Từ giữa năm 2009 đến nay, bờ sông Đà ở
các khu dân cư 1, 2, 3, 4... xuất hiện tình trạng sạt lở, nhiều điểm
sạt trượt với tốc độ khá nhanh, đến nay đã dài khoảng trên 2km dọc bờ
sông. Đất mất từng ngày, những diện tích hoa màu đang chờ thu hoạch chỉ
qua một đêm là mất trắng theo dòng nước.
Nguyên nhân của tình trạng trên
được xác định là do dòng chảy sông Đà thay đổi đã trực tiếp ảnh hưởng
đến bờ sông ở khu vực xã Yến Mao.Ông
Trần Đình Yên, Phó Chủ tịch UBND xã Yến Mao lo lắng nói: “Hơn một năm
qua người dân ở xã chúng tôi mất trên 30 ha đất bãi canh tác.
Không chỉ làm mất đất, tình trạng sạt lở diễn biến ngày càng phức tạp đang ảnh hưởng nghiêm trọng tỉnh lộ 317A (tuyến đường huyết mạch đi một số xã vùng cuối huyện Thanh Thuỷ). Tuyến đường đi qua các khu 3, 4 nhiều đoạn đã nằm sát mép sông”.
Sạt lở ở xã Hải Lê, tỉnh Quảng Trị. Ảnh minh học
Bà Nguyễn Thị Thanh (62 tuổi, ở khu 2) cho hay: “Chưa bao giờ tôi thấy bờ sông bị sạt lở nhiều như hiện nay. Trước kia nơi này là một khu bãi rộng, chúng tôi vẫn trồng ngô, lạc, đậu nhưng hiện nay đã mất hết”. Không chỉ bị mất đất sản xuất, mà còn ảnh hưởng đến nhà ở của các hộ dân như:gia đình chị Nguyễn Thị Thơ (khu 2), gia đình chị Phùng Như Hữu (khu 4) nhà bị nứt tường.
Trước tình hình sạt lở diễn ra ngày càng nghiêm trọng, UBND xã Yến Mao đã báo cáo với UBND huyện Thanh Thuỷ tình trạng trên để có biện pháp xử lý, nhằm ổn định sản xuất và đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho người dân.Ông Trần Quốc Bình, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đê điều Phú Thọ khẳng định, tình trạng sạt lở diễn ra không chỉ ở Yến Mao mà còn ở một số xã khác trong huyện Thanh Thủy như: Lương Nha, Tinh Nhuệ... Tỉnh đã lập dự án và đang chờ xin vốn xây dựng kè dài khoảng 10km để bảo vệ an toàn cho cuộc sống của người dân địa phương.
Tại
Quảng Ninh, 15 hộ dân thuộc khu vực chân đồi Mom Diều (tổ 18, khu 4,
phường Tuần Châu, TP Hạ Long, Quảng Ninh) đang bị de doạ đến tài sản và
tính mạng do biến động địa chất gây ra tình trạng sạt lở đất nghiêm
trọng tại khu vực này.Theo
một số người dân, tình trạng sạt lở diễn ra từ năm 2005, ảnh hưởng tới
11 hộ dân, trong đó có hộ anh Nguyễn Văn Hợp đã phải di dời ra khỏi khu
vực sạt lở.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, hiện tượng biến động địa chất ở khu vực này vẫn tiếp tục tái diễn với mức độ nghiêm trọng hơn.Phó Chủ tịch UBND phường Tuần Châu, ông Lê Nguyên Chương cho biết, trong trận mưa dịp tháng 9 vừa qua, sạt trượt đất đá đã làm sập nhà và bếp của hai gia đình. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do công ty TNHH Âu Lạc thi công tuyến đường để phục vụ khu du lịch quốc tế Tuần Châu cạnh khu dân cư nêu trên.
Theo Bee.net