Phú Thọ: Ở nơi người dân cứ bưng bát cơm lên là... nôn thốc

Trần Dật - Hòa Nguyễn |

“Cứ đến trưa vừa bưng bát cơm lên, chưa kịp ăn thì phải nôn ọe ra vì cái mùi hôi thối nồng nặc. Đã bao lâu nay chúng tôi phải sống trong cảnh khổ ải này”.

Những lời nói giận dữ, bức xúc ấy là sự đau khổ không biết tỏ cùng ai của bà con nhân dân khối 8, xã Phượng Lâu (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) bởi sự ô nhiễm trầm trọng của mương nước trên địa bàn.

Ám ảnh mùi nước thải

Đặt chân đến đầu địa phận xã Phượng Lâu, chúng tôi được người dân chỉ dẫn men theo con mương chảy từ nhà máy chế biến phế thải đô thị TP Việt Trì dẫn về cánh đồng lúa nhân dân khối 8, xã Phượng Lâu.

Nước thải đổ ra từ nhà máy chế biến phế thải đô thị TP Việt Trì đang ngày ngày khiến cho nguồn nước trên địa bàn bị ô nhiễm trầm trọng.

Nước thải đổ ra từ nhà máy chế biến phế thải đô thị TP Việt Trì đang ngày ngày khiến cho nguồn nước trên địa bàn bị ô nhiễm trầm trọng.

Ấn tượng đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là màu nước đen đặc quánh cùng với mùi hôi thối nồng nặc đặc trưng của nguồn nước bị ô nhiễm.

Cố nín thở để bước nhanh qua đoạn mương, chúng tôi hơi ngỡ ngàng khi bắt gặp một khối bê tông lớn được người dân đổ, bịt kín đúng chỗ nước thải ô nhiễm chảy ra từ nhà máy xử lý rác thải.

Qua tìm hiểu, khối bê tông kia được người dân ở đây đổ vào để chặn đứng nguồn nước ô nhiễm được thải từ nhà máy xử lý rác ra con mương.

Cụ T. (90 tuổi, người dân khối 8, xã Phượng Lâu) bức xúc chia sẻ với PV về tình trạng ô nhiễm trầm trọng trên mương nước.

Cụ Thết (90 tuổi, người dân khối 8, xã Phượng Lâu) bức xúc chia sẻ với PV về tình trạng ô nhiễm trầm trọng trên mương nước.

“Nước thải chảy về đây, thiệt hại cây lúa, cá mà họ cũng không đền cho, hôm qua dân chúng tôi phải đổ xi măng lấp cống lại, nhờ các chú giúp chúng tôi với, chúng tôi khổ quá rồi”- Cụ Thết (90 tuổi), người dân khối 8, Phượng Lâu bức xúc.

Để đảm bảo chắc chắn khối bê tông không bị phá, người dân ở đây đã cử người ngày đêm canh chừng, túc trực liên tục.

Nhà máy chế biến phế thải Đô thị Việt Trì được thành lập đã lâu, nằm giáp ranh giữa địa bàn xã An Thái và Vân Phú.

Theo tìm hiểu của PV, khi mới đi vào hoạt động nhà máy phải xử lý 20 tấn rác hàng ngày và thải ra môi trường là hợp chất không màu không mùi. Thế nhưng, hiện tại công suất nhà máy đã quá tải với hơn 200 tấn rác thải mỗi ngày đổ về đây mỗi ngày.

Những ngày mưa to nước đổ tràn xuống đồng ruộng gây ô nhiễm môi trường ngiêm trọng.

Không chỉ vậy, gần 3 năm nay, hiện tượng nước thải màu đen, hôi thối được xả trực tiếp ra mương từ nhà máy đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe và kinh tế của nhân dân khối 8 xã Phượng Lâu.

Theo ông Bùi Văn Xuân (một người dân khối 8, Phượng Lâu) phản ánh: “Với bản hợp đồng đã ký, nhà máy xử lý nước chỉ được thải ra cánh đồng nước thải không màu, không mùi.

Thế nhưng, 3 năm nay, nhà máy xả nước thải theo con mương về là một màu đen cực hôi thối”.

Đặc biệt, tình trạng này thường xảy ra vào ban đêm nên người dân khối 8, xã Phượng Lâu hoàn toàn không hề hay biết.

Quá sức chịu đựng, không còn cách nào khác, người dân Phượng Lâu đành dùng bê tông lấp kín cống thải nước từ nhà máy ra mương nước.

Quá sức chịu đựng, không còn cách nào khác, người dân Phượng Lâu đành dùng bê tông lấp kín cống thải nước từ nhà máy ra mương nước để ngăn chặn vấn đề.

Chính vì sự ô nhiễm ngày càng trầm trọng và không có dấu hiệu dừng lại, ngày 26/7, người dân đã tập hợp lại và tiến hành đổ bê tông chặn kín nguồn xả nước thải ô nhiễm từ nhà máy ra mương.

 “Cóc không kêu lên đến trời”

Nói về hành động người dân đổ bê tông chặn nguồn nước thải ô nhiễm từ nhà máy chảy ra mương nước, ông Nguyễn Văn Cơ – công an viên xã Phượng Lâu bộc bạch:

“Người dân đã đổ bê tông bịt kín mương dẫn nước thải từ trên nhà máy mà không thông qua chính quyền xã và nhà máy là không được.

Nhưng vì họ búc xúc quá, mùi hôi thối từ nước thải chảy về quá nặng, nhiều người mắc nhiều bệnh như ngoài da, hô hấp, lúa và cá đều không sống được”.

Rất nhiều người dân trên địa bàn mắc phải những căn bệnh ngoài da rất lạ kỳ. Theo người dân nơi đây, nguồn nước thải ô nhiễm từ nhà máy xử lý rác thải chính là nguyên nhân gây ra những căn bệnh quái lạ.

Rất nhiều người dân trên địa bàn mắc phải những căn bệnh ngoài da rất lạ kỳ. Theo người dân nơi đây, nguồn nước thải ô nhiễm từ nhà máy xử lý rác thải chính là nguyên nhân gây ra những căn bệnh quái lạ.

Theo quan sát của chúng tôi, nhiều trẻ em nơi đây mắc các bệnh ngoài da kỳ lạ, mà theo như người dân là do tiếp xúc với nước thải của nhà máy.

Những hiện tượng như tay chân có màu vàng, có vết thâm đen và xanh, rất ngứa ngáy, khó chịu, người già thì tức ngực khó thở xảy ra với rất nhiều người trên địa bàn.

Cá chết, lúa không sống được, cuộc sống sinh hoạt của người dân bị đảo lộn là những ảnh hưởng trực tiếp của nguồn nước ô nhiễm từ nhà máy xử lý rác thải đổ ra môi trường.

Cá chết, lúa không sống được, cuộc sống sinh hoạt của người dân bị đảo lộn là những ảnh hưởng trực tiếp của nguồn nước ô nhiễm từ nhà máy xử lý rác thải đổ ra môi trường.

Đời sống sinh hoạt của người dân bị đảo lộn, họ phải đóng cửa và bịt kín cả nhà để tránh mùi hôi thối. Thậm chí khi đêm về, nhiều gia đình phải đeo khẩu trang để đi ngủ mà vẫn không tài nào chợp mắt.

Ngay tại khu vực nước thải của nhà máy xử lý rác được đổ ra mương, theo người dân thì không có một sinh vật hay loại cây cối nào có thể tồn tại được.

“Lúa mới cấy được 2 tháng thì không sống nổi, chỗ có nước thải trực tiếp đổ về thì chết khô, đổ màu vàng úa; chỗ xa thì không thể phát triển và trổ bông.

Những ao cá được người dân thả nuôi cũng chết trắng mỗi khi nước thải đổ về hay khi trời mưa nước thải tràn vào các ao cá, không sinh vật nào sống nổi” – một người dân khối 8 bức xúc.

Nhiều văn bản kiến nghị đã được người dân gửi đến các cơ quan chức năng mong được làm rõ sự việc

Nhiều văn bản kiến nghị đã được người dân gửi đến các cơ quan chức năng mong được làm rõ sự việc

Trước tình trạng nguồn nước ô nhiễm ngày càng trầm trọng, đời sống người dân bị đảo lộn quá nhiều, các hộ dân bị ảnh hưởng đã nhiều lần gửi đơn khiếu kiện lên các cơ quan chức năng nhưng tình trạng ô nhiễm vẫn không hề thuyên giảm.

Hàng trăm hộ dân đang đánh cược mạng sống và sức khỏe của mình trước mối đe dọa từ nguồn nước thải ô nhiễm đang ngày ngày đổ ra từ nơi được gọi là nhà máy xử lý rác thải.

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Hoàng Nam – Chủ tịch UBND xã Phượng Lâu xác nhận thực trạng trên xảy ra tại địa phương mình quản lý.

"Người dân khu 8 đã nhiều lần kiến nghị lên ủy ban, chúng tôi đã tiếp thu, xử lý và báo cáo lên các cấp tuy nhiên vẫn chưa có hướng giải quyết triệt để.

Đến vụ chiêm xuân năm 2015, do không thể canh tác nên người dân tiếp tục có ý kiến, chúng tôi đã làm việc với người dân, làm việc với nhà máy và lên phương án bồi thường thiệt hại", vị chủ tịch xã cho biết.

Còn ông Bùi Văn Thược – Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc nhà máy phế thải đô thị Việt Trì, trước những bức xúc của dư luận địa phương thì cho biết sẽ không thoái thác trách nhiệm trên nguyên tắc đền bù 100% thiệt hại cho người dân.

"Về việc cá chết, chúng tôi đã đền bù xong cho dân, về diện tích lúa không canh tác được, chúng tôi đang phối hợp với xã thống nhất với bà con phương án đền bù. Mong bà con chia sẻ khó khăn với nhà máy", ông Thược nói.

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại