Sập cần cẩu tuyến metro Nhổn - Ga Hà Nội: Đơn vị thi công sai hoàn toàn

Lê Hữu Việt |

Về sự cố sập cần cẩu tại công trường xây dựng tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội (chiều 12/5), đại diện Sở LĐ, TB&XH Hà Nội cho biết, đơn vị thi công sai hoàn toàn.

Theo đại diện Sở LĐ-TB&XH Hà Nội sau những sự cố xảy ra tại 2 dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội, thành phố đã chỉ đạo khắc phục, đình chỉ thi công để củng cố lại công tác an toàn.

Ngoài ra, thành phố cũng lập 2 đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra toàn diện công tác an toàn lao động tại các công trình xây dựng trên địa bàn, đặc biệt những công trình sử dụng cẩu tháp.

Kết quả, có 16 công trình sử dụng cẩu tháp vi phạm an toàn và đã yêu cầu tháo dỡ.

Về sự cố sập cần cẩu tại công trường xây dựng tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội (chiều 12/5), đại diện Sở LĐ, TB&XH Hà Nội cho biết, đơn vị thi công sai hoàn toàn.

“Ai cho phép sử dụng thiết bị nâng để rút cọc cừ? Quy định của ta là nghiêm cấm sử dụng thiết bị nâng, cẩu khi vật liệu còn gặp vật cản dưới đất.

Đấy là chưa tính tới tải trọng thiết bị. Dự án này đều là đơn vị tư vấn nước ngoài, có lẽ cơ quan tư vấn không hiểu các quy phạm pháp luật của Việt Nam”, đại diện Sở LĐ, TB&XH Hà Nội nói.

Đại diện Bộ GTVT cho biết, qua theo dõi các tai nạn thi công lớn như vụ sập cầu Cần Thơ, Formosa, các tuyến đường sắt đô thị… nguyên nhân chủ yếu do sập công trình phụ trợ chủ yếu là giàn giáo.

Ngoài ra, nhà thầu thi công cũng ít coi trọng về quản lý an toàn lao động; thiết bị đảm bảo an toàn lao động chỉ mang tính hình thức…

Ông Nguyễn Văn Dần, Phó Cục trưởng Cục Quản lý hoạt động xây dựng (Bộ Xây Dựng) cho rằng, nguyên nhân tai nạn chủ yếu là nhà thầu giám sát, thi công thiếu kiểm tra, giám sát an toàn; chủ đầu tư chưa thực hiện đủ quyền nghĩa vụ trong thi công…

18 tuổi, học 3 tháng, ra lái cẩu tháp

Hiện trên địa bàn Hà Nội có hàng trăm cẩu tháp đang hoạt động tại các công trình xây dựng, nhưng theo đại diện Sở LĐ-TB&XH, có thiết bị nâng 2-3 trăm tấn, đơn vị tư nhân không thể kiểm định được, vậy ai sẽ kiểm định?

Kiểm định cẩu tháp chỉ 2 tiếng là xong, chỉ dùng ống nhòm xem qua rồi cấp giấy, thu tiền làm sao đảm bảo chất lượng. Trong khi, nếu thử tải, kiểm tra phanh, dây… cả ngày cũng chưa xong.

Đồng tình quan điểm, ông Nguyễn Quốc Việt, Trường phòng An toàn lao động (Sở LĐ-TB&XH TPHCM) cho biết, thực tế kiểm tra công trường có cả công nhân mới 18 tuổi cũng lái cẩu tháp, nhưng không sai.

Theo ông Việt, công nhân học xong phổ thông, đi học thêm chứng chỉ lái cẩu tháp 3 tháng, học thêm chứng chỉ an toàn 3 ngày là được ra lái cẩu tháp “quay đùng đùng” trên đầu người dân.

Ngoài ra, trình độ giảng viên cũng ngày càng đi xuống, hỏi cẩu tháp đi cáp 4 hay cáp đôi sẽ an toàn thế nào không trả lời được; hay một anh luật sư đi học lớp chứng nhận an toàn cũng có thể ra làm công tác huấn luyện an toàn lao động...

>> Bộ Ngoại giao nói gì việc máy bay Mỹ giám sát TQ ở biển Đông?

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại