Xôn xao học sinh cấp 3 giả cảnh sát cơ động lừa các em nhẹ dạ cả tin

Củ Cải |

Không chỉ một, mà hết lần này đến lần khác, cậu học sinh cấp 3 này vẫn nhận là mình thân quen với những cảnh sát giao thông, cơ động…

Được nhiều người biết tới với biệt danh là “thánh nổ” từ trước đó, nhưng câu chuyện bắt đầu lên tới đỉnh điểm là vào khoảng đầu tháng 1/2016, cộng đồng mạng bàn tán sôi nổi về sự việc một cậu học sinh cấp 3 tên H.Đ.C đã lên mạng xã hội và tự nhận mình quen biết, chơi thân với C45 (Cục Cảnh sát hình sự), C47 (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy).

Sự việc lần này bắt đầu từ vụ H.Đ.C đặt may áo ở một cửa hàng thời trang. Anh chàng yêu cầu chủ shop in chữ “Công an nhân dân” phía sau áo, và còn nói rằng mình sẽ “bảo kê” cho cửa hàng.

Xôn xao học sinh cấp 3 giả cảnh sát cơ động lừa các em nhẹ dạ cả tin - Ảnh 1.

Xôn xao học sinh cấp 3 giả cảnh sát cơ động lừa các em nhẹ dạ cả tin - Ảnh 2.

Xôn xao học sinh cấp 3 giả cảnh sát cơ động lừa các em nhẹ dạ cả tin - Ảnh 3.

Đoạn hội thoại giữa nam thanh niên "sống ảo" cùng chủ shop.

Khi bị chủ shop hỏi vặn lại rằng làm ở đâu, thì H.Đ.C vẫn tiếp tục “chém gió” là đang định thuê áo để đi chốt. Anh chàng còn nói chủ quán cứ làm áo đi rồi bán trong ngành chứ nếu bán ra ngoài thì cậu ấy sợ không ổn…

Khi cô chủ shop hỏi H.Đ.C rằng: “Chơi với C45? Ồ sếp nào thế? C47 không lạ em cơ à? Địa chỉ làm bên nào thế? Đội nào?

Cho tôi cái số hiệu. Thẻ ngành có không? Chụp lại cho chị xem?”. Ngay sau loạt câu hỏi dồn dập của chị chủ shop, H.Đ.C gần như “cứng họng” không thể trả lời.

Xôn xao học sinh cấp 3 giả cảnh sát cơ động lừa các em nhẹ dạ cả tin - Ảnh 4.

Hình ảnh H.Đ.C đi xe đạp điện mặc áo mưa có dán chữ C.S.G.T (viết tắt của Cảnh sát giao thông).

Đoạn clip ghi lại hình ảnh H.Đ.C bị chủ shop quần áo mắng "tơi tả" vì tội mạo danh.

Tưởng rằng sau những câu hỏi đó thì H.Đ.C sẽ không xuất hiện nhưng khó ai có thể tin được, cậu học sinh này vẫn tới cửa hàng quần áo để mua đồ.

Cô chủ shop đã phải giữ H.Đ.C lại và gọi công an tới để cảnh cáo cậu thanh niên thích “chém gió” này.

Không chỉ có vậy, sau khi câu chuyện về H.Đ.C bị chia sẻ rộng rãi lên mạng xã hội, có rất nhiều bạn trẻ cho biết đã bị cậu thanh niên này lừa gạt xin thẻ điện thoại.

Người ít thì thẻ 20.000 đồng không thì cũng 50.000 – 100.000 đồng, và đại đa số những người bị H.Đ.C lợi dụng đều là con gái.

Xôn xao học sinh cấp 3 giả cảnh sát cơ động lừa các em nhẹ dạ cả tin - Ảnh 5.

Xôn xao học sinh cấp 3 giả cảnh sát cơ động lừa các em nhẹ dạ cả tin - Ảnh 6.

Xôn xao học sinh cấp 3 giả cảnh sát cơ động lừa các em nhẹ dạ cả tin - Ảnh 7.

Xôn xao học sinh cấp 3 giả cảnh sát cơ động lừa các em nhẹ dạ cả tin - Ảnh 8.

Xôn xao học sinh cấp 3 giả cảnh sát cơ động lừa các em nhẹ dạ cả tin - Ảnh 9.

Xôn xao học sinh cấp 3 giả cảnh sát cơ động lừa các em nhẹ dạ cả tin - Ảnh 10.

Một bạn trẻ bị H.Đ.C lừa thẻ điện thoại.

Sau khi nói dối rằng mình làm việc tại các chốt 141 thuộc Công an thành phố Hà Nội và lừa được 1 số tiền bằng thẻ điện thoại, H.Đ.C “lặn không tăm cá”.

Sau khi bị công an cảnh cáo, nhắc nhở về việc “chém gió” là cảnh sát cơ động, H.Đ.C không hề có ý định "nghiêm túc rút kinh nghiệm".

Vẫn “ngựa quen đường cũ”, mới đây, cậu thanh niên này lại gây ra một việc khiến nhiều người phải ngỡ ngàng.

Xôn xao học sinh cấp 3 giả cảnh sát cơ động lừa các em nhẹ dạ cả tin - Ảnh 11.

H.Đ.C trong bộ đồ cảnh sát cơ động với cả còng tay, mũ và gậy quân chủng.

Xôn xao học sinh cấp 3 giả cảnh sát cơ động lừa các em nhẹ dạ cả tin - Ảnh 12.

Xôn xao học sinh cấp 3 giả cảnh sát cơ động lừa các em nhẹ dạ cả tin - Ảnh 13.

Xôn xao học sinh cấp 3 giả cảnh sát cơ động lừa các em nhẹ dạ cả tin - Ảnh 14.

Xôn xao học sinh cấp 3 giả cảnh sát cơ động lừa các em nhẹ dạ cả tin - Ảnh 15.

Cậu học sinh cấp 3 trong chuyến đi phượt cùng một cô gái với chiếc mũ đặc chủng của cảnh sát cơ động.

Mới đây, H.Đ.C đã tiếp tục mạo danh lực lượng Công an nhân dân: mặc trang phục lực lượng cảnh sát, có phù hiệu, cấp hiệu, đội mũ đặc chủng để… đi phượt cùng bạn gái.

Nhóm phượt mà H.Đ.C tham gia thậm chí còn tưởng anh chàng là cảnh sát thực sự.

Một trang cá nhân đã đăng tải hàng loạt những clip cũng như đoạn tin nhắn mà H.Đ.C trao đổi cùng bạn bè về việc tự nhận mình là cảnh sát.

Không chỉ thế, H.Đ.C cùng một số thanh niên khác đã tổ chức giả chốt 141 kiểm tra các phương tiện giao thông.

Clip quay cảnh H.Đ.C lập chốt 141 bắt xe đạp điện của một số em học sinh.

Xôn xao học sinh cấp 3 giả cảnh sát cơ động lừa các em nhẹ dạ cả tin - Ảnh 16.

Xôn xao học sinh cấp 3 giả cảnh sát cơ động lừa các em nhẹ dạ cả tin - Ảnh 17.

Những lần nam thanh niên khoe khoang trên trang cá nhân.

Liên lạc với H.N.H - người đăng những thông tin "bóc phốt" này, chúng tôi được biết tất cả những tin nhắn, hình ảnh mà H.N.H đăng tải đa số đều là do những nạn nhân của chàng "cảnh sát dỏm" chia sẻ.

Đoạn clip H.Đ.C lập chốt bắt xe đạp điện của một số bạn học sinh là do một thanh niên trong nhóm đã quay lại và vô tình H.N.H có được trong tay.

Từng quen biết với H.Đ.C, nhưng sau khi thấy anh ta giả danh cảnh sát lừa mọi người lấy thẻ điện thoại, cũng như lập chốt bắt các em học sinh nhẹ dạ, cả tin, khuyên răn không được, H.N.H quyết định chia sẻ tất cả thông tin mình biết cũng như tìm hiểu được để mọi người cảnh giác.

Cho tới nay, trang cá nhân của H.Đ.C đã khóa.

Tuy không thể liên lạc với H.Đ.C để xác minh, nhưng rõ ràng clip và hình ảnh ghi lại sự việc cũng có thể là bằng chứng bất lợi cho H.Đ.C trước việc giả mạo chức vụ, cấp bậc thực hiện hành vi trái pháp luật.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại