Sự thực kinh hoàng về “con tàu ma” trôi dạt trên biển

H.Sơn |

(Soha.vn) - Đại diện đơn vị chủ quản tàu Hải Đông 27 tâm sự: “con tàu ma” nghìn tấn đang gặp nạn hiện nay chính là “vận đen” khiến ông mất cả cơ nghiệp, thậm chí tán gia bại sản chỉ trong vòng ít năm.

Khuynh gia bại sản vì “con tàu ma”

Trao đổi với PV, ông Phạm Viết Thuật, Phó giám đốc công ty TNHH Hải Đông, chủ tàu Hai Đông 27 cho biết, đang nỗ lực phối hợp với ngân hàng, các đơn vị bảo hiểm và công ty Chim Ưng – Falcon (đơn vị thuê tàu) tìm phương án giải cứu con tàu trong thời gian sớm nhất.

Tàu Hải Đông 27 được coi là “vận đen” của chủ tàu.
Tàu Hải Đông 27 được coi là “vận đen” của chủ tàu.

Ngoài ra, vị đại diện đơn vị chủ quản tàu Hải Đông 27 này cũng tâm sự, “con tàu ma” nghìn tấn đang gặp nạn hiện nay chính là “vận đen” khiến ông mất cả cơ nghiệp, thậm chí tán gia bại sản chỉ trong vòng ít năm.

Ông Thuật cho biết, hơn chục năm trước, ông chưa kinh doanh ngành vận tải biển mà chủ yếu đứng trung gian làm môi giới hoặc đại lý cho các hãng vận tải ở Hải Phòng và một số tỉnh miền bắc. Trong giới kinh doanh vận tải biển, nhắc đến tên ông rất nhiều người biết.

Con tàu này đã khiến cho người chủ của nó khuynh gia bại sản.
Con tàu này đã khiến cho người chủ của nó khuynh gia bại sản.

Những năm 2000, ngành kinh doanh vận tải viễn dương đang trong giai đoạn “phất” nên sau khi gom góp được một số vốn “khá khá”, ông Thuật quyết định hùn vốn thành lập công ty sau đó thuê đóng tàu rồi sang nhượng hoặc nhận chở hàng thuê kiếm lời. Mấy năm đầu, công việc làm ăn khá thuận lợi, có lúc trong tay ông có mấy con tàu viễn dương, tài sản cả trăm tỷ đồng.

Bước ngoặt đến với ông vào năm 2008, khi công ty Hải Đông thuê đóng con tàu Hải Đông 27. Con tàu (công suất 1.500 mã lực, trọng tải trên 3.000 tấn, trị giá gần 38 tỷ đồng) được kì vọng sẽ giúp ông mở rộng thị trường kinh doanh.

Tuy nhiên, kể từ sau khi được hạ thủy (tháng 12/2008), cũng chính là thời điểm nền kinh tế có nhiều biến động theo hướng suy thoái. Ngành vận tải biển cũng không nằm ngoài cuộc đảo chiều ấy.

Bên trong cuốn nhật kí hàng hải của con tàu là những dòng chữ viết về hành trình đầy những tai nạn và rủi ro trên đường.
Bên trong cuốn nhật kí hàng hải của con tàu là những dòng chữ viết về hành trình đầy những tai nạn và rủi ro trên đường.

“Đầu năm 2009, chúng tôi dùng con tàu thế chấp ngân hàng vay hơn 27 tỷ đồng để xoay hướng làm ăn và duy trì hoạt động của công ty. Tuy nhiên, chính từ năm đó, chúng tôi ngày càng lún sâu vào thua lỗ. Mỗi năm Hai Dong 27 ngốn vài tỷ đồng, có lúc phải vay ngân hàng với lãi suất lên đến 22% / năm”, ông Thuật cho biết.

Cũng theo ông Thuật, vài năm nay, vì đói vốn nên con tàu hoạt động cầm chừng. Công ty Hải Đông nhiều lần rao bán con tàu nghìn tấn để trả nợ nhà băng nhưng chưa thể bán được.

“Có mấy hãng vận tải biển của Đài Loan và Singapore đồng ý trả giá 2,2 triệu USD (tương đương khoảng 45 tỷ VNĐ) để được sở hữu Hải Đông 27 nhưng sau đó vì không tìm được nguồn vốn nên họ không quay trở lại”, ông Thuật nói.

Tàu Hải Đông 27 là tài sản của… ngân hàng VIB

Trong giải pháp cứu vãn tình thế, cuối tháng 8/2012, Công ty Hải Đông đã cho công ty Chim Ưng - Falcon (TP Hồ Chí Minh) thuê lại (tàu trần) trong thời hạn 6 tháng, với mức giá 300 triệu đồng/tháng.

“Tuy nhiên, phía Chim Ưng - Falcon cũng nhiều lần chậm trả tiền thuê tàu khiến chúng tôi thêm khó khăn chồng chất. Nhiều lúc không có tiền trả lãi ngân hàng và đóng phí bảo hiểm định kì phải chạy vạy khắp nơi”, ông chủ tàu Hải Đông 27 giãi bày.

Nhiều người cho rằng, công ty Hải Đông “bỏ tàu” để trục lợi bảo hiểm, nhưng ông Phạm Viết Thuật, Phó giám đốc công ty TNHH Hải Đông khẳng định, trong trường hợp được đền bù bảo hiểm, thì ngân hàng mới là bên được thụ hưởng chứ không phải công ty Hải Đông.
Nhiều người cho rằng, công ty Hải Đông “bỏ tàu” để trục lợi bảo hiểm, nhưng ông Phạm Viết Thuật, Phó giám đốc công ty TNHH Hải Đông khẳng định, trong trường hợp được đền bù bảo hiểm, thì ngân hàng mới là bên được thụ hưởng chứ không phải công ty Hải Đông.

Mấy tháng trước, số nợ ngân hàng quá hạn nhưng công ty không thực hiện nghĩa vụ trả nợ nên nhà băng đã đâm đơn khởi kiện ra tòa. Ông Thuật cho biết hiện bản án đã có hiệu lực pháp luật và ngân hàng đương nhiên là chủ của chiếc tàu Hải Đông 27.

“Khi đang chờ phía đơn vị thuê tàu chở chuyến hàng cuối cùng về Việt Nam để làm thủ tục bàn giao cho ngân hàng theo phán quyết của tòa án thì bỗng nhiên con tàu lâm nạn trên biển, rất may không có thiệt hại về người”, ông Thuật ngậm ngùi kể.

Lỗ thủng dưới đáy khiến tàu Hải Đông 27 bị ngập nước.
Lỗ thủng dưới đáy khiến tàu Hải Đông 27 bị ngập nước.

Ông Thuật cho biết thêm, hiện gói bảo hiểm thân vỏ tàu Hải Đông 27 trị giá 35 tỷ đồng vẫn còn hiệu lực pháp lý. Theo đó, đầu năm 2012, trước khi cho công ty Chim Ưng – Falcon (có trụ sở đặt tại phường 12, quận 4, TP. Hồ Chí Minh) thuê lại con tàu, phía công ty này đã kí hợp đồng gói bảo hiểm thân vỏ tàu với Công ty Bảo hiểm quân đội Hải phòng (MIC Hải Phòng), hạn mức tối đa cho gói bảo hiểm này là 35 tỷ, hình thức trả phí theo quý. Đến thời điểm hiện tại, đơn vị đã đóng bảo hiểm cho tàu Hải Đông 27 được hơn 3 quý.

Tuy nhiên, theo ông Thuật, thực tế hiện nay công ty ông cũng đã hết trách nhiệm với con tàu vì nó là tài sản của ngân hàng. Và trong trường hợp được đền bù bảo hiểm, thì ngân hàng Quốc tế VIB chi nhánh Hà Nội mới là bên được thụ hưởng chứ không phải công ty Hải Đông.

“Do đó, một số ý kiến cho rằng mình cố tình đánh chìm tàu để trục lợi bảo hiểm là thiếu cơ sở”, ông Thuật cho biết.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại