Phát hiện loài ếch giun mới tại Phong Nha – Kẻ Bàng
Mới đây ,vào ngày 20/1/2015, tại Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình) các nhà khoa học Việt Nam và thế giới vừa phát hiện và công bố một loài ếch giun mới.
Loài này được phát hiện tại khu vực rừng gần bản Cha Lo (xã Hóa Sơn, huyện Minh Hóa).
Loài ếch giun mới được phát hiện cho khoa học có tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Ảnh: Lao động
Theo mô tả, loài ếch giun mới trên chủ yếu sinh sống dưới thảm mục ven suối đá nhỏ tại khu vực rừng thứ sinh thuộc khu vực mở rộng của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.
Cóc sần quý hiếm được phát hiện tại Nghệ An
Mới đây, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, Nghệ An đã phát hiện ra một loài cá cóc quý hiếm.
Loài cá cóc này được phát hiện vào tối 20/7/2014, tại tiểu khu 101, xã Nậm Giải.
Cá cóc đuôi da cam có hình dạng giống thằn lằn, dài khoảng 8 đến 11cm. Lớp da được bao bọc bởi các nốt sần nhỏ chạy dài từ chi trước tới gốc đuôi.
Chi trước có 4 ngón, chi sau có 5 ngón. Mặt dưới các ngón và riềm phía dưới của đuôi có màu cam. Phần còn lại là màu nâu sẫm.
Đây là một loài cá cóc sần quý hiếm, cần được bảo tồn.
"Thủy quái" giống rồng dài 4,2m tại vịnh Chân Mây
Trước đó, vào tháng 6/2014, một thành viên tên Ánh của Câu lạc bộ câu cá Hải Vân (Đà Nẵng) đã câu được một con cá “khủng” dài 4,2m, nặng 29,6kg tại khu vực vịnh Chân Mây tỉnh Thừa Thiên Huế.
Qua quan sát thì đây là một con cái mái chèo.
Hình thù kỳ dị của cá mái chèo được mô tả trong các tài liệu của các thủy thủ thời xưa như một quái vật biển. Sách kỷ lục Guinnes xác nhận chiều dài của loài cá này là 17m.
Cá mái chèo là loài cá bí ẩn nhất đại dương, chúng thường sống ở độ sâu hơn 1.000m, ít khi ngoi lên mặt nước kiếm ăn.
Tổng hợp