Y bác sĩ tuyến đầu chống dịch kiệt quệ với gánh nặng trên vai: Khổ sở trăm bề nhưng 'nếu mình cũng gục ngã, bệnh nhân sẽ ra sao?'

P.H |

Các y bác sĩ trên khắp thế giới đã làm việc không ngừng nghỉ để chiến đấu bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng, nhưng chính họ cũng là người cần được hỗ trợ về sức khoẻ và tâm lý như bất kỳ ai ngay lúc này.

Một lần lái xe ở Vũ Hán hồi tháng 3 năm ngoái, Zhang Xiaochun đã phải tấp vào lề đường đột ngột, vì nữ bác sĩ đang trên bờ vực của sự suy sụp. Cô phải làm việc không ngừng nghỉ trong nhiều ngày tại trung tâm tiếp nhận những ca mắc Covid-19 đầu tiên ở Trung Quốc.

Cả bố mẹ rồi đến rất nhiều đồng nghiệp của cô đều đã lần lượt nhiễm bệnh. Số ca mắc và số người không thể vượt qua cửa tử cứ thế tăng dần mà không có dấu hiệu dừng lại. Đã có lúc, bác sĩ Zhang quên mất đứa con gái 9 tuổi của mình, đang ở nhà một mình và sợ hãi. Mặt Zhang rưng rưng nhưng cô không còn đủ sức lực để khóc. Vị bác sĩ chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 18/2/2020: "Nước mắt của tôi chảy ngược vào trong."

Y bác sĩ tuyến đầu chống dịch kiệt quệ với gánh nặng trên vai: Khổ sở trăm bề nhưng nếu mình cũng gục ngã, bệnh nhân sẽ ra sao? - Ảnh 1.

Zhang Xiaochun

Hy sinh sức khỏe thậm chí cả tính mạng của bản thân

Y bác sĩ trên khắp thế giới đang gồng gánh rất nhiều thứ trên vai mình ngay lúc này. Họ thiếu nguồn thiết bị y tế, làm việc suốt nhiều giờ một ngày và hầu như không có thời gian để nghỉ ngơi. Họ đang gồng mình chống lại một căn bệnh gây chết người mà đến nay người ta vẫn chưa hiểu hết về nó. Không chỉ vậy, họ còn hy sinh chính mạng sống của mình thậm chí sức khỏe của cả gia đình họ để bảo vệ cộng đồng.

Tại Trung Quốc, các bác sĩ phải làm theo ca kéo dài ít nhất 10 tiếng đồng hồ liên tục. Nhiều người phải mặc đồ bảo hộ mọi lúc mọi nơi, không có đủ thức ăn, nước uống, khó khăn cả việc tắm táp vệ sinh vì cứ cởi bộ đồ bảo hộ kia ra liền phải đối mặt với nguy cơ phơi nhiễm. Hơn bao giờ hết, đội ngũ các nhân viên y tế đang cần trợ giúp tâm lý để có thể đứng vững và đối phó với căng thẳng tâm lý thời điểm này.

Các y bác sĩ hiểu rất rõ về nguy cơ lây nhiễm của các bệnh truyền nhiễm như Covid-19. Tuy nhiên, đợt bùng phát dữ dội của đại dịch lần này buộc các bệnh viện phải triển khai đội ngũ nhân viên hạn chế về kinh nghiệm thậm chí chấp nhận thiếu hụt thiết bị để bảo vệ chính bản thân họ. Tại Hàn Quốc, một số y tá và nhân viên hỗ trợ đã nghỉ việc khi dịch bệnh lan rộng, gia đình họ cầu xin con cái mình hãy rời bỏ "chiến trường" tại các bệnh viện. Iran đã phải đối mặt với tình trạng thiếu trang thiết bị, Thứ trưởng Bộ Y tế của họ - bản thân là bác sĩ phẫu thuật - cũng đã bị nhiễm virus.

"Nếu chúng tôi thất bại, các bệnh nhân sẽ phải làm sao?"

Với nữ bác sĩ Zhang, trong quá khứ, cô từng kinh qua những cuộc khủng hoảng dịch bệnh lớn có thể kể đến đợt dịch SARS năm 2003 và trận động đất ở Tứ Xuyên năm 2008. Đầu năm 2020, khi bệnh viện nơi cô làm việc tiếp nhận 2 bệnh nhân viêm phổi có liên quan đến SARS, Zhang hủy ngang kế hoạch du lịch với gia đình mình và vội vã trở về cơ quan. Vài ngày sau đó, càng nhiều bệnh nhân bắt đầu tìm đến với những biểu hiện tương tự và cuối cùng là số lượng hàng trăm hàng nghìn người lũ lượt kéo đến chật kín bệnh viện.

Dù chỉ là đảm nhiệm vai trò đọc phim Xquang, nhưng cô vẫn mặc đồ bảo hộ thường xuyên và coi mình như một bệnh nhân. Lo ngại có thể khiến người thân nhiễm bệnh và quá tải với công việc, cô lựa chọn ngủ trên ghế sofa ở văn phòng. Zhang gần như không có thời gian để ăn và tắm.

Y bác sĩ tuyến đầu chống dịch kiệt quệ với gánh nặng trên vai: Khổ sở trăm bề nhưng nếu mình cũng gục ngã, bệnh nhân sẽ ra sao? - Ảnh 3.

Nhưng rồi, không lâu sau, bố rồi đến mẹ cô đều bị ốm. Họ có kết quả âm tính giả khi xét nghiệm với axit nucleic. Tuy nhiên ảnh chụp CT lại nói lên một điều hoàn toàn khác. Bố cô viêm phổi dù triệu chứng không hề rõ ràng. "Cầm kết quả trên tay, tôi đã biết điều gì đó chắc chắn đã xảy ra. Lòng tôi rối rắm vô cùng". Tuy nhiên, may mắn là con gái cô lại khỏe mạnh. Đối mặt với 2 cuộc khủng hoảng cùng 1 lúc đó là dịch bệnh và nỗi lo chăm sóc cho con vì chồng làm việc ở xa, Zhang quyết định để ông bà cách ly trong phòng riêng và con gái cô ở phòng khách.

Chính cô bé 9 tuổi là người đã tự hâm nóng đồ ăn và để trước cửa cho ông bà. Tuy nhiên, triệu chứng bệnh của bố mẹ cô dần nghiêm trọng hơn, họ buộc phải nhập viện để chữa trị. Chồng cô cũng nhanh chóng được cấp giấy phép để về nhà. Số lượng bệnh nhân mỗi ngày đều tăng lên rồi quá tải chẳng còn giường cho họ nằm. Zhang và các đồng nghiệp phải chuyển đến khách sạn để làm việc và nghỉ ngơi. Cuối mỗi ngày khi đã được trở về phòng khách sạn, Zhang cảm thấy "lưng đau rã rời" và không còn ý niệm về thời gian. Zhang chia sẻ: "Nếu chúng tôi thất bại, các bệnh nhân sẽ phải làm thế nào?"

Y bác sĩ tuyến đầu chống dịch kiệt quệ với gánh nặng trên vai: Khổ sở trăm bề nhưng nếu mình cũng gục ngã, bệnh nhân sẽ ra sao? - Ảnh 4.

Nguồn: The Wall Street Journals


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại