Tình huống tranh luận trong tuần: Uống rượu, tự gây tai nạn bị xử phạt 2,5 triệu đồng?

Bạch Dương (TH) |

(Soha.vn) - Trong tuần qua, vấn đề xử phạt hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sau khi uống rượu nhận được rất nhiều sự quan tâm từ độc giả.

1. Đối với vấn đề này, một bạn đọc Nguyễn Văn Tâm ở địa chỉ mail: vantien...@gmail.com có hỏi cụ thể như sau: Trên đường từ cơ quan về nhà bằng xe máy, do có uống chút rượu cộng với trời mưa, đường trơn nên tôi đã tự té và bất tỉnh. Dân địa phương đã thông báo cho công an giao thông và đưa tôi đi bệnh viện cấp cứu.

Vài ngày sau, khi đến cơ quan công an trình diện thì tôi được nhận một quyết định với nội dung vi phạm điểm e khoản 6 điều 9 NĐ số 71/ 2012 – NĐ ngày 19 tháng 9 năm 2012 của chính phủ, xử phạt hành chính với số tiền là 2.500.000 đồng, tạm giữ phương tiện 10 ngày, giữ GPLX 60 ngày và yêu cầu phải học lại luật giao thông.

Trong khi suốt thời gian tôi nằm bất tỉnh ở bệnh viện không được cơ quan công an cho xét nghiệm nồng độ cồn trong máu hay nồng độ cồn trong khí thở. Vậy quyết định sử phạt trên là đúng hay sai, đã đảm bảo đầy đủ hồ sơ theo quy định hay chưa?


	(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Trả lời:

Về vấn đề bạn hỏi, chúng tôi trả lời như sau:

+/Như bạn đã trình bày, trong quá trình điều khiển xe từ cơ quan về nhà cộng với trời mưa trơn nên đã tự té ngã và bất tỉnh.

Việc bạn uống rượu khi điều khiển xe đã vi phạm vào điểm b Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 71/2012/NĐ-CP quy định: Khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Thêm vào đó, có thể trong quá trình kiểm tra sau vụ tai nạn do chính bạn gây ra và người chịu hậu quả là bạn, cảnh sát giao thông đã phát hiện bạn không mang giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của xe cơ giới. 

Với các lỗi này: Theo quy định của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 2/4/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP đối với người điều khiển xe máy vi phạm các quy định trên sẽ bị xử lý.

Để tìm hiểu kỹ hơn về các quy định cụ thể, bạn đọc có thể đọc thêm bài tại đây.

2. Liên quan tới việc cấp bằng lái xe cho người khuyết tật, bạn đọc Trần Văn Thư, ở Tiền Hải, Thái Bình, địa chỉ mail: thuanh...@yahoo.com có hỏi: Anh tôi là người khuyết tật chân nhưng vẫn có thể chạy xe gắn máy 2 bánh được. Vì phương tiện đi lại dùng chung và gia đình khó khăn nên không thể chuyển thành xe chuyên dụng cho người khuyết tật.

Khi anh tôi đi khám sức khỏe thì bệnh viện nói không đủ sức khỏe điều khiển phương tiện. Nhưng dù không đủ sức khỏe mà anh có thể chạy xe cũng gần 5 năm rồi.

Vậy, tôi muốn hỏi, liệu anh tôi có thể dự thi và được cấp bằng lái xe hạng A1 để không phải là người vi phạm luật giao thông đường bộ không?

Trả lời:

Về câu hỏi của bạn, chúng tôi trả lời như sau:

Tại Thông tư số 07/TT-BGTVT ngày 19/6/2009 của Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

Theo Thông tư  này thì việc sát hạch để cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 cho người khuyết tật, đồng bào dân tộc có trình độ văn hoá quá thấp do Sở Giao thông vận tải căn cứ nội dung và quy trình sát hạch đã được ban hành, xây dựng nội dung và phương án tổ chức sát hạch phù hợp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.

Tuy nhiên, tại Điều 60 Luật Giao thông đường bộ quy định, người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe.

Hiện nay, người học lái xe đang thực hiện khám sức khỏe theo Tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới ban hành kèm theo Quyết định số 4132/2001/QĐ-BGTVT ngày 04/10/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế, tại Tiêu chuẩn này chưa có quy định về sức khỏe cho người khuyết tật khi điều khiển xe cơ giới.

Độc giả có thể đọc thêm bài tại đây.


	(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

3. Ngoài ra, trong tuần qua phần tình huống tranh luận cũng nhận được rất nhiều câu hỏi từ độc giả liên quan tới các thủ tục thay đổi tên cá nhân. Cụ thể, Bbạn đọc Lý Xuân Mớn, quê Cao Bằng, địa chỉ mail anhchang...@gmail.com, có hỏi: Tôi năm nay 27 tuổi. Năm 1986, ba mẹ tôi đăng ký khai sinh cho tôi tại nơi tôi sinh ra là tỉnh Cao Bằng.

Sau đó năm 2000 gia đình tôi chuyển hộ khẩu vào tỉnh Bình Thuận.

Nay tôi muốn đổi tên khác vì tên hiện tại quá xấu, gây mặc cảm tự ti, tôi cảm thấy ám ảnh khi ai đó gọi họ tên mình.

Vậy tôi xin được hỏi tôi có thuộc trường hợp được thay đổi tên hay không? Và tôi cần đến cơ quan nào để làm thủ tục?

Trả lời:

Về vấn đề bạn hỏi chúng tôi trả lời như sau:

Trong các quy định của pháp luật dân sự hiện nay, thừa nhận quyền có họ tên của mỗi cá nhân đồng thời ghi nhận quyền được thay đổi họ tên trong một số trường hợp nhất định. Việc thay đổi họ, tên không làm thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của người đó.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị đinh số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch thì một trong những phạm vi thay đổi, cải chính hộ tịch là “Thay đổi họ, tên, chữ đêm đã được đăng ký đúng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh, nhưng cá nhận có yêu cầu thay đổi khi có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự”.

Tại Điều 27 Luật Dân sự năm 2005 quy định: Quyền thay đổi họ, tên

* Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

d) Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;

đ) Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

e) Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;

g) Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

* Việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

* Việc thay đổi họ, tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ, tên cũ.

Để tìm hiểu thêm về các thủ tục thay đổi tên cá nhân, độc giả có thể độc tại đây.

Bạn đọc có thể gửi các tình huống thắc mắc về tòa soạn theo email: banthoisu@soha.vn hoặc đóng góp ý kiến ở phần Comment cuối bài.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại