của Moskva tại Syria.
Nga một đồng minh thân cận của Syria, hiện có 2 cơ sở quân sự thường trực ở Syria là căn cứ không quân Hmeymim ở tỉnh Latakia và căn cứ hải quân Tartus trên Địa Trung Hải.
Theo quyết định trên, các cơ quan quốc phòng và ngoại giao của Nga sẽ đàm phán với các đối tác Syria về việc chuyển giao thêm cho quân đội Nga sử dụng các bất động sản và vùng nước trong khuôn khổ thỏa thuận về triển khai nhóm không quân Nga tại Syria được ký từ ngày 26/8/2015.
Giới quan sát cho rằng, với việc mở rộng các căn cứ quân sự ở Syria và gia tăng sự hiện diện của máy bay chiến đấu và tàu chiến thường trực, Nga sẽ có lực lượng không quân và hải quân mạnh ở Trung Đông, đặc biệt là phía đông Địa Trung Hải, hình thành một thế trận tương hỗ, tạo thành chỉnh thể thống nhất của sức mạnh quân sự Nga ở Trung Đông.
Nguồn tin địa phương tại thành phố al-Rumailan ở phía đông bắc tỉnh al-Hasaka, Syria cho biết một đoàn xe cơ giới của lực lượng Mỹ bao gồm ít nhất 25 xe quân sự chở đạn dược và hàng hóa tiếp vận đã vượt cửa khẩu al-Walid giữa Syria và Iraq.
Vào năm 2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc rút quân khỏi Syria, hành động được cho là "bật đèn xanh" cho chiến dịch Mùa xuân Hòa bình của Thổ ở đông bắc Syria.
Gần như ngay sau khi Ankara tuyên bố tạm ngừng hoạt động quân sự (tháng 11-12/2019), lực lượng Mỹ đã trở lại đông bắc và miền đông Syria, kiểm soát các giếng dầu, các tuyến đường chiến lược tại các tỉnh Deir Ezzor, al-Hasakar.
Tình hình ở đông Syria hiện rất phức tạp khi có tới 3 lực lượng nước ngoài (Mỹ - Nga - Thổ) và 3 lực lượng vũ trang (QĐ Syria, lực lượng người Kurd và nhóm khủng bố IS) đang "cài răng lược" trong một cuộc chạy đua nhằm kiểm soát tối đa lãnh thổ.
Sáng 31/5, nguồn tin địa phương tại tỉnh Idlib, Syria đã đăng tải lên mạng xã hội Twitter một đoạn phim cho thấy xe tải hạng nặng của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ (TAF) chở theo pháo tự hành M107 175mm vượt cửa khẩu tiến vào khu vực tây bắc Syria.
Pháo tự hành nòng dài M107 175 mm nổi tiếng trong Chiến tranh Việt Nam với tên lóng là "Vua chiến trường". Pháo được thiết kế để có thể khai hỏa đạn M437 nặng 66,6 kg với bán kính sát thương hơn 50 mét hoặc đạn hạt nhân 15 kiloton.
Tuy cỡ nòng lớn, tầm xa và sức sát thương cao nhưng do thiết kế nạp đạn thủ công và phải hiệu chỉnh lại sau mỗi lần nạp đạn, pháo M107 có tốc độ bắn rất chậm (1-2 phát/phút). Hiện Thổ Nhĩ Kỳ đang có trong trang bị khoảng 36 hệ thống M107.
Việc TAF đưa loại pháo tự hành này tới Idlib được cho là phản ứng mạnh trước thông tin Quân đội Arab Syria (SAA) đưa một lực lượng tiếp viện lớn tới chiến tuyến tây bắc Syria để chuẩn bị cho giai đoạn tấn công mới vào ngày 30/5.
Pháo M107 trên thùng xe tải hạng nặng Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào tây bắc Syria rạng sáng ngày 31/5.
Rạng sáng ngày 31/5, Liên minh can thiệp Yemen do Arab Saudi dẫn đầu đã công bố hình ảnh một máy bay không người lái (UAV) của lực lượng Houthi bị họ bắn rơi tại tỉnh Marib.
Ngoài động cơ bị phá hủy, chiếc UAV được cho là tương đối nguyên vẹn cho thấy nó đã bị bắn rơi ở độ cao thấp.
Đáng chú ý hơn, chiếc UAV này được cho là có hình dáng tương tự UAV MQ-9 Reaper của Mỹ và được cho là "biến thể Yemen" của UAV Shahed -129 do Iran sản xuất.
Mới đây, hãng tin nhà nước Syria SANA đã công bố thông tin về việc Không quân Arab Syria (SyAAF) tiếp nhận tiêm kích đa nhiệm - chiếm ưu thế trên không MiG-29 từ Nga.
"Trong bối cảnh hợp tác quân sự và kỹ thuật giữa Cộng hòa Arab Syria và Liên bang Nga, phía Nga đã tổ chức một buổi lễ đặc biệt nhằm chuyển giao một loạt máy bay chiến đấu hiện đại hóa MiG-29 cho SyAAF tại căn cứ không quân Khmeimim".
Theo AMN, những chiếc MiG-29 được Nga chuyển giao được cho là biến thể hiện đại hóa MiG-29SMT, được cho là có tính năng vượt trội so với MiG-29S/SM có trong trang bị của SyAAF.
Hôm 28/5, một số hình ảnh trên mạng xã hội Twitter cho thấy ít nhất 2 chiếc MiG-29SMT không có phù hiệu xuất hiện tại căn cứ Khmeimim.
Hình ảnh này làm dấy lên nghi ngờ rằng Nga chuẩn bị vận chuyển đợt 2 tiêm kích MiG-29 tới Libya sau những chiếc đã bị Bộ tư lệnh Mỹ ở Châu Phi (AFRICOM) và Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA) cáo buộc.
Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ mới đây đã đăng tải một đoạn phim ngắn trên Twitter cho thấy lực lượng vũ trang nước này phát hiện một cuộc đột kích của các tay súng người Kurd bằng UAV trước khi tiêu diệt ít nhất 5 tay súng bằng pháo hạng nặng.
Theo Ankara, vụ việc được cho là diễn ra tại khu vực chiến dịch "Mùa xuân Hòa bình" ở đông bắc Syria và các tay súng người Kurd thuộc Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG).
Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn gồm chủ yếu là các tay súng người Kurd thuộc YPG, vẫn chưa đưa ra bình luận về cáo buộc của Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ.
Để đối phó với các cuộc đột kích thường xuyên của các tay súng người Kurd vào tuyến phòng thủ ở đông bắc Syria kể từ đầu năm 2020, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ (TAF) đã tung một số lượng khá lớn UAV cho mục đích trinh sát và chỉ thị pháo.
Đoạn phim được Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ công bố hôm 30/5 (giờ địa phương).
Mới đây, lực lượng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) tuyên bố tiêu diệt một chỉ huy chiến trường người Syria, Abu Hamoud al-Azizi trong giao tranh tại đường cao tốc dẫn đến sân bay quốc tế Tripoli.
al-Azizi phụ trách chỉ huy tại chiến trường Libya của Sư đoàn Sultan Murad, nhóm lính đánh thuê - phiến quân thuộc Quân đội Quốc gia Syria (SNA) do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn và chủ yếu hoạt động ở miền bắc Syria.
Sư đoàn Sultan Murad cũng là "người lính xung kích" của Ankara tại chiến trường Libya khi hàng nghìn tay súng của nhóm này tham chiến về phía Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA) tại Tripoli.
Việc al-Azizi, nhân vật cao cấp thứ hai của SNA tiêu diệt ở Tripoli sau cái chết của Mohamed Hindawi, một chỉ huy khác thuộc quân đoàn 2 SNA giữa tháng 5 cho thấy một hoạt động "tìm - diệt" có thể đang được LNA và các đồng minh tiến hành.
Ai Cập và Pháp mới đây đã thống nhất việc "ngăn chặn sự can thiệp bất hợp pháp của nước ngoài vào vấn đề Libya - tạo thành mối đe dọa đối với an ninh và ổn định của khu vực Trung Đông và Địa Trung Hải".
Đây được cho là tuyên bố mạnh mẽ nhất nhằm vào lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến vẫn đang tiếp diễn ở Libya.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo thông tin chúng tôi mới nhận được, Clavel, tàu cuối cùng trong 5 tàu Iran chở nhiên liệu tới Venezuela hiện đang di chuyển gần Đảo quốc Barbados ở Tây Đại Tây Dương.
Dự kiến con tàu sẽ tiến vào Biển Caribbean trong những giờ tới và cập cảng Venezuela vào sáng 1/6 giờ địa phương (trưa cùng ngày giờ Việt Nam)\.
Trong một diễn biến liên quan, Faxon, tàu Iran thứ 4 đang trong quá trình bốc dỡ 268.924 thùng nhiên liệu tại nhà máy lọc dầu El Chaure, nằm ở Puerto La Cruz, bang Anzoátegui của Venezuela.
Toàn bộ 4 tàu chở nhiên liệu của Iran khi tiến vào Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Venezuela đều đã được bảo vệ bởi tàu chiến và tiêm kích thuộc Lực lượng Vũ trang Venezuela (FANB).
Tàu dầu Faxon đang bốc dỡ nhiên liệu.
Sáng 31/5, trang AMN dẫn nguồn tin địa phương xác nhận thông tin Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ (TAF) đã tấn công vào các vị trí của Quân đội Arab Syria (SAA) tại khu vực phía tây tỉnh Aleppo.
Nguồn tin nói trên bổ sung rằng cuộc pháo kích trong thời gian ngắn nói trên nhiều khả năng là pháo phản lực được phóng từ khu vực gần biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ tới mục tiêu, tuy có gây ra thiệt hại về vật chất nhưng không có thương vong.
Trong một diễn biến liên quan, SAA và các nhóm vũ trang được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn đã nổ ra giao tranh tại khu vực Jabal Al-Zawiya phía nam cao tốc M4 thuộc tỉnh Idlib dẫn đến một số thương vong.
Nguyên nhân của xung đột ở phía nam cao tốc M4 chủ yếu do các đợt tập kích của nhóm khủng bố Tanzim Hurras al-Din và các động thái trả đũa bằng pháo kích của SAA.
Rạng sáng 31/5 (giờ Việt Nam), lực lượng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) tuyên bố đã bắn rơi 3 "máy bay Thổ Nhĩ Kỳ" gần khu vực căn cứ Bani Walid, cách thủ đô Tripoli 180 km trong vòng 24 giờ qua.
LNA cho biết thêm rằng 1 máy bay không người lái (UAV) đã bị bắn rơi vào buổi sáng giờ địa phương và 2 UAV khác bị bắn rơi trong khi cố gắng không kích các địa điểm dân sự trong thành phố vào buổi tối.
Bani Walid cũng là căn cứ nơi xuất hiện hình ảnh "lính đánh thuê Nga" và các tổ hợp Pantsir-S1 trên khung gầm xe KAMAZ trong tuần qua.
Trong tuần qua, lực lượng phòng không - không quân LNA đã tiêu diệt hàng chục UAV của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ (TAF) và Chính phủ Hiệp định Quốc gia Libya (LNA).
UAV là thứ vũ khí tấn công được đánh giá là nguy hiểm nhất ở Libya sau khi một số lượng lớn tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 của LNA bị tiêu diệt trong thời gian gần đây.
Ngược lại, Pantsir-S1 cũng là thứ vũ khí phòng không hiệu quả nhất trong việc khắc chế UAV.