Tết đến Xuân về, trời đất giao hòa, cũng là lúc dân tộc vùng cao Suối Giàng (huyện Văn Chấn, Yên Bái) sum vầy đầm ấm quanh những câu chuyện năm hết Tết đến, mỗi lúc như vậy, không thể thiếu những chén chè San tuyết. Ngoài ra, bạn sẽ được ngắm cảnh sắc thiên nhiên kỳ diệu hùng vĩ bên hương đặc sản chè San tuyết.
Đến Suối Giàng, tôi được đắm mình trong một không gian tráng lệ, núi non cao ngất ẩn hiện trong mây, bạt ngàn cây chè San tuyết cổ thụ, những thác nước hùng vĩ. Chè San tuyết cổ thụ ở Suối Giàng mọc tản mát, tự nhiên trong rừng, nơi sương mù bao phủ từ sáng đến trưa mớ i tan.
Du khách sẽ bị bất ngờ khi đây đó thấp thoáng các cây chè cổ thụ, có cây ôm cả vòng tay không kín được thân cây. Suối Giàng từ lâu đã được ví như một Sapa thứ hai bởi khí hậu quanh năm mát mẻ, mây mù bao phủ, nhưng nhờ khí hậu, Suối Giàng đã sở hữu một loại đặc sản vùng miền ngon có tiếng mà không nơi nào có được, bởi nơi đây là xứ sở loại chè San tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi, nức tiếng khắp vùng miền.
Hái chè San tuyết.
Vùng chè cổ thụ Suối Giàng nằm ở các thôn Giàng Cao, Giàng B, Păng Cáng, Tập Lăng I, Tập Lăng II, Suối Lóp… với diện tích 293 ha. Chè San tuyết Suối Giàng có lá to, dày có màu xanh đậm, búp to hơn những búp của của những loại chè ở nơi khác, trên các mặt lá phủ một lớp lông tơ như tuyết phủ. Bởi vậy, nên người dân mới gọi là chè tuyết. Sống ở độ cao trên một ngàn mét, quanh năm mây mù bao phủ, cây chè Suối Giàng lực lưỡng khác lạ.
Nước chè Suối Giàng vàng óng như màu mật ong, khi rót nước ra trên mặt chén lan toả một làn hơi nước tựa như sương khói, cầm chén nước lên tay người ta hít thật sâu để tận hưởng cái hương thơm đầy sức quyến rũ của chè, khi uống xong dư vị cứ lưu mãi ở đầu lưỡi, đó là tinh túy của trời đất mà cây chè Suối Giàng đã dâng tặng cho con người.
Ở xã Suối Giàng hiện nay số cây với có đường kính từ 20 – 30 cm thì nhiều không kể hết. Giá chè búp tươi ở nơi đây bao giờ cũng cao hơn giá của chè búp tươi ở những nơi khác được trồng ở cùng độ cao như xã Sùng Đô, Suối Bu, Phình Hồ và cao hơn rất nhiều lần trồng dưới vùng thấp.
Hiện giá chè búp tươi tại Suối Giàng đang được bán 25.000-30.000đ/kg, giá chè khô, loại thấp nhất cũng không dưới 350.000đ/kg, có loại trên 1 triệu đồng/kg. Hằng năm sản lượng chè cả xã là hơn 300 tấn búp tươi, làm ra được hơn 60 tấn chè khô. Cây chè Suối Giàng là một loài cây đặc sản, là một nguồn thu chính của người dân Suối Giàng.
Dẫn tôi lên thăm cây chè tổ Suối Giàng nằm ở xã Giàng B nằm trong rừng chè cổ thụ có vị trí cao nhất, chu vi gôc bằng một người ôm, tán cây rộng đến hơn 20m2. Anh Nguyễn Xuân Lâm, một người dân Suối Giàng tự hào khoe, tuy cây đã được mấy trăm năm nhưng vào chính vụ thu hoạch có thể được 20 – 25 kg chè búp tươi từ cây chè tổ.
Cây chè tổ ở Suối Giàng.
Vẫn vẻ hồ hởi, anh Lâm cho biết, có lẽ khó ở nơi đâu lại có nhiều cây chè vài ba trăm tuổi như ở Suối Giàng. Đến nay, Suối Giàng vẫn còn hàng nghìn cây chè từ 200 tuổi trở lên, còn cây một trăm tuổi thì nhiều vô kể. Nhưng cây chè tổ vẫn là niềm tự hào của đồng bào dân tộc Mông ở Suối Giàng.
Quả thực, có thưởng thức hương vị chè San tuyết trong sự quây quần của đồng bào Mông mới hiểu hết được vị trí của đặc sản này trong lòng mỗi người dân nơi đây. Nhấp một ngụm nhỏ chè San tuyết Suối Giàng, mới hiểu được sự độc đáo trong bát nước chè xanh ấy.
Nhiều du khách khi đến Suối Giàng thưởng thức chè San tuyết đã phải thốt lên rằng, hương vị chè Suối Giàng độc đáo, mùi hương cao sang không lẫn với bất kỳ loại chè nào khác, còn v ị thì thật là đặc biệt, nhấp một ngụm nhỏ, hàng giờ sau vẫn thấy dư v ị ngọt ngào đọng mãi không tan.
Còn người dân nơi đây, khi nói về chè San tuyết vẫn tự hào nhắc lại những đánh giá của Lê Quý Đôn: "Uống chén thứ nhất thấy thân thể mềm mại trở lại, uống chén thứ hai thấy quá khứ hiện về hết, uống chén th ứ ba thấy có thể thông cảm được với các vị tiền bối, uống chén thứ tư thấy gió thổi lất phất ở hai bên nách, cho nên không thể uống chén thứ năm được nữa".
Chè San tuyết Suối Giàng có sự đặc biệt bởi không chỉ ngon bởi hương vị đầy ắp hương thơm, mà còn bắt mắt ở vẻ bề ngoài như phủ một lớp tuyết trắng muốt, tỏa ra mùi hương thơ m dịu. Nhưng càng ngon hơn nếu hiểu, để có chè San tuyết, người dân nơi đây đã phải mất khá nhiều công đoạn.
Theo lời anh Kiên, một người dân có kinh nghiệm hái và pha chế chè nơi đây cho biết, đ ể chè San tuyết có hương vị vốn có không hề dễ dàng, đó là thành quả của những công đoạn từ thu hái đến sao, sấy, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm.
Cứ vào dịp đầu Xuân, chính quyền và nhân dân Suối Giàng lại tổ chức lễ cúng cây chè tổ. Lễ cúng cây chè để tri ân trời đất, tri ân cây chè đã giúp họ có cuộc sống ấm no.
Chè San tuyết ngon phải được hái lúc còn sương, vì đây là thờ i điểm hương vị chè được tích tụ cao nhất trong mỗi búp chè. Ngày công đoạn sao, sấy đòi hỏi một quy trình nghiêm ngặt nếu không hương vị chè sẽ khác, không còn vị hương ngọt vốn có nữa. Đến Suối Giàng, niềm vui lớn nhất của tôi và nhiều du khách khi được thưởng thức đặc sản chè San tuyết.
Càng vui hơn nữa, khi ông Giàng A Đằng, Chủ tịch UBND xã Suối Giàng cho biết: “Cây chè có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của Suối Giàng. Nhờ chè mà đời sống của người dân nơi đây có nhiều đổi thay, vì thế chính quyền và người dân Suối Giàng luôn quyết tâm phát huy thế mạnh để phục vụ tốt hơn cho du khách, mang lại cuộc sống ấm no cho đồng bào Mông Suối Giàng”.