*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Cập nhật thông tin dịch Covid-19 ngày 01/11 tại Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh thành trên cả nước.
Như đã thông tin, thành phố Hà Nội vừa công bố mức độ dịch từ mức 1 (vùng xanh) lên mức 2 (vùng vàng) có nguy cơ trung bình.
Theo quy định của Nghị quyết 128, ở mức độ dịch cấp 2, việc đi lại của người dân đến từ các địa bàn có cấp độ dịch khác nhau là không hạn chế. Tuy nhiên, thành phố khuyến khích người dân thành phố hạn chế tới các địa phương khác, chỉ tới trong trường hợp cần thiết, tuân thủ quy định của T.Ư và nơi đến.
Thông tin trên Zing.vn vào chiều tối 1/11 cho hay, UBND quận 7 đã có kế hoạch thí điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống có bán, sử dụng đồ uống có cồn từ ngày 1/11 đến 15/11.
Theo đó, UBND quận 7 yêu cầu các đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống có bán, sử dụng đồ uống có cồn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện tại Bộ tiêu chí đánh giá an toàn phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố tại Quyết định 3677 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM.
Cơ sở kinh doanh phải đảm bảo tất cả người tham gia hoạt động kinh doanh (bao gồm chủ doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh và người lao động) đã được tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 dưới 6 tháng.
Địa phương cũng yêu cầu cơ sở kinh doanh lắp đặt camera giám sát và kết nối về Trung tâm Điều hành, kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế quận 7.
Chiều 1/11, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tính trong ngày, thành phố đã phát hiện thêm 57 ca mắc Covid-19, trong đó, 18 ca cộng đồng, 33 ca ở khu cách ly và 6 ca ở khu phong tỏa.
Phân bố theo quận, huyện gồm: Mê Linh (18), Hoàng Mai (11), Hà Đông (8), Hoài Đức (8), Gia Lâm (2), Quốc Oai (2), Long Biên (2), Đống Đa (1), Nam Từ Liêm (1), Ứng Hòa (1), Ba Đình (1), Cầu Giấy (1), Sơn Tây (1).
Chiều ngày 1/11, lực lượng chức năng đã lập 8 chốt phong toả tại thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh, Hà Nội. Tại mỗi điểm chốt, lực lượng chức năng đều túc trực thường xuyên để hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.
Tiếp tế lương thực cho hơn 8.000 dân tại "ổ dịch" 64 F0 huyện Mê Linh- Hà Nội (Clip: Việt Hùng)
Theo UBND thành phố, các biện pháp hành chính áp dụng chung cho toàn thành phố tương ứng cấp độ dịch cấp 2. Tuy nhiên, có một số địa bàn xã, phường áp dụng cấp độ 3, 4.
Cụ thể, theo hướng dẫn của thành phố, với các hoạt động trên 30 người, khuyến khích thực hiện trực tuyến; trong trường hợp tổ chức trực tiếp phải xây dựng kế hoạch đảm bảo phòng, chống dịch và xin phép chính quyền địa phương, kèm theo nhiều điều kiện như 100% người tham dự đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19; có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ; ký cam kết tuân thủ quy định và chịu sự giám sát của chính quyền địa phương.
Các hoạt động dưới 30 người cũng được khuyến khích thực hiện trực tuyến. Trong trường hợp thực hiện bằng hình thức trực tiếp và cần 100% người tham dự đã được tiêm đủ liều vắc xin/đã khỏi bệnh COVID-19; có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ.
Về tổ chức lễ cưới, thành phố yêu cầu số lượng người tham dự lễ cưới: không tập trung quá 30 người/thời điểm. Các yêu cầu cần thực hiện, gồm: Những người thuộc diện cách ly hoặc theo dõi sức khỏe hoặc có triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 (ho, sốt, khó thở, đau rát họng, giảm hoặc mất vị giác, khứu giác ...) không tham dự.
Người bên ngoài gia đình chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ liều vắc xin không nên tham dự lễ cưới. Ban tổ chức, nhân viên phục vụ lễ cưới (cơ sở sự kiện, nhà hàng, nhà thờ...) 100% người tham dự đã được tiêm đủ liều vắc xin/đã khỏi bệnh COVID-19.
Tại buổi họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh tại TP HCM chiều 1-11, ông Phạm Đức Hải, Phó trưởng Ban Phòng chống dịch Covid, cho biết cấp độ dịch của TP là cấp 2 (vùng vàng), trong đó không còn quận - huyện nào là vùng cam - nguy cơ cao, có 9 địa phương thuộc vùng vàng gồm quận 3, 11, 12, Bình Tân, Bình Thạnh, Phú Nhuận; huyện Bình Chánh, Nhà Bè và Hóc Môn.
"Căn cứ vào tình hình dịch bệnh hằng tuần của quận, huyện và TP Thủ Đức, cùng tình hình dịch bệnh của 312 phường xã thị trấn để quyết định số lượng quy mô làm việc lại của cán bộ công chức. Hiện, Sở Nội vụ đang trình UBND TP kế hoạch tổ chức làm việc lại của cán bộ, công chức và UBND đang cân nhắc lựa chọn phương án nào để phù hợp vừa đảm bảo giải quyết công việc cho người dân thông suốt, vừa đảm bảo phòng chống dịch"
Chiều 1/11, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tính trong ngày, thành phố đã phát hiện thêm 57 ca mắc Covid-19, trong đó, 18 ca cộng đồng, 33 ca ở khu cách ly và 6 ca ở khu phong tỏa.
Phân bố theo quận, huyện gồm: Mê Linh (18), Hoàng Mai (11), Hà Đông (8), Hoài Đức (8), Gia Lâm (2), Quốc Oai (2), Long Biên (2), Đống Đa (1), Nam Từ Liêm (1), Ứng Hòa (1), Ba Đình (1), Cầu Giấy (1), Sơn Tây (1).
Phân bố 18 ca cộng đồng theo theo quận, huyện gồm: Hoài Đức (8), Hoàng Mai (5), Hà Đông (2), Cầu Giấy (1), Ứng Hòa (1), Gia Lâm (1).
Như vậy, tính từ ngày 01/10 đến hôm nay (ngày 01/11) Hà Nội ghi nhận số ca mắc mới Covid-19 nhiều nhất với 57 ca Covid-19.
Số ca mắc trong 1 tháng qua (Ảnh: CDC Hà Nội)
Tính từ 16h ngày 31/10 đến 16h ngày 01/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 5.598 ca nhiễm mới, trong đó 03 ca nhập cảnh và 5.595 ca ghi nhận trong nước (tăng 91 ca so với ngày trước đó) tại 49 tỉnh, thành phố (có 2.321 ca trong cộng đồng).
Đầu giờ chiều ngày 1/11, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, ông Phạm Văn Thiều đã ký quyết định 451, điều chỉnh cấp độ dịch bệnh của tỉnh này.
Theo đó, từ tỉnh vùng vàng, cấp 2, Bạc Liêu đã nâng lên 2 bậc thành tỉnh vùng đỏ, tức cấp độ dịch cao nhất trong các cấp độ hiện hành, cấp 4. Có 2 đơn vị cấp huyện cũng bị nâng lên thành vùng đỏ, cấp 4 là thị xã Giá Rai và thành phố Bạc Liêu.
Cấp xã có 20/64 xã phường thị trấn trong tỉnh là cấp 4, nguy cơ dịch bệnh rất cao.
Ngày 29/10, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng đã ký thông báo cấp độ dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố với các tiêu chí 1 về tỷ lệ mắc mới tại cộng đồng/dân số/thời gian và tiêu chí 2 về độ bao phủ vắc xin.
Theo đó, hiện tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin phòng Covid-19 trên địa bàn thành phố là 98% (đã đạt tỷ lệ tối thiểu là 70%); tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 là 48% (chưa đạt tỷ lệ tối thiểu là 80%).
Ngoài ra, trong 14 ngày gần đây, trên địa bàn thành phố ghi nhận 84 ca mắc trong cộng đồng, đạt tỷ lệ 1 ca cộng đồng/100.000 dân/tuần.
Như vậy, hiện thành phố và 30 quận, huyện, thị xã đạt cấp độ 2 trong phòng, chống dịch Covid-19.
Sáng 1/11, Sở Y tế Đắk Nông công bố thêm 8 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng đều tại TP. Gia Nghĩa, nâng tổng số ca bệnh lên 1.000 trường hợp. Trong 8 ca bệnh trên có 4 người trong 1 gia đình, 1 thợ làm quảng cáo và 3 nữ nhân viên karaoke.
Hiện lực lực chức năng đã tiến hành phong tỏa nhiều quán karaoke, nhà nghỉ và quán nhậu trên địa bàn thành phố để phòng, chống dịch Covid-19.
Ngày 31/10, trên địa bàn TP Gia Nghĩa ghi nhận một trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 tại TPHCM (hiện đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy).
Trước đó, ca bệnh này có đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông để khám bệnh nhưng test nhanh cho kết quả âm tính. Sau đó, bệnh nhân xin về nhà và đến TPHCM điều trị thì phát hiện mắc Covid-19.
Ngày 1/11, thông tin trên Tiền Phong cho hay, Phòng khám đa khoa chất lượng cao Sài Gòn (TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) vừa nhờ công an hỗ trợ, xử lý một trường hợp không hợp tác phòng, chống dịch Covid-19 sau khi có kết quả test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 dương tính.
Cụ thể, ngày 31/10, ông T.N.H. (phường Tự An, TP. Buôn Ma Thuột) thấy trong người mệt mỏi nên đến phòng khám trên làm test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2.
Sau khi có kết quả xét nghiệm nghi nhiễm, nhân viên phòng khám đã thông báo, giải thích cho ông H. biết quy trình, lấy mẫu xét nghiệm Real-time PCR và đưa sang phòng cách ly tạm thời chờ ngành y tế xử lý tiếp theo. Tuy nhiên, ông H. không hợp tác, tự ý rời khỏi khu cách ly của phòng khám.
Ngày 31/10, UBND TP Hà Nội đã có văn bản gửi các đơn vị về việc cho học sinh trở lại trường học sau thời gian tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch Covid-19.
Theo đó, UBND TP thống nhất về chủ trương theo đề xuất của Sở GD-ĐT về việc cho học sinh trở lại trường học.
Thời gian thực hiện sẽ triển khai từ ngày 8/11. Quy mô sẽ thực hiện cả học trực tiếp, học trực tuyến. Riêng đối với cấp học mầm non sẽ vẫn nghỉ học tại nhà.
Về học trực tiếp: Ưu tiên các khối đầu cấp, cuối cấp và các lớp thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, thay thế sách giao khoa, thi chuyển cấp, thi tốt nghiệp. Cụ thể, cấp tiểu học là khối lớp 5, cấp THCS là các khối lớp 6 và 9, cấp THPT là khối lớp 10 và lớp 12.
Ngày 30/10, UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch về việc triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi, trên địa bàn thành phố năm 2021 - 2022.
Theo đó, thời gian thực hiện sẽ tiến hành từ quý IV/2021 đến quý I/2022, theo các đợt phân bổ vắc xin của Bộ Y tế.
Việc triển khai được UBND TP Hà Nội đưa ra 2 phương án.
Cụ thể, khi nguồn vắc xin chưa đủ sẽ phân bổ số lượng vắc xin cho các quận, huyện, thị xã theo thứ tự ưu tiên gồm: có ca F0 mới, có mật độ dân cư cao, có nhiều địa điểm thường tập trung đông người, nhiều ngành nghề dịch vụ, nhiều trường học, giáp ranh các tỉnh có dịch bệnh diễn biến phức tạp, cửa ngõ giao thông đi lại, có khu cách ly tập trung...
Khi có đủ vắc xin sẽ triển khai đồng loạt trên toàn thành phố.
Ngoài ra, căn cứ diễn biến tình hình dịch bệnh thực tế tại thời điểm triển khai chiến dịch sẽ có điều chỉnh, ưu tiên cụ thể cho từng địa phương, nhằm đảm bảo tối ưu nhất cho công tác phòng, chống dịch bệnh với nguyên tắc ưu tiên tiêm trước cho các nhóm đối tượng trẻ em ở các quận, huyện có dịch.
Bấm link đọc thông tin chi tiết:
Ngày 1/11, Báo Dân Trí dẫn nguồn tin từ Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Bắc Ninh cho biết: Trong những ngày qua, tỉnh Bắc Ninh xuất hiện nhiều chùm ca dương tính liên quan các công nhân công ty thuộc khu công nghiệp trên địa bàn huyện Quế Võ, thành phố Bắc Ninh và người nhà của ca bệnh.
Các công ty và khu vực xuất hiện chùm ca dương tính có khoảng cách địa lý gần nhau, người dân lao động tại các công ty này lưu trú đan xen trong các khu dân cư, thuê trọ đông đúc, hiện chưa rõ nguồn lây, nguy cơ bùng phát dịch cao.
Trong ngày 31/10, Bắc Ninh ghi nhận 105 ca dương tính với SARS- CoV-2, chủ yếu ca mắc trong cộng đồng và là công nhân.
Cũng theo báo này, các ca mắc ở TP Bắc Ninh là 58 ca, 44 ca tại huyện Quế Võ, 1 ca ở huyện Tiên Du, 1 ca tại thị xã Từ Sơn và 1 ca đã được cách ly về từ TP Hồ Chí Minh. Toàn tỉnh hiện có 51 ổ dịch.
Sáng 1/11, Báo Thanh Niên dẫn thông tin từ Sở Y tế Vĩnh Long cho biết, tỉnh vừa ghi nhận thêm 25 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng.
Trong số ca mắc mới, có 18 trường hợp được phát hiện qua khám sàng lọc trong cộng đồng ở các phường 1, 3, 4, 5 thuộc TP.Vĩnh Long; 7 trường hợp qua xét nghiệm sàng lọc trong cộng đồng tại các trung tâm y tế và phòng khám có địa chỉ tại H.Long Hồ và H.Vũng Liêm.
Như vậy, tính riêng trong 7 ngày (từ 26/10 đến 1/11), Vĩnh Long đã ghi nhận 169 ca dương tính với Covid-19. Nguồn lây chủ yếu là người dân tự phát về từ các tỉnh, thành và đang có dấu hiệu lan rộng ra cộng đồng.
Trong ngày 31/10, theo Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 cả nước ghi nhận 5.519 ca Covid-19 trong nước tại 46 tỉnh, thành phố (trong đó có 2.327 ca trong cộng đồng).
Đặc biệt, một số tỉnh miền Tây có số ca mắc mới cao đột biến như: Bạc Liêu (415), An Giang (342), Kiên Giang (295), Tiền Giang (222), Sóc Trăng (180), Cần Thơ (130), Tây Ninh (110)...
Cụ thể, trên Báo Dân Trí dẫn nguồn theo thông tin Sở Y tế các tỉnh thì trong ngày 31/10:
Kiên Giang trong ngày 31/10 là địa phương có số ca mắc "khủng" nhất với 469 trường hợp tăng 174 ca so với ngày trước đó, trong đó có 82 ca cộng đồng, 191 ca trong khu cách ly, 196 ca trong khu phong tỏa.
Trong khi trước đó, ngày 27/10 chỉ có 160 ca; ngày 28 và 29/10, số ca mắc mới dao động gần 300 ca.
Đáng lo ngại, rất nhiều ca phát hiện trong cộng đồng qua thực hiện test nhanh tại các phòng khám ở Kiên Giang.
Tính từ ngày 21/6 đến ngày 31/10 Kiên Giang ghi nhận tổng cộng lên 9463 ca.
Bạc Liêu ghi nhận 414 ca mắc mới, trong đó có 143 trường hợp tại cộng đồng. Cũng trong số này, có 81 trường hợp mắc Covid-19 có độ tuổi dưới 18.
Thông tin Báo Thanh Niên cho hay, tại tỉnh Bạc Liêu, trong 2 ngày qua, dịch bệnh trên địa bàn diễn biến hết sức phức tạp, số ca mắc Covid-19 liên tục tăng nhanh, đặc biệt ghi nhận nhiều ca mắc trong cộng đồng. Trước đó, ngày 30/10, tỉnh này cũng ghi nhận 404 ca mắc, trong đó có đến 149 ca cộng đồng.
Tiền Giang ghi nhận có 222 ca mắc mới, trong đó có 27 ca trong cộng đồng, các ca còn lại trong khu cách ly, phong tỏa.
Cần Thơ: ghi nhận 282 ca mắc Covid-19 (số ca mắc cao nhất kể từ ngày 8/7 đến nay).
Sóc Trăng: ngày 31/10, tỉnh ghi nhận có 193 trường hợp mắc mới Covid-19. Trong đó có 88 trường hợp là F1 chuyển thành F0, 5 trường hợp về từ vùng dịch, tất cả đã được quản lý trước đó; 98 trường hợp phát hiện qua sàng lọc tại cộng đồng, 2 trường hợp phát hiện trong khu vực phong tỏa.
Số ca mắc cộng dồn đến hết ngày 31/10 là 5.577 trường hợp.
Vài ngày gần đây, số ca mắc mới Covid-19 tăng ở nhiều tỉnh thành. Đặc biệt, trong số F0 có nhiều trường hợp là học sinh khiến việc học trực tiếp bị gián đoạn. Ngoài ra, nhiều giáo viên, học sinh cũng phải đi cách ly.
Ninh Thuận: 141 giáo viên, học sinh cách ly tại trường ngay trong đêm
Thông tin trên được ông Thái Quang Mận, phó chủ tịch UBND xã Lâm Sơn, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận), cho biết trên báo Tuổi Trẻ vào tối muộn ngày 31/10.
Theo đó, 11 giáo viên, 130 học sinh Trường tiểu học Tầm Ngân A được xác định là F1 phải cách ly ở lại tại trường ngay trong đêm 31/10 nhằm ngăn chặn lây lan dịch bệnh Covid-19.
Qua điều tra dịch tễ xác định nguồn lây là từ một người nhiễm ở thôn Trà Giang, xã Lương Sơn đến xã Lâm Sơn viếng tang. Từ đó đã lây lan cho nhiều người khác ở hai thôn Tầm Ngân 1 và Tầm Ngân 2 (xã Lâm Sơn) và ba học sinh Trường tiểu học Tầm Ngân A nghi nhiễm.
Đắk Lắk: Học sinh dương tính qua test nhanh
Chiều 31/10, ông Đỗ Xuân Lộc, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Ea Kar (Đắk Lắk) cho biết trên Báo Tiền Phong, địa phưng vừa ghi nhận thêm 12 trường hợp test nhanh dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó, hai học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Hà Huy Tập và một học sinh lớp 7 Trường THCS Hoàng Hoa Thám cùng tại xã Cư Yang.
Chính quyền địa phương đã cách ly tập trung hơn 100 học sinh và giáo viên liên quan ngay tại trường.
Ngày 30/10, huyện Ea Kar cũng phát hiện 3 học sinh tiểu học (2 em học phân hiệu Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân, xã Cư Yang và 1 học sinh trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, thị trấn Ea Kar) khiến 106 học sinh, giáo viên phải cách ly tập trung tại trường.
Lý Sơn: Ca nhiễm Covid-19 cộng đồng đầu tiên là học sinh
Tối 31/10, thông tin từ huyện Lý Sơn cho biết đã có ca nhiễm cộng đồng đầu tiên ở đảo Lý Sơn.
Trường hợp này là học sinh lớp 9 ở thôn Tây, An Hải. Em này tiếp xúc một người từ TP.HCM về đảo hôm 16/10, được xác định dương tính sau thời gian cách ly tại nhà.
Ngoài học sinh trên, 66 người khác là F1 của người từ TP.HCM về quê.
Nghệ An: 4 học sinh mắc Covid-19, hơn 145 học trò, giáo viên phải cách ly
Chiều 29/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An cho biết, tỉnh này vừa ghi nhận 5 ca Covid-19 trong một gia đình ở xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu.
Trong đó, có 3 trường hợp là học sinh, trong đó 1 em học lớp 12 Trường THPT Quỳnh Lưu 3, đóng ở xã Quỳnh Lương và 2 em là học sinh Trường tiểu học Quỳnh Bảng.
Cơ quan chức năng đã xác định có 257 trường hợp F1 của 5 F0 nói trên phải đi cách ly, trong đó hơn 100 F1 là học sinh, giáo viên Trường THPT Quỳnh Lưu 3 và Trường tiểu học Quỳnh Bảng.
Hà Nam: 174 giáo viên và học sinh mắc Covid-19
Tối 30 và sáng 31/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hà Nam công bố thêm 30 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Các ca mắc mới chủ yếu ghi nhận ở TP Phủ Lý, rải rác các ca cộng đồng và xuất hiện chùm bệnh cùng gia đình…
Trải qua 42 ngày bùng phát đợt dịch mới, toàn TP Phủ Lý đã ghi nhận 473 ca dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó có 63 học sinh tiểu học, 53 học sinh THCS, 17 học sinh THPT, 34 trẻ em mầm non, 7 giáo viên, 29 cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, 270 lao động tự do.
...
Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội tối 31/10, từ 18h ngày 30/10 đến 18h ngày 31/10, thành phố ghi nhận tổng cộng 49 ca nhiễm SARS-CoV-2. Trong đó, 21 trường hợp được phát hiện trong cộng đồng.
Đáng chú ý, Hà Nội ghi nhận hai ổ dịch mới vừa xuất hiện trong cộng đồng là ổ dịch Nam Dư, Lĩnh Nam, Hoàng Mai và ổ dịch ở Lê Đức Thọ, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm.
Trước đó, ngày 30/10, N.N.H. (3 tuổi) có triệu chứng sốt nhẹ và ngạt mũi. Qua xét nghiệm sàng lọc, trường hợp này cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Qua điều tra, truy vết, 7 trường hợp khác liên quan cũng cho kết quả xét nghiệm dương tính. Trong số này, 5 người có địa chỉ tại Lĩnh Nam (Hoàng Mai) và 2 trường hợp ngụ Hoa Sơn (Ứng Hòa).
Tại ổ dịch Nam Từ Liêm, ngày 29/10, anh T.V.N. (29 tuổi, ngụ Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, là nhân viên tư vấn xuất khẩu lao động) có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi. Tới ngày 30/10, anh N. đi khám và được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.
Hai F1 của anh N. có địa chỉ ở Phú Đô và Mễ Trì (Nam Từ Liêm) sau đó cũng cho kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Thông tin trên được ông Thái Quang Mận, phó chủ tịch UBND xã Lâm Sơn, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận), cho biết trên báo Tuổi Trẻ vào tối muộn ngày 31/10.
Theo đó, các trường hợp F1 tại trường được xác định có 11 giáo viên, 130 học sinh Trường tiểu học Tầm Ngân A đã được cách ly ở lại tại trường ngay trong đêm 31/10 nhằm ngăn chặn lây lan dịch bệnh Covid-19.
Qua điều tra dịch tễ xác định nguồn lây là từ một người nhiễm ở thôn Trà Giang, xã Lương Sơn đến xã Lâm Sơn viếng tang. Từ đó đã lây lan cho nhiều người khác ở hai thôn Tầm Ngân 1 và Tầm Ngân 2 (xã Lâm Sơn) và ba học sinh Trường tiểu học Tầm Ngân A nghi nhiễm.
- Tính từ 16h ngày 30/10 đến 16h ngày 31/10, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 5.519 ca nhiễm mới, trong đó 15 ca nhập cảnh và 5.519 ca ghi nhận trong nước (tăng 280 ca so với ngày trước đó) tại 46 tỉnh, thành phố (có 2.327 ca trong cộng đồng).
Như vậy, 5 ngày liên tiếp (từ ngày 26/10), số ca mắc mới Covid-19 trong nước tăng từ 3.592 ca vào ngày 26/10 đến 5.519 ngày 31/10.
- Từ 17h30 ngày 30/10 đến 17h30 ngày 31/10 ghi nhận 53 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (21), Bình Dương (7), Cần Thơ (5), Đồng Nai (4), Sóc Trăng (4), Bạc Liêu (3), Long An (3), Vĩnh Long (1), Tây Ninh (1), Trà Vinh (1), Tiền Giang (1), Kiên Giang (1), Đắk Lắk (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 59 ca.
Chiều 31/10, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tính trong ngày phát hiện thêm 49 ca bệnh trong đó, cộng đồng (12), khu cách ly (29), khu phong tỏa (8).
Phân bố theo quận, huyện gồm: Hà Đông (17), Quốc Oai (9), Hoàng Mai (7), Nam Từ Liêm (4), Long Biên (3), Mê Linh (3), Ứng Hòa (2), Đống Đa (2), Hoài Đức (1), Bắc Từ Liêm (1)
Phân bố theo các chùm ca bệnh, ổ dịch gồm: chùm liên quan ổ dịch tại Sài Sơn, TT Quốc Oai (21), chùm liên quan ổ dịch Nam Dư, Lĩnh Nam (8), chùm sàng lọc ho sốt (4), chùm liên quan ổ dịch Trần Quang Diệu – Ô Chợ Dừa (4), chùm liên quan ổ dịch Bạch Trữ, Tiến Thắng (3), chùm ho sốt thứ phát (3), chùm liên quan ổ dịch Lê Đức Thọ, Mỹ Đình (3), chùm liên quan đến các tỉnh có dịch (3).
Phân bố 12 ca cộng đồng theo theo chùm gồm: chùm sàng lọc ho sốt (4), chùm liên quan OD Nam Dư, Lĩnh Nam (6), chùm liên quan ổ dịch Lê Đức Thọ, Mỹ Đình (1), chùm liên quan đến các tỉnh có dịch (1).
Thông tin 42 bệnh nhân ghi nhận như sau: