Yếu tố có thể giúp Ukraine thuận lợi phản công ở miền Nam

Hoàng Phạm |

Theo đánh giá của phương Tây, Ukraine có thể tiến hành phản công ở miền Nam là nhờ những thành công của Kiev trong việc làm giảm khả năng kiểm soát của Nga đối với bờ biển phía Nam Ukraine.

Làm suy yếu lợi thế của Nga ở Biển Đen có thể giúp Ukraine phản công ở miền Nam. Ảnh: Shutterstock

Làm suy yếu lợi thế của Nga ở Biển Đen có thể giúp Ukraine phản công ở miền Nam. Ảnh: Shutterstock

Sáu tháng sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, xung đột đã phát triển thành một cuộc chiến nhiều mặt, trong đó không chỉ bao gồm các yếu tố trên bộ mà các yếu tố trên biển cũng đóng vai trò đáng kể.

Việc các cảng biển của Ukraine bị phong tỏa do ảnh hưởng của xung đột cho thấy tầm quan trọng của việc kiểm soát đường biển. Bên nào có thể kiểm soát khu vực Tây Bắc Biển Đen sẽ chiếm được lợi thế chiến lược mang tính quyết định.

Yếu tố có thể giúp Ukraine thuận lợi phản công ở miền Nam - Ảnh 1.

Tuần dương hạm Moskva trước khi bị chìm. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Bất chấp những khó khăn và không có lực lượng hải quân mạnh mẽ, Ukraine đã dần chiếm thế chủ động trên biển. Trên thực tế, chiến lược của Kiev nhằm giành ưu thế trong cuộc chiến tranh tiêu hao hiện nay có vai trò không nhỏ của yếu tố đường biển. Nếu cuối cùng Ukraine có thể giành lại được khu vực Kherson, chiến lược này sẽ chứng minh được hiệu quả trong cách tiếp cận linh hoạt của Ukraine trước sự tập trung của Nga vào cuộc chiến trên bộ.

Làm suy yếu lợi thế của Nga ở Biển Đen

Khi xung đột bắt đầu bùng phát, Nga vẫn đảm bảo sự thống trị áp đảo ở Tây Bắc Biển Đen. Tuy nhiên, kể từ tháng 4, Ukraine đã bắt đầu tìm cách làm suy yếu lợi thế của đối phương. Chiến lược của Kiev được đánh dấu từ ngày 14/4 với việc Ukraine tuyên bố đánh chìm tàu tuần dương Moskva - soái hạm của Hạm đội Biển Đen và là một phần quan trọng của hệ thống phòng không khu vực của Nga.

Vụ việc đã ảnh hưởng tới khả năng hoạt động an toàn của Nga ở Tây Bắc Biển Đen, đồng thời cũng phơi bày những thiếu sót của hệ thống phòng không trên các tàu mặt nước của Nga.

Khi Ukraine trở lại kiểm soát Đảo Rắn vào ngày 30/6, tình hình chiến dịch dường như đã được cải thiện. Đảo Rắn đóng vai trò bổ sung cho tàu tuần dương Moskva trong các hoạt động phòng không. Không còn nắm giữ Đảo Rắn có nghĩa là Nga không còn ở vị trí kiểm soát hiệu quả việc đến và đi từ Odessa và phải phụ thuộc vào lực lượng trên bộ, đặc biệt là ở Crimea, để bảo vệ các tàu mặt nước của Hạm đội Biển Đen. Do đó, tầm hoạt động của hải quân Nga bị giới hạn trong khoảng 30km tính từ Crimea.

Trên thực tế, điều này đã làm giảm đáng kể khả năng của Moscow trong việc lên kế hoạch cho một cuộc tấn công đổ bộ vào thành phố cảng quan trọng Odessa và hạn chế mục tiêu địa chiến lược ban đầu của Moscow là kiểm soát bờ biển phía Nam Ukraine từ Crimea đến Transnistria (vùng ly khai ở Moldova).

Nhắm mục tiêu vào các tài sản hải quân của Nga

Trong tháng 8, Ukraine bắt đầu một giai đoạn mới với các cuộc tấn công nhằm vào tài sản hải quân của Nga. Cuộc tấn công vào căn cứ quân sự Saky ở bán đảo Crimea ngày 9/8 đã gây thiệt hại cho lực lượng phòng không của Hạm đội Biển Đen, khiến Nga không thể vận hành an toàn các tàu mặt nước vốn dựa vào sự hỗ trợ của phòng không trên bộ.

Ngày 20/8, Ukraine được cho là sử dụng máy bay không người lái (UAV) tấn công vào trụ sở Hạm đội Biển Đen ở Sevastopol. Mặc dù nhỏ và chỉ mang tính biểu tượng, nhưng cuộc tấn công này đã góp phần vào chiến lược gây thiệt hại cho các tài sản của hải quân Nga trên phạm vi rộng. Chiến lược này cũng giúp Ukraine thuận lợi hơn khi phản công ở phía Nam, bởi Nga sẽ ngày càng khó tấn công từ ngoài biển.

Với lực lượng hải quân đã cạn kiệt, Ukraine sẽ không thể đảm bảo quyền kiểm soát tổng thể trên biển nhưng việc nhắm vào các tài sản của hải quân Nga cũng khiến Moscow ở vào tình trạng tương tự. Nhờ đó, Kiev vẫn có thể lên kế hoạch cho một số hoạt động trên biển dù hạn chế. Hiện nay việc rà phá thủy lôi đang được ưu tiên với sự hỗ trợ của Anh. Nhưng về lâu dài, Ukraine có thể thực hiện được nhiều hoạt động khác trên biển, bao gồm cả việc vận hành các tàu hoặc máy bay chống ngầm để đối phó với mối đe dọa tàu ngầm của Nga.

Nga sẽ khó hỗ trợ lực lượng trên bộ từ ngoài biển?

Ông Rob Lee, thành viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại chuyên theo dõi quân đội Nga và Ukraine, cho biết: “Những tổn thất đối với các tàu chiến của Nga đã cản trở khả năng chuyển quân và vận chuyển thiết bị xung quanh Crimea bằng đường biển”.

Một nhà ngoại giao phương Tây cũng đồng tình với nhận định này và cho rằng. “Hạm đội Biển Đen của Nga giờ chỉ được sử dụng như một lực lượng phòng thủ với các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình và tần suất cũng không thường xuyên như trước”.

Những tổn thất của lực lượng hải quân cũng khiến Nga không có nhiều lựa chọn ở miền Nam Ukraine. Nga sẽ khó có thể sử dụng các tài sản hàng hải để hỗ trợ các mục tiêu trên bộ. Điều này giúp Ukraine dễ dàng tiến hành các hoạt động trên bộ ở khu vực Kherson trong những tháng tới./.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại