Tân Hiệp Phát và nghi án "gài bẫy", oan Thị Mầu!

Nguyễn Huy Sơn |

Nghi án Tân Hiệp Phát "gài bẫy" để dằn mặt “Thượng đế”, góp phần khiến họ hoàn thành việc phạm pháp là hành động ứng xử thiếu văn minh và kém nhân văn của một doanh nghiệp lớn.

Khi khách hàng không hiểu biết pháp luật

Khi phát hiện chai nước, anh Minh nên thông báo sự việc có con ruồi trong chai nước cho Hội bảo vệ người tiêu dùng, cho các cơ quan truyền thông, hay cho doanh nghiệp để làm rõ nguyên nhân.

Hành động thông báo vì mục đích tốt cho sức khỏe của cá nhân, sức khỏe của cộng đồng thì là điều rất đáng khen ngợi.

Nếu thực sự lỗi sản phẩm do quy trình sản xuất, doanh nghiệp ắt sẽ phải cám ơn và hậu tạ anh khách hàng này

Khi DN có sản phẩm lỗi, gây thiệt hại tới sức khỏe, tài sản của NTD thì họ có quyền yêu cầu công ty phải bồi thường thiệt hại. (Khoản 6, Điều 8, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng).

Như vậy anh Minh được quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và được thương lượng với doanh nghiệp về việc bồi thường đó nếu anh này chứng minh được sản phẩm gây hại tới sức khỏe của mình.

Điều này là khó và với một người dân không nhiều hiểu biết về luật pháp, như anh Minh.

Anh Minh đã không lựa chọn cách ứng xử theo quy định pháp luật mà lựa chọn cách ứng xử mang động cơ cá nhân.

Và với bất kỳ giải pháp nào theo ý anh, DN cũng bị thiệt hại: hoặc tiền (500 triệu) hoặc uy tín

Luật pháp hiện hành nghiêm cấm việc chuyển dịch quyền sở hữu tài sản một cách trái pháp luật.

Hành vi gian dối, lén lút, đe dọa hoặc uy hiếp tinh thần người khác nhằm chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ chủ thể này, sang chủ thể khác là những hành vi trái pháp luật.

Ở đây có thêm thông tin: chai nước về sau được Viện Khoa học Hình sự Bộ Công an kiểm định và có kết luận là có dấu hiệu bị mở(???).

Chi tiết này cần phải làm rõ vì nó rất quan trọng, góp phần quyết định vụ án.

Nhất là, chai nước có được niêm phong ngay khi Tân Hiệp Phát và cơ quan công an thu từ tay Võ Văn Minh hay không.

Nếu không niêm phong thì việc có ra kết quả gì cũng không thể thuyết phục được.

Người tiêu dùng cần hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình. Trong quan hệ dân sự, kinh doanh thương mại, pháp luật khuyến khích việc thỏa thuận, thương lượng giữa các bên để giải quyết tranh chấp.

Việc thương lượng, thỏa thuận phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, tránh việc sử dụng những hành vi có tính chất uy hiếp, đe dọa người khác để đạt được mục đích của việc thương lượng.

Hành vi đe dọa, uy hiếp người khác để người khác phải bàn giao tài sản của họ cho mình là hành vi vi phạm pháp luật.

Và nếu không thương lượng được thì một trong các bên có thể khởi kiện tới tòa án để được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự chứ không được phép "tự xử" qua các hành vi đe dọa, uy hiếp làm ảnh hưởng tới quyền lợi của chủ thể khác, gây mất ổn định trật tự xã hội.

Tại sao anh Minh không hiểu luật? Và còn bao nhiêu người dân không hiểu luật như anh Minh để rồi chính họ cũng đã từng vào tù vì lý do tương tự?

Câu trả lời thuộc về chính quyền. Hãy phổ biến pháp luật và định hướng cách ứng xử đúng pháp luật cho người dân thay vì để người dân ghi vào lý lịch của họ những tiền án tiền sự như thế này.


Đừng để khách hàng tự ghi vào lý lịch của mình những tiền án tiền sự

Đừng để khách hàng tự ghi vào lý lịch của mình những tiền án tiền sự

Thiếu thiện chí ngay từ đầu

Xem xét về phía Tân Hiệp Phát: Khi anh Minh liên hệ, DN đã cho người xuống làm việc nhưng khi đó không thấy thuyết phục anh Minh mang chai nước đi kiểm định.

Như vậy, có phải bằng mắt thường, nhân viên của Tân Hiệp Phát đã công nhận là sự việc Con ruồi trong chai nước là đúng?

Xét trên khía cạnh ứng xử thông thường của DN, nếu DN tự tin vào chất lượng sản phẩm, họ nên thuyết phục khách hàng mang sản phẩm tới cơ quan kiểm định để xem xét thực sự sản phẩm có bị lỗi thật hay không?

Và nếu bị lỗi là do đâu, khâu nào trong quá trình sản xuất?

Và cách thức khắc phục ra sao để lấy lại niềm tin nơi khách hàng?

Nếu DN có thiện chí thì ngay từ khi bắt đầu thương lượng, họ nên cho người tiêu dùng biết rằng: hành vi đe dọa tung tin kia có thể vi phạm pháp luật và họ sẽ nhờ sự can thiệp của chính quyền.

Nếu thực sự họ đảm bảo được chất lượng hàng tiêu dùng của mình thì ngay từ đầu đã không “xuống nước” để đàm phán.

Đây chính là khởi nguồn của những nghi ngờ và tẩy chay từ phía những khách hàng.

Giúp khách hàng... hoàn thành hành vi phạm tội

Ở đây cần khẳng định rằng Tân Hiệp Phát không có ý định thỏa thuận với anh Minh.

Đại diện DN này đưa ra là một biên bản làm việc ghi rõ những lần gặp gỡ trao đổi, giải thích thuyết phục của DN với anh Minh, biên bản này không phải thỏa thuận.

Xem biên bản có thể thấy rõ quá trình anh Minh đòi Tân Hiệp Phát thanh toán từ 1 tỷ giảm xuống còn 600 triệu rồi 500 triệu VND…

Do vậy có thể tạm coi là không có thỏa thuận.

Trên thực tế DN này chỉ coi việc gặp gỡ và mang tiền ra quán cà phê để anh Minh hoàn thành hành vi vi phạm, và những việc sau đó là của cơ quan điều tra và tòa án!

Doanh nghiệp có nhiều cách để ứng xử thân thiện hơn thay vì mật báo với cơ quan công an để "xử" người tiêu dùng sau khi đã (giả) đàm phán bồi thường.

Ngày 17/12/2015 vụ việc được đưa ra xét xử. Bản án dành cho anh Minh là 7 năm tù và bản án này đã làm dư luận nổi sóng với bao chỉ trích nhắm vào DN

Vụ án tạm khép lại với rất nhiều bài học cho người tiêu dùng, DN, thực tiễn pháp lý

 


Dằn mặt Thượng Đế cũng là tự giết mình?

Dằn mặt "Thượng Đế" cũng là tự giết mình?

"Dằn mặt Thượng đế" cũng là tự giết mình

Cách ứng xử của Tân Hiệp Phát đã giáng xuống chính DN này một đòn chí mạng.

Thay vì xử sự một cách đàng hoàng, khiến người tiêu dùng tâm phục khẩu phục, họ đã lựa chọn cách nhờ đến chính quyền, trong khi người tiêu dùng mới giữ vai trò quyết định cho sự tồn tại của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp đơn giản nghĩ rằng sau vụ việc này đố khách hàng nào dám đòi bồi thường - một hành động được cho là "dằn mặt" Thượng đế.

Trước vụ xử, Tân Hiệp Phát này cũng gửi tới báo chí thông cáo mà lời lẽ được đánh giá là thiếu thiện chí trước phản ứng của dư luận và truyền thông

Từ sai lầm này tới sai lầm khác, Tân Hiệp Phát đã đánh mất quyền đối thoại với khách hàng, và giờ phải hứng chịu sự quay lưng của khách hàng.

Đây thực sự là điều đáng tiếc cho DN hàng đầu VN này.

Nếu DN thực sự muốn thay đổi, vẫn chưa muộn. DN nên cho dư luận thấy sự quyết tâm thay đổi, lắng nghe trên tinh thần nhân văn và cầu thị.

Cần xin lỗi công khai tất cả những người tiêu dùng Việt Nam về những thiếu sót trong thời gian vừa qua trong việc giải quyết khiếu nại của khách hàng.

Tân Hiệp Phát cũng cần cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng trên cơ sở thông tin minh bạch, được cơ quan, đơn vị có uy tín bảo chứng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại