động cơ Tutayev Motor Plant (TMZ).
Ưu điểm của dòng động cơ mới có thể sử dụng bất cứ loại nhiên liệu nào, có thể hoạt động ngay cả khi ngập hoàn toàn trong nước và khởi động được khi nhiệt độ ngoài trời xuống tới -50°C trong khi mức tiêu thụ nhiên liệu không vượt quá 80 lít cho mỗi 100km xe chạy.
Các chuyên gia Nga đánh giá là động cơ mới do TMZ sản xuất vượt trội hơn hẳn so với những động cơ cùng loại của phương Tây về hiệu suất vận hành.
Các loại xe đầu kéo tương lai trong thành phần tổ hợp tên lửa phòng không S-500 của Nga.
Tổng công trình sư Oleg Prokhorov của TZM tuyên bố rằng họ động cơ 8493.10-34 có công suất danh định cực đại là 500 mã lực hoặc hơn và đã vượt qua tất cả các cuộc thử nghiệm theo những tiêu chuẩn mới của Bộ Quốc phòng và sẵn sàng đưa vào sản xuất hàng loạt để sử dụng làm khung gầm cho các tổ hợp tên lửa phòng không do Almaz-Antey phát triển.
20 chiếc xe đầu tiên sử dụng động cơ tiên tiến loại mới sẽ được xuất xưởng trong vài tháng tới.
"Động cơ có đặc điểm vượt trội đó là công suất và mô-men xoắn tăng đáng kể, cho phép sử dụng chúng trên mọi loại xe đầu kéo nào trong tương lai được thiết kế để phục vụ cho các tổ hợp tên lửa phòng không hoặc bất cứ hệ thống tên lửa thế hệ mới nào", ông Oleg Prokhorov cho biết.
Theo yêu cầu của quân đội, chúng tôi đã thiết kế để chúng có thể sử dụng đa nhiên liệu, có thể khởi động ngay cả khi ngập nước hoàn toàn và hoạt động không cần tới máy sưởi (làm nóng) động cơ bất chấp điều kiện nhiệt độ ngoài trời là -50°C nhờ bộ khởi động điện gắn kèm.
Các đặc tính kỹ thuật thông thường của động cơ chữ V do TZM chế tạo gồm: 4 thì, 8 xi-lanh, tăng áp, giúp giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu trong khi tăng công suất. Nhờ đó mà dòng động cơ 500 mã lực này chỉ tiêu thụ không quá 82 lít nhiên liệu cho mỗi giờ vận hành, và được đánh giá khá hiệu quả so với những dòng xe quân sự cỡ lớn.
Tuổi thọ động cơ cũng tăng đáng kể, đảm bảo để các nhà sản xuất tự tin kéo dài thời gian bảo hành cho những chiếc xe đầu kéo bánh lốp cỡ lớn lên trên 10 năm. Nhờ công suất lớn, mô-men xoắn cao, cho phép các xe đầu kéo sử dụng động cơ này dễ dàng vượt qua các chướng ngại vật khi kéo theo các rơ-moóc hạng nặng.
Đối thủ nặng ký gần nhất của những chiếc xe đầu kéo hạng nặng của tổ hợp tên lửa phòng không S-400 do Nhà máy Bryansk chế tạo lần lượt là:
Xe vận tải việt dã chiến thuật cơ động hạng nặng HEMTT
Xe vận tải việt dã chiến thuật cơ động hạng nặng HEMTT.
Dòng xe này do Mỹ sản xuất sử dụng động cơ Detroit Diesel 92T A-90 (8V92TA) chữ V làm mát trực tiếp bằng không khí với 8 xi-lanh, 2 thì, có tăng áp. Chúng có công suất danh định cực đại là 480 mã lực với mô-men xoắt đạt 1,900 N.·m.
Hiện nay, dòng xe này được dùng làm đầu kéo cho các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa MIM-104 Patriot, có mức tiêu thụ nhiên liệu tới 100 lít/100km và con số này có thể vọt lên tới 150 lít khi trèo đèo, lội suối.
Xe đầu kéo MAN HX
Dòng xe này do hãng MAN RHEINMETAL (Đức) chế tạo, sử dụng động cơ diesel D2066 với 6 xi-lanh thẳng hàng, phun nhiên liệu trực tiếp, cho công suất danh định cực đại 440 mã lực và mô-men xoắn 2,100 N.·m. Mức tiêu thụ nhiên liệu của dòng xe này cũng lên tới 90 lít/100km.
Theo Theo MAN Motors Việt Nam - Công ty con của Hãng xe tải MAN (Đức) thì đơn vị này sẽ tham gia đảm bảo kỹ thuật cho các tổ hợp tên lửa phòng không Spyder Việt Nam, cụ thể là 2 dòng xe MAN RHEIMETALL HX77 bốn cầu chủ động (8x8) và MAN RHEINMETALL HX58 ba cầu chủ động (6x6).
Chiếc xe MAN RHEIMETALL HX77 của tổ hợp tên lửa phòng không Spyder được tiếp nhận ở cảng Cát Lái, TP. HCM. Ảnh: Việt Nam MAN Motors (MMV).
Như vậy, rõ ràng là các chỉ số, đặc tính kỹ - chiến thuật của động cơ do Nga chế tạo đều vượt trội hơn so với các đối thủ phương Tây, trong khi có mức tiêu thụ nhiên liệu thấp hơn. Theo ý kiến của các chuyên gia, chỉ số tiêu thụ nhiên liệu khác nhau, có thể tăng hoặc giảm khi xe vận hành việt dã băng đồng hay trên đường cao tốc.
Chuyên gia Ivan Konovalov tin rằng khả năng cơ động mới là đặc tính kỹ chiến thuật quan trọng nhất của bất cứ dòng xe vận tải quân sự tiên tiến nào. Các tên lửa hành trình tầm xa BGM-109 Tomahawk được phát triển để tiêu diệt, phá hủy các tổ hợp tên lửa phòng không có khả năng cơ động thấp, không kịp chuyển trận địa khi bị phát hiện.
Với các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa tiên tiến như S-400 và S-500 nếu đứng yên thì cũng dễ bị tiêu diệt, nhưng đừng hòng, vì chúng được thiết kế để cơ động nhanh với sự giúp sức của những chiếc xe đầu kéo hạng nặng cực khỏe.
"Các hệ thống tên lửa phòng không S-25 [SA-1 Guild] và S-75 [SA-2 Guideline] tạo thành ô phòng thủ bao quanh Thủ đô Moscow thường di chuyển trên các con đường bê tông hóa được xây dựng phục vụ cho việc cơ động" chuyên gia Konovalov phân tích trên Izvestia.
"Ngày nay, trong thời đại của các loại vũ khí có điều khiển chính xác, tên lửa hành trình và các vệ tinh trinh sát, những tổ hợp tên lửa phòng không tiên tiến bắt buộc phải có khả năng cơ động nhanh, trên mọi địa hình để đối phó với các cuộc tập kích đường không".
Trên hết, những tổ hợp tên lửa dù hiện đại, nhưng lại to nặng, cồng kềnh, cần phải sử dụng những loại đầu kéo hiệu quả, trang bị động cơ diesel mạnh mẽ và Nhà máy Chế tạo ô tô Bryansk và Minsk cùng Nhà máy động cơ Tutayev Motor Plant đã phối hợp với nhau quá tốt.