Những nỗ lực của hàng nghìn thợ cầu hai nước Việt Nam và Nhật Bản trong suốt 5 năm qua đã thu được kết quả như mong đợi. Thủ đô Hà Nội và đất nước Việt Nam có thêm một công trình kỳ vĩ, xứng tầm thế giới.
Báo Giao thông xin gửi tới độc giả những hình ảnh ấn tượng về quá trình thi công dự án này:
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (thời điểm năm 2009 là Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ) cùng các đại biểu phát lệnh khởi công dự án xây dựng cầu Nhật Tân (ngày 7/3/2009). Cầu Nhật Tân có tổng mức đầu tư 13.626 tỷ đồng
Những công nghệ và kỹ thuật tiên tiến nhất thế giới được ứng dụng khi thi công dự án cầu Nhật Tân. (Các trụ tháp được đặt trên nền móng vòng vây cọc ống thép SPSP cực kỳ hiện đại, lần đầu được áp dụng ở Việt Nam)
Đóng cọc dưới trụ cầu P12 sử dụng máy xói tia nước (CJ330E)
Đóng cọc thử cho cọc dưới tại trụ P14 bằng búa rung (PTC HV100) kết hợp máy xói (CJ330E)
Đóng hoàn thiện cọc tại trụ P14 bằng búa Diesel
Một kỹ sư người Nhật kiểm tra kỹ lưỡng kết cấu cốt thép trước khi đổ bê tông bệ móng trụ
Kỹ sư, công nhân hai nước Việt Nam - Nhật Bản luôn sát vai trong tất cả các công đoạn thi công cầu
Hoàn thiện các khâu chuẩn bị thi công trụ tháp
Kiểm tra đà giáo trước khi lắp đặt
Thi công trụ tháp cầu chính
Các kỹ sư trao đổi kỹ thuật khi thi công bên trong thân trụ cầu chính
Lắp đặt mối nối cốt thép thân trụ cầu chính. Tiến độ là một trong những yếu tố quyết định, việc thi công ban đêm cũng là chuyện thường thấy tại dự án cầu Nhật Tân
Dầm ngang trụ tháp được thi công kết hợp hệ thống dàn giáo Nikken Duboku và hệ thống giáo đỡ tạm thời
Các trụ tháp dần hiện hình đem lại niềm hứng khởi cho những người thợ cầu
Thi công chân trụ tháp trên cầu chính sử dụng hệ thống ván khuôn trượt và thanh chống. Phần cầu chính cầu Nhật Tân bao gồm 5 trụ tháp từ P12 đến P16
Những dây văng đầu tiên của nhịp cầu chính bắt đầu được lắp đặt
Kiểm tra dây văng cầu chính
Công việc văng dây đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng, chính xác giữa các bộ phận thi công
Thi công lắp hẫng nhịp cầu chính vượt sông Hồng. Mỗi đoạn dầm 12m được lắp đặt đối xứng cân bằng một cách cẩn trọng
Để có thể hợp long ở giữa nhịp, yêu cầu độ chính xác về vị trí dầm, độ chính xác theo phương ngang và đứng của mặt cắt dầm và độ chính xác của các mối nối. Các kỹ sư phải phân tích lực căng dây văng, vật liệu và nhiệt độ không khí. Dựa trên kết quả phân tích để xác định giới hạn cho phép ở mỗi bước thi công. Những công nghệ này đã được chuyển giao cho kỹ sư Việt Nam trong quá trình cùng thi công dự án
Trong quá trình thi công cầu, các phương tiện thủy vẫn lưu thông an toàn bên dưới
Cán bộ và công nhân trên công trường đã nỗ lực hết mình để đảm bảo chất lượng và tiến độ công trình
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng luôn quan tâm, dành thời gian thị sát tiến độ, chất lượng dự án xây dựng cầu Nhật Tân và động viên kịp thời những nỗ lực của đội ngũ kỹ sư, công nhân thi công cầu
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường (đầu tiên bên phải) cũng luôn theo sát dự án, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc nảy sinh trong quá trình thi công
Ngoài cầu chính dài 1.500m, phần cầu dẫn có tổng chiều dài 2.255m gồm cầu dầm bê tông cốt thép dự ứng lực và cầu dầm Super-T
Chiều dài mỗi nhịp cầu dầm Super-T là 40m, mặt cắt ngang cầu gồm 15 dầm
Thi công lắp dầm Super-T
Dầm Super-T được gác lên dầm ngang trụ cầu dẫn
Dầm Super-T sau khi lắp đặt lên trụ cầu dẫn phía Bắc
Tổng quan cầu dẫn phía Bắc (huyện Đông Anh)
Và phía Nam (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ)
Sau hơn 5 năm triển khai xây dựng, dù gặp không ít khó khăn, phức tạp về mặt kỹ thuật, điều kiện thi công, cũng như công tác GPMB, nhưng bằng lòng quyết tâm và sáng tạo không ngừng, các đơn vị đã hoàn thành khối lượng công việc khổng lồ, đưa dự án về đích đảm bảo tiến độ, chất lượng
Thiết kế cầu Nhật Tân cũng mang nhiều ý nghĩa, năm trụ tháp tượng trưng cho 5 cửa ô chào đón bạn bè trong nước và quốc tế tới Thủ đô Hà Nội, đó cũng là hình ảnh tượng trưng cho 5 cánh hoa đào thắm tình hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản
Ngoài đèn chiếu sáng, cầu Nhật Tân còn được lắp hệ thống đèn màu trang trí
Khi màn đêm buông xuống, cầu Nhật Tân trở nên lung linh. Thủ đô Hà Nội và đất nước Việt Nam có thêm một công trình kỳ vĩ mang tầm thế giới
Là công trình mang biểu tượng hữu nghị của Việt Nam và Nhật Bản, trong quá trình thi công cũng như khi gần hoàn thiện, cầu Nhật Tân đã đón những vị khách đặc biệt đến thăm (Trong ảnh: Nữ diễn viên nổi tiếng người Nhật Norika Fujiwara thăm cầu để thực hiện phóng sự về việc chuyển giao công nghệ ở các dự án tại Việt Nam được Nhật Bản hỗ trợ)
Các em học sinh hai trường THCS Thực nghiệm và trường Nhật Bản Hà Nội tới thăm cầu Nhật Tân ngày 4/12/2014
Với kết quả tốt đẹp như ngày hôm nay, niềm vui sướng lớn nhất có lẽ thuộc về những người thợ đã góp sức xây nên cây cầu (Trong ảnh: Các chuyên gia, kỹ sư và công nhân nhà thầu Sumitomo Mitsui, thi công gói thầu số 1, trong ngày cây cầu gần hoàn thiện)
Những người thợ cầu của Công ty IHI Infrastructure Systems Co.Ltd hân hoan trong ngày hợp long 15/4/2014
Tất cả đều ánh lên niềm vui rạng ngời, chan chứa tình hữu nghị
Cầu Nhật Tân không chỉ là cây cầu nối hai bờ Bắc, Nam của sông Hồng, mà còn là cây cầu gắn kết công nghệ Việt Nam và Nhật Bản. Nó thể hiện sự quyết tâm, tinh thần làm việc không ngừng nghỉ của đội ngũ kỹ sư Việt Nam và Nhật Bản. Ông Tojuro Nishi, giám đốc dự án Công ty IHI Infrastructure Systems Co.Ltd (thi công gói thầu số 1 của dự án) xúc động: "Chúng tôi tin rằng, cầu Nhật Tân là một trong những cây cầu đẹp nhất thế giới, hy vọng cây cầu sẽ được ghi nhận là biểu tượng cho sự phát triển của kinh tế Việt Nam, của tình hữu nghị hai nước Việt Nam, Nhật Bản và sẽ được lưu truyền tới các thế hệ của hơn 100 năm sau"
Thực hiện: PV Báo Giao thông
Ban QLDA 85, Nhà thầu SUMITOMO MITSUI,
Công ty IHI