Xem học sinh tranh tài ở môn thể thao mới: Thi đấu bằng luận điểm, đối kháng trong từng phút giây

Việt Hùng |

Debate (tranh biện) là môn thể thao trí tuệ mới xuất hiện ở Việt Nam hơn 10 năm. Trong mỗi giải, các đội sẽ đấu đối kháng bằng cách đưa ra quan điểm của mình về một vấn đề và phản biện quan điểm của đối thủ.

Xem học sinh tranh tài ở môn thể thao mới: Thi đấu bằng luận điểm, đối kháng trong từng phút giây - Ảnh 1.

Tranh biện (Debate) là môn thể thao trí tuệ sử dụng các kỹ năng như nghiên cứu, làm việc nhóm, thuyết trình, tư duy phản biện nhằm đào sâu vấn đề, cải thiện kiến thức, mở rộng thế giới quan thông qua việc giải quyết những mâu thuẫn trong lập luận của người học. Trên thế giới, tranh biện đã xuất hiện khá lâu nhưng ở Việt Nam thì mới xuất hiện khoảng hơn 10 năm, chủ yếu tại các thành phố lớn.

Xem học sinh tranh tài ở môn thể thao mới: Thi đấu bằng luận điểm, đối kháng trong từng phút giây - Ảnh 2.

Trong 2 ngày 5 và 6/11 vừa qua, cuộc thi Tranh biện Trung Học Việt Nam lần thứ 2 (Vietnam Middle School Debating Championship 2023) được tập đoàn giáo dục NPX Point Avenue tổ chức tại trường True North (Hà Nội). Cuộc thi đã thu hút 76 đội thi, với hơn 300 thành viên là học sinh trung học cơ sở trên cả nước.

Xem học sinh tranh tài ở môn thể thao mới: Thi đấu bằng luận điểm, đối kháng trong từng phút giây - Ảnh 3.

Các thí sinh sẽ phải qua 4 vòng thi với 4 chủ đề nóng hiện nay như: Công nghệ, hệ thống tư pháp hình sự, truyền thông - giải trí, quyền động vật. Sau đó, ban giám khảo sẽ chọn ra các đội lọt vào vòng bán kết rồi chung kết. Sau khi nghe thông báo chủ đề, các đội sẽ được chia về các phòng nhỏ hơn để thi tài tranh biện.

Xem học sinh tranh tài ở môn thể thao mới: Thi đấu bằng luận điểm, đối kháng trong từng phút giây - Ảnh 4.

Mỗi đội thường có 4 đến 5 thành viên là học sinh trung học cơ sở. Các em sẽ có 45 phút chuẩn bị để trình bày bài nói của mình mà không được sử dụng thiết bị điện tử hỗ trợ. Chị Bùi Thị Thu Trang, phụ huynh của một thí sinh tham gia cuộc thi cho biết con trai chị học không xuất sắc nên không thực sự tự tin. Nhưng khi chị cho con học tranh biện thì con trở thành người khác hẳn: Trách nhiệm hơn, nhiệt huyết hơn. Vì con chị nhận ra rằng mình được nói lên ý kiến của mình, được giám khảo và các bạn lắng nghe và có thể chiến thắng bằng ý kiến đó.

Xem học sinh tranh tài ở môn thể thao mới: Thi đấu bằng luận điểm, đối kháng trong từng phút giây - Ảnh 5.

Không những thế, tranh biện giúp con chị cải thiện kỹ năng ghi chép, lắng nghe, nghiên cứu và thuyết trình trước đám đông. Hơn thế nữa, việc tham gia các cuộc thi tranh biện giúp con chị có thêm cơ hội giành học bổng đi du học nước ngoài.

Xem học sinh tranh tài ở môn thể thao mới: Thi đấu bằng luận điểm, đối kháng trong từng phút giây - Ảnh 6.

Sau khi chuẩn bị, mỗi đội sẽ có 3 lượt thuyết trình. Đối thủ có thể tranh luận lại với quan điểm của đội mình. Mỗi phòng thi sẽ có một giám khảo để quyết định quan điểm của bên nào thuyết phục hơn sẽ giành được chiến thắng. Cuộc thi Tranh biện Trung Học Việt Nam lần thứ 2 có gần 50 giám khảo, bao gồm 11 giám khảo đến từ các nước khác nhau như Mỹ, Hàn Quốc và Malaysia.

Xem học sinh tranh tài ở môn thể thao mới: Thi đấu bằng luận điểm, đối kháng trong từng phút giây - Ảnh 7.

Đỗ Diệu Linh, học sinh lớp 9 trường True North đã học tranh biện được 6 năm. Diệu Linh cho biết việc học tranh biện giúp em biết cách nghiên cứu, nhìn nhận vấn đề đa chiều, diễn giải ý tưởng của mình cho thầy cô. Tranh biện (debate) cũng giúp em cải thiện kỹ năng giao tiếp, có thêm nhiều bạn mới cùng chung sở thích.

Xem học sinh tranh tài ở môn thể thao mới: Thi đấu bằng luận điểm, đối kháng trong từng phút giây - Ảnh 8.

Chị Lê Thị Hoa, mẹ của Diệu Linh, cho biết việc học tranh biện bằng tiếng Anh giúp con chị không cần học IELTS nhưng vẫn có kỹ năng nghe, nói, đọc, viết khá tốt. Tranh biện là môn thể thao đối kháng, sẽ có thắng và có thua. Vì vậy, chị muốn ở bên con để động viên, an ủi nếu con thất bại.

Xem học sinh tranh tài ở môn thể thao mới: Thi đấu bằng luận điểm, đối kháng trong từng phút giây - Ảnh 9.

Kết quả chung cuộc, Diệu Linh cùng đội của mình (TNS Turquoise) giành chiến thắng trong bảng Open dành cho học sinh lớp 8 và lớp 9. Và đội TNS Midnight giành chiến thắng trong bảng Junior dành cho học sinh lớp 6 và lớp 7. Cả 2 đội đều đến từ trường True North.

Xem học sinh tranh tài ở môn thể thao mới: Thi đấu bằng luận điểm, đối kháng trong từng phút giây - Ảnh 10.

Sau cuộc thi, 40 đội có thành tích xuất sắc nhất sẽ giành quyền tham dự Asia Middle School Debating Championship để cọ xát với các đội hàng đầu trong khu vực châu Á.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại