Nữ đối tượng cầm đầu khai quá trình gây dựng lực lượng, chuẩn bị vũ khí cho vụ khủng bố ở Đắk Lắk

Huỳnh Thủy |

Tại phiên tòa, hai bị cáo đóng vai trò cầm đầu đã khai nhận về quá trình xây dựng lực lượng, chuẩn bị vũ khí, tổ chức họp bàn tấn công vào trụ sở 2 xã thuộc huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) và cướp đi sinh mạng của 9 người.

Chiều 16/1, TAND tỉnh Đắk Lắk tiếp tục phiên sơ thẩm xét xử lưu động 100 bị cáo trong vụ khủng bố tấn công vào trụ sở 2 xã Ea Tiêu và Ea Ktur (huyện Cư Kuin ).

Viện KSND tỉnh Đắk Lắk nhận định, hành vi tấn công vào trụ sở cơ quan công quyền của các bị cáo gây ra vô cùng nghiêm trọng, khiến 9 người tử vong (trong đó có 4 cán bộ, chiến sĩ công an , 2 lãnh đạo xã, 3 người dân), nhiều người bị thương nặng. Gây tổng thiệt hại hơn 2,5 tỷ đồng, đặc biệt, ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị trên địa bàn.

Sau khi gây án, các đối tượng lần lượt bị bắt, nhiều đối tượng đến cơ quan công an đầu thú. Quá trình điều tra, lời khai của các đối tượng cơ bản phù hợp với tài liệu chứng cứ đã thu thập được.

Tòa xác định vụ án có tổng cộng 15 bị hại, trong đó có UBND xã Ea Tiêu và xã Ea Ktur (bao gồm cả Ban chỉ huy quân sự xã, Công an xã); 15 người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

HĐXX đã chỉ định gần 20 luật sư bào chữa cho các bị cáo bị truy tố ở khung hình phạt cao nhất là 20 năm, tù chung thân, hoặc tử hình, theo quy định tại Điều 76 Bộ luật Tố tụng Hình sự. Phần lớn các bị cáo là người dân tộc thiểu số, nên tòa cũng mời 4 người phiên dịch.

Sau phần công bố cáo trạng, HĐXX chuyển sang phần xét hỏi. Hai bị cáo có vai trò cầm đầu tổ chức khủng bố, chống lại Đảng, Nhà nước, chính quyền Việt Nam lần lượt được xét hỏi. Đầu tiên là bị cáo Y Sôl Niê.

Nữ đối tượng cầm đầu khai quá trình gây dựng lực lượng, chuẩn bị vũ khí cho vụ khủng bố ở Đắk Lắk- Ảnh 1.

Bị cáo Y Sôl Niê từ nước ngoài về chỉ đạo vụ tấn công vào chính quyền. Ảnh: TTXVN

Năm 2016, Y Sôl trốn ra nước ngoài, tham gia “Nhóm hỗ trợ người Thượng” do Y Mút Mlô cầm đầu. Mục đích Y Sôl tham gia tổ chức này để thành lập cái gọi là “Nhà nước Đềga” của 5 tỉnh Tây Nguyên. Thời gian sống ở nước ngoài, bị cáo này đã gửi tiền cho đồng bọn của mình ở Việt Nam để lôi kéo người khác tham gia vào tổ chức phản động.

Vào tháng 5/2023, bị cáo Y Sôl trở về Việt Nam, thông qua sự tiếp sức, hậu thuẫn của đối tượng H Wuên Êban (một trong những người cầm đầu gây dựng nên tổ chức khủng bố ở Đắk Lắk). Đối tượng H Wuên cử người đón Y Sôl về Đắk Lắk và che giấu đối tượng này trong nhà.

Đối tượng Y Sôl sau đó đã tổ chức nhiều cuộc họp ở các thời điểm, vị trí khác nhau để chỉ đạo việc tấn công vào cơ quan công quyền.

Nữ bị cáo khai được rót tiền để gây dựng nhóm khủng bố

Tiếp đến, HĐXX xét hỏi bị cáo H Wuên Êban. Một số lời khai của bị cáo này tại phiên tòa không trùng với lời khai tại cơ quan điều tra. Chủ tọa, thẩm phán phiên tòa yêu cầu bị cáo này phải khai báo thành thật.

Sau đó, nữ bị cáo khai rằng, thông qua mạng facebook nên biết đối tượng lưu vong Y Mút Mlô, Y Quynh Bdap. Năm 2017, H Wuên tham gia vào tổ chức thành lập “Nhà nước Đềga”, trở thành đối tượng chủ chốt, thông báo tình hình trong nước cho các đối tượng lưu vong. Sau đó, nữ bị cáo này được rót tiền từ nước ngoài về nhằm mục đích gây dựng cơ sở, chuẩn bị vũ khí…

Nữ đối tượng cầm đầu khai quá trình gây dựng lực lượng, chuẩn bị vũ khí cho vụ khủng bố ở Đắk Lắk- Ảnh 2.

Nữ bị cáo H Wuên gây dựng tổ chức khủng bố tại Đắk Lắk. Ảnh: TTXVN

H Wuên đã dùng số tiền bất hợp pháp trên để dụ dỗ, lôi kéo những người nhẹ dạ, cả tin vào tổ chức phản động của mình. Bằng cách đó, nữ đối tượng này trở thành người cầm đầu, gây dựng nhóm khủng bố tại Việt Nam với khoảng 50 người.

Đồng thời, nữ bị cáo còn mua được súng, đạn, làm được cờ biểu trưng cho tổ chức phản động “Nhà nước Đềga” và cờ cho “Lính Đêga”. Sau khi tập hợp được lực lượng, vũ khí, H Wuên Êban đã thông báo cho đối tượng lưu vong Y Mút Mlô biết và cử Y Sôl Niê về nước thực hiện mưu đồ trên.

Rạng sáng 11/6, tổ chức khủng bố này đã tấn công vào trụ sở 2 xã Ea Tiêu và Ea Ktur (huyện Cư Kuin), gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như đã nêu ở trên.

Sau khi nhóm khủng bố gây án, H Wuên bỏ trốn. Nữ đối tượng này còn gọi điện cho Y Mút Mlô để nhờ chính phủ nước ngoài hỗ trợ.


Sắp tới, Bộ Quốc Phòng xử lý kỷ luật người chậm trễ mệnh lệnh cấp trên như thế nào?Sắp tới, Bộ Quốc Phòng xử lý kỷ luật người chậm trễ mệnh lệnh cấp trên như thế nào?

Thông tư 143 quy định mức xử lý kỷ luật với các trường hợp không chấp hành đầy đủ, lơ là, tùy tiện, chậm trễ các mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp hoặc cấp trên có thẩm quyền.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại