Trở thành người giàu nhất xã nhờ loại cây độc nhất vô nhị

Bảo Bình |

Đó là con đường vươn lên làm giàu của gia đình ông Hồ Văn Du, một "đại gia" trên đỉnh núi Ngọc Linh - nơi được xem là "thánh địa" của sâm quý.

Tự bao đời nay, đồng bào Xê Đăng coi vị thuốc sâm Ngọc Linh (sâm trúc) như vị thuốc chữa bách bệnh. Họ coi đây là cây thuốc “giấu”, giữ bí mật vị trí cây thuốc và tác dụng của nó. Có thể nói cây sâm Ngọc Linh là loại cây độc nhất vô nhị của Việt Nam và phát triển thích hợp tại vùng núi Ngọc Linh; là loại dược thảo quý có giá trị cao về mặt y dược, kinh tế và nghiên cứu khoa học.

Sâm Ngọc Linh có tác dụng giúp tăng sức lực, giảm mệt mỏi, chống suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, suy nhược sinh dục, thiếu máu, chống lão hóa tế bào, điều hòa huyết áp, cải thiện rối loạn nhịp tim, chống xơ vữa động mạch, giảm đái tháo đường, bảo vệ và giải độc cho gan, phòng và chống ung thư, tăng cường miễn dịch cho cơ thể. giảm stress, trầm cảm, lo âu mất ngủ.

Nhờ những công dụng "thần kỳ" mà loại dược liệu này có giá trị rất cao. Một số người đã vươn lên trở thành tỷ phú trên đỉnh Măng Lùng (Quảng Nam) nhờ gắn bó với sâm Ngọc Linh.

Mỗi gốc sâm lớn lên đều có bàn tay nâng niu, chăm bón của anh Du. Ảnh: H.Thọ

Hỏi về sâm Ngọc Linh, ai cũng bảo lên nóc Măng Lùng, thôn 2, gặp ông Du sẽ rõ. Ông Hồ Văn Du (huyện Nam Trà My, Quảng Nam) nguyên là Trại phó Trại dược liệu sâm Trà Linh. Hiện ông trồng nhiều sâm, và được cho là giàu có nhất xã.

Ở xã Trà Linh (Nam Trà My), ông Hồ Văn Du (sinh năm 1962) được xem như linh hồn của cây sâm trúc (sâm Ngọc Linh, sâm K5). Bởi lẽ trong 35 năm qua, con người này đã cùng ăn, cùng ở với cây sâm và hơn hết là đã đổ biết bao mồ hôi, nước mắt để giữ được nguồn giống loại dược liệu thuộc hàng quý hiếm trên thế giới đang sinh trưởng và phát triển tốt ở đỉnh Ngọc Linh, thông tin đăng tải trên báo Quảng Nam.

Trải qua 35 năm chăm sóc và bảo tồn cây sâm trúc tại Trạm dược liệu Trà Linh nên đến nay, vườn sâm của ông Du đã có 126 nghìn gốc sâm sinh trưởng trên diện tích 10 ha. 

Kể từ năm 1998 đến nay, hằng năm ông Du bán hơn 10 kg sâm trúc của riêng mình. Nhờ đó nên cuộc sống đã khấm khá, không còn đói nghèo, vật dụng sinh hoạt gia đình được sắm sửa đầy đủ, tiện nghi. Hiện nay, gia đình ông Du đang có trong tay 10 nghìn gốc sâm trúc hơn 10 năm tuổi. Cứ tính bình quân 2 gốc sâm nặng 1 lạng và có giá khoảng 2,5 triệu đồng thì tính ra vườn sâm của gia đình ông Du trị giá hơn 12 tỉ đồng.

Rượu sâm Ngọc Linh. Ảnh: Vietnamnet

Ông Du kể lại trên tờ Vietnamnet, ngôi nhà gỗ của ông Du và người em trai tọa lạc ở một khu đồi rộng lớn được làm bằng gỗ quý, hết rất nhiều tiền. Ông vượt rừng sang tận Kon Tum thuê thợ về xẻ gỗ, dựng nhà.

Căn nhà tương đương với 15 kg sâm:  “Thời điểm sâm có giá thì loại 1 bán 60 triệu đồng, còn hiện nay khoảng 30 triệu đồng. Tính ra, căn nhà tôi làm hết khoảng 500 triệu”, ông Du nói.

Từ những kinh nghiệm đúc kết qua quá trình chăm bón, thu hoạch hạt và kỹ thuật gieo ươm hiệu quả nhất được ông hướng dẫn tỉ mỉ cho anh em công nhân để tiếp tục gìn giữ nguồn gen của loại dược liệu cực kỳ quý hiếm này.

Tổng hợp

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại