Tham nhũng trong giáo dục: Ai là thủ phạm?

daquynh |

Ở Việt Nam, nhiều người nhìn nhận chính phụ huynh và sinh viên là những chủ thể tạo nên tham nhũng.

Tại cuộc đối thoại về phòng, chống tham nhũng được tổ chức cuối năm 2011, các chuyên gia đã gọi tham nhũng trong giáo dục là "tham nhũng vặt".

Tuy nhiên, trên thực tế đây là loại tham nhũng đặc biệt vì dù thiệt hại vật chất không lớn nhưng thiệt hại vô hình thì khó có thể xác định.

Theo Bộ GD&ĐT, tham nhũng giáo dục được “nhận diện” nổi cộm ở 9 khía cạnh: Chạy trường; chạy điểm; dạy thêm - học thêm; lạm thu phí giáo dục; độc quyền sản xuất sách giáo khoa; tham nhũng trong tuyển dụng đề bạt, luân chuyển giáo viên; rút ruột các công trình xây dựng; xà xẻo khi mua thiết bị dạy học và xà xẻo các kinh phí dự án giáo dục.

Nạn chạy trường, chạy lớp, học thêm, xin điểm, mua đề thi... là vấn nạn cực kỳ quan trọng bởi lẽ mức độ phổ biến rộng lớn

Trong đó, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, dạy thêm học thêm và tình trạng chạy điểm, chạy trường được coi là hình thức tham nhũng biến tướng được nhiều phụ huynh “ủng hộ” nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến hình ảnh của người thầy.

Mặc dù nhiều năm qua, Bộ GD&ĐT đã có những động thái “tuyên chiến” với những hình thức tham nhũng trong giáo dục nhưng chưa có chuyển biến một phần do các cơ sở chỉ thực hiện mang tính hình thức, mặt khác, mức lương quá thấp khiến giáo viên không yên tâm với nghề.

Theo VnMedia.vn

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại