Phát hiện giếng ngầm gần "hố tử thần" khổng lồ ở Thanh Hóa

Linh San |

Liên quan đến "hố tử thần" khổng lồ ngay trước nhà dân trên địa bàn thôn 2, xã Quý Lộc (huyện Yên Định, Thanh Hóa), xung quanh khu vực sụt lún tại vườn của gia đình ông Dương Đức Hiền có một số giếng nước ngầm tự nhiên.

Như tin tức đã đưa từ trước, vụ "hố tử thần" khổng lồ xảy ra vào khoảng 4h sáng ngày 28/10, tại thôn 2, xã Quý Lộc (huyện Yên Định, Thanh Hóa).

Ông Dương Đức Hiền cho biết, trong khi gia đình ông đang ngủ thì nghe tiếng động mạnh phía trước nhà, chạy ra kiểm tra thì phát hiện hiện tượng sụt lún.

Cận cảnh hố tử thần sâu hút làm cả xã náo loạn. (Nguồn: ANTV).

Hố tử thần” ở Thanh Hóa là hiện tượng “tai biến” địa chất Hố "tử thần” ở Thanh Hóa là hiện tượng “tai biến” địa chất

Trao đổi với Tuổi Trẻ sáng 31-10, ông Đỗ Cảnh Dương, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất - Khoáng sản (Bộ TN-MT) cho biết như vậy.

Ban đầu, hố sụt lún chỉ sâu khoảng 1,5 m, có nước nổi lên trên. Ngay sau đó, ông Hiền đã báo cáo chính quyền địa phương để cảnh báo cho người dân xung quanh khu vực sụt lún . Hiện tượng sụt lún ngày một nghiêm trọng hơn khi miệng hố ngày càng mở rộng và ăn sâu xuống hơn 25m. Đến trưa cùng ngày, hiện tượng sụt lún mới tạm dừng lại.

Rất may, vụ việc được phát hiện kịp thời nên chưa có thiệt hại về người và tài sản.

Ngay khi nhận được tin báo, huyện Yên Định đã có chỉ đạo sơ tán người dân và tài sản ra khỏi nhà, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Sau đề nghị của UBND tỉnh Thanh Hóa, đoàn công tác thuộc Viện Mỏ - Địa chất và Tổng Cục Mỏ - Địa chất và Khoáng sản đã tiến hành khảo sát hiện trường “hố tử thần”.

Đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành khảo sát thực địa tại hiện trường sụt lún ở thôn 2, xã Qúy Lộc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa trong hai ngày 1 và 2/11.

Theo nguồn tin từ báo Dân trí, kết quả khảo sát bước đầu của Viện Mỏ - Địa chất và Tổng Cục Mỏ - Địa chất và Khoáng sản, xung quanh khu vực sụt lún tại vườn của gia đình ông Dương Đức Hiền có một số giếng nước ngầm tự nhiên.

Đoàn công tác Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa nhận định, đây là một hiện tượng tai biến địa chất, sụt lún cát-tơ. Dưới lớp trầm tích đệ tứ là thềm của sông Mã, trong khi đó vị trí sụt lún cách sông Mã chỉ khoảng 300m. Các hang động cát-tơ qua quá trình ngấm nước nhiều năm đã tạo thành hố, gây sụt lún.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại