Những câu chuyện rơi nước mắt ở Tiên Cầu

Mạnh Mường |

Một người lính xuất thân cơ hàn, quen với gian lao, khi giải ngũ tiếp tục cống hiến cho đời, ông sẽ mãi mãi được nhắc đến là cha của những đứa trẻ không nhà, không cha mẹ.

Thắp sáng hy vọng cho những mảnh đời bất hạnh

Ông Nguyễn Trung Chắt (1952) sinh ra tại Kim Động, Hưng Yên. Ông vốn là bộ đội xuất ngũ rồi sau đó tiếp tục công tác trong ngành công an.

Năm 1992, ông tham gia các dự án dành cho trẻ mồ côi của UNESCO ở Việt Nam. Đây là khoảng thời gian ông được đi nhiều nơi, thăm nhiều trại trẻ mồ côi và cảm thông hơn với hoàn cảnh éo le, khổ cực với những mảnh đời bất hạnh.

Điều đó luôn thôi thúc ông phải làm điều gì đó để giúp đỡ những đứa trẻ mồ côi để xoá đi mặc cảm, ký ức ám ảnh tuổi thơ của các em, xây dựng một cuộc đời mới tốt đẹp hơn.

Năm 2002, ông Chắt có ý tưởng xây dựng một trung tâm cho trẻ mồ côi ngay trên chính quê hương mình.

Ban đầu, ông dự định sửa ngôi nhà cấp 4 cũ kỹ nằm trên khu đất của Trung tâm GDTX huyện Kim Bảng để làm nơi ăn ở của bọn trẻ. Tuy nhiên, trong quá trình sửa do ngôi nhà cũ quá nên đã bị sập.

Suốt hai năm liên tục, ông Chắt đi khắp nơi để vận động quyên góp cho dự án. Nhưng vì đây là trung tâm bảo trợ xã hội ngoài công lập thêm và đó, nhiều người còn nghi ngờ nên không được mấy người ủng hộ.

Ông Nguyễn Trung Chắt, GĐ Trung tâm Hy vọng Tiên Cầu, Hiệp Cường, Kim Động, Hưng Yên chia sẻ với chúng tôi về quá trình xây dựng Trung tâm

Ông Nguyễn Trung Chắt, GĐ Trung tâm Hy vọng Tiên Cầu, Hiệp Cường, Kim Động, Hưng Yên chia sẻ với chúng tôi về quá trình xây dựng Trung tâm

Cuối cùng, ông Chắt quyết định dồn hết vốn liếng của mình và vay mượn thêm được 394 triệu để xây dựng Trung tâm.

Qua bao nhiêu khó khăn, mãi tới năm 2004, Trung tâm Hy vọng Tiên Cầu chính thức thành lập và đi vào hoạt động, bắt đầu đón nhận những em bé bất hạnh đầu tiên vào Trung tâm.

Ban đầu, Trung tâm nhận nuôi 24 em và hầu như các em ở độ tuổi đang đi học. Sau đó, Trung tâm lại quyết định nhận thêm những bé sơ sinh có hoàn cảnh đặc biệt.

Hiện tại, Trung tâm đang nuôi dưỡng 29 em ở các độ tuổi, trong đó có 8 em đã trưởng thành và cũng có em mới hơn 2 tuổi.

Do nhu cầu phát triển của Trung tâm, ông Nguyễn Trung Chắt xây dựng thêm 2 nhà Hy vọng nữa dành cho các em nhỏ ở độ tuổi mẫu giáo. Nhà Hy vọng I ở Dưỡng Phú và Nhà Hy vọng II ở thôn Phú Cường, xã Phú Thịnh (Kim Động, Hưng Yên).

Ngoài ra, ông còn xây dựng Trung tâm Hy vọng ở Lộc Bình, Lạng Sơn và cũng đang cưu mang 48 em nhỏ tại đây.

Theo Nghị định 67 của Chính phủ, các cháu cũng được hỗ trợ 180 nghìn đồng/tháng. Tuy nhiên, tính toán ra, trung bình mỗi một tháng Trung tâm chi phí cho mỗi một em đã hết 1.500.000đ.

Do đó, ông Chắt luôn phải nghĩ đến các phương án xin hỗ trợ. Ngoài ra, Trung tâm cũng tận dụng diện tích đất trống để chăn nuôi gia súc, gia cầm, thả cả, trồng rau làm nguồn thực phẩm sạch cung cấp cho các em cũng vừa để giảm bớt các chi phí mua sắm.

Nơi sinh hoạt chung của các em mới được các anh chị lớn lắp, dựng

Nơi sinh hoạt chung của các em mới được các anh chị lớn lắp, dựng

Các em được nuôi dưỡng ở Trung tâm tối thiểu 10 năm, khi học hết lớp 12 nếu không đủ sức thi đại học thì cho đi học nghề, còn em nào 3 năm cấp 3 liên tiếp đạt kết quả học tâp tốt thì cho thi đại học.

Hiện tại Trung tâm đã cử cán bộ đi học về công tác xã hội để có thêm các kỹ năng và chăm lo phát triển cho các em nhỏ.

Báo Trí Thức Trẻ trao sách Thư viện vùng quê tận tay các em nhỏ

Nhìn thấy những đứa trẻ khôi ngô, ngoan ngoãn, dễ thương không ai nghĩ cuộc đời các em đã chịu nhiều thiệt thòi đến vậy. Mỗi đứa trẻ khi đến Trung tâm Hy vọng Tiên Cầu là một câu chuyện bất hạnh nối dài.

Trong những câu chuyện giữa chừng, kể cho khách nghe, ông Chắt chia sẻ về hoàn cảnh của những đứa trẻ đặc biệt nhất ở Trung tâm.

Như trường hợp của ba chị em cái Huệ, thằng cu May và cu Tình, cha mất sớm, mẹ bị bệnh tâm thần đi lang thang khắp nơi.

Ban đầu, ông nhận hai chị em Huệ và cu Tình về nuôi, về sau, thấy thương cảnh ba chị em mất cha lại xa rời vòng tay mẹ quá sớm, giờ lại li tán nên ông lại cất công lên Lạng Sơn tìm thằng cu May về đoàn tụ tại Trung tâm.

Trong lúc chị Huệ đang nội trợ cùng các chị lớn trong khu bếp sau Trung tâm thì hai anh em May (áo xanh) và Tình say sưa bên những cuốn sách mới vừa được tặng.

Trong lúc chị Huệ đang nội trợ cùng các chị lớn trong khu bếp sau Trung tâm thì hai anh em May (áo xanh) và Tình say sưa bên những cuốn sách mới vừa được tặng.

Hay như hoàn cảnh của thằng cu Cường, đã 15 tuổi nhưng còi cọc chỉ nặng hơn 20kg, người nhỏ thỏ, thấp, gầy nhìn có vẻ nhút nhát nhưng là đứa trẻ tự lập và ra dáng đàn anh, từng trải nhất trong số những đứa trẻ cùng tuổi ở Trung tâm.

Khoảnh khắc cu Cường trầm ngâm đang xem các em đọc sách

Khoảnh khắc cu Cường trầm ngâm xem các em đọc sách

Nghe ông Chắt kể, thằng cu Cường chùa nào nó cũng biết, cái gì cũng sành sỏi lắm vì nó bị bỏ rơi từ nhỏ, được người ta chuyển đi khắp các chùa nhưng không ở được chùa nào lâu cả. Về đây cũng nghịch lắm, nhưng sau một thời gian đã chịu hòa nhập.

Sau một hồi như không chú tâm đến hoạt động xung quanh, cu Cường đã dậy và tự đi chọn cho mình những cuốn sách yêu thích

Sau một hồi như không chú tâm đến hoạt động xung quanh, cu Cường đã dậy và tự đi chọn cho mình những cuốn sách yêu thích

Một ngày của bọn trẻ bắt đầu từ 5h sáng, đứa lớn dậy lo nấu đồ ăn sáng, đứa nhỏ hơn thì dậy sớm vệ sinh cá nhân, quét dọn sân vườn. Sau đó tất cả ăn sáng tập trung rồi cùng nhau đi học.

Nghỉ hè, các anh chị lớn phân chia công việc như dọn vườn tược, trồng rau,… có em thì dành thời gian đi học nghề.

Dưới sự hướng dẫn của bác thợ xây trong làng, các anh lớn ở Trung tâm tự tay xây dựng tường rào và các công trình phụ tại Trung tâm

Dưới sự hướng dẫn của bác thợ xây trong làng, các anh lớn ở Trung tâm tự tay xây dựng tường rào và các công trình phụ tại Trung tâm

Các em đã quen với sự tự lập, đã làm được những công việc mà có thể những bạn bè cùng trang lứa ở môi trường khác chưa làm được

Các em đã quen với sự tự lập, đã làm được những công việc mà có thể những bạn bè cùng trang lứa ở môi trường khác chưa làm được

Ông Chắt tự hào vừa kể vừa chỉ có chúng tôi những công trình do chính bàn tay khéo léo của các em làm nên như tự xây tường rào, tự sơn sửa các phòng ở, tự đóng trần nhà, tự lắp mái tôn che làm nơi ăn uống, sinh hoạt tập thể,...

Doanh nhân Nguyễn Khắc Phượng, người đã nhiều năm ủng hộ Trung tâm Hy vọng và cũng là người đã đồng hành cùng Báo trong chương trình từ thiện chia sẻ:

“Tôi đã biết anh Chắt được hơn 20 năm và cũng thường xuyên ủng hộ Trung tâm, có lẽ cái được lớn nhất của các cháu ở môi trường này chính là sự tự lập. Chính sự tự lập sẽ là hành trang cho các cháu có thể làm chủ cuộc đời mình dù sau này có đi đến nơi đâu”.

Đồng cảm với những khó khăn thiếu thốn của Trung tâm, Báo điện tử Trí Thức Trẻ muốn góp phần nhỏ bé bằng việc xây dựng Thư viện vùng quê tại đây. Mặc dù số lượng sách khá khiêm tốn chỉ gần 500 đầu sách nhưng đã đáp ứng tương đối nhu cầu đọc của các em.

Báo điện tử Trí Thức Trẻ trao tặng sách Thư viện vùng quê cho các em nhỏ tại Trung tâm Hy vọng Tiên Cầu.

Báo điện tử Trí Thức Trẻ trao tặng sách Thư viện vùng quê cho các em nhỏ tại Trung tâm Hy vọng Tiên Cầu.

Nhìn thấy các em nhỏ say sưa, chăm chú vào những cuốn sách mới, chúng tôi thấy rằng, những cuốn sách từ chương trình Thư viện vùng quê đã đến đúng nơi cần và đang phát huy hiệu quả.

Các em rất say sưa với những cuốn sách kỹ năng, sách khoa học, văn hóa, văn học nghệ thuật,...

Các em rất say sưa với những cuốn sách kỹ năng, sách khoa học, văn hóa, văn học nghệ thuật,...

Các chàng trai chọn cho mình những cuốn sách truyện về khoa học, khám phá

Các em nhỏ chọn cho mình những cuốn sách truyện về khoa học, khám phá

Hầu như các em không thể rời mắt khỏi những cuốn sách mới lần đầu tiên được tiếp cận.

Hầu như các em không thể rời mắt khỏi những cuốn sách mới lần đầu tiên được tiếp cận.

“Các con ngoan lắm, giờ có sách như thế này, mỗi buổi sáng thay vì cùng nhau chơi trò chơi các con sẽ được ngồi học tập trung ở sân, các con thiếu thốn lắm, đây thực sự là những quyển sách quý và thật cần thiết với các con”, ông Chắt vui vẻ nói.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại