Xung đột Trung - Ấn: Bàn tay Nga có thể thúc đẩy cơ hội hòa giải?

Hồng Nhung |

Cuộc gặp giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Nga dự kiến sẽ diễn ra trong tuần tới cùng với hi vọng vai trò của Moscow xoa dịu căng thẳng gần đây của New Delhi và Bắc Kinh.

Phía Moscow cho biết, các Bộ trưởng ngoại giao Trung-Ấn-Nga chuẩn bị thảo luận các cơ hội hợp tác chống dịch bệnh Covid-19.

Giới chuyên gia cho rằng, Trung Quốc và Ấn Độ có thể sử dụng cuộc họp ba bên trong tuần tới có sự tham gia của Nga nhằm xoa dịu các căng thẳng trong bối cảnh xung đột biên giới Himalayas gần đây. Thêm vào đó, chủ đề dịch bệnh Covid-19 vẫn là trọng tâm trong các đàm phán.

"Moscow có thể nhìn thấy cuộc họp là cơ hội thúc đẩy vai trò trung gian là người gìn giữ hòa bình khu vực", các chuyên gia khác cho biết.

Theo trang SCMP, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov dự kiến sẽ có cuộc họp trực tuyến vào thứ Ba tuần tới.

Trước đó từng dự đoán khả năng New Delhi sẽ rút khỏi cuộc họp bởi vì xung đột căng thẳng những ngày qua ở biên giới Trung-Ấn. Tuy nhiên, Ấn Độ đã xác nhận tham gia cuộc họp trong tuần tới.

Ông Subrahmanyam Jaishankar – Giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học McGill ở Montreal, Canada nói rằng Trung Quốc và Ấn Độ có thể chớp cơ hội sự kiện này để thảo luận về các lo lắng biên giới và nới lỏng các căng thẳng.

"Cảm nhận của tôi cho thấy rằng dịch bệnh Covi-19 sẽ là chủ đề chính. Tuy nhiên, xung đột Trung-Ấn có thể được thảo luận trong cuộc họp lần này và sẽ xem như là các cơ hội cho hai bên bắt đầu giải quyết các mâu thuẫn biên giới gần đây", ông Thazha Varkey Paul nhấn mạnh.

"Xung đột đang rơi vào thời điểm tồi tệ nhất và các ca tử vong của binh sĩ Ấn Độ có thể khiến cho tình hình trở nên căng thẳng và rất khó để bước vào ngoại giao cởi mở", ông Paul nói.

"Cả Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Modi phải có động thái cứng rắn, lên tiếng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và các vấn đề biên giới có thể chưa kết thúc cho đến khi tìm cách tốt hơn phân định đường kiểm soát thực tế", ông Paul nói đồng thời nhắc đến các động thái gần đây của cả Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Narenda Modi.

"Cần thiết phải đưa ra các biện pháp xây dựng lòng tin hiệu quả hơn", ông Paul nói.

Quân đội Ấn Độ cho biết rằng 20 binh sĩ nước này đã tử vong trong cuộc chiến ở thung lũng Galwan River. Bắc Kinh bày tỏ chia sẻ vì các rủi ro trong xung đột nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết.

Trong cuộc điện đàm ngày 17/6, Ngoại trưởng Vương Nghị và Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ - ông Jaishankar đã cáo buộc lẫn nhau về việc quân binh hai nước kích động gây ra sự cố đáng tiếc này.

Giới quan sát cho rằng, Nga có thể làm trung gian hòa giải cho Ấn Độ và Trung Quốc trong các căng thẳng gần đây tại cuộc họp sắp tới. Tuy nhiên, cả Bắc Kinh và Delhi trước đó đều từ chối đề nghị của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong vai trò hòa giải.

Vào ngày 17/6, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mô tả các xung đột biên giới bật tín hiệu cảnh báo mạnh mẽ trong khi Thứ trưởng Ngoại giao Nga Morgulov đã thảo luận các vấn đề an ninh khu vực với đại sứ Ấn Độ tại Nga, theo thông cáo báo chí từ Moscow.

Ông Dmitri Trenin – Giám đốc nhóm nghiên cứu trung tâm Carnegie Moscow nói rằng Nga sẽ phải đứng sau kịch bản này nếu muốn Bắc Kinh và New Delhi nói về vấn đề biên giới.

"Hoà giải không phải là điều mà Ấn Độ hoặc Trung Quốc sẵn sàng chấp thuận từ bên thứ ba", ông nói.

"Tuy nhiên, Nga trước đó đã không hề thụ động trong khi hai đối tác xô xát, Moscow từng lên tiếng vào ngày 18/6 trong cuộc họp các bộ trưởng ngoại giao trao đổi xu hướng tài chính, kinh tế và chính trị toàn cầu hậu dịch bệnh Covid-19 và các cơ hội hợp tác nhằm giúp đỡ các nước vượt qua khủng hoảng", các báo cáo mới cho biết.

Theo ông Pault, các cuộc họp của BRICS hay Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) có thể tổ chức các diễn đàn thảo luận vấn đề biên giới bởi vì Nga có thể sẽ chủ trì cuộc hợp và đưa ra hướng giải quyết xoa dịu căng thẳng.

Moscow đã trì hoãn thượng đỉnh các nhà lãnh đạo của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và BRICS – nhóm các quốc gia mới nổi bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi dự kiến diễn ra vào tháng Bảy cho đến cuối năm nay bởi vì khủng hoảng y tế.

Ông Cheng Yijun – nhà nghiên cứu Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc nói rằng mặc dù Bắc Kinh đánh giá SCO giống với diễn đàn quản lý quan hệ với các quốc gia láng giềng nhưng đây sẽ không bao giờ là diễn đàn đa phương thảo luận các vấn đề xung đột biên giới với Ấn Độ.

Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) đã ra đời vào năm 2001 với sự tham gia của Trung Quốc, Nga và 4 quốc gia Trung Á là Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan. Ấn Độ và Pakistan đã trở thành thành viên chính thức trong năm 2017.

"Đây là lần đầu tiên viện đa phương được đặt tên con đường của thành phố Trung Quốc và vẫn tồn tại các vấn đề với Bắc Kinh", ông Cheng nói..

"Tuy nhiên, xung đột Trung Quốc va Ấn Độ sẽ không cản trở chương trình nghị sự ba bên sắp tới", ông nói.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại