Thành cổ hơn 300 tuổi, độc nhất Nam Bộ có nguy cơ đổ sập

Lâm Phương |

(Soha.vn) - Thành cổ Biên Hòa có lịch sử tồn tại hơn 300 năm, là công trình cổ có kiến trúc độc nhất Nam Bộ còn lại. Tuy nhiên thành cổ Biên Hòa đang bị xuống và cố nguy cơ đổ sập.

Thành cổ Biên Hòa –có lịch sử hơn 300 năm nằm trên đường Phan Chu Trinh, (TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai). Đây là công trình cổ có cấu trúc độc đáo, được Nhà nước công nhận Di tích lịch sử quốc gia năm 2013. Hiện nay, thành cổ Biên Hòa đang xuống cấp nghiêm trọng và có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.

Thành cổ Biên Hòa –có lịch sử hơn 300 năm nằm trên đường Phan Chu Trinh, (TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai). Đây là công trình cổ có cấu trúc độc đáo, được Nhà nước công nhận Di tích lịch sử quốc gia năm 2013. Hiện nay, thành cổ Biên Hòa đang xuống cấp nghiêm trọng và có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.

Theo thư tịch cổ, từ thế kỷ XIV-XV, trên mảnh đất này đã có một ngôi thành lớn do dân Lạp Man đắp bằng đất với tên gọi thành Cựu. Thời nhà Nguyễn, thành được xây dựng lại trên nền Thành Cựu, có mở rộng hơn, với tên gọi thành Biên Hòa.

Theo thư tịch cổ, từ thế kỷ XIV-XV, trên mảnh đất này đã có một ngôi thành lớn do dân Lạp Man đắp bằng đất với tên gọi "thành Cựu". Thời nhà Nguyễn, thành được xây dựng lại trên nền Thành Cựu, có mở rộng hơn, với tên gọi thành Biên Hòa.
Tuy nhiên thành cổ và căn biệt thự kiểu Tây còn lại hiện nay đang xuống cấp nghiêm trọng và có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.

Theo tác giả Lương Văn Lựu viết trong cuốn “Biên Hòa sử lược” thì: "Thành được xây dựng vào năm Gia Long thứ 15 (tức 1816) tại địa hạt thôn Bàn Lân (thôn Tân Lân) huyện Phước Chánh, tỉnh Biên Hòa cũng với tên gọi là "thành Cựu". Chu vi thành dài 338 trượng, cao 8 thước 5 tấc, dày 1 trượng. Hào xung quanh rộng 4 trượng, sâu 6 thước. Thành có 4 cửa và một kỳ đài (phía chánh điện). Mỗi cửa ngõ có bắc một cầu đá ngang qua hào để làm lối lưu thông ra vào".

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến năm Minh Mạng thứ 18 (tức 1837), Thành Cựu được xây dựng lại bằng đá ong trên nền thành cũ và đổi tên thành thành Biên Hòa. Khi Pháp đánh chiếm các tỉnh Nam bộ, thành Biên Hòa trở thành nơi phòng ngự, phản công địch của quan quân nhà Nguyễn. Tháng 12.1861, thành Biên Hòa rơi vào tay thực dân Pháp. Trong thời gian chiếm đóng, thực dân Pháp tiến hành xây dựng lại, thu gọn chu vi thành còn 1/8 so với trước.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến năm Minh Mạng thứ 18 (tức 1837), Thành Cựu được xây dựng lại bằng đá ong trên nền thành cũ và đổi tên thành thành Biên Hòa. Khi Pháp đánh chiếm các tỉnh Nam bộ, thành Biên Hòa trở thành nơi phòng ngự, phản công địch của quan quân nhà Nguyễn. Tháng 12.1861, thành Biên Hòa rơi vào tay thực dân Pháp. Trong thời gian chiếm đóng, thực dân Pháp tiến hành xây dựng lại, thu gọn chu vi thành còn 1/8 so với trước.

Ở Nam Bộ trước đây còn có các thành cổ như Gia Định, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Vũng Tàu… nhưng đến nay, qua thời gian đều đã không còn. Vì vậy, Thành cổ Biên Hòa được xem là thành cổ duy nhất còn sót lại ở vùng đất Nam Bộ. Hết kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, đất nước được giải phóng, thành Biên Hòa được giao cho phòng hậu cần, Công an tỉnh Đồng Nai quản lý, sử dụng.

Ở Nam Bộ trước đây còn có các thành cổ như Gia Định, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Vũng Tàu… nhưng đến nay, qua thời gian đều đã không còn. Vì vậy, Thành cổ Biên Hòa được xem là thành cổ duy nhất còn sót lại ở vùng đất Nam Bộ. Hết kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, đất nước được giải phóng, thành Biên Hòa được giao cho phòng hậu cần, Công an tỉnh Đồng Nai quản lý, sử dụng.

Cây xanh mọc bám rễ dày đặc trên tường ngôi biệt thự

Trong khu vực thành có căn biệt thự kiểu Tây và những công trình khác. Tuy nhiên những công trình này hiện nay đang xuống cấp nghiêm trọng. (Trong ảnh, cây xanh mọc bám rễ dày đặc trên tường ngôi biệt thự".

Gạch ở hành lang bật lên, cánh cửa mục nát rơi xuống

Gạch ở hành lang bật lên, cánh cửa mục nát rơi xuống

Trần ngôi biệt thự thủng nhiều lỗ lớn

Trần ngôi biệt thự thủng nhiều lỗ lớn

Bên trong có nơi còn mọc rêu xanh

Bên trong có nơi còn mọc rêu xanh

Trên mái có cây mọc, ngói sập xệ, nhiều lỗ thủng lớn

Trên mái có cây mọc, ngói sập xệ, nhiều lỗ thủng lớn

Một đoạn tường thành được xây dựng bằng đá ong còn xót lại có cây xanh mọc bên trên

Một đoạn tường thành được xây dựng bằng đá ong còn xót lại có cây xanh mọc bên trên. Toàn khu thành cổ đang xuống cấp nghiêm trọng và có nguy cơ bị đổ sập.

Ông Lê Trí Dũng - Giám đốc Ban Quản lý di tích danh thắng tỉnh Đồng Nai cho biết: Nhằm cứu lấy di tích quốc gia độc đáo ở phía Nam - thành cổ Biên Hòa trước khi quá muộn, Sở VH-TTDL tỉnh Đồng Nai một mặt xin ngân sách UBND tỉnh, một mặt đề xuất cho phép “xã hội hóa, tìm đối tác đầu tư” để có vốn sửa chữa, bảo tồn. Mới đây, UBND tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định ứng trước 5 tỉ đồng để sửa chữa cấp bách một số hạng mục xuống cấp và dự kiến sẽ triển khai trong quý IV năm 2014.

Ông Lê Trí Dũng - Giám đốc Ban Quản lý di tích danh thắng tỉnh Đồng Nai cho biết: Tỉnh Đồng Nai cũng rất quan tâm đến di tích này, tuy nhiên do khó khăn về kinh phí nên chưa thể tiến hành sửa chữa toàn diện được. Nhằm cứu lấy di tích quốc gia độc đáo thành cổ Biên Hòa trước khi quá muộn, Sở VH-TTDL tỉnh Đồng Nai một mặt xin ngân sách UBND tỉnh, một mặt đề xuất cho phép “xã hội hóa, tìm đối tác đầu tư” để có vốn sửa chữa, bảo tồn. Mới đây, UBND tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định ứng trước 5 tỉ đồng để sửa chữa cấp bách một số hạng mục xuống cấp và dự kiến sẽ triển khai trong năm 2014.

 

Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại