Theo thông tin trên tờ Người Đưa Tin, khi màn đêm buông xuống, cũng là lúc nhiều loài rắn độc như hổ mang chúa, cạp nong...trên khắp các triền đồi ở miền rẻo cao thuộc huyện Bảo Yên (Lào Cai), bắt đầu đi săn mồi.
Thời điểm ấy, cũng là lúc những người hành nghề săn rắn độc bắt đầu công việc của mình.
Ông Nguyễn Quang Triết (làng Lệ Mật, Long Biên - Hà Nội) được mệnh danh là "vua săn rắn độc" đất Hà Thành.
Theo thông tin trên tờ Vietnamplus, mỗi chuyến đi săn của “vua săn rắn độc” kéo dài 1-2 tháng, có khi 3-4 tháng cũng chẳng lạ. Và sau mỗi chuyến đi săn như vậy, ông lại mang cả bao tải rắn lên tới hàng trăm con về nhập cho các nhà hàng.
Anh Cường "rắn" (phường Đông Hòa, T.X Dĩ An, Bình Dương) cũng là một xạ thủ chuyên săn rắn.
"“Vũ khí” của anh Cường chỉ là cái giàn ná thun đơn sơ, nhưng đã có không biết bao nhiêu rắn “bỏ mạng”.
Theo anh Cường, người săn rắn phải biết chọn vị trí trên thân con rắn để bắn. Nếu bắn trúng đầu thì con rắn sẽ chết, như vậy rắn sẽ không bán được vì thịt không tươi ngon, quán nhậu chỉ nhận mua rắn sống.
Còn nếu bắn vào đuôi thì rắn vẫn có thể chạy được, dù có bắt được thì con rắn không còn “đẹp”"- theo thông tin trên báo Bình Dương.
Ngoài ra, ở làng rắn Vĩnh Sơn (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc), nhiều người dân vẫn dùng tay không cầm rắn độc đang được nuôi trong trại rắn của gia đình.