Cập nhật lúc

Có phải tiêm vắc xin Covid-19 đến hết đời không? - Số lượng trẻ F0 ở TP.HCM giảm

Cập nhật tình hình dịch Covid-19 tại Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh thành trên cả nước ngày 6/1.

Có phải tiêm vắc xin Covid-19 đến hết đời không? - Số lượng trẻ F0 ở TP.HCM giảm
25
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    TP.HCM: Ghi nhận thêm 5 trường hợp nhiễm biến chủng Omicron

    Cụ thể, 5 trường hợp mới ghi nhận đều là người nhập cảnh trong tháng 12/2021. Các trường hợp này đều đã được cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm. Sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, các trường hợp này được chuyển đến điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 12. Mẫu xét nghiệm được làm giải trình tự gen và có kết quả là nhiễm biến chủng Omicron.

    Thành phố đã tiến hành các biện pháp điều tra, truy vết các trường hợp liên quan 5 trường hợp gồm tổ bay và hành khách đi cùng chuyến bay, nhân viên phục vụ tại khu cách ly. Những trường hợp liên quan đều đang cách ly tập trung. 223 trường hợp liên quan hiện có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.

    Trước đó, Thành phố đã ghi nhận 06 trường hợp nhiễm biến thể Omicron, đều là các ca nhập cảnh. Từ ngày 1/1/2022, khi quy định cách ly người nhập cảnh thay đổi, để đảm bảo kiểm soát người nhập cảnh trước sự xuất hiện của biến chủng Omicron, Thành phố đã triển khai xét nghiệm COVID-19 ngay tại Cảng hàng không Tân Sơn Nhất. Người có kết quả xét nghiệm dương tính sẽ chuyển cách ly ngay tại bệnh viện Dã chiến số 12 và thực hiện xét nghiệm giải trình tự gen. Người có kết quả âm tính sẽ được theo dõi, giám sát theo quy định mới của Bộ Y tế.

    Có phải tiêm vắc xin Covid-19 đến hết đời không? - Số lượng trẻ F0 ở TP.HCM giảm - Ảnh 1.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chiều 06/1, Nghệ An ghi nhận 80 ca nhiễm Covid-19 mới, trong đó có 12 ca cộng đồng

    Chiều 6/1, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Nghệ An thông tin: Trong 12 giờ qua (từ 06h00 đến 18h00 ngày 6/1/2022), Nghệ An ghi nhận 80 ca dương tính mới tại 17 địa phương (Hoàng Mai: 14, Quỳnh Lưu: 11, Quỳ Hợp: 08, Diễn Châu: 07, Thanh Chương: 07, Thái Hòa: 06, TP Vinh: 05, Nghi Lộc: 04, Nghĩa Đàn: 03, Con Cuông: 03, Kỳ Sơn: 03, Tân Kỳ: 03, Quế Phong: 02, Nam Đàn: 01, Tương Dương: 01, Cửa Lò: 01, Yên Thành: 01).

    Trong đó có 12 ca cộng đồng tại 8 địa phương (Quỳnh Lưu: 03,  Quỳ Hợp: 02, Thái Hòa: 02, Nghi Lộc: 01, Nghĩa Đàn: 01, Tân Kỳ: 01, Thanh Chương: 01, Yên Thành: 01), 68 ca đã được cách ly từ trước (44 trường hợp là F1, 02 ca trong khu vực phong tỏa, 02 ca từ Lào về, 20 ca từ ngoại tỉnh có dịch về). Ghi nhận 38 ca có triệu chứng, 42 ca không có triệu chứng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số lượng trẻ mắc Covid-19 ở TP.HCM giảm

    Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, tính đến 6/1, thành phố có 73 trẻ dưới 16 tuổi đang được điều trị Covid-19, giảm 40 ca so với hôm qua. Trong khi đó, vào ngày 26/11/2021, TP.HCM có đến 578 trẻ em F0. Như vậy, hiện nay, số lượng trẻ mắc Covid-19 nhập viện có chiều hướng giảm mạnh.

    Bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Châu Việt, Trưởng khoa Covid-19, Bệnh viện Nhi đồng 2, cho Zing News biết tính đến ngày 6/1, khoa Covid-19 có 79 người, trong đó có 58 F0 (còn lại là người nhà vào chăm sóc). Trong số các bệnh nhân Covid-19, 37 trường hợp là trẻ em và 21 người lớn.

    "Số trẻ em F0 nhập viện thời gian gần đây có xu hướng giảm dần. Giai đoạn cao điểm vào tháng 8-9, khoa điều trị khoảng 120-130 trẻ em nhiễm bệnh, cũng lúc cả khoa đông hơn 200 F0. Đầu tháng 10, số trẻ nhập viện giảm dần. Tháng 11, số lượng tăng vọt trở lại, kéo dài đến tháng 12. Từ giữa tháng 12 đến nay, số trẻ F0 giảm dần", bác sĩ Việt chia sẻ với Zing.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngày 6/1, có thêm 16.472 ca COVID-19 mới, riêng Hà Nội 2.716 ca

    Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.716), Hải Phòng (923), Tây Ninh (853), Khánh Hòa (800), Bình Phước (798), Cà Mau (702), Bình Định (575), Trà Vinh (553), Vĩnh Long (519), Bến Tre (492), TP. Hồ Chí Minh (442), Hưng Yên (397), Bắc Ninh (347), Quảng Ninh (327), Bạc Liêu (301), Đà Nẵng (299), Hà Giang (264), Thừa Thiên Huế (247), Lâm Đồng (230), Quảng Ngãi (230), An Giang (230), Thanh Hóa (217), Bắc Giang (213), Thái Nguyên (193), Vĩnh Phúc (186), Quảng Nam (179), Cần Thơ (163), Nam Định (156), Bà Rịa - Vũng Tàu (152), Thái Bình (143), Phú Yên (142), Nghệ An (139), Bắc Kạn (134), Đồng Nai (132), Bình Thuận (124), Đồng Tháp (120), Hòa Bình (119), Kiên Giang (118), Tiền Giang (117), Sơn La (117), Phú Thọ (110), Đắk Nông (106), Sóc Trăng (104), Gia Lai (104), Hà Nam (95), Bình Dương (91), Ninh Bình (87), Cao Bằng (86), Long An (64), Quảng Bình (59), Quảng Trị (54), Hậu Giang (48), Yên Bái (46), Tuyên Quang (45), Ninh Thuận (42), Lào Cai (42), Lai Châu (37), Điện Biên (37), Hà Tĩnh (29), Lạng Sơn (22).

    - Ngày 06/01/2022, Sở Y tế Vinh Long đăng ký bổ sung 9.370 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin tại Vĩnh Long.

    - Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bình Thuận (205), Bình Định (160), Vĩnh Long (138).

    - Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (+211), Hải Phòng (+131), Bình Phước (+116).

    - Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 16.053 ca/ngày.

    - Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 25 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1), Quảng Nam (14), TP. Hồ Chí Minh (6), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2).

    Hà Nội lại xô đổ mọi kỷ lục ca mới trong 24h qua. Cả nước có 10.555 ca trong cộng đồng - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Có phải tiêm vắc xin Covid-19 đến hết đời không?

    Theo BS Trương Hữu Khanh – Phó Chủ tịch Hội truyền nhiễm, TP.HCM, nhiều người sau khi đọc các thông tin về vắc xin tăng cường tiêm mũi 3 và vắc xin giảm kháng thể theo thời gian cũng hốt hoảng nhắn tin xin bác sĩ tư vấn.

    BS Khanh cho biết giống như các vắc xin khác, vắc xin Covid-19 phải tiêm nhắc lại vì sau khoảng 4-6 tháng kháng thể sinh ra từ hai liều vắc xin cơ bản bị suy giảm. Mức độ kháng thể tăng sau khi tiêm vắc xin giúp bệnh nhẹ hơn, rút ngắn thời gian nhiễm, ngăn ngừa nguy cơ nặng và tử vong.

    Một số nghiên cứu cho thấy tiêm nhắc lại vắc xin mRNA (Pfizer hoặc Moderna) làm tăng lượng kháng thể lên khoảng 10 lần. Như vậy, BS Khanh cho rằng chỉ cần tiêm vắc xin mũi số 3 hoặc mũi bổ sung cho nhóm người có bệnh lý nền, trên 65 tuổi thì không cần phải tiêm mũi vắc xin nữa nên người dân không cần lo lắng phải tiêm vắc xin suốt đời.

    Có phải tiêm vắc xin Covid-19 đến hết đời không?  - Ảnh 1.

    Tiêm vắc xin tại TP.HCM.

    Theo Infonet/Vietnamnet

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội có 385 F0 nặng và nguy kịch, ghi nhận 200 ca tử vong do Covid-19

    Theo Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, trong số hơn 4.100 F0 điều trị tại bệnh viện của Hà Nội có 2.152 F0 nhẹ không triệu chứng, 1.651 F0 ở mức trung bình và 385 F0 nặng, nguy kịch.

    Cục Quản lý Khám chữa bệnh cũng thông tin, trong 385 F0 nặng nguy kịch, số F0 thở mask, gọng kính là 312 người; 21 người thở HFNC; 13 người thở máy không xâm lấn; 36 người thở máy xâm lấn và 3 người phải lọc máu.

    Hà Nội đã ghi nhận tổng cộng 200 ca tử vong tính từ 27/4 đến nay, tỷ lệ tử vong/số mắc là 0.3%. So với số ca tử vong chung cả nước hằng ngày (liên tục trên 200 ca/ngày trong tháng 12-2021 và những ngày đầu năm 2022), Hà Nội vẫn giữ được số ca bệnh chuyển nặng, số ca tử vong ở mức thấp.

    Theo Vietnamnet

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội: Phong tỏa một đoạn phố Hàng Vải liên quan 3 ca F0

    Sáng 6/1, một lãnh đạo UBND quận Hoàn Kiếm thông tin sau khi ghi nhận 3 ca dương tính SARS-CoV-2 trong cộng đồng, quận Hoàn Kiếm đã chỉ đạo phường Hàng Bồ tiến hành tạm phong tỏa một đoạn phố Hàng Vải để khoanh vùng, dập dịch. Người dân đã được lấy mẫu xét nghiệm và được yêu cầu ở yên tại nhà cho tới khi có thông báo mới.

    Tất cả cửa hàng đã được yêu cầu ngừng kinh doanh, người dân không được phép ra khỏi nhà cho tới khi nhận được thông báo mới.

    Theo Tri thức Cuộc sống

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TP.HCM lập thêm 1 bệnh viện dã chiến 3 tầng điều trị Covid-19

    Tiền Phong đưa tin, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức vừa ký Quyết định về việc tổ chức lại Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 14 thành Bệnh viện dã chiến 3 tầng số 14 trực thuộc Sở Y tế.

    Theo đó, UBND TPHCM quyết định tổ chức lại Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 14 thành Bệnh viện dã chiến 3 tầng số 14 trực thuộc Sở Y tế với tên gọi Bệnh viện dã chiến 3 tầng số 14. Trụ sở bệnh viện đặt tại khu đất số 2 đường Trường Chinh (phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TPHCM).

    Bệnh viện dã chiến 3 tầng số 14 có quy mô 1.600 giường bệnh, trong đó 600 giường hồi sức tích cực, 1.000 giường thu dung, điều trị người bệnh không có triệu chứng và mức độ nhẹ, vừa, nặng với 1.350 nhân viên y tế và các nhân viên hỗ trợ làm công tác hậu cần, hành chính khác.

    Theo Quyết định của UBND TPHCM, Bệnh viện dã chiến 3 tầng số 14 được xếp hạng I theo hạng của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, sử dụng danh mục kỹ thuật đã được phê duyệt cho Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và Sở Y tế bổ sung các kỹ thuật cần thiết.

    71% số ca mắc mới trên toàn quốc là F0 cộng đồng. Nhà hàng, quán ăn khẩn cầu được mua bán tại chỗ - Ảnh 1.

    Bệnh viện Dã chiến 3 tầng số 14


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bạc Liêu: Hàng loạt nhà hàng, quán ăn "khẩn cầu" lãnh đạo tỉnh được mua bán tại chỗ

    Ngày 6/1, liên quan đến việc nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có đơn "khẩn cầu" được buôn bán tại chỗ, trao đổi với báo chí, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều, cho hay sẽ họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 xem xét nguyện vọng của người dân vào ngày mai.

    Cũng theo lời lãnh đạo UBND tỉnh Bạc Liêu, có khả năng Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh sẽ xem xét hạ cấp độ dịch.

    Trước đó, nhiều quán ăn, uống tại tỉnh Bạc Liêu có đơn gửi Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Sở Y tế, UBND TP Bạc Liêu "khẩn cầu" được mua, bán tại chỗ như các địa phương khác trong khu vực. 3 ngày qua, đã có hàng trăm là đơn như thế được gửi đi.

    71% số ca mắc mới trên toàn quốc là F0 cộng đồng. Nhà hàng, quán ăn khẩn cầu được mua bán tại chỗ - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhiều trường học tại Ninh Bình tạm dừng học trực tiếp

    Tình hình dịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình diễn biến hết sức phức tạp khi liên tục ghi nhận các ổ dịch trong cộng đồng, trong đó có nhiều ổ dịch phát hiện tại các trường học, cơ sở giáo dục và đào tạo.

    Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch song song với đảm bảo chương trình giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh chỉ đạo các đơn vị liên quan nắm chắc diễn biến tình hình dịch bệnh, thực hiện việc tạm dừng dạy học trực tiếp tại nhiều trường học trên địa bàn.

    Cụ thể, tính đến hết ngày 6/1, Ninh Bình đã phải dừng việc dạy học trực tiếp tại 42 trường học từ cấp Mầm non đến Trung học Phổ thông; trong đó, huyện Kim Sơn 17 trường, huyện Nho Quan 11 trường, huyện Gia Viễn 6 trường... Ngành Y tế Ninh Bình đã ghi nhận trên 300 trường hợp F0 là học sinh trên địa bàn tỉnh.

    Ngày 5/1, tỉnh ghi nhận ổ dịch tại Trường Tiểu học Lý Tự Trọng (thành phố Ninh Bình), với 9 trường hợp F0.

    Theo Vietnamplus

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vụ Việt Á: Kiến nghị làm rõ trách nhiệm Bộ Y tế, Bộ Khoa học - Công nghệ, Học viện Quân y

    Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa có báo cáo gửi đại biểu Quốc hội tổng hợp ý kiến, kiến nghị cử tri và nhân dân gửi tới kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV.

    Cử tri kiến nghị Chính phủ, các Bộ, ngành tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đối với tất cả các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, phân phối trang thiết bị vật tư y tế, vắc xin phòng, chống dịch Covid -19, tránh độc quyền, tham nhũng, lợi ích nhóm.

    "Mở rộng điều tra, xác định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước (trách nhiệm cụ thể của Bộ Khoa học - Công nghệ, Bộ Y tế), Học viện Quân y, Công ty Việt Á, các tổ chức, cá nhân có liên quan, các địa phương có liên quan đến vụ án Công ty Việt Á đồng thời xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức sai phạm, không bỏ lọt tội phạm", báo cáo của Ban Dân nguyện nêu kiến nghị của cử tri, nhân dân.

    Ngoài ra, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra một số vấn đề như việc đội giá bất thường của các loại thuốc, nâng giá các dụng cụ y tế trong các bệnh viện, đại lý thuốc để kiếm lời... để chấn chỉnh tình trạng nêu trên.

    71% số ca mắc mới trên toàn quốc là F0 cộng đồng. 1,4 triệu người mất việc do dịch Covid-19 - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Năm 2021, cả nước có hơn 1,4 triệu người thất nghiệp do dịch Covid-19

    Tính chung cả năm 2021, do diễn biến phức tạp và kéo dài của đợt dịch lần thứ tư đã khiến tình hình lao động việc làm năm 2021 gặp nhiều khó khăn hơn so với năm 2020.

    Lực lượng lao động, số người có việc làm giảm; tỷ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp tăng so với năm trước. Cả nước có hơn 1,4 triệu người thất nghiệp.

    Đó là nội dung chính của cuộc họp báo công bố tình hình lao động việc làm quý IV năm 2021 và chỉ số phát triển con người Việt Nam 2016-2020 do Tổng cục Thống kê tổ chức ngày 6/1, tại Hà Nội.

    Theo báo Tin tức

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Á hậu Hoàng My mắc Covid-19

    Á hậu Hoàng My nhận kết quả dương tính với nCoV sau khi xét nghiệm nhanh tại nhà, sáng 6/1.

    Hoàng My không có triệu chứng nặng, chỉ đau họng, nghẹt mũi. Cô không rõ nguồn lây vì trước đó nhận kết quả âm tính khi xét nghiệm PCR ở nước ngoài. Hiện cô tự cách ly, điều trị tại nhà riêng, thỉnh thoảng nhờ mẹ và chị gái ở gần mua nhu yếu phẩm để trước cửa. Hàng ngày cô xông tỏi, gừng, sả hai lần và uống thuốc hạ sốt.

    71% số ca mắc mới trên toàn quốc là F0 cộng đồng. 1,4 triệu người mất việc do dịch Covid-19 - Ảnh 1.

    Ảnh: VOV

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ca mắc Covid-19 vượt mốc 2.500 ca: Hà Nội hướng dẫn quản lý, điều trị F0 tại nhà

    Trước tình hình số ca bệnh gia tăng, Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản về việc hướng dẫn quy trình phối hợp trong việc quản lý, theo dõi F0 tại nhà.

    Theo quy trình, trạm y tế, trạm y tế lưu động thực hiện quản lý, theo dõi người nhiễm Covid-19 tại nhà theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế và Sở Y tế; cung cấp thông tin người nhiễm bệnh Covid-19 trên địa bàn cho Đoàn thanh niên (Thành viên tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm Covid-19) thực hiện nhập liệu vào phần mềm để quản lý.

    Y tế địa phương thực hiện khám, tư vấn cho người nhiễm bệnh Covid-19 điều trị tại nhà để người dân yên tâm điều trị, tránh gây hoang mang lo lắng. Đối với cán bộ đăng ký số hotline của trạm y tế, trạm y tế lưu động thực hiện ngay lập tức việc thăm khám khi có thông báo và đánh giá với các trường hợp người nhiễm theo mức độ phân tầng xanh, vàng, cam, đỏ.

    230 ca tử vong trong 24h, bất ngờ với tỉnh dẫn đầu. 71% số ca mắc mới là F0 cộng đồng - Ảnh 1.

    F0 điều trị tại nhà - Ảnh minh hoạ.

    Hỗ trợ người bệnh F0 tại nhà biết cách khai báo thông tin sức khỏe hằng ngày vào phần mềm, khai hộ thông tin cho người không có điện thoại thông minh hoặc người già yếu. Liên hệ với F0 để nhắc họ khai báo đúng giờ, đủ thông tin sức khỏe.

    Bên cạnh đó, thông báo ngay cho nhân viên y tế khi F0 đang theo dõi tại nhà có dấu hiệu chuyển độ nặng hơn hoặc dấu hiệu bất thường để nhân viên y tế kịp thời vận chuyển F0 đến bệnh viện điều trị Covid-19 theo đúng phân tầng đã quy định.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Người từ vùng dịch về tỉnh Vĩnh Phúc phải cách ly 7-14 ngày

    Theo đó, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu thực hiện ngay các biện pháp đối với người đến tỉnh Vĩnh Phúc từ địa bàn có dịch (địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc vùng phong tỏa), người tiếp xúc gần (F1).

    Những người đã tiêm đủ liều vaccine (thẻ xanh trên Sổ sức khỏe điện tử hoặc Giấy chứng nhận tiêm đủ liều vaccine của cơ quan có thẩm quyền cấp), liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày và không quá 6 tháng hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm được xác định là F1 sẽ thực hiện cách ly y tế 7 ngày tại nhà/nơi lưu trú (nếu đủ điều kiện tự cách ly), tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo. Tuân thủ 5K, nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác,… thì thông báo ngay cho cơ quan y tế theo dõi và xử lý.

    Đồng thời thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng test nhanh kháng nguyên hoặc RT-PCR hai lần.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    9 chuyến bay ghi nhận 20 ca nhập cảnh nhiễm biến thể Omicron

    Tại Việt Nam, ngày 27.12.2021, TP.Hà Nội đã ghi nhận trường hợp nhiễm biến thể Omicron đầu tiên về từ Anh được phát hiện tại Bệnh viện T.Ư quân đội 108, đến nay Việt Nam đã ghi nhận 20 trường hợp nhiễm biến thể Omicron tại 3 khu vực miền Bắc, miền Nam, miền Trung, từ 9 chuyến bay về từ 5 quốc gia. Đây là các trường hợp nhập cảnh đã được quản lý, cách ly kịp thời.

    Theo Thanh Niên

    230 ca tử vong trong 24h, bất ngờ với tỉnh dẫn đầu. 71% số ca mắc mới là F0 cộng đồng - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đi phòng dịch Covid-19, cán bộ quân sự phường bị 'tổ lái' lao thẳng xe máy vào người

    Tối 5/1, trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch UBND phường 7 (TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) xác nhận vụ việc trên và cho biết người bị thương là cán bộ của Ban Chỉ huy quân sự phường 7.

    "Hiện tại, sức khỏe của anh này đã tạm thời ổn định, ra viện và đang được nghỉ dưỡng ở nhà. Còn người lao xe vào anh này đã được bàn giao cho Công an TP Bạc Liêu củng cố hồ sơ để xử lý theo quy định. Thời điểm xảy ra vụ việc, người tông xe vào cán bộ có sử dụng rượu, bia", ông Hòa thông tin với nguồn trên.


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lý do trẻ có thể trụy tim sau Covid-19

    Lý giải tình trạng tổn thương tim hậu Covid-19, PGS.TS.BS Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, cho biết, đây một trong các hậu quả của hội chứng viêm đa hệ thống MIS-C. Hội chứng chỉ ghi nhận ở trẻ em sau 2-6 tuần khỏi Covid-19, tập trung ở nhóm từ 6 đến 12 tuổi. Trẻ có thể bị sốt cao từ 3 ngày trở lên và kèm theo tổn thương các cơ quan.

    "Hội chứng viêm đa hệ thống ảnh hưởng lên tim mạch do phản ứng viêm mạnh mẽ", bác sĩ Quang phân tích.

    Khi đó, trẻ có thể bị giãn cơ tim, tổn thương mạch vành, tim đập nhanh hoặc nghiêm trọng đến mức trụy tim mạch như bệnh nhi 5 tuổi. Xét nghiệm sẽ nhận thấy các phản ứng viêm rất mạnh, nhưng không có nguyên nhân từ nhiễm trùng. Do đó, nếu người nhà báo cho bác sĩ về tiền sử mắc Covid-19 của trẻ, sẽ hỗ trợ hiệu quả cho chẩn đoán.

    Tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, thời gian qua có khoảng 20 trường hợp mắc hội chứng trên, chỉ một số ít biểu hiện ở tim mạch.

    Theo Vietnamnet

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vì sao Thanh Hóa gửi thư kêu gọi người dân không về quê ăn Tết?

    Từ ngày 14/10 đến 30/12/2021, địa phương ghi nhận gần 620 F0, trong đó có nhiều ca từ các tỉnh, thành phố khác trở về, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

    Với phương châm bảo vệ sức khỏe, tính mạng nhân dân là trên hết, nhà chức trách TP Thanh Hóa kêu gọi người dân tích cực vận động và thông báo cho con em, người thân trong gia đình đang sinh sống, học tập, công tác xa quê biết được tình hình phức tạp của dịch bệnh và "tạm thời không trở về quê nếu không thực sự cần thiết, nhất là dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2022".

    Trong thư ngỏ, chính quyền đề nghị người dân chấp hành nghiêm các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, hạn chế tối đa việc đi lại, thăm hỏi, chúc Tết, liên hoan, gặp mặt và các hoạt động tập trung đông người vì sự an toàn của mình và mọi người, góp phần sớm đẩy lùi dịch Covid-19...

    230 ca tử vong trong 24h, bất ngờ với tỉnh dẫn đầu. 71% số ca mắc mới là F0 cộng đồng - Ảnh 1.

    Thư ngỏ của TP Thanh Hóa.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội nghiêm cấm mọi hành vi tư lợi trong mua vật tư y tế chống dịch

    Kết luận hội nghị Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về công tác phòng, chống Covid-19 trên địa bàn diễn ra chiều 5/1, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng yêu cầu các sở, ngành chức năng và các địa phương phối hợp rà soát vật tư y tế tiêu hao để tiến hành mua sắm vật tư tiêu hao, vật tư xét nghiệm tạo điều kiện cho y tế cơ sở chỉ tập trung thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn.

    "Việc mua sắm vật tư y tế là cần thiết, cấp bách vì liên quan đến sức khoẻ, tính mạng người dân; nhưng phải thực hiện đúng quy định pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch. TP nghiêm cấm mọi hành vi tư lợi. Nếu phát hiện sẽ xử lý nghiêm theo quy định pháp luật",Vietnamne dẫn lời ông Đinh Tiến Dũng nêu rõ.

    230 ca tử vong trong 24h, bất ngờ với tỉnh dẫn đầu. 71% số ca mắc mới là F0 cộng đồng - Ảnh 1.

    Ông Đinh Tiến Dũng.


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bộ Y tế: Nguy cơ lây lan ca mắc Covid-19 nhiễm biến chủng Omicron ra cộng đồng rất lớn

    Bộ Y tế đã có công điện gửi Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về tăng cường truy vết thần tốc, cách ly kịp thời, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp F1 liên quan đến ca nhiễm biến chủng Omicron

    Theo Bộ Y tế, đại dịch trên thế giới vẫn tiếp tục diễn biến khó lường trước biến chủng mới Omiron, đến nay biến chủng này đã lây lan ít nhất 124 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

    Tại Việt Nam đã ghi nhận các trường hợp nhiễm biến chủng Omicron tại 3 khu vực miền Bắc, miền Nam, miền Trung đều là các trường hợp nhập cảnh đã được quản lý, cách ly kịp thời.

    230 ca tử vong trong 24h, bất ngờ với tỉnh dẫn đầu. 71% số ca mắc mới là F0 cộng đồng - Ảnh 1.

    Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường giám sát, quản lý các trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài, lưu ý kiểm tra điều kiện lưu trú của các trường hợp này nhằm đảm bảo không tiếp xúc với người xung quanh khi mới nhập cảnh theo quy định. Ảnh minh hoạ

    Bộ Y tế cho rằng thời gian tới, nguy cơ tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc biến chủng Omicron từ các trường hợp nhập cảnh và lây lan ra cộng đồng là rất lớn.

    Theo Sức khỏe & Đời sống

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thêm 3 địa phương thanh tra việc mua kit xét nghiệm

    Ngày 5/1, UBND TPHCM chỉ đạo khẩn các sở, ban ngành chức năng tăng cường kiểm tra việc nhập khẩu, kinh doanh, mua sắm các loại kit xét nghiệm nhanh và xét nghiệm RT-PCR. Theo đó, UBND TPHCM giao Thanh tra TPHCM thành lập Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành để thanh tra, kiểm tra đột xuất việc mua bán, sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, sử dụng kit xét nghiệm nhanh và xét nghiệm RT-PCR xác định Covid-19 tại một hoặc một số đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn.

    Cùng ngày, ông Nguyễn Văn Đức - Chánh Thanh tra tỉnh Kiên Giang cho biết đã triển khai quyết định thanh tra việc xã hội hóa, liên doanh, liên kết các dịch vụ y tế; mua sắm trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao và thuốc; sinh phẩm, kit xét nghiệm phòng, chống dịch tại các cơ sở khám, chữa bệnh tại tỉnh Kiên Giang trong thời gian 45 ngày.

    Cũng trong ngày 5/1, Thanh tra tỉnh Bạc Liêu cho biết, đã ra quyết định thành lập đoàn thanh tra tiến hành thanh tra toàn diện việc mua sắm vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm, test trên địa bàn tỉnh này trong năm 2021. Thời gian thanh tra trong vòng 70 ngày.

    Theo Tiền Phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    3 công ty dược trong nước được xét cấp phép sản xuất thuốc điều trị Covid-19

    Bộ Y tế cho biết, Hội đồng Tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc của Bộ Y tế (Hội đồng) đã có cuộc họp xem xét hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc chứa hoạt chất Molnupiravir của các cơ sở sản xuất trong nước. Cuộc họp kết thúc tối muộn hôm nay 5.1.

    Tại phiên họp, Hội đồng đã xem xét một cách kỹ lưỡng, thận trọng các ý kiến thẩm định của các tiểu ban chuyên môn, các chuyên gia đầu ngành về tiêu chuẩn chất lượng, bào chế, dược lý lâm sàng và thống nhất đề xuất Bộ Y tế cấp giấy đăng ký lưu hành có điều kiện cho 3 thuốc chứa hoạt chất Molnupiravir (là thuốc kháng vi rút có chỉ định điều trị Covid-19).

    Hiện, Bộ Y tế đã cấp phép cho các đơn vị đủ điều kiện nhập khẩu nguyên liệu sản xuất Molnupiravir, sẵn sàng cung ứng cho sản xuất thuốc này.

    Theo Thanh Niên

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    71% số ca mắc mới là F0 cộng đồng

    Tính từ 16h ngày 4/1 đến 16h ngày 5/1, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 17.017 ca nhiễm mới, trong đó 20 ca nhập cảnh và 16.997 ca ghi nhận trong nước (tăng 2.168 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 12.299 ca trong cộng đồng - chiếm 71%).

    Với 2.505 ca Covid-19, Hà Nội tiếp tục đứng đầu cả nước số mắc mới trong ngày. 4 tỉnh có số mắc mới cao tiếp theo gồm: Tây Ninh (862), Hải Phòng (792), Khánh Hòa (782), Bình Định (735).

    230 ca tử vong trong 24h, bất ngờ với tỉnh dẫn đầu. 71% số ca mắc mới là F0 cộng đồng - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    230 ca tử vong trong 24h, bất ngờ với tỉnh dẫn đầu

    Về số bệnh nhân tử vong, từ 17h30 ngày 4/1 đến 17h30 ngày 5/1 ghi nhận 230 ca tử vong, trong đó tại Đồng Nai (30), TPHCM (25), An Giang (17), Tây Ninh (17), Bình Dương (15), Vĩnh Long (14), Hà Nội (12), Long An (11), Bà Rịa - Vũng Tàu (10), Sóc Trăng (9), Đồng Tháp (9), Kiên Giang (9), Cần Thơ (9), Tiền Giang (8 ), Trà Vinh (7), Cà Mau (7), Bình Phước (4), Bạc Liêu (3), Huế (2), Khánh Hòa (2), Bình Thuận (2), Hậu Giang (2), Hải Dương (2), Đắk Lắk (1), Ninh Thuận (1), Hòa Bình (1), Lâm Đồng (1).

    Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 221 ca/ngày.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại