Với việc phát hành thẻ đăng ký hiến tạng đầu tiên ở Việt Nam được xem là một bước ngoặt lớn trong việc tìm kiếm nguồn tạng. Thẻ hiến tạng này là cơ sở pháp lý để các bác sĩ lưu lại tạng phủ khi người có tâm nguyện hiến tạng mãn phận. Đây được xem là hành động nhằm kêu gọi, vận động cộng đồng hướng về hiến mô tạng vì mục đích nhân đạo cứu người.
Trước mắt, thẻ đăng ký hiến tạng cứu người này hướng đến người cho tạng là những người chết não và ngưng tuần hoàn.
Theo các chuyên gia về ghép tạng, hiện nay nhu cầu về ghép tạng là rất lớn, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 6.000 người suy thận giai đoạn cuối cần được ghép thận, 1.500 người có nhu cầu ghép gan, 6.000 người đang chờ ghép giác mạc và cả trăm người ghép phổi, tim…
GS.TS Trần Ngọc Sinh, Trưởng bộ môn Tiết niệu học, bệnh viện Đại học Y Dược, TP.HCM, đến nay cả nước chỉ có 1.000 người ghép thận, 46 người ghép gan, 11 người ghép tim, 1 người ghép tụy tạng, 1.400 người ghép giác mạc. Do nguồn tạng còn hạn chế, chủ yếu nguồn tạng hiến từ gia đình, còn người ngoài hiến tặng là rất ít nên nhiều trường hợp người thân không đáp ứng được các yêu cầu hiến tạng, các bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, sơ gian giai đoạn cuối đành bất lực.
Cũng theo GS.TS Trần Ngọc Sinh, chính việc thiếu nguồn tạng nên trong thời gian qua đã dẫn đến tình trạng mua bán tạng trái phép, trong đó có không ít những trường hợp bác sĩ trong các bệnh viện tiếp tay cho người mua bán tạng.