Những công trình tầm cỡ thay đổi diện mạo Sài Gòn, Hà Nội năm 2014

Quỳnh Trân - Thành Nam |

Những cây cầu phát sáng, Đại lộ "nghìn tỷ" giúp rút ngắn khoảng cách đến sân bay Tân Sơn Nhất... ở Sài Gòn, tòa nhà Quốc hội, đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai hay nhà ga sân bay T2... ở Hà Nội là những công trình thu hút sự quan tâm của người dân trong năm 2014.

Tại Hà Nội:

Nhà Quốc hội

Được khởi công vào tháng 10/2009, tòa nhà Quốc hội mới cao 39m, có kiến trúc hình vuông, phòng họp hình tròn ở giữa, gồm 3 tầng hầm và 5 tầng nổi, tổng diện tích sàn khoảng 60.000m2.

3 tầng hầm để xe có sức chứa 500 ôtô với diện tích trên 17.000m2; đường hầm nối Nhà Quốc hội và Bộ Ngoại giao dài 60m, có 2 phần đường dành cho người đi bộ và ôtô.

Những công trình tầm cỡ thay đổi diện mạo Sài Gòn, Hà Nội năm 2014 1
Nhà Quốc hội mới được xây dựng trên nền Nhà Quốc hội cũ tại khu vực trung tâm chính trị, lịch sử, văn hóa của đất nước. 
Những công trình tầm cỡ thay đổi diện mạo Sài Gòn, Hà Nội năm 2014 2
Ảnh: Zing

Riêng phòng họp Quốc hội được bố trí 575 ghế, có bàn của đại biểu phòng họp Quốc hội và 339 ghế khách mời.

Trong đó, khu vực hệ thống bếp ăn nhà Quốc hội có thể đảm bảo năng lực phục vụ hơn 1.000 suất ăn.

Nơi đỗ xe ngầm sức chứa khoảng 550 xe. Đường hầm liên hệ giữa Nhà Quốc hội và trụ sở Bộ Ngoại có chiều dài khoảng 60m, bao gồm phần đường dành cho xe ô tô và phần đường dành cho người đi bộ.

Nhà Quốc hội mới cũng được bố trí với 128 bộ camera quan sát để đảm bảo an ninh, an toàn công trình với 3 tủ báo cháy trung tâm, 2.400 đầu báo cháy.

Đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai 

Đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai dài 265 km có điểm đầu là nút giao thông giữa quốc lộ 2 và đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài (Hà Nội) và điểm cuối là xã Quang Kim (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai).

Đường cao tốc này là một phần của đường Xuyên Á AH14, được khánh thành vào ngày 21/09/2014.

Những công trình tầm cỡ thay đổi diện mạo Sài Gòn, Hà Nội năm 2014 3
Đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai tính từ điểm đầu là nút giao với đường Thăng Long - Nội Bài thuộc địa phận Hà Nội - (Ảnh: Zing).

Dự án này khởi công từ quý 3 năm 2008 và hoàn thành vào ngày 21/9/2014.

Theo thiết kế, đoạn Hà Nội – Yên Bái có 4 làn xe cho phép đạt vận tốc thiết kế tối đa 100 km/h; đoạn Yên Bái – Lào Cai có 2 làn xe và đạt vận tốc tối đa 80 km/h.

Những công trình tầm cỡ thay đổi diện mạo Sài Gòn, Hà Nội năm 2014 4
Đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai giữ nhiều kỷ lục về độ dài, đi qua nhiều tỉnh, nhiều trạm thu phí...   

Đặc biệt, đây là tuyến cao tốc chạy liên tục 245km với 13 trạm thu phí, 5 trạm dừng nghỉ rộng 23ha qua 5 tỉnh.

Tuyến đường từ Hà Nội qua 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái lên đến Lào Cai chỉ mất khoảng 3,5 giờ so với 7 tiếng trước đây.

Nhà ga T2 Nội Bài 

Với diện tích gần 140.000m2, được thiết kế theo mô hình dạng cánh, được đầu tư hệ thống thiết bị, dây chuyền công nghệ hàng không tiên tiến, nhà ga T2 Nội Bài sẽ chính thức khai trương vào ngày 4/1/2015, phục vụ mỗi năm khoảng 10 triệu lượt khách tính đến năm 2020.

Những công trình tầm cỡ thay đổi diện mạo Sài Gòn, Hà Nội năm 2014 5
Phối cảnh nhà ga T2.
Những công trình tầm cỡ thay đổi diện mạo Sài Gòn, Hà Nội năm 2014 6
Nhà ga T2 Nội Bài đi vào hoạt động với những thiết bị đạt tiêu chuẩn quốc tế. 

Theo thiết kế, nhà ga T2 Nội bài có 4 tầng, với diện tích mặt bằng 139.000m2, được thiết kế theo mô hình dạng cánh, với ý tưởng hài hòa với thiên nhiên, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, tiết kiệm năng lượng.

Nhà ga sẽ được đầu tư hệ thống thiết bị, dây chuyền công nghệ hàng không tiên tiến, theo tiêu chuẩn quốc tế.

Những công trình tầm cỡ thay đổi diện mạo Sài Gòn, Hà Nội năm 2014 7
Sáng 25/12, nhà ga T2  đã chính thức đón những hành khách đầu tiên làm thủ tục xuất cảnh.

Dự án nhà ga T2 được khởi công ngày 4/12/2011 với mức đầu tư gần 1 tỷ USD từ nguồn vay ODA của Nhật Bản.

Sau gần 3 năm thi công, công trình được đưa vào hoạt động đúng tiến độ.

Cầu Nhật Tân 

Cầu Nhật Tân là một trong tổng số 7 cầu bắc qua sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội.

Đây là một trong số rất ít cầu dây văng liên tục nhiều nhịp trên thế giới.

Ngoài công nghệ thi công cầu dây văng nhiều nhịp, thì phần cầu chính còn áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến lần đầu được áp dụng ở Việt Nam như:

Công nghệ hộp neo bằng thép trên trụ tháp, hệ thống quan trắc theo dõi với nhiều thiết bị hiện đại như đo lực căng cáp văng, đo ứng suất cốt thép, dầm thép…

Những công trình tầm cỡ thay đổi diện mạo Sài Gòn, Hà Nội năm 2014 8
Cầu được chiếu sáng 5 màu sắc khác nhau với 5 nhịp cầu chính rực sáng cả một khúc sông - (Ảnh: Zing). 

Mặt cầu rộng 33,2m chia thành 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe buýt, 2 dải xe hỗn hợp, phân cách giữa, đường dành cho người đi bộ.

Cầu dài 3,9km và có đường dẫn 4,5km, trong đó phần chính của cầu qua sông dài 1,5km.

Dự án cầu Nhật Tân và đường dẫn hai đầu cầu có tổng mức đầu tư 89,943 tỷ yên Nhật (tương đương 13.626 tỷ đồng).

Những công trình tầm cỡ thay đổi diện mạo Sài Gòn, Hà Nội năm 2014 9
Cầu Nhật Tân có kết cấu nhịp của cầu chính theo dạng cầu dây văng nhiều nhịp với 5 trụ tháp hình thoi và 6 nhịp dây văng.

Đường Võ Nguyên Giáp 

Đường Võ Nguyên Giáp khởi công tháng 8/2012 và đang chuẩn bị cho lễ thông xe dự kiến xe vào ngày 4/1/2015 cùng với công trình cầu Nhật Tân.

Những công trình tầm cỡ thay đổi diện mạo Sài Gòn, Hà Nội năm 2014 10
Những công trình tầm cỡ thay đổi diện mạo Sài Gòn, Hà Nội năm 2014 11
Được coi là con đường đại lộ đẹp nhất Việt Nam, đường Võ Nguyễn Giáp sẽ góp phần cải thiện bộ mặt giao thông và đón khách quốc tế.

Tuyến đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp thuộc đoạn đường từ sân bay Nội Bài đến cầu Nhật Tân có chiều dài 12km, rộng 70 - 100m, điểm xuất phát từ địa bàn huyện Đông Anh và kéo dài đến huyện Sóc Sơn.

Dự án có tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng, từ nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước.

Tại TP.HCM:

Đường nội đô 12 làn xe hoành tráng, rút ngắn khoảng cách đến sân bay Tân Sơn Nhất

Ngày 28/9/2014, dự án đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - vành đai ngoài (các quận Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh và Thủ Đức, TP. HCM) thông xe đoạn từ nút giao thông Nguyễn Thái Sơn đến cầu Bình Triệu dài 6,6km, 12 làn xe.

Trong 13 nút giao thông được xây dựng trên toàn tuyến, nút giao thông Nguyễn Thái Sơn (Gò Vấp) có quy mô lớn nhất với vòng xoay có bán kính 42m, mặt đường rộng 18m cho bốn làn xe và vỉa hè rộng 5m.

Những công trình tầm cỡ thay đổi diện mạo Sài Gòn, Hà Nội năm 2014 12

Theo Sở Giao thông Vận tải TP. HCM, đoạn khu vực Gò Dưa (khoảng 500m) sẽ thông xe trước 30/4/2015. 5km đường còn lại, đoạn từ đường Linh Đông đến ngã tư Linh Xuân – quốc lộ 1A (quận Thủ Đức) sẽ cho hoàn thiện trước Tết âm lịch.

Đại lộ Phạm Văn Đồng tuy mới thông xe và đưa vào sử dụng 4,7km trong toàn bộ chiều dài 14km nhưng đã tạo ra một sự thay đổi rất lớn trong hoạt động giao thông của cả khu vực Gò Vấp, Bình Thạnh, Thủ Đức…

Giờ đây, đi từ nút giao Nguyễn Thái Sơn đến cầu Bình Triệu theo đại lộ Phạm Văn Đồng chỉ mất khoảng 5 phút thay vì phải đi lòng vòng qua nhiều tuyến đường nhỏ, tốn đến gần một tiếng đồng hồ như trước kia.

Tuyến đường này chạy từ sân bay Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình) tới Linh Xuân (quận Thủ Đức), đi qua 4 quận Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh, Thủ Đức.

Khởi công xây dựng từ năm 2009, đường Phạm Văn Đồng đóng vai trò quan trọng trong việc rút ngắn cự li và kết nối sân bay Tân Sơn Nhất, quốc lộ 1A, quận Thủ Đức với khu vực trung tâm thành phố, giảm áp lực cho Xa lộ Hà Nội và một số tuyến đường khác.

Những công trình tầm cỡ thay đổi diện mạo Sài Gòn, Hà Nội năm 2014 13

Điểm nhấn ấn tượng của đoạn đường vừa mới khánh thành này là cầu Bình Lợi dài 1,1km băng qua sông Sài Gòn với hai vòm Nielsen hiện đại, hội tụ những kĩ thuật tiên tiến nhất trong số các công trình cầu hiện nay.

Đây là sản phẩm được đặt làm ở Hàn Quốc và chở trực tiếp về Việt Nam lắp ráp trên cầu.

Đoạn đường từ TP. HCM đi Vũng Tàu đã được rút ngắn một nửa thời gian

Ngày 20/12/2014, Tổng Công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) thông xe 2 nhánh đường dẫn vào đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây, qua đó giúp rút ngắn một nửa thời gian đi từ TP. HCM ra Vũng Tàu hoặc đi ngã ba Dầu Giây so với trước đây.

Những công trình tầm cỡ thay đổi diện mạo Sài Gòn, Hà Nội năm 2014 14
Phối cảnh cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây cùng một số công trình khác như đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu...

Cụ thể, TP. HCM đi Vũng Tàu dài khoảng 120 km, khi thông xe đoạn cao tốc này chỉ còn 95 km và chỉ mất 1 giờ 20 phút thay vì 2 giờ 30 phút như trước.

Tương tự, từ TP. HCM đi ngã ba Dầu Giây dài 70km cũng chỉ mất 1 giờ 20 phút thay vì 2 giờ 30 phút như trước.

Sau gần 1 năm đưa vào khai thác (trong thời điểm khai thác đến 1/9/2014 mới chỉ khai thác với 3 loại xe và kể từ 2/9 cho phép khai thác 5 loại xe) đoạn tuyến đã đảm bảo phục vụ tốt cho hơn 4,5 triệu lượt phương tiện lưu thông an toàn và thông suốt.

Những công trình tầm cỡ thay đổi diện mạo Sài Gòn, Hà Nội năm 2014 15
Từ TP. HCM đi Vũng Tàu chỉ mất khoảng 1 giờ 20 phút.

Những cây cầu phát sáng trong đêm Sài Gòn

UBND TP. HCM đã sử dụng 36,7 triệu USD vốn dư từ dự án nâng cấp đô thị TP.HCM để xây mới 4 cây cầu là Bông, Kiệu, Lê Văn Sỹ và cầu Hậu Giang.

Đến nay, 3 cây cầu đã hoàn thành, riêng cầu Kiệu đang hoàn thành các hạng mục cuối để chuẩn bị chào đón Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015.

Những công trình tầm cỡ thay đổi diện mạo Sài Gòn, Hà Nội năm 2014 16
Không những được xây mới, các cây cầu ở Sài Gòn còn được gắn hệ thống chiếu sáng lung linh trong đêm.

Sau khi thông xe, các cây cầu này thu hút ánh nhìn bởi sắc màu lung linh, cùng với những tiện ích góp phần vào việc gìn giữ nét văn minh đường phố.

Cầu Bông nối quận 1 với quận Bình Thạnh cũng được trang trí hệ thống đèn đẹp mắt.

Đèn màu được trải đều và ôm trọn thân cầu với đủ màu sắc xanh, đỏ, vàng, hồng được thay đổi liên tục sau 30 giây hiển thị.

4 cột đèn chùm (mỗi cột 9 bóng) được đặt ngay ở nhịp chính, 14 trụ đèn đơn được bố trí đều khắp hai bên thành cầu và 24 trụ đèn đơn, đèn trụ dài được rải đều ở hai bên đầu cầu khiến cho chiếc cầu thành khu vực có ánh sáng lung linh và rực rỡ.

4 cột trụ vuông lớn mang dáng dấp hình trụ Roma được đặt ở 2 bên đầu cầu và một số hoa văn ở các chân cầu làm cho “ngoại hình” chiếc cầu này thêm tráng lệ.

Những công trình tầm cỡ thay đổi diện mạo Sài Gòn, Hà Nội năm 2014 17

 Màu sắc ở cầu Lê Văn Sỹ phong phú hơn cầu Bông, cách  bài trí khá lạ mắt bằng nhiều cột đèn trụ dài, pha hai màu xanh - trắng được thiết kế dọc theo hai bên thành cầu, làm cho không gian chung của chiếc cầu dài luôn sáng bừng lên.

Bưu điện Trung tâm khoác áo mới sau 40 năm

Bưu điện trung tâm Sài Gòn là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu tại TP. HCM, tọa lạc tại số 2, Công trường Công xã Paris, Quận 1.

Đây là tòa nhà được người Pháp xây dựng trong khoảng 1886–1891 với kiến trúc mang phong cách châu Âu kết hợp nét trang trí châu Á. 

Công trình sơn sửa Bưu điện trung tâm thành phố bắt đầu từ cuối tháng 8/2014, dự kiến trước Tết Âm lịch sẽ xong.

Hiện nay, công trình đã hoàn thiện được gần như toàn bộ phần mặt tiền, thu hút sự chú ý của người Sài Gòn và khách du lịch. 

Màu chủ đạo của Bưu điện TP.HCM là màu vàng, đây là màu gốc của tòa nhà, cũng là màu của ngành bưu chính Việt Nam. 

Những công trình tầm cỡ thay đổi diện mạo Sài Gòn, Hà Nội năm 2014 18
Kể từ sau năm 1975, đây là lần đầu tiên tòa nhà bưu điện trung tâm TP. HCM được sơn lại màu vàng mới. Kinh phí thay áo tòa nhà có tuổi 130 năm này lên đến hàng tỷ đồng.
Những công trình tầm cỡ thay đổi diện mạo Sài Gòn, Hà Nội năm 2014 19
Tòa nhà vẫn giữ nguyên kiến trúc kết hợp Á - Âu  sau 130 năm tồn tại. Nơi đây trở thành một điểm đến không thể bỏ qua của nhiều du khách quốc tế.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại